Đắc Giới Trang Nghiêm - .vn

Sách Phật giáo Thứ năm, 21/03/2013, 09:56 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Đắc giới trang nghiêm

Thích Duy Trấn gg follow

Từ những ý nghĩa thâm sâu cao cả như thế, các vị hãy tự hoàn thiện nhân cách, trong sạch thân tâm và sáng suốt trong hành động, tư duy và quán chiếu để đoạn trừ phiền não, dứt sạch vô minh, thành tựu giải thoát ngay tự tâm, trên tự thân, giữa cuộc đời và tại thế gian này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Các giới tử thân mến! Hôm nay thiện duyên cụ túc, trong không khí trang nghiêm và đạo vị, với niềm hoan hỷ vô biên của hơn 1000 giới tử khắp nơi câu hội về đây thọ lãnh Giới pháp để làm hành trang tấn tu đạo nghiệp do Tỉnh hội Phật giáo Long An tổ chức. Lời nói đầu tiên tôi trân trọng gửi đến các vị Giới tử là cầu chúc quý vị được: “Đắc Giới trang nghiêm”. Tổ Quy Sơn có dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế Tam hữu” có nghĩa là: “Xét về người xuất gia, tức là người phải liền cất bước đến phương trời siêu việt, tâm ý và thân hình phải khác với người thế tục, phải nối tiếp việc làm hưng thịnh dòng giống Như Lai, làm cho quân ma hoảng sợ rồi thu phục chúng, đáp đền bốn ơn sâu nặng, cứu giúp chúng sanh trong ba cõi. Quý vị hãy ghi nhớ và làm hành trang trên bước đường tu học của mình, để không phụ bản hoài chí nguyện từ những ngày đầu đi xuất gia. Tôi mong rằng quý vị phát huy nhiều hơn nữa, cố gắng tu tập phước đức và trí tuệ để có đủ khả năng điều hành mọi Phật sự trong tương lai. Ngày hôm nay cho đến cùng tột đời vị lai là ngày trọng đại nhất trên lộ trình chuyển hoá nếp sống của một phàm phu để trở thành bậc xuất trần thượng sĩ, quý vị phải luôn ghi nhớ tâm nguyện, quyết chí lìa xa gia đình, xa thân bằng quyến thuộc và đã phát nguyện với thầy Tổ những gì để cố gắng thực hành cho rốt ráo. Các giới tử! Hãy giữ tâm thanh tịnh, lát nữa đây hàng Tăng bảo sẽ trao cho quý vị một giáo pháp tột bậc, giáo pháp ấy là gia tài vô giá của đức Thế Tôn để lại, chỉ có những người con ưu tú, những chúng sanh đầy đủ thiện duyên phước báo mới thọ nhận được gia tài quý báu đó. Hôm nay các vị đang hiện diện trong đây, nơi giới tràng này, đủ biết các vị thiện căn sâu dày, phước duyên vô lượng sẽ tiếp nhận giáo pháp cao cả ấy. Chính giáo pháp này nâng đời sống tâm linh của quý vị trở thành bậc Thánh nhân mà chính quý vị sẽ cảm nhận được điều đó. Khế kinh có câu: “Chúng sinh thọ Phật giới tức nhập chư Phật vị, dị đồng đại giác di”. Nghĩa là: Chúng sinh đã thọ giới luật của Phật tức là đã vào ngôi vị của Chư Phật, ngôi vị đồng với bậc Đại Giác rồi. Điều chúng tôi muốn nói ở đây chính là giá trị của Giới mà các vị sắp lãnh thọ. Các vị nên biết giới luật có công năng “Phòng phi chỉ ác, nhậm vận hành thiện – nhậm vận chỉ ác”, vì vậy chính khi thọ giới mà giới tử tiếp nhận và phát sinh được giới thể vô tác thì sự tu hành và nghiêm trì tịnh giới của các vị không gặp phải những khó khăn chướng ngại. Thế nên các giới tử, chúng tôi khuyên các vị phải nhiếp tâm chính niệm, phát tâm cực kỳ dũng mãnh, khao khát giới pháp mong được lãnh thọ, như sự khát khao của người mù mong được thấy ánh sáng, như kẻ đi xa mong được về nhà. Và chỉ khi nào một vị thọ giới đắc được giới thể như pháp mới được dự vào hàng Tăng bảo, mới thực sự là người có đủ tư cách pháp nhân, pháp lý kế thừa gia nghiệp đồ sộ của đức Từ Phụ phú chúc. Chính vì danh nghĩa và địa vị quan trọng như thế nên quý vị phải cố gắng giữ gìn giới thể đã thọ được thanh tịnh, nên người xuất gia nhất thiết phải giữ giới trang nghiêm. Do giữ Giới mới sinh ra Định, do có định tâm mà phát sinh ra phước đức trí tuệ, có trí tuệ mới tấn tu đạo nghiệp. Nên biết rằng, Giới đứng đầu Ba môn học là nền tảng của muôn pháp lành. Ba đời Chư Phật nhờ giới mà chứng quả Vô Thượng Bồ Đề. Chư Đại Bồ tát, Chư Thánh Hiền xưa nay cũng nhờ giới mà thành Chính giác. Từ Tây Thiên truyền sang Đông Độ kế đến Việt Nam, Tổ Tổ tương truyền, Sư Sư tương kế, cũng nhờ Giới mà viên thành quả vị, làm cho Phật pháp được xương minh, Tăng già được hưng thịnh, Tông phong vĩnh Chấn – Tổ ấn trùng quang. Cho nên nói:“Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật mất thì Phật pháp mất” có nghĩa là: ngừa những lỗi lầm và chặn đứng những điều tội ác, tăng trưởng các điều thiện và đinh Chỉ các việc ác. Vì vậy để báo ân Phật – Tổ, đồng thời để nâng cao đời sống đạo đức, phạm hạnh nhằm tăng trưởng đạo lực, làm hành trang cho lộ trình giải thoát giác ngộ các vị phải luôn luôn thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học “Giới – Định – Tuệ”, thường an trú trong chánh niệm, thực hiện nếp sống phạm hạnh, thanh đạm luôn thức tỉnh tự tâm, thể hiện lòng từ bi đối với mọi loài chúng sanh, đẩy lùi những cái xấu ác nhiễm ô ở thế gian, học tập trau dồi những điều tốt, xây dựng một cuộc đời an lạc, hạnh phúc cho mình và cho tất cả chúng sanh. Đó cũng chính là lời dạy và hạnh nguyện của Chư Phật, Chư Bồ tát trong mười phương. Từ những ý nghĩa thâm sâu cao cả như thế, các vị hãy tự hoàn thiện nhân cách, trong sạch thân tâm và sáng suốt trong hành động, tư duy và quán chiếu để đoạn trừ phiền não, dứt sạch vô minh, thành tựu giải thoát ngay tự tâm, trên tự thân, giữa cuộc đời và tại thế gian này. Ngưỡng nguyện trên Chư Phật, Chư Bồ tát, Chư Thiện Thần hộ giới gia bị cho tất cả các giới tử lãnh thọ được giới thể châu viên, ngõ hầu có thể trên đền đáp bốn ân, dưới cứu khổ chúng sinh trong ba đường. Kính chúc Đại Giới đàn Thiện Nhu thành tựu viên mãn. Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát. Thượng tọa Thích Duy Trấn Phó Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN (Bài khai đạo tại Đại Giới Đàn Thiện Nhu năm 2013 do Tỉnh hội Phật giáo Long An tổ chức)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
  • Tags:
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Bài kinh: Nhớ nghĩ danh hiệu Phật được thanh tịnh tâm

