Đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Trồng Chăm Sóc Hoa Ly
Có thể bạn quan tâm
Trong thế giới của những loài thực vật, mỗi loại hoa, mỗi cành cây, nhánh cỏ lại mang những vẻ đẹp riêng, ý nghĩa riêng mà chúng ta không phải ai cũng biết được điều đó. Mỗi loại cây, hoa lại thể hiện những ý nghĩa riêng. Có những khi, chúng ta tặng cho nhau bó hoa để thay cho lời mình muốn nói. Hôm nay, Báo Khuyến Nông sẽ giới thiệu đến các bạn một loài hoa thanh cao và quý phái, đó là loài hoa Ly. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tổng quan về Hoa Ly
Thông tin cơ bản hoa Ly
Vào thời Hy Lạp cổ, người ta tin rằng Lily gắn liền với việc sinh nở và tình mẹ, vì theo họ, loài hoa này được tạo nên từ dòng sữa ngọt ngào của Nữ thần Hera khi bà nuôi nấng người anh hùng Hercules. Còn thần thoại Hy Lạp lại kể rằng Venus – Nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, sau khi trỗi dậy từ đại dương, vì sinh lòng ganh tị với những đóa Lily xinh đẹp nên đã gắn thêm nhụy cho hoa, khiến vẻ đẹp của Lily không còn hoàn hảo như trước.
Ngoài ra, bạn có biết rằng ngày xưa, Lily được dùng để tiên đoán giới tính của đứa bé trong bụng mẹ? Suốt thời Trung cổ, những đóa Lily thanh tao đều được xem là biểu tượng cho khả năng sinh nở của phụ nữ, vì thế có một phương pháp như sau:
Người mẹ được đưa cho một nhành Lily và một nhành Hồng. Nếu bà chọn nhành Hồng, đứa bé sẽ là con gái, còn nếu chọn Lily, đứa bé sẽ là con trai.
Hoa Ly (hay còn được gọi là hoa lily, hoa bách hợp) được coi là một trong những loại hoa đẹp và được ưa chuộng nhất thế giới. Hoa có màu sắc rất đa dạng như hoa ly vàng, hoa ly trắng, hoa ly cam, màu đỏ, màu hồng.
Đặc điểm hoa Ly
- Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành, trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp lại. Về mặt hình thái phát dục có thể coi nó là hình ảnh của cả một cây. Chất đất, kỹ thuật trồng và tuổi của thân vảy ảnh hưởng rất lớn đến hình thái, chất lượng cây hoa.
- Một thân vảy trưởng thành gồm đĩa vảy, vảy già, vảy non, trục thân sơ cấp, trục thân thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế hệ, vì vậy khả năng phát triển của nó cũng chịu ảnh hưởng của môi trường và các điều kiện chăm sóc khác nhau.
- Thân vảy không có vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đổi tùy theo loài và các giống khác nhau: Màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím.
- Kích thước của thân vảy cũng tùy thuốc vào các loài, giống khác nhau.
- Độ lớn của thân vảy tương tương quan chặt chẽ với số nụ hoa:
Ví dụ: Củ giống hoa Lily Sorbonne có nguồn gốc từ Hà Lan.
+ Đường kính củ 16 – 18 có 3 – 5 hoa;
+ Đường kính củ 18 – 20 có 5 – 7 hoa;
+ Đường kính củ trên 20 có trên 7 hoa.
Rễ
Cây hoa Lily, hoa Loa kèn có hai loại rễ là rễ thân và rễ gốc
- Rễ thân còn gọi là rễ trên do phần thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân hút nước và dinh dưỡng nuôi cây trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, có tuổi thọ khoảng 1 năm.
- Rễ gốc là rễ được sinh ra từ gốc của củ, có nhiều nhánh. Đây là loại rễ to, sinh trưởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nước và chất dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này tới 2 năm.
Thân
- Trục thân của Lily, Loa kèn được tạo thành do mầm dinh dưỡng co ngắn lại. Trục thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp.
- Sau khi nảy mầm, trục sơ cấp ở trên mầm nách là vùng vươn dài thứ nhất, mầm đỉnh co ngắn, vươn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định.
- Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá lại chịu ảnh hưởng chất lượng của củ giống, điều kiện ngoại cảnh và thời gian xử lý lạnh củ giống.
- Thông thường cây hoa Lily, hoa Loa kèn số mầm lá đã được cố định trước khi trồng, vì vậy chiều cao cây vẫn chủ yếu được quyết định bởi chiều dài đốt.
Lá
- Cây hoa Lily, hoa Loa kèn có nhiều lá mọc rải rác theo vòng rộng.
- Có nhiều hình dạng khác nhau: Hình thoi dài, hình kim xòe, hình huôn dài khá đều đặn, phiến lá thẳng, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn.
- Chiều rộng từ 1,8 – 2,8cm, chiều dài từ 9 – 12cm, lá mềm, bóng, có màu xanh nhạt.
- Số lá thường dao động từ 50 – 150 lá, tùy thuộc và giống.
Củ con và mầm hạt
Cây hoa Lily, Loa kèn có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5 – 3cm, số lượng củ con tùy thuộc giống và điều kiện trồng trọt.
Hoa
- Hoa Lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ. Hoa chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên.
- Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại:
Ví dụ: Loại hình Loa kèn, 1/3 phía trước cong ngược lên; loại hình phễu 1/3 phía trước cong ngược ra; Loại hình cái cốc phía trước hơi cong.
Loa kèn thường hơi nghiêng, tạo với mặt phẳng nằm ngang khoảng 45 – 60º. Hoa có hình cái loa, màu trắng, chiều rộng cánh hoa từ 5 – 7cm, chiều dài cánh hoa từ 13 – 16cm, đường kính hoa từ 10 – 12cm, cánh hoa hơi cong.
- Cấu tạo của hoa: Bao hoa 6 mảnh dạng cánh có 6 nhị, bao phấn màu vàng, dài, bầu hoa hình trụ, đầu nhụy chia 3 thùy, vòi hoa ngắn hơn trục, trục hoa nhỏ, đầu phình to có 3 khía tử phòng ở trên.
- Màu sắc hoa rất phong phú: Trắng, phân hồng, đỏ, vàng, vàng cam, vàng canh, đỏ tím.
- Hoa có hương thơm đậm đà, hoa cắt có độ bền khoảng 6 – 10 ngày.
Quả
- Quả Lily, Loa kèn là loại quả nang, hình tròn dài, có 3 ngăn, chiều dài quả từ 8 – 10 cm, mỗi quả có vài trăm hạt.
- Hạt hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài.
- Đường kính hạt 15 – 22mm, 1 gam hạt có khoảng 700 – 800 hạt. Trong điều kiện khô lạnh, hạt có thể giữ được 3 năm.
Cấu tạo hoa Ly
Hoa ly có thể trồng trong vườn, ở chậu cảnh hay cắm lọ và dù ở đâu hoa ly vẫn rất tuyệt. Thân hoa ly mập, xanh ngắt và cứng. Dọc thân cây, lá mọc dày thành từng tầng đối nhau. Lá hoa ly hình bầu dục, nhọn đầu với những đường gân chìm duyên dáng. Đẹp nhất là những bông hoa ly dù khi còn là nụ, đến lúc mới chớm nở hay đã nở to thì bông hoa trông rất quyến rũ. Hoa ly có nhiều màu sắc: màu hồng, màu vàng, màu đỏ, có khi hồng pha trắng… nhưng em thích nhất là hoa ly hồng.
Những cánh hoa to mềm mại, uốn mình hơi cong về phía sau. Giữa cánh hoa là một đường gân xẻ dọc và có những chấm chấm đen phía trong. Một cây có rất nhiều bông hoa và nụ. Bông nở rồi tàn dần lại có bông khác kế tiếp, cứ như thế hoa ly chơi được khá lâu. Nhất là dịp tết, nhiều người chuộng hoa ly không chỉ vì nó đẹp mà còn rất thơm, chỉ cần đứng từ đằng xa cũng có thể thấy hương ly thoang thoảng.
Nguồn gốc và ý nghĩa hoa Ly
Nguồn gốc hoa Ly
Lily (hoa Ly) phân bố ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới, gồm các nước châu Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Việt Nam, và phần lớn các nước châu Âu. Trên thực tế, hoa Lily là một trong những loài hoa phổ biến nhất ở châu Âu, rất nhiều gia đình dùng loài hoa này để trang trí nhà cửa hoặc trồng trong vườn.
Một vài dòng hoa ly cũng có xuất xứ từ các nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên… Cái tên hoa Bách hợp được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc, khi gia đình và bạn bè cặp đôi mới cưới tặng họ bó hoa này. Bó hoa mang lời chúc Bách niên hảo hợp, có nghĩa là trăm năm hòa hợp. Do đó, hoa ly trắng thường được sử dụng trong các đám cưới của người Trung Quốc.
Các dòng hoa Ly thường xuất hiện trên thị trường Việt Nam ngày nay có nguồn gốc từ các nước phương Tây. Củ giống hoa được chủ yếu từ Hà Lan, Pháp, New Zealand. Các giống hoa đa dạng về màu sắc và chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của người chơi hoa.
Vì đây là một loài cây từ vùng ôn đới ưa khí hậu mát mẻ, nên Đà Lạt là địa phương đầu tiên trồng thử nghiệm loại hoa này. Một lọ hoa tươi có thể để được 7-10 ngày. Rồi dần dần, loài hoa này được thị trường đón nhận. Những người nông dân Việt Nam bằng kinh nghiệm thực tiễn đã thành công trong việc mở rộng diện tích trồng sang những khu vực có khí hậu nóng hơn để cung cấp cho các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn …
Ở khu vực quanh Hà Nội, ta có thể kể tới một vài làng hoa nổi tiếng với dòng hoa nay như làng hoa Tây Tựu, làng hoa Hạ Mỗ, hoa Mê Linh, hoa Sapa … Hoa Ly được xem là một dòng hoa cao cấp hơn so với các loại hoa khác như hoa hồng, cúc, đồng tiền, giúp mang lại thu nhập cao hơn cho những người dân ở các khu vực trên..
Ý nghĩa hoa Ly
Hoa Ly từ lâu đã được mệnh danh là một loài hoa thanh cao và quý phái, nó không những tượng trưng cho sắc đẹp, đức hạnh mà còn là sự kiêu hãnh và cả tình yêu cao thượng, chung thủy. Chính bởi vậy, hoa Ly không chỉ thích hợp để dành tặng mẹ, người yêu mà còn rất thích hợp cho ngày chúc mừng, tốt nghiệp, khai trương.
Hoa ly có nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới đây là một số ý nghĩa chính của hoa Ly được biết đến nhiều nhất:
- Sự sang trọng, quý phái.
- Tình mẫu tử, lần đầu được làm mẹ.
- Sự trong sáng và vẻ đẹp của tuổi trẻ.
- Sự đam mê.
- Sự hồi sinh.
Hoa Ly có nhiều màu sắc và mỗi màu sắc của loài hoa này lại mang những ý nghĩa khác biệt. Dưới đây là ý nghĩa của hoa Ly theo các màu sắc khác nhau.
Hoa Ly trắng: tượng trưng cho sự trong trắng và thuần khiết. Đặc biệt, hoa Ly Tuyết Madonna được thánh Christian chọn là loài hoa đại diện cho Đức Mẹ Maria.
Hoa Ly sọc màu hồng: tượng trưng cho những người có tham vọng và sự khuyến khích trước những thử thách khó khăn. Hoa Ly hồng phù hợp để dành tặng trong dịp khai trương hoặc trong ngày tốt nghiệp.
Hoa Ly màu vàng: tượng trưng cho sức khỏe. Thường được dùng để làm quà tặng những người lớn tuổi hoặc những người đang bị bệnh.
Hoa Ly đỏ: tượng trưng cho tình yêu và sự đam mê. Đặc biệt phù hợp để trang trí lễ cưới và làm hoa cầm tay cho cô dâu.
Thông điệp của hoa Ly
“Hãy luôn giữ được sức mạnh của bản thân. Những điều mới mẻ luôn ở quanh bạn. Hãy luôn nhớ rằng, khi một cánh cửa khép lại, thì sẽ có những cánh cửa khác được mở ra”.
Việt Nam có những loại hoa Ly nào?
Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới chưa sản xuất được củ giống hoa Lily đảm bảo tiêu chuẩn, nguồn giống chủ yếu vẫn phải nhập từ Đất nước Hà Lan, Chi Lê. Mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 10 triệu củ giống hoa Lily các loại để cung ứng cho sản xuất.
- Có màu hoa hồng nhạt viền trắng, lá nhỏ.
- Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày
- Chiều cao cây trung bình từ 90 – 100cm, thân cây cứng.
- Nụ hoa nhiều, hướng lên. Giống này không mẫn cảm với bệnh cháy lá.
- Thích hợp trồng hoa để cắt cành và trồng chậu.
- Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 16/18, có trên 3 – 5 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 5 – 7 hoa
Củ có kích cỡ 20+ có trên 7 hoa
Giống Acapulco
- Chiều cao cây trung bình 90 – 110cm, có 3 – 5 hoa.
- Thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày.
- Hoa màu hồng sẫm, lá to nhọn.
- Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 14/16, có 3 – 6 hoa.
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 4 – 6 hoa.
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 5 – 8 hoa.
Giống Bernini
- Thời gian sinh trưởng từ 100 – 105 ngày.
- Chiều cao cây trung bình từ 110 – 120cm.
