Đặc Tính Kỹ Thuật Của Bơm Ly Tâm - Cấp I - Phần 2

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Điều kiện vận hành bình thường (normal conditions)

Điều kiện tại đó sự vận hành diễn ra như thường lệ.

3.2. Điều kiện vận hành định mức (rated conditions)

Quy định điều kiện vận hành tại điểm bảo đảm, bao gồm lưu tốc, cột áp, công suất, hiệu suất, chiều cao hút dương khi làm việc, áp suất, nhiệt độ, tỷ trọng, độ nhớt và tốc độ.

3.3. Điều kiện vận hành (operating conditions)

Tