Đặc điểm, ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Trầu Bà Vàng - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Trầu bà vàng được nhiều người ưa thích nhờ khả năng thanh lọc không khí cũng như mang đến tài lộc phong thủy. Cây trầu bà vàng là loại cây cảnh dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc lại phù hợp để trang trí không gian sống. Hãy cùng SFARM tìm hiểu về tác dụng của cây trầu bà vàng cũng như cách trồng và chăm sóc loại cây này nhé!
- 1/ Đặc điểm của trầu bà vàng
- 2/ Đặc điểm hình thái
- 3/ Điều kiện sinh trưởng
- 4/ Ý nghĩa của trầu bà vàng
- 4.1 Trong đời sống, công việc
- 4.2 Sức khỏe
- 4.3 Ý nghĩa phong thủy
- 5/ Trầu bà vàng hợp tuổi nào? Mệnh gì?
- 6/ Cách trồng trầu bà vàng bằng đất
- 6.1 Chuẩn bị
- 6.2 Tiến hành trồng
- 7/ Cách trồng trầu bà vàng thủy sinh
- 7.1 Chuẩn bị
- 7.2 Tiến hành trồng
- 8/ Cách nhân giống trầu bà vàng
- 9/ Cách chăm sóc trầu bà vàng
- 9.1 Ánh sáng và nhiệt độ
- 9.2 Nước
- 9.3 Dinh dưỡng
- 9.3.1 Đối với trồng đất
- 9.3.2 Đối với trồng thủy sinh
- 9.4 Phòng trừ sâu bệnh
- 10/ Những lưu ý khi chăm sóc trầu bà vàng
1/ Đặc điểm của trầu bà vàng
Trầu bà vàng là cây dạng leo, phân chia thành nhiều nhánh, chiều cao có thể lên tới 2m. Lá có màu xanh vàng sáng đẹp, có hương thơm đặc trưng, gốc hình trái tim và thuôn dài dần lên trên đỉnh.
2/ Đặc điểm hình thái
Trầu bà vàng là cây thân thảo có hình dáng giống cây trầu, lá mọc đơn màu xanh vàng, bản lá to dày và bóng. Lá xẻ thùy sâu giống như chiếc chân vịt, bẹ lá lớn ôm sát lấy thân. Cây ra rễ khí sinh ở mỗi đốt thân giúp cây bám vào tường cột, hút chất dinh dưỡng khi thiếu nước để sinh trưởng và phát triển. Hoa mọc thành cụm ngắn, có hình mo nhỏ và mập mạp.
3/ Điều kiện sinh trưởng
Cây có khả năng sinh trưởng và phân nhánh tốt nếu được đặt ở những vị trí có không gian rộng, thoáng đãng. Trồng trầu bà vàng trong chậu cảnh hoặc trong môi trường nước đều dễ dàng chăm sóc và cây sinh trưởng mạnh, phát triển tốt. Cây có thể sinh trưởng và thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm của nước ta.
4/ Ý nghĩa của trầu bà vàng
4.1 Trong đời sống, công việc
Giúp thanh lọc không khí, còn có khả năng hấp thụ bức xạ từ máy tính, điện thoại… và loại bỏ những chất gây ung thư như Formaldehydes.
Cây cảnh trang trí nội thất, văn phòng làm việc giúp chủ nhân giảm bớt mệt mỏi.
4.2 Sức khỏe
Giúp cải thiện sức khỏe và làm tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng hơn.
Là loại thuốc quý trong y học giúp bổ thận, tráng dương.
4.3 Ý nghĩa phong thủy
Giúp thu hút tài lộc, may mắn và vượng khí cho gia chủ.
Sức sống mãnh liệt tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, năng lượng tích cực giúp thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Mang đến bình an, hạnh phúc cho gia chủ.
5/ Trầu bà vàng hợp tuổi nào? Mệnh gì?
Các chuyên gia phong thủy cho rằng cây sẽ phụ giúp đắc lực nhất với người tuổi Ngọ, giúp đạt được thành công về tiền bạc và sự nghiệp. Người tuổi Ngọ nên đặt cây trầu bà trong nhà để thu hút vượng khí, hạn chế thói quen phung phí, biết “giữ” tiền một cách tốt hơn.
Là cây cảnh hợp với mọi mệnh và không kiêng kỵ với mệnh nào. Trong tất cả các mệnh thì cây trầu bà phong thủy hợp nhất là mệnh Mộc. Đây là những người có tính phóng khoáng, tốt bụng, thường hay giúp đỡ người khác.
Cây trầu bà vàng
6/ Cách trồng trầu bà vàng bằng đất
6.1 Chuẩn bị
Sử dụng bất kỳ loại chậu nào để trồng trầu bà vàng, dùng chậu cao khi cây dài ra sẽ buông rủ xuống trông rất đẹp song yêu cầu chậu cần có lỗ thoát nước.