- Thân cây không cứng
- Hoa màu đỏ đậm hướng lên.
- Giống này không mẫn cảm với bệnh cháy lá.
- Thích hợp trồng hoa để cắt cành.
- Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 14/16, có 3 – 5 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 5 – 7 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 6 – 9 hoa
Giống Tiber
- Giống Tiber có màu hoa sắc hoa đẹp, hoa có hồng đậm, cánh hoa dài, lá to.
- Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày.
- Chiều cao cây trung bình từ 95 – 105cm.
- Giống này không mẫn cảm với bệnh cháy lá.
- Giống này yêu cầu nhiệt độ trung bình thấp hơn so với Sorbonne, nếu trồng trong điều kiện nhiệt độ không đủ lạnh thì các nụ hoa bị quay ngang.
- Không mẫn cảm với bệnh cháy lá, tuy nhiên nếu bộ rễ bị tổn thương nhiều thì vẫn có thể bị cháy lá nhẹ.
- Thích hợp trồng hoa chậu.
- Trước đây Tiber là giống được trồng phổ biến ở Đà Lạt, nhưng hiện nay cũng đã tiến hành trồng ở các tỉnh Miền Bắc Việt Nam và thấy phù hợp cho chất lượng hoa tốt.
- Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 12/14, có 1 – 3 hoa;
Củ có kích cỡ 14/16, có 3 – 5 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 4 – 7 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 5 – 8 hoa
Giống Lake Carey
- Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày.
- Chiều cao cây trung bình từ 105 – 110cm.
- Hoa có màu đỏ đậm, nụ hoa nhiều, hướng lên.
- Giống này không mẫn cảm với bệnh cháy lá.
- Thích hợp trồng hoa để cắt cành và trồng chậu.
Giống Belladonna
- Giống Belladonna có màu vàng sáng, hoa quay ngang
- Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày.
- Chiều cao cây trung bình từ 95 – 100cm, thân cây cứng.
- Giống này mẫn cảm nhẹ với bệnh cháy lá.
- Thích hợp trồng hoa chậu, hoa cắt cành.
Giống Robina
- Giống Robina có màu đỏ đậm, hoa quay ngang
- Thời gian sinh trưởng từ 95 – 100 ngày.
- Chiều cao cây trung bình từ 90 – 95cm, thân cây không cứng.
- Không mẫn cảm với bệnh cháy lá.
- Trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc chăm sóc không tốt thì nụ hoa có thể bị quay ngang.
Giống Yelloween
- Giống Yelloween có màu vàng cam, hoa quay ngang, nụ hoa nhiều.
- Thời gian sinh trưởng từ 85 – 90 ngày.
- Chiều cao cây trung bình từ 100 – 120cm, thân cây cứng.
- Không mẫn cảm với bệnh cháy lá, nhưng dễ bị bệnh botrytis gây hại.
Giống Chiến sỹ
- Chiều cao cây trung bình 90 – 100cm.
- Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày.
- Có 6 – 9 hoa, hoa màu hồng đậm, lá to
Giống Acapulco
- Chiều cao cây trung bình 90 – 110cm.
- Thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày.
- Có 3 – 5 hoa, hoa màu hồng sẫm, lá to nhọn.
Giống Siberia
- Chiều cao cây trung bình 70 – 80cm.
- Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày.
- Có 4 – 5 hoa, hoa màu trắng, lá to nhọn,
Giống Cherbourg
- Thời gian sinh trưởng từ 95 – 110 ngày.
- Chiều cao cây trung bình từ 90 – 100cm, thân cây cứng.
- Hoa có màu vàng viền trắng, nụ hoa hướng ra ngoài.
- Giống này không mẫn cảm với bệnh cháy lá.
- Thích hợp trồng hoa chậu.
- Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 14/16, có 2 – 5 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 3 – 6 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 4 – 8 hoa
– Một số giống hoa Lily thích hợp trồng ở miền Bắc, miền Trung: Sorbonne, Tiber, Siberia, Belladonna, Bernini…
– Vùng có điều kiện thích hợp trồng được giống hoa Lily nhất là vùng Đà Lạt (Lâm Đồng), hầu hết các giống hoa nhập nội đã qua kiểm nghiệm đều có thể trồng: Sorbonne, Acpulco, Tiber, Belladonna, Yelloween, Siberia, Belladonna, Bernini Concador, Curly, Goden Tycoon, Freya…
Giống hoa Loa kèn địa phương (Lilium formolongo)
Trước những năm 2004, ở Việt Nam chủ yếu trồng giống hoa loa kèn “địa phương”, giống hoa này có:
- Ưu điểm: Không cần xử lý củ giống, khi trồng vẫn có thể ra hoa, hoa nở đồng đều và dễ chăm sóc.
