Đặc Nhiệm Mỹ đã Giải Cứu Thuyền Trưởng Richard Phillips Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Tuy 9 tên kể trên bị tuyên phạt 27 năm tù (mỗi tên 3 năm) nhưng chúng còn may mắn hơn 4 kẻ được phân công canh giữ ông Richard Phillips bởi 3 tên đã bị bắn chết, còn 1 tên đang bị thẩm vấn. Tên cướp biển bị bắt có thể phải đối mặt với án chung thân vì tội cướp biển và bắt cóc con tin.
Cuộc giải cứu được lên kế hoạch tỉ mỉ
Tổng thống Barack Obama không nghĩ rằng, mật lệnh ban bố hôm 11/4 đã được lực lượng đặc nhiệm Mỹ thực hiện một cách vẹn toàn - con tin an toàn sau cuộc giải cứu đầy kịch tính. Tổng thống Barack Obama không những bày tỏ sự hài lòng sau khi ông Richard Phillips được giải cứu, mà còn nhấn mạnh, sẽ xử lý với mối đe dọa cướp biển trong khu vực.
Ông Barack Obama đánh giá cao sự dũng cảm của Thuyền trưởng Richard Phillips và coi đó là "tấm gương cho mọi người dân Mỹ". Tổng thống Barack Obama đã cho phép Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates sử dụng vũ lực giải cứu Thuyền trưởng Richard Phillips.
Ông Robert Gates từng nhấn mạnh, sự an toàn của Thuyền trưởng Richard Phillips là mục tiêu cao nhất khi tiến hành cuộc giải cứu. Phó đô đốc William Gortney, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết, lệnh tiêu diệt cướp biển được phát ra sau khi họ xác định Thuyền trưởng Richard Phillips đang gặp nguy hiểm vì bị chĩa súng vào người. Lính đặc nhiệm trên tàu khu trục USS Bainbridge (được cử tới hiện trường từ đêm 8/4) đã khai hỏa sau khi phát hiện một tên cướp biển chĩa khẩu AK-47 vào lưng Thuyền trưởng Richard Phillips.
Cuộc giải cứu diễn ra vào khoảng 16 giờ 19 phút ngày 12/4 (theo giờ GMT). Bọn cướp biển tuyên bố rằng, sẽ giết Thuyền trưởng Richard Phillips nếu chúng bị tấn công. Khi đó Thuyền trưởng Richard Phillips bị 4 tên cướp biển canh giữ trên một chiếc xuồng cứu hộ nhỏ và đều được trang bị vũ khí hạng nặng.
Mặc dù đang bị còng tay bên trong chiếc xuồng cứu hộ, nhưng ông Richard Phillips vẫn bình an vô sự bất chấp việc hai bên đều khai hỏa. Tuy chi tiết của chiến dịch giải cứu con tin được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn không được tiết lộ nhiều, song dư luận đều biết rằng, cả bọn cướp biển và Thuyền trưởng Richard Phillips đều nằm gọn trong tầm ngắm của lính đặc nhiệm.
Những phát súng bắn tỉa chính xác của lính đặc nhiệm đã chứng minh cho nhận định trên. Tên cướp biển thứ tư đã nhanh chóng đầu hàng sau khi nhìn thấy 3 "đồng nghiệp" bị lính đặc nhiệm Mỹ bắn hạ nhanh chóng cho dù chúng đã bắn trả khá dữ dội.
Sau khi biết tin về tọa độ con thuyền mà bọn cướp biển đang giam giữ Thuyền trưởng Richard Phillips ở ngoài khơi Somalia, Hải quân Mỹ đã huy động mọi nguồn lực để có thể nhanh chóng giải cứu con tin. Không chỉ có tàu khu trục USS Bainbridge, mà cả chiến hạm USS Halyburton và USS Boxer cũng tham gia vào chiến dịch giải cứu con tin.
Tàu Maersk Alabama bị hải tặc bắt từ ngày 8/4 tại vùng lãnh hải cách bờ biển Somalia khoảng 500 km khi đang đi qua Ấn Độ Dương để chở hàng viện trợ lương thực tới Sudan, Uganda, Rwanda, Somali và Kenya. Bọn cướp biển đã dùng dây thừng và móc câu để trèo lên boong tàu Maersk Alabama.
Ngay sau khi biết tàu Maersk Alabama bị hải tặc, Thuyền trưởng Richard Phillips đã yêu cầu thủy thủ đoàn khóa chặt cabin, còn ông đầu hàng nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người.
Sau khi thủy thủ đoàn thoát khỏi sự khống chế của hải tặc và giành lại quyền kiểm soát tàu Maersk Alabama, ông Richard Phillips đã nhảy xuống biển (đêm 9/4) để đào tẩu, nhưng đã bị cướp biển bắt lại.
Sau khi Thuyền trưởng Richard Phillips bị bắt, cả tàu chiến và máy bay trực thăng Mỹ đều gia tăng giám sát nhằm bảo vệ an toàn cho con tin. Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng đã tiến hành nhiều cuộc thương đàm với bọn cướp biển, nhưng đều bất thành.
Thế giới cần tăng cường việc chống cướp biển
Trong khi nhiều người ăn mừng sau khi lính đặc nhiệm tiêu diệt được bọn cướp biển, giải cứu thành công ông Richard Phillips thì người phát ngôn Hải quân Mỹ lại đưa ra cảnh báo.
Theo đó vụ việc này có thể làm gia tăng mối đe dọa từ hải tặc bởi đây là lần đầu tiên cướp biển bị tiêu diệt khi đang tiến hành đàm phán để phóng thích con tin. Giới chuyên môn còn nhận định, nhờ sự bất thành của những cuộc đàm phán giữa các chuyên gia đàm phán FBI với bọn cướp biển, nên cuộc giải cứu tối 12/4 mới thành công.
Thuyền trưởng Richard Phillips đã trở thành người hùng sau khi quyết định nộp mình cho hải tặc để 19 thủy thủ khác của tàu Maersk Alabama thoát khỏi nanh vuốt của chúng. Phó thuyền trưởng Ken Quinn tuyên bố, ông Richard Phillips đã cứu chúng tôi, ông ấy là một anh hùng. Tất cả thủy thủ của tàu Maersk Alabama đều tôn vinh ông Richard Phillips là anh hùng, nhưng thuyền trưởng lại cho rằng, "anh hùng chính là những lính hải quân đã đưa tôi về nhà".
Cách đây hơn 2 tháng (11/2), Hải quân Mỹ từng bắt được 16 tên cướp biển. Trước tình hình cướp biển ngày càng gia tăng Ngoại trưởng Hillary Clinton miêu tả bọn cướp biển là những tên tội phạm đích thực và sẽ đưa chúng ra trước pháp luật, đồng thời kêu gọi thế giới hành động chống lại "thảm họa cướp biển".
Cho đến nay tàu chiến của một số quốc gia đã được điều đến vùng biển Somalia để đối phó với cướp biển. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từng kêu gọi các nước cử tàu chiến và máy bay chiến đấu đến để ngăn chặn nạn cướp biển
Từ khóa » Thuyền Trưởng Phillips Wiki
-
Thuyền Trưởng Phillips (phim) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Captain Phillips (film) - Wikipedia
-
Thuyền Trưởng Phillips (phim) - Wiko
-
Captain Phillips (2013) - IMDb
-
Maersk Alabama - Wiki Là Gì
-
Captain Phillips - Wikidata
-
Kết Quả Leicester City Wiki-xem Bóng Trực Tuyến - FBA UNLP
-
E. Phillips Fox - Wikipedia Updit.
-
Thuyền Nhân - Tieng Wiki
-
Top 14 Diễn Viên Phim Thuyền Trưởng Phillips Lộ Clip Mới Nhất Năm ...
-
Cuộc Thám Hiểm Brusilov - Bruce Phillips (journalist) - Wikipedia
-
Thuyền Trưởng McCrea