Đặc Sắc Tinh Hoa Làng Gốm Truyền Thống Hương Canh
Có thể bạn quan tâm
- Làng gốm 500 năm tuổi được công nhận làng nghề truyền thống
- Làng gốm đỏ ở Vĩnh Long vất vả tìm lối ra
- Làng gốm cổ bên sông Cầu
Tinh túy đất sét xanh trong gốm, sành
Với hơn 300 năm tuổi đời, làng gốm Hương Canh chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của người dân địa phương, như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Điểm đặc sắc ở làng gốm Hương Canh chủ yếu là loại đất sét xanh đặc trưng của vùng miền, đây cũng chính là chất liệu để làm ra sản phẩm. Đất sét xanh Hương Canh thường ở các khu đầm chiêm trũng, có độ sâu từ 3 đến 10 mét.
Ưu điểm của loại đất sét xanh nguyên chất thường có độ mịn và độ dẻo, độ béo rất cao, nên sản phẩm giống như đã được tráng men… Sản phẩm gốm được tạo ra từ loại đất này nên có chất lượng vượt trội, ngăn được sự thẩm thấu, ngăn ánh sáng…
Để tìm hiểu về loại đất đặc biệt này, chúng tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện cùng ông Trần Văn Hải, một nghệ nhân đã có gần 50 năm gắn bó với nghề làm gốm ở Hương Canh. Nói về loại đất này, ông Hải cho biết: “Đất sét xanh có tỉ lệ độ co cao, từ 26-28%, với những loại đất sét khác thì độ co chỉ khoảng 11% nên không đạt yêu cầu. Do độ co, độ keo lớn, đất chứa nhiều “thịt” nên chất lượng gốm rất tốt”.
Nghệ nhân Trần Văn Hải giới thiệu cách làm gốm tại Six Space. |
Theo ông Hải, điểm tạo nên sự đặc biệt của gốm Hương Canh không chỉ ở chất lượng gốm mà còn ở màu sắc, âm thanh. Do cấu tạo của chất đất xanh, nên gốm sành Hương Canh khi nung già gõ thường phát ra tiếng kêu lanh canh, giống như khi ta chạm vào kim loại.
Bên cạnh đó nó còn giữ được nét hoang sơ của nguyên liệu đất sét, vừa gân guốc, vừa khỏe khoắn, tạo nên nét rất riêng biệt hấp dẫn so với các làng quê làm gốm khác. Đặc biệt, các sản phẩm gốm, sành Hương Canh thời xưa thường không sử dụng men tráng, không dùng chất tạo màu mà sản phẩm vẫn bắt mắt. Điểm nhấn vẫn là mầu đỏ và nâu, còn sành thì có màu xanh đen.
Không chỉ vậy, làng gốm Hương Canh còn mang những đặc trưng, đó chính là tinh hoa văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc. Nhà điêu khắc Thái Nhật Minh đã từng đi rất nhiều nơi thuộc khu vực miền Bắc để nghiên cứu, nhưng cuối cùng cũng chỉ lựa chọn làng gốm Hương Canh, bởi đó chính là nguồn cảm hứng sáng tạo.
Nhà điêu khắc Thái Nhật Minh tại cơ sở sản xuất gốm Hải Ất (Hương Canh, Vĩnh Phúc). |
Anh Thái Nhật Minh chia sẻ: “Tôi là người làm việc khá nhiều với các chất liệu gốm khác nhau ở khu vực miền Bắc này, nhưng cuối cùng tôi cũng chỉ quay về với mảnh đất Hương Canh. Làng gốm Hương Canh thật sự đã để lại ấn tượng để tôi lựa chọn, bởi tôi tin vào làng nghề, tin vào những kinh nghiệm của những nghệ nhân”.
Theo nhà điêu khắc Thái Nhật Minh, chất sành ở Hương Canh có màu xanh đen thu hút, nhất là khi nung thì màu sắc mới được lộ ra, tạo nên sự bất ngờ, thú vị đối với người sáng tác. Đối với các sản phẩm gốm ở Hương Canh, lớp vỏ thường sần sùi có phần “thô” nhưng đó lại là điểm nhấn. Tại mảnh đất này, các nghệ nhân đã tạo ra rất nhiều tác phẩm, thiết kế tối giản, loại bỏ những chi tiết thừa nhưng vẫn giữ được cái hồn của gốm, sành mang thương hiệu Hương Canh.
Thổi hồn vào sản phẩm
Từ chất liệu đất xanh mà đã tạo nên những sản phẩm hấp dẫn, mang đặc trưng riêng của mảnh đất Hương Canh. Tuy nhiên chính những ưu điểm này lại mang đến khó khăn đối với người làm gốm, sành. Gốm, sành đất Hương Canh được cho là “không ăn lửa” như các loại đất khác vì nó chứa nhiều chất béo, tạo nên độ trơ. Thế nên các nghệ nhân phải thực sự cẩn thận trong quá trình nung nấu, đảm bảo cả lò chín đều, mà không ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của sản phẩm.
Nung là công đoạn cuối để tạo nên những sản phẩm gốm sành sau này, bởi lò đốt chỉ có một cửa nên người thợ phải luôn chú ý, quan sát nhiệt độ, thời gian để có thể cho ra những mẻ gốm tốt nhất. Khâu nung đòi hỏi người thợ phải nắm vững kỹ thuật xếp lò, "điều" lửa. Có rất nhiều thợ cao tay nhưng nếu không khéo thì cũng làm hỏng cả mẻ gốm.