Trầu bà vàng ưa màu mỡ, ẩm và thoát nước tốt nên loại đất thích hợp để cây phát triển tốt đó là trộn xơ dừa, tro trấu, phân chuồng hoai mục, than củi. Tuy nhiên, với đất vườn hay đất thịt cây vẫn có thể sống được.
Hiện nay, nhiều nhà vườn ưa chuộng sử dụng đất trồng hoa kiểng của SFARM để trồng trầu bà vàng. Bởi được phối trộn tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng và hoàn toàn sạch mầm bệnh cho cây.
6.2 Tiến hành trồng
Trầu bà vàng sau khi mua về có thể xả đất cũ để trồng bằng đất mới hoặc để nguyên bầu đất để trồng. Có thể lót xỉ than hoặc viên đất nung phía dưới đáy để tăng độ thoát nước cho chậu. Cho cây vào giữa chậu rồi cho đất vào cách miệng chậu 2 – 3 cm, nén nhẹ nhàng để cố định cây. Cần thiết kế giàn hoặc cắm cọc để cây có chỗ leo, có thể cho cây bám vào một cây khác.
7/ Cách trồng trầu bà vàng thủy sinh
7.1 Chuẩn bị
Sử dụng chậu bằng thủy tinh để dễ dàng quan sát bộ rễ và vẻ đẹp của cây trong nước. Nên lựa chọn chậu trồng có thân bầu, miệng nhỏ để giúp cây đứng vững tốt hơn. Nếu chậu có miệng quá lớn có thể dùng mút xốp hoặc rọ để cố định cây.
7.2 Tiến hành trồng
Cây mới mua về tiến hành tách bầu rễ cây khỏi chậu sau đó xả toàn bộ đất xung quanh bộ rễ. Dùng vòi nước để xả sạch đất còn bám lại trên rễ rồi tỉa bớt phần rễ hư và cành lá. Đặt cây vào sau đó đổ nước vào 2/3 chậu sao cho ngập rễ của cây là được.
8/ Cách nhân giống trầu bà vàng
Có thể nhân giống cây trầu bà bằng cách giâm cành vì thao tác này khá đơn giản, nhanh chóng, bạn nên lựa chọn các cành mập mạp và khỏe mạnh để giâm .
Cắt một đoạn cành khoảng 5 – 10cm có chứa phần đốt rễ, để khô phần gốc cắt rồi giâm vào đất ẩm. Lưu ý là để nơi bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Thời gian tốt nhất để giâm cành trầu bà vàng là mùa xuân và mùa hè. Sau khi giâm, 2 – 3 ngày bạn tưới nước 1 lần, tưới dạng phun sương nhẹ chứ không tưới nhiều vào cành giâm.
9/ Cách chăm sóc trầu bà vàng
9.1 Ánh sáng và nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để cây trầu bà vàng sinh trưởng là từ 15 – 26 độ C. Trầu bà thuộc loại cây ưa sáng bán phần, có thể trồng trong mát, bóng râm hoặc dưới tán cây khác. Không để cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp vì như vậy cây sẽ dễ bị cháy lá, héo úa. Nếu trồng thủy sinh, nơi bàn làm việc thì mang cây ra phơi nắng mỗi tuần một lần vào sáng sớm từ 15 – 30 phút.
9.2 Nước
Nếu trồng trong nhà, một tuần bạn chỉ nên tưới nước 2 – 3 lần là đủ. Nếu trồng trong nước cứ khoảng 2 – 4 tuần tiến hành thay nước một lần. Khi thấy cạn nước, đổ thêm nước mới vào, chú ý xem nước có đục hay không, nếu có thì thay nước mới cho cây.
9.3 Dinh dưỡng
9.3.1 Đối với trồng đất
Trầu bà vàng cần được đảm bảo bón lót đầy đủ, nón định kỳ bằng phân đạm vô cơ để cây mọc khỏe và màu đẹp hơn.
9.3.2 Đối với trồng thủy sinh
Sử dụng phân lỏng để bón cho cây, Trimix – DT 100 ml là một dung dịch thủy sinh thường được sử dụng rất phổ biến. Mỗi lần bón chỉ cần cho 1 nắp dung dịch vào trong chậu.
9.4 Phòng trừ sâu bệnh
Dưới đây là một số sâu bệnh trên cây trầu bà vàng có thể gặp phải và cách khắc phục:
Trầu bà bị vàng lá
Triệu chứng: Trên lá có những vệt màu vàng đậm, các đốm nâu, đen xuất hiện ở lá già, lá non hoặc những lá ở giữa thân do úng nước. Các lá dưới gốc với các mép lá kèm theo lá lụa bọc ngoài lá, ngọn non đều chuyển sang màu vàng nhạt, nâu và dễ rụng khi lá non chưa bung ra do khô nước.
