Đặc Sản Bò Một Nắng Chấm Muối Kiến Vàng Trên Vùng “chảo Lửa”

Ngược về vùng "chảo lửa" Krông Pa vào những ngày đầu hè, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến người dân làm nên đặc sản bò một nắng. Giữa cái nắng 40 độ, nhưng trên mái nhà những người phụ nữ vẫn miệt mài phơi khô những miếng thịt khổ lớn.

Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng trên vùng “chảo lửa” - Ảnh 1.

Để có được đặc sản bò một nắng phải dùng đùi và bắp của bò tơ

Theo đó, với khoảng 70.000 con, huyện Krông Pa là huyện có đàn bò lớn nhất tỉnh Gia Lai. Với khí hậu nắng nóng cùng nguồn thịt bò lớn, tận dụng lợi thế này những người phụ nữ ở vùng "chảo lửa" đã làm nên đặc sản bò một nắng đậm đà, khó quên.

  • img

    Đặc sản: Con kêu, rống nghe "nẫu cả ruột" mà dân phố vẫn mê "săn"

Vừa trở miếng thịt bò đang hong khô trên mái tôn, chị Phạm Thị Bình (trú tại huyện Krông Pa) tranh thủ chia sẻ: "Đặc sản bò một nắng Krông Pa có xuất xứ từ những người dân tộc Jrai. Cụ thể, trước đây khi làm thịt gia súc, ăn không hết nên người dân thường đem phơi nắng, gác bếp bảo quản để có thể dùng được lâu. Bò một nắng ở đây rất ngon bởi vì được làm từ loại bò cỏ nên thịt rất dai và ngọt tự nhiên...".

Theo chị Bình, đặc sản bò một nắng đều được làm từ đùi và bắp của bò tơ. Sau đó, thái từng miếng lớn như bàn tay rồi ướp với các gia vị gồm muối, ớt, tỏi, sả, vừng…và đem phơi dưới nắng vàng.

Mỗi năm, gia đình làm và bán gần 1 tấn thịt bò một nắng. Nếu trừ hết chi phí, gia đình lãi từ 100 – 200 triệu đồng/năm. Thường đắt khách là vào thời điểm dịp tết, tiêu thụ từ 3 – 4 tạ thịt bò/tuần.

Tương tự, chị Phạm Thị Thảo (trú tại thôn Mới, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa) là hộ gia đình đã có thâm niên với nghề làm bò một nắng.

Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng trên vùng “chảo lửa” - Ảnh 2.

Sau khi thái từng miếng thì nêm các gia vị như sả, hạt nêm, bột ngọt...

Theo chị Thảo, mỗi năm gia đình chị làm khoảng 1 tấn thịt bò thành phẩm nhằm phục vụ cho người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh lân cận. Từ khâu chọn bò đến việc giết mổ đều do gia đình tự làm hết. Cũng vì vậy nên khách hàng khá là tin tưởng, cứ đến tết là họ luôn chủ động gọi điện để đặt trước.

Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng trên vùng “chảo lửa” - Ảnh 3.

Khi chế biến để thịt bò đậm đà, thơm ngon phải ướp đúng, vừa và đủ

"Thông thường, để làm ra một 1 kg thịt bò một nắng cần từ 1,5-1,7 kg thịt bò tươi. Chính vì vậy, giá của loại đặc sản này khá cao dao động từ 450.000đ-550.000 đồng/kg. Khi chế biến để thịt bò đậm đà, thơm ngon phải ướp đúng, vừa và đủ. Nếu mặn khi ăn sẽ mất đi độ ngọt của thịt bò nếu nhạt quá sẽ nhanh hỏng", chị Thảo chia sẻ cách để có đặc sản bò một nắng đậm đà, thơm ngon hơn.

Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng trên vùng “chảo lửa” - Ảnh 4.

Để có đặc sản bò một nắng, những người phụ nữ phải đội nắng hàng giờ trên mái tôn trở thịt

Đặc sản bò một nắng thành phẩm được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, trước khi ăn thì đem ra nướng, đến khi miếng bò cháy vàng, dậy mùi thơm thì đem ra ăn. Đặc biệt để món bò một nắng hấp dẫn hơn, phải có muối kiến vàng. Theo đó, kiến vàng chứa thành phần dinh dưỡng cao. Khi chấm thịt bò với muối kiến vàng sẽ có vị ngọt, thơm của thịt, cay cay của ớt, sả và vị chua tự nhiên của kiến.

Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng trên vùng “chảo lửa” - Ảnh 5.
Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng trên vùng “chảo lửa” - Ảnh 6.

Những mẻ bò một nắng đang được phơi khô

Đặc sản bò một nắng chấm muối kiến vàng trên vùng “chảo lửa” - Ảnh 7.

Để đặc sản bò một nắng đậm đà hơn không thể thiếu muối kiến vàng

Theo người dân ở đây, thời điểm lý tưởng để đi săn kiến vàng là từ tháng 1-3 hàng năm. Trước khi đi, họ phải bịt kín người để tránh kiến đốt rồi dùng sào có cột sẵn lưỡi dao để chặt tổ kiến. Khi cắt tổ kiến vàng xuống phải nhanh tay bỏ vào một cái nồi đang nóng để kiến chết hết. Sau khi bắt về, đem rang kiến sơ trên bếp rồi đem giã với ớt, muối, bột ngọt…để thưởng thức với thịt bò.

Pa Pỉnh Tộp: Đặc sản cá nướng mắc khén Tây Bắc đốn gục mọi du khách

Từ khóa » Bò Một Nắng Krông Pa