Bằng đôi bàn tay khéo léo, sản phẩm gốm đã được ông Hải tạo hình. |
Chia sẻ bằng chính những kinh nghiệm lâu năm của mình nên ông Hải, một nghệ nhân ở làng gốm hầu như luôn phải để “mắt” canh lò thủ công. Ông Hải cho biết thêm: “Nhiệt độ của chúng tôi đốt từ bé đến to, 28 tiếng mới đốt được 500 độ C, 6 tiếng sau đốt được thêm 350 độ là 850 độ. Thế nhưng 2 tiếng cuối cùng bắt buộc phải lên 400 – 450 độ nữa là thời gian gấp rút ép lò chín. Cho nên bắt buộc lửa lúc nào cũng phải giữ nguyên một màu vàng”.
Làm gốm là một nghề khó, bởi các nghề thủ công khác người ta có thể kiểm tra, thử được sản phẩm của mình. Tuy nhiên với gốm, sành Hương Canh thì “không biết đâu mà lần”, phải đợi đến khi đốt lò xong mới kiểm tra được. Trong quá trình thử phải nhìn bằng mắt, từ đó người thợ mới phán quyết được tình hình nung gốm ra sao. Các nghệ nhân lâu năm thường sử dụng cát để kiểm tra nhiệt độ của lò mà tăng hay giảm nhiệt. Kỹ thuật đốt lò buộc phải là người dày dặn kinh nghiệm.
Tại sự kiện Six space Đất Xanh Gốm Sành tổ chức vào ngày 25/9/2016 ở 94B Trần Hưng Đạo các nghệ nhân của làng gốm Hương Canh đã được giới thiệu đến công chúng thủ đô các sản phẩm đặc trưng của mình.
Đây là sự kiên Gốm và sành Hương Canh, toàn là các sản phẩm gốm đặc sắc của các nghệ nhân mang từ làng gốm Hương Canh, Vĩnh Phúc. Bạn Trần Hồng Quân, sinh viên tại Hà Nội, đứng trước những sản phẩm gốm sành của quê hương mình cho biết: “Tôi là người ở Hương Canh, hôm nay tôi rất may vì được tiếp xúc trực tiếp với các nghệ nhân làm gốm của chính quê hương mình, đây là một niềm tự hào lớn cho quê hương. Bản thân tôi khá thích thú về màu sắc của gốm Hương Canh, vì nó có màu ánh xanh, hơi tím một chút, chất thô ráp chân thật và mộc mạc, đó cũng chính là hồn gốm của quê tôi”.
Những người làm nghề gốm sành là những người thổi hồn vào đất, gửi hồn mình vào từng sản phẩm. Đã từng có giai đoạn gia đình ông Hải làm ăn thua lỗ, đốt 11 lò liên tiếp nhưng chỉ được một lò khiến đời sống gia đình gặp khó khăn. Mặc dù khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn gắng sức giữ nghề truyền thống của ông cha để lại.
Sản phẩm trưng bày tại sự kiện Đất xanh, gốm sành của làng nghề. |
Cho đến thời điểm này, tại làng gốm Hương Canh chỉ còn có 4 gia đình duy trì nghề gốm, họ sản xuất ra bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu. Tuy nhiên để lưu giữ một làng nghề truyền thống không phải là câu chuyện đơn giản. Khó khăn chính là những thế hệ để truyền nghề, thêm vào đó là sự cạnh tranh của đồ nhựa, mặt hàng kim loại…, đang lấn át thị trường trong khi mẫu mã của đồ gốm, sành không có nhiều thay đổi.
Bên cạnh đó, trong làng gốm Hương Canh rất nhiều gia đình muốn quay lại làm nghề nhưng không có vốn, không có địa điểm nên chẳng biết làm gì thêm.
Mặc dù khó khăn nhưng các nghệ nhân làng gốm truyền thống vẫn giữ gìn, phát triển màu sắc đặc trưng của làng nghề làm gốm, sành Hương Canh. Gốm sành Hương Canh ngày nay không chỉ đơn thuần là những mặt hàng thô sơ mà ngày càng tinh xảo, trở thành cái hồn của quê hương, gần gũi hơn với cuộc sống hiện đại. Và các nghệ nhân của làng gốm sẽ mãi mãi lưu giữ những giá trị cổ truyền này.
Từ khóa » đồ Gốm Hương Canh
-
Gốm Hương Canh: Home
-
Làng Gốm Hương Canh Vĩnh Phúc - điểm đến Hấp Dẫn Cho Du Khách?
-
Làng Gốm Hương Canh - Du Lịch Vĩnh Phúc
-
Gốm Hương Canh - Sức Sống Của Một Làng Nghề Thủ Công Truyền ...
-
Gốm Hương Canh - Thảo Cầm Viên - Saigon Zoo & Botanical ...
-
Duyên Thầm Gốm Sành Hương Canh - Báo Nhân Dân
-
Làng Gốm Hương Canh Vĩnh Phúc ở đâu?
-
Gốm Sành Hương Canh - Home | Facebook
-
Khám Phá Vĩnh Phúc| Độc đáo Gốm Sành Hương Canh - YouTube
-
Làng Gốm Hương Canh - Làng Gốm Cổ Sành Có Tuổi đời Hơn 300 Năm
-
Giữ Lửa Lò Gốm Hương Canh
-
Du Lịch Vĩnh Phúc Khám Phá Làng Gốm Hương Canh
-
Làng Gốm Hương Canh Vĩnh Phúc Có Phải Là điểm đến Hấp Dẫn Cho ...