    Bài kinh: Nhớ nghĩ danh hiệu Phật được thanh tịnh tâm

  • Kinh trừ rắn độc

    Kinh trừ rắn độc

  • Cách tụng kinh cầu siêu tại nhà các Phật tử cần biết

    Cách tụng kinh cầu siêu tại nhà các Phật tử cần biết

  • Ba người (ba chỗ) không được quên ơn

    Ba người (ba chỗ) không được quên ơn

  • Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

    Kinh Bách Dụ: Cậu bé bắt được rùa lớn

  • Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

    Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

  • Phật giảng công đức lạy Phật

    Phật giảng công đức lạy Phật

  • Kinh Thất giác chi

    Kinh Thất giác chi

  • Pháp môn niệm Phật trong kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ

    Pháp môn niệm Phật trong kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ

  • Bài kinh: Đức Phật khuyên người niệm Phật

    Bài kinh: Đức Phật khuyên người niệm Phật

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

2

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

3

Một chút lửa sân

4

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

5

5 món giúp người ăn chay tăng cường miễn dịch

6

Lại chuyện mạo danh chùa kêu gọi đóng góp

7

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Tin chọn lọc

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Thiền như một Phật tử

Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"

Sách là một công cụ giúp con người thiền định

TS Trần Hữu Đức chia sẻ cách ngừng khổ và tạo phúc

“Hãy có lòng tốt”: Bộ sách của Đức Dalai Lama

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » đắc Giới