Đặc điểm Về điều Kiện Tự Nhiên Thành Phố Hà Nội. - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Công nghệ - Môi trường >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.38 KB, 89 trang )
Luận văn tốt nghiệpNgô Thị Thu Trangdiện tích và đứng thứ tư về dân số trong tổng số 62 tỉnh, thành phố của cả nước.Hà Nội có vị trí địa lý, chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với cácđịa phương khác trong cả nước. Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc bộcũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, sắt, thuỷ và hàng không.Từ nay đến năm 2010, tất cả các tuyến giao thông quan trọng nối liền Hà Nộivới các nơi đều sẽ được cải tạo và nâng cấp. Hiện đã có đưòng cao tốc nối HàNội với khu vực cảng của Quảng Ninh. Đó là những yếu tố gắn bó chặt chẽ HàNội với các trung tâm trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếpnhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới; thamgia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hoà nhập vàoquá trình phát triển năng động của vùng chảo Đông Á-Thái Bình Dương.1.2. Địa hình.Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên là927,39 km2, trong đó diện tích nội thành là 67,25 km2.Cấu trúc địa chất không phức tạp đã tạo cho địa hình Hà Nội đơn giản hơnso với nhiều khu vực khác ở miền Bắc nước ta. Phần lớn diện tích của Hà Nội vàvùng phụ cận là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theohướng chung của địa hình và cũng là theo hướng của dòng chảy sông Hồng.Vùng đồng bằng, địa hình đặc trưng của Hà Nội, đã được khai thác sử dụngtừ lâu đời, địa hình rất bằng phẳng, được bồi tích phù sa dày. Nơi đây dân cư sốngđông đúc, với nền văn minh lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi gia sóc...Phía Bắc là vùng đồi núi thấp và trung bình, dãy Sóc Sơn với đỉnh caonhất là Chân Chim có độ cao 462 m. Phía Tây Hà Nội và vùng phụ cận là dãynúi Ba Vì với đỉnh cao nhất là đỉnh Vua có độ cao 1270 m; ngoài ra còn có cácđỉnh Tản Viên (1227 m) và Ngọc Hoa (1131 m). Vùng đồi núi của Hà Nội vàphụ cận có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch và phát triển chăn nuôi...Nhìn chung, địa hình của Hà Nội so với các khu vực khác ở miền Bắc vàmiền Trung là tương đối đơn giản, nhưng cũng khá đa dạng, làm nền tảng choKhoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thịLuận văn tốt nghiệpNgô Thị Thu Trangcảnh quan tự nhiên, tạo những nét độc đáo cho phong cảnh cũng như cho việcphát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là cho du lịch.1.3. Khí hậu.Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới Èm, độ Èm trung bình trongnăm là 81-82%, tháng cao nhất vào khoảng 85-86%. Nhiệt độ trung bình cóchiều hướng tăng, năm 1985 là 23,5°C, từ năm 1990-1995 nhiệt độ trung bình là24°C (có năm tới 24,1°C-1991, 1997 là 24,3°C và 1998 là 25,1°C). Hàng nămbình quân có từ 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi qua.Tổng lượng mưa trong năm, theo thống kê những năm gần đây có nhữngbiến động lớn, cụ thể là:Năm1995199619971998Lượng mưa (đơn vị: mm)1.2451.595,61.871,61.338,1Nguồn: Báo cáo đề tài KHCN 07.11Số ngày mưa từ 140-160 ngày/năm, lượng mưa lớn nhất trong 24h là 200400 mm, lượng mưa lớn nhất trong 1h là 93,9 mm, lượng nước bốc hơi trungbình trong năm từ 800-1000 mm. Rõ ràng là xu thế biến đổi thời tiết từ năm1995 đến nay là lượng mưa tăng, giảm khá nhiều và nhiệt độ trung bình hàngnăm có xu thế gia tăng. Đặc biệt năm 1998, nhiệt độ trung bình các tháng vàomùa hè tăng nhiều do ảnh hưởng của hiện tượng ELNINO (tháng 7: 30,7°C).Hà Nội nằm trong vùng khí hậu gió mùa: hàng năm có gió Đông Nam vàomùa hè và gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.Thành phố Hà Nội chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đồng bằng, một nămcó 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng Èm và mưa nhiều, mùa đông rét hanh kéo dài. Cácyếu tố đặc trưng như sau:- Nhiệt độ không khí:+ Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23,5°CKhoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thịLuận văn tốt nghiệpNgô Thị Thu Trang+ Nhiệt độ cao nhất trung bình: 27,0°C+ Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình: 20,9°C+ Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối: 42,0°C+ Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối: 3,8°- Độ Èm không khí:+ Độ Èm tương đối trung bình: 84%+ Độ Èm tương đối trung bình tháng thấp nhất: 81% (tháng 11 vàtháng12).