- Nhược điểm: Hoa nở rộ và chỉ nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 (dương lịch), lúc này thị trường tiêu thụ hoa không cao nên giá bán giảm, hiệu quả kinh tế thấp.
- Thời gian sinh trưởng kéo dài, hoa nằm theo hướng ngang.
Giống hoa Loa kèn nhập nội Tứ quý (Lilium longiflorum var. Raizan)
- Loài loa kèn Tứ quý có chiều cao cây 95,3 – 125,4cm.
- Thời gian sinh trưởng 95 – 102 ngày.
- Trung bình có 4,5 hoa/cành, đường kính nụ hoa to, trung bình 4,5cm, chiều dài nụ 16,5cm, hướng hoa đứng hoặc xiên, hoa có màu trắng, mùi thơm nhẹ, độ bền hoa cắt cành có thể tới 12 ngày.
- Ở điều kiện miền Bắc Việt Nam có thể trồng được ở các thời vụ khác nhau, tuy nhiên thích hợp nhất là vào tháng 2 (thu hoa tháng 6, tháng 7) và tháng 8 (thu hoa tháng 11, tháng 12).
- Giống hoa loa kèn Tứ quý thích hợp trồng trên các chân đất phù sa, đất thịt nhẹ, tốt nhất trồng trên chân đất được luân canh với lúa nước.
Công dụng của loài hoa Ly đối với đời sống
Dùng để trang trí
Nói đến những buổi lễ tết quan trọng thì hoa ly là không thể thiếu, hoa ly thường được trưng trong bình đặt giữa bàn, gian phòng chính nơi mà nhiều người có thể thấy và chú ý nhiều nhất. Các cuộc họp lớn của các công ty hay tọa đàm chính trị thì cũng khó thiếu mặt loại hoa này vì nó làm không gian thêm lịch sử trang nhã, phù hợp với nơi có nhiều người. Nếu để ý bạn còn có thể thấy hoa ly xuất hiện trong các lễ cưới hỏi, được trưng bày trong bình hoặc hoa cằm tay của cô dâu. Vì hoa ly tượng trưng cho cho sự chung thủy, lòng vị tha và hi sinh cao cả, đây là điều cần thiết của mỗi gia đình, khi hai người về chung một nhà cùng nhau xây dựng tổ ấm, một công dụng ý nghĩa của hoa ly
Dùng để làm tinh dầu
Không chỉ để trang trí, công dụng của hoa ly còn được dùng làm một số dược liệu mỹ phẩm : tinh dầu, nước hoa. Đa phần tinh dầu hoa ly được sử dụng trong các liệu pháp massage giúp cơ thể thư giãn đồng thời chăm sóc da. Đặc biệt, nước hoa làm từ hoa ly có mùi hương vô cùng dể chịu dù dịu nhẹ nhưng rất có sức lôi cuốn.
Hoa ly dùng để chữa bệnh
Trong cánh hoa ly có nhiều dưỡng chất giúp ngăn ngừa các căn bệnh như : đau họng, nhuận phề. Bên cạnh đó hoa ly còn có tác dụng giúp giảm sốt ở người lớn cũng như trẻ em, vì thế thường được ví như một vị thuốc nam hiệu quả
Người bị thương do bỏng hay các vết thương ngoài da khác cũng có thể dùng cánh hoa ly để chữa và khá là nhanh lành đặc biệt giúp mờ sẹo dần.
Tinh dầu này hoàn toàn an toàn cho việc điều trị bệnh tim của người cao tuổi. Tinh dầu này xử lý các rối loạn về tim như bệnh hở van tim, suy nhược, suy tim sung huyết và các chứng suy nhược tim khác. Các flavonoid có trong tinh dầu hoa hữu cơ kích thích các động mạch và sự giãn nở của máu. Nó cũng có tính chất lợi tiểu và hạ thấp mức huyết áp.
Giảm bớt sẹo
Tinh dầu hoa lily được sử dụng để sản xuất thuốc mỡ để điều trị bỏng nhẹ, vết sẹo và vết thương. Nó hữu ích cho việc chữa lành các mô bị thương một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tinh dầu hoa ly cũng giúp giảm thâm nám trên da
Giảm các vấn đề về trầm cảm, tâm lý
Tinh dầu lily cũng được sử dụng để làm giảm các vấn đề về tâm thần như trầm cảm và u sầu. Nó được sử dụng để điều trị bằng hương liệu và xử lý các yếu tố tâm lý khác nhau. Tinh dầu này được sử dụng để điều trị mất trí nhớ, chứng ngạt thở và động kinh. Thường xuyên sử dụng tinh dầu lily tăng cường tế bào não và cải thiện các quá trình nhận thức của não.
Điều trị bệnh phổi mãn tính
Tinh dầu này được sử dụng để điều trị bệnh phổi như hen suyễn. Nó cũng là thành phần sản xuất thuốc chống phù phổi.
Điều trị đau thắt ngực
Tinh dầu hoa lily được biết đến làm giảm đau ngực gây ra bởi sự co thắt động mạch vành. Nó cũng cải thiện cung cấp oxy trong cơ tim.
Lợi ích hạ sốt
Tinh dầu Lily làm giảm nhiệt cơ thể bằng cách giảm tỷ lệ lưu thông máu. Do đó nó được sử dụng để điều trị hạ sốt. Bạn có thể pha tinh dầu hoa ly vào một chậu nước và nhúng khăn đắp lên trán cho người bệnh.
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu
Tinh dầu hoa ly được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Tinh dầu này giúp làm sạch tắc nghẽn từ niệu đạo.
Tăng cường tiêu hóa khỏe mạnh
Như một loại thuốc nhuận tràng, tinh dầu hoa ly giữ cho quá trình tiêu hóa của cơ thể trôi chảy.
Lợi ích Khác
Lợi ích khác của tinh dầu lily là nó ngăn ngừa nước giữ lại trong cơ thể, phá vỡ sỏi thận và giảm đau liên quan đến các vấn đề chung như gút và thấp khớp.
Dùng để làm thức ăn
Từ lâu trong dân gian người ta đã biết và dùng đến nụ hoa ly như một loại rau ngon và bổ dưỡng. Vậy nên ngoài những công dụng kể trên thì hoa ly còn được dùng như một loại thực phẩm mà ai cũng có thể dùng được.
Kỹ thuật trồng hoa Ly đơn giản
Hoa ly là loại hoa ôn đới, thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Hoa ly thường được sử dụng với mục đích trang trí nhà cửa, văn phòng, nhất là trong những ngày lễ tết và các dịp đặc biệt bởi hương thơm ngát và độ bền của hoa. Với việc thực hiện đúng các bước trong quy trình kỹ thuật trồng hoa, người trồng sẽ thu được những bông hoa ly đẹp mắt nhất.
Nhiệt độ
Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-25 độ C, ban đêm là 12 – 15 độ C. Các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25-28 độ C, ban đêm 18-20 độ C. Dưới 120 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Từ khi xuất hiện nụ đến khi ra hoa nhiệt độ chênh lệch ngày/đêm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thân. Nếu chênh lệch từ 0 độ C đến 16 độ C thì độ cao của cây dao động từ 14,2 – 27cm.
Ánh sáng
Lily là cây ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, cường độ ánh sáng thích hợp từ 12-15 nghìn lux. Vào mùa hè với nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông nên che bớt 70% ánh sáng. Ngược lại trồng trong nhà lưới vào mùa Đông, ánh sáng không đủ, nhị đực sẽ sản sinh Etylen, dẫn đến nụ bị rụng. Đặc biệt là nhóm lai châu Á rất mẫn cảm với thiếu ánh sáng, do vậy cần bỏ bớt lưới che phủ để tăng cường ánh sáng tự nhiên cho cây.
Độ ẩm
Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80-85%.
Không khí
Lily là cây khá mẫn cảm với khí etylen, tuy nhiên độ mẫn cảm của các giống rất khác nhau: Giống châu Á mẫn cảm hơn đối với khí etylen so với các dòng giống khác.
Chọn giống và củ giống
Dùng củ được bảo quản lạnh dài ngày và các bạn nên chọn củ mập, to tròn, không có bất cứ vết sâu bệnh nào và chưa nảy mầm. Ngâm củ giống trong dung dịch thuốc Daconil 75WP từ 5 đến 10 phút để trừ nấm bệnh. Pha một gói Daconil 10g với 8 lít nước sạch , ngâm củ giống rồi vớt ra để ráo nước rồi đem trồng vào chậu.
Xác định thời vụ trồng
Tại Đà Lạt, trồng trong nhà kính thì có thể trồng quanh năm. Cần tính toán thời gian sinh trưởng của từng giống và dự báo thời tiết để trồng có hoa nở đúng dịp như mong muốn.
Chọn đất
Lily có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước, tơi xốp rất quan trọng.
Các giống lai châu Á và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6-7, giống thuộc nhóm Phương Đông yêu cầu pH từ 5,5-6,5.Trộn giá thể cho vào chậu theo công thức: 1 phần đất phù sa với 1 phân phân chuồng đã được ủ hoại mục và 2 phần xơ dừa đã được xử lý loại bỏ nanh, chú ý nên trộn đều trước khi cho vào chậu.
Cách trồng
– Mặt luống rộng 1m thì trồng 5 củ trên hàng; mặt luống rộng 1,2m thì trồng 6 củ trên hàng, độ sâu tùy kích thước củ giống, thường 10 – 12cm. Đặt củ vào rãnh sau đó lấp 1 lớp đất dày 8-10cm, nén chặt đất xung quanh củ.
Sau khi trồng phủ lớp rơm rạ, cỏ khô để làm mát đất, giúp củ mọc tốt.
– Chọn củ giống không bị sâu bệnh, củ mập vảy củ không bị xây xát, củ có mầm dài khoảng 1cm để trồng.
– Xử lý củ giống:
+ Trước khi xử lý cắt bỏ rễ chỉ để lại khoảng 5cm.
+ Nhúng củ vào dung dịch Daconil hoặc Carbendazim nồng độ theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, trong thời gian khoảng 5-10 phút để phòng trừ nấm bệnh.
Mật độ trồng
Mật độ trồng phải căn cứ vào chủng loại củ giống, độ lớn của củ và thời tiết. Với các giống cây to, cao thì nên trồng thưa, giống cây nhỏ thấp thì trồng dày; vụ Xuân và vụ Thu ánh sáng đầy đủ có thể trồng dày, vụ Đông ánh sáng yếu thì trồng thưa. Thường trồng với khoảng cách cây cách cây 15-20cm và mật độ 20-40 củ/m2. Có thể tham khảo mật độ ở bảng sau:
Video cách trồng hoa ly tại nhà
Những cách chăm sóc hoa Ly
Quản lý nhiệt độ
Sau khi trồng 3-4 tuần lily sống nhờ vào sự hút dinh dưỡng và nước từ rễ củ. Vì vậy, việc tăng cường nhiệt độ kích thích cho rễ sinh trưởng phát triển khỏe rất quan trọng. Khi bắt đầu ra rễ, nhiệt độ đất phải ở khoảng 12-130C. Vượt quá 150C cây ra rễ kém, vì vậy sau khi trồng phải che nắng, thông gió. Nếu trồng vào vụ hè thì phải tưới nước lạnh hoặc dùng rơm rạ phủ mặt luống để giảm nhiệt độ đất.
Nhiệt độ cao làm cây lùn đi và số nụ giảm. Vì vậy, nếu trồng lily vào vụ hè Thu cần chọn giống chịu nóng, phải có biện pháp hạ nhiệt và tăng cường các biện pháp che nắng, phun nước, quạt gió…
Bón phân, tưới nước
Khoảng 2-3 tuần đầu sau trồng không cần bón phân, nếu đất khô quá thì phun nước duy trì độ ẩm đất. Có thể kiểm tra bằng cách lấy tay bóp đất, nếu không ra nước sau đó gõ nhẹ mà đất vỡ ra là được.
Lượng phân bón tính cho 1ha:
+ Phân chuồng hoai mục 60-80 m3; Vôi: 1000- 1500 kg
+ Lượng phân vô cơ nguyên chất: N: 120-150 kg; P205: 120-150 kg; K20: 150-180 kg
Có thể sử dụng phân đơn chất quy đổi theo lượng nguyên chất như trên hoặc sử dụng các loại phân phức hợp để bón như sau:
+ Bón lót: Toàn bộ vôi trước khi trồng 10-15 ngày, khi làm đất lần cuối bón phân chuồng + 25 kg DAP + 10 kg Canxi Nitrate.
+ Bón thúc lần 1: 20 ngày sau trồng (khi cây mọc cao 12-15cm): Bón 15 kg NPK 15-9-20.
+ Bón thúc lần 2: 35 ngày sau trồng: 15 kg Complex 12-11-17 + TE kết hợp tiến hành xới xáo, làm cỏ.
+ Bón thúc lần 3: Khoảng 50-55 ngày sau trồng: 10 kg Complex 12-11-17 + TE + 10 kg NitraBor + 10 kg MgSO4. Sau khi bón phân tiến hành vun đất vào gốc cao 3-5cm kết hợp tưới đẫm nước.
Sau đó 15 ngày bón 1 lần loại phân NPK Complex, NPK 7-7-14 số lượng từ 10-15 kg + 10 kg K2S04.
Cần bổ sung thêm các loại phân bón lá và vi lượng cho cây.
Trong thời kỳ sinh trưởng của lily cần duy trì độ ẩm cho đất. Đất quá khô cây sinh trưởng chậm. Ngược lại nước quá nhiều, ánh sáng không đủ thì thân lá mềm, yếu, cây vươn dài, tỷ lệ hoa mù cao.
Có thể tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, nhiệt độ không khí, giống, tình hình sinh trưởng của cây và hàm lượng muối trong đất. Nên tưới trước 10 giờ sáng, phun lên cây để tránh đất quá ẩm, đồng thời tăng được độ ẩm trong nhà kính. Khi cây ra hoa thì ít tưới và tránh phun lên cây dễ làm thối nụ, hoa.
Điều chỉnh ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và ra hoa của Lily. Thiếu ánh sáng thì cây sinh trưởng chậm, thân mềm yếu, lá vàng và hoa không bền. Khi mầm hoa của Lily phát dục vào mùa Đông cần có đủ ánh sáng, nếu ánh sáng không đủ vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi cắt hoa, hoa sẽ trắng và rụng. Vào vụ Hè cần che bớt ánh sáng, các giống lai Châu Á và lily thơm cần che bớt 50%, các giống Phương Đông cần che bớt 70%. Ở vụ Thu Đông hoặc Đông Xuân khi lily ra rễ cũng cần che bớt ánh sáng để giảm nhiệt độ đất. Sản xuất hoa vào vụ Đông cần đảm bảo nhà lưới có đủ ánh sáng. Xung quanh nhà lưới không nên có vật che chắn, đồng thời phải chọn giống ít mẫn cảm với ánh sáng để trồng. Căn cứ vào đặc tính sinh trưởng của lily, nếu trồng những giống yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày dài khi củ nảy mầm được 50cm cần duy trì thời gian chiếu sáng 16 giờ trong ngày bằng cách thắp điện bổ sung ban đêm, mỗi đêm 4 giờ liên tục cho đến khi xuất hiện nụ. Cách làm là treo đèn 20W, 5m2/1 đèn, chiều cao 2m, lắp đặt thêm chụp thiếc để tăng độ phản xạ, mỗi ngày chiếu sáng bổ sung từ 17 giờ đến 21 giờ đêm.
Thông gió:
Trong nhà lưới sự thông gió kém, nhất là vào mùa Đông, do đó cần phải thông gió để điều tiết không khí, đồng thời giảm nhiệt độ và độ ẩm.
– Nên mở cửa thông gió vào lúc giữa trưa từ 12-14 giờ.
– Khi thông gió phải duy trì độ ẩm trong nhà lưới. Nếu có điều kiện thì vừa thông gió, vừa phun mù để bổ sung hơi nước.
Căng lưới đỡ cây: Căng lưới ngay từ khi cây cao 20cm để luồn cây vào các mắt lưới, mỗi mắt lưới đỡ từ 1-3 cây, nâng dần lưới lên theo độ lớn của cây để cây không bị nghiêng.
Tổng hợp hình ảnh về hoa Ly đẹp
Trên đây là bài viết của chúng tôi về loài hoa Ly. Hi vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích cũng như việc ngắm nhìn những hình ảnh về hoa Ly. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi
Xem thêm:- Cây Bần – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Hoa Sam – Hoa độc đáo cho ban công nhà bạn
- Cây dạ cẩm – Loại thảo dược chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu quả
- Tiểu hồng môn – Đặc điểm, ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc
- Cây Cơm Rượu – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
Từ khóa » đặc điểm Sinh Học Của Cây Hoa Ly
-
Cây Hoa Ly
-
Cây Hoa Ly - Chế Phẩm Sinh Học EMINA
-
Cây Hoa Ly - Cây Hoa Cảnh
-
Đặc điểm Thực Vật Học Của Hoa Lily - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hoa Lily Có đặc điểm Gì? Tìm Hiểu ý Nghĩa, Công Dụng Của Loài Hoa ...
-
Giới Thiệu Cơ Bản Về Cây Hoa Lily, Hoa Loa Kèn
-
Đặc Tính Thực Vật Học Của Hoa Lily - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Lily
-
Top 15 đặc điểm Hoa Ly
-
Hoa Ly - Phân Loại, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc - Eva
-
Những điều đặc Biệt Về Hoa Ly Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
-
Hoa Lily Có ý Nghĩa Gì? Đặc điểm, Giá Và Cách Chăm Sóc Hoa
-
Đặc điểm Hình Thái Của Cây Hoa Ly
-
Cây Hoa Ly - Vườn ươm Cây Cảnh ILG