Biện pháp: Cần theo dõi độ ẩm thường xuyên, cây cần được bổ sung nước vừa đủ, chỉ tưới khi bề mặt đất đã khô, ngoài ra giá thể phải thoát nước tốt và chậu trồng phải có lỗ thoát nước.
Trầu bà bị cháy lá
Triệu chứng: Các mép của lá, đặc biệt là lá non bị cháy, trên lá có các vết cháy xém màu nâu nhạt. Cây bị cháy nắng làm giảm diện tích lá quang hợp, thân cây và lá nhỏ, cây phát triển kém.
Biện pháp: Cần chọn vị trí trồng phù hợp, nên trồng cây trong mát, nơi có bóng rân hoặc trong nhà, nếu trồng ngoài trời cần có lưới che để giảm bớt ánh nắng trực tiếp chiếu lên cây.
Trầu bà bị thối rễ
Triệu chứng: Đất trồng không thông thoáng, không thoát nước tốt hoặc không thay nước thường xuyên, nguồn nước không đảm bảo sẽ làm rễ cây bị thối. Rễ bị hư, thối đen, không còn khả năng hút chất dinh dưỡng.
Biện pháp: Chọn giá thể trồng tơi xốp, thoát nước tốt, thay đất khi cây quá lớn, cành lá um tùm và rễ cây mọc nhiều, tưới nước vừa đủ để tránh cây bị dư nước, thay nước thường xuyên cho cây trồng thủy sinh, sử dụng nước sạch, nếu dùng nước máy phải để qua đêm để bay hơi hết Flo.
Trầu bà bị rệp sáp gây hại
Triệu chứng: Rệp sáp bám ở rễ, thân và trong các kẽ lá, chích hút nhựa của cây khiến cây bị còi cọc, phát triển kém, lá bị xoăn và dễ bị nấm bệnh xâm nhập.
Biện pháp: Sử dụng tăm bông có thấm cồn hoặc nước vôi, lau nhẹ vào những chỗ có rệp để loại bỏ chúng, định kỳ 2 lần/tuần. Nếu rệp bám vào rễ, cần kiểm tra rễ cây và dùng thuốc tím pha với nước tưới vào gốc 2 lần/tuần hoặc thay đất trồng mới. Thường xuyên tỉa bớt cành lá để cây thông thoáng, hạn chế rệp phát sinh.
10/ Những lưu ý khi chăm sóc trầu bà vàng
Rửa sạch rong rêu bám ở rễ cây giúp rễ cây dễ dàng hấp thu được chất dinh dưỡng.
Thường xuyên thay nước, rửa sạch chậu trồng, bình thủy tinh để đảm bảo nguồn nước sạch cho cây.
Tiến hành thay chậu, thay đất cho cây khi cây lớn, phát triển khỏe mạnh và cành lá um tùm để đảm bảo đất trồng mới đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
Tiến hành tỉa các rễ hỏng, tỉa lá cây bị vàng, bị dập và rửa nhẹ nhàng lá cây.
Trên dây là những thông tin cơ bản về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây trầu bà vàng. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà chân vịt
- Cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân xanh tươi rực rỡ
- Bật mí cách trồng lan càng cua xanh tốt rực rỡ
- Top 9 cây cảnh phong thủy hút tài lộc ngày Tết
Từ khóa » Cây Trầu Bà Vàng Tác Dụng
-
Cây Trầu Bà Vàng đặc điểm Và ý Nghĩa Phong Thủy
-
Cây Trầu Bà Vàng – Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng & Chăm Sóc
-
Cây Trầu Bà Có Tác Dụng Gì Tốt Trong đời Sống? - .vn
-
Cây Trầu Bà Hợp Tuổi Nào? Ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng, Cách Trồng ...
-
Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Cây Trầu Bà Trong Trang Trí Nội Thất Nhà ở
-
Cây Trầu Bà Vàng Có ý Nghĩa Phong Thủy Gì?
-
Trầu Bà Vàng Lá Dài - Hợp Mệnh Gì - Cây Cảnh Việt
-
Cây Trầu Bà: Tác Dụng, ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và ...
-
Cây Trầu Bà Vàng Mang ý Nghĩa Như Thế Nào ? Hợp Mệnh Gì? - Mogi
-
Cây Trầu Bà Có Tác Dụng Gì?
-
Cây Trầu Bà: Tác Dụng, ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Cách Chăm ...
-
Cây Trầu Bà: đặc điểm, Tác Dụng, ý Nghĩa, Cách Trồng & Chăm Sóc
-
Tác Dụng Của Cây Trầu Bà Trong đời Sống Và Phong Thủy - Cây Cảnh