+ Độ Èm tương đối trung bình tháng cao nhất: 87% (tháng 3).+ Độ Èm tuyệt đối: 100%- Giã:+ Hướng gió chủ đạo mùa hè: Đông Nam+ Hướng gió chủ đạo mùa đông: Đông Bắc+ Tốc độ trung bình mùa hè: 2,2 m/s+ Tốc độ trung bình mùa đông: 2,8 m/s+ Số cơn bão đổ bộ vào khu vực trung bình: 2-3 cơn/năm.+ Cấp bão thường gặp: cấp 7-8.- Mưa:+ Lượng mưa trung bình năm: 1,676 mm.+ Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất: 168 mm, lượng mưa ngày lớn nhấtđã đo được là 588,6 mm (ngày 11/7/1902) và 394,4 mm (ngày10/9/1984).+ Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10: 1.430 mm (90,5% cả năm).+ Số ngày có mưa trung bình: 144,5 ngày/năm.+ Số ngày có mưa phùn: 38,7 ngày/ năm.Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thịLuận văn tốt nghiệpNgô Thị Thu Trang- Nắng:+ Số giờ chiếu nắng trung bình năm: 1.464,6 giờ/năm.1.4. Thuỷ văn.Khu vực thành phố có 2 con sông chính chảy qua là sông Hồng và sôngNhuệ; ngoài ra còn có 4 con sông nhỏ nằm trong thành phố là sông Lừ, sôngSét, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch.Sông Hồng: bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) chảy vàođịa phận Việt Nam ở tỉnh Lào Cai, đổ ra biển ở cửa Ba Lạt. Chiều dài dòngsông: 1.126 km. Phần nằm trong địa phận Việt Nam là 556 km, tổng diện tíchlưu vực: 155.080 km2.- Lưu lượng nước dao động rất lớn: 350 m 3/s về mùa khô, 22.200 m3/s vềmùa lũ.- Mực nước về mùa lũ thường là 10-12 m.- Mực nước cao nhất: 14,13 m (22/8/1971).Sông Nhuệ: bắt nguồn từ sông Hồng tại đập Liên Mạc thuộc xã ThụyPhương, huyện Từ Liêm chảy qua khu vực phía Tây thành phố đổ vào sông Đáytại Phủ Lý, Hà Nam, chiều dài dòng sông: 74 km.- Lưu lượng nước đầu nguồn dao động lớn: 43 m 3/s về mùa cạn, 150 m3/svề mùa lũ.- Mực nước cao nhất: 5,6 m năm 1985.Các sông nhỏ: Hà Nội có 4 con sông nhỏ nằm trong thành phố là sôngLừ, sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch. Các con sông này chủ yếu hìnhthành do các vệt trũng tự nhiên trước đây, ngày nay nó là các trục tiêu nước tựnhiên của thành phố.Các ao hồ: Hà Nội có rất nhiều ao hồ với tổng diện tích các hồ lớn là:1.446 ha. Hiện nay các ao hồ lớn có diện tích trên 1 ha đang được sử dụng làmhồ điều hoà. Các ao hồ nhỏ đang bị san lấp tự phát để xây dựng.Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thịLuận văn tốt nghiệpNgô Thị Thu Trang1.5. Nhận xét chung:Thuận lợi: Khu vực nghiên cứu quy hoạch thủ đô Hà Nội có địa hìnhbằng phẳng, khí hậu ôn hoà, nền đất ổn định thuận lợi cho công tác xây dựng vàphát triển một đô thị hiện đại.Khó khăn: Nước lũ của các sông trong hệ thống sông Hồng đều lớn, lênxuống nhanh, xả ra bất thường làm cho việc chống lũ mất nhiều công của. Tốcđộ nước lũ rất lớn gây xói lở bờ sông và luồng lạch trở ngại cho việc hộ đê vậntải thuỷ, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan của Thủ đô.Trong mùa mưa lũ, mực nước các sông dâng cao gây khó khăn và tốnkém tiền của cho công tác thoát nước của thành phố. Mặt khác địa hình trongnội thành hiện tại thấp, độ dốc địa hình tự nhiên nhỏ (0.0003) nên nhiều khu vựcbị úng ngập, làm ảnh hưởng lớn môi trường đô thị và sức khoẻ của nhân dân.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 10 nămphát triển (1991-2000).2.1. Những thành tựu về kinh tế xã hội của thủ đô trong 10 năm (1991-2000).2.1.1. Tăng trưởng GDP:Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội thời kỳ 1991-1995 đạt12,52%, thời kỳ 1996-2000 là 10,38%. Hà Nội là một trong số các địa phươngcó tốc độ tăng truởng cao (tốc độ tăng GDP trung bình của Thủ đô giai đoạn1990-1999 cao hơn cả nước từ 2-3%); GDP của Thành phố ước năm 2000 gấp2,9 lần so với năm 1990 và 1,6 lần so với năm 1995. Năm 2000, GDP của HàNội chiếm 7,22% so với cả nước, khoảng 41% so với vùng Đồng bằng sôngHồng và 65,47% so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.GDP bình quân đầu người tăng từ 470 USD (năm 1991) lên 915 USD(năm 1999), gần 990 USD vào năm 2000, bằng khoảng 2,29 lần vùng Đồngbằng sông Hồng và 2,07 lần cả nước.Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thịLuận văn tốt nghiệpNgô Thị Thu Trang2.1.2. Cơ cấu kinh tế và sự phát triển các ngành kinh tế:Kinh tế Thủ đô phát triển với cơ cấu công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.Ngành công nghiệp mở rộng tăng từ 29,1% năm 1990 lên 34,88% năm 1996 và38% năm 2000; ngành nông-lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống 5,12%năm 1996 và còn 3,8% năm 2000.Thành phố đã đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0% năm 1990 lên 12,64%trong cơ cấu GDP thành phố năm 2000. Kinh tế nhà nước Trung ương chiếm tỷtrọng 59% trong khu vực kinh tế trong nước (năm 2000), có tốc độ tăng trưởngbình quân 9,57%/năm (giai đoạn 1996-2000), kinh tế nhà nước địa phươngchiếm tỷ trọng 8,6%, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5%/năm, khu vực ngoàinhà nước chiếm tỷ trọng 19,76%, tăng trưởng bình quân 7,19%/năm.Công nghiệp:Tăng trưởng GDP công nghiệp từ 5%/năm thời kỳ 1986-1990 lên13,7%/năm thời kỳ 1991-1995 và 15,16%/năm giai đoạn 1996-2000. Năm 2000,tỷ trọng theo giá trị sản xuất của 5 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm củaThành phố: cơ-kim khí, điện-điện tử, dệt-may-giày, chế biến thực phẩm, vật liệuxây dựng (kể cả vật liệu trong ngành thông tin liên lạc) đạt 75,7% giá trị sảnxuất công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú. Một số sảnphẩm của Hà Nội có sức cạnh tranh và chiếm tỷ trọng cao so cả nước như: độngcơ điện chiếm 83%, xe đạp chiếm 35%, máy chế biến gỗ chiếm 46,6%, đồ nhômchiếm 74%, lắp ráp tivi chiếm 47,6%, quạt máy các loại chiếm 73,9%.Thành phố đã có 9 khu công nghiệp cũ, xây dựng mới 5 khu công nghiệptập trung và 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ.Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng,Kim Lan (Gia Lâm); dệt Triều Khúc (Thanh Trì); may (Cổ Nhuế); gỗ mỹ nghệVân Hà (Đông Anh); rèn (Xuân Phương- Từ Liêm)..., và nhiều làng nghề khácđang được phục hồi và phát triển.Khoa Kinh tế - quản lý môi trường và đô thị
Xem ThêmTài liệu liên quan
- luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội.
- 89
- 2,257
- 1
- Thủ thuật phá password XP
- 2
- 406
- 1
- THỦ THUẬT tạo ổ CD DVD ảo để SAO CHÉP ĐĨATHỦ THUẬT tạo ổ CD DVD ảo để SAO CHÉP
- 4
- 434
- 0
- Thủ thuật tìm crack và serial
- 6
- 353
- 0
- thủ thuật tìm crack và serial
- 6
- 0
- 0
- Tìm hiểu về cáp DVI và HDMI
- 4
- 518
- 2
- Tìm hiểu về mainboad
- 67
- 336
- 0
- Tìm hiểu về web tĩnh và web động
- 2
- 528
- 1
- TỔNG hợp các bài tập c c++ cơ bản
- 107
- 1
- 1
- Tổng hợp các phương pháp giải toán trên máy tính casio
- 13
- 294
- 4
- Tổng hợp code các bài tập thực hành matlab
- 36
- 4
- 12
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(802 KB) - luận văn tài nguyên môi trường Tác động của phát triển kinh tế- xã hội tới hệ thống thoát nước ở Hà Nội.-89 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc điểm địa Lý ở Hà Nội
-
Thành Phố Hà Nội - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Giới Thiệu Tổng Quan Và Khái Quát Về địa Lí Thành Phố Hà Nội
-
Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Vị Trí địa Lý Hà Nội, (Cập Nhập 2021)
-
Đặc điểm Khí Hậu Của Hà Nội, Vị Trí địa Lý Và điều Kiện Tự Nhiên Của ...
-
Hà Nội Vài Nét Tổng Quan | Xã Hội - Báo ảnh Dân Tộc Và Miền Núi
-
Vị Trí địa Lý Hà Nội Có Gì đặc Biệt? - Cho Thuê Xe Máy Văn Chính
-
Giới Thiệu Về địa Lý Thủ Đô Hà Nội - Cộng Đồng Đánh Giá
-
Ảnh Hưởng Của điều Kiện Tự Nhiên đến Hà Nội
-
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG - TP HÀ NỘI - Tài Liệu Text - 123doc
-
7 Những đặc điểm Thú Vị Về Vị Trí địa Lý Hà Nội Mới Nhất
-
Vị Trí địa Lý Của Hà Nội Nằm ở đâu? - Luật Hoàng Phi
-
Khác Nhau Giữa Sài Gòn Và Hà Nội Về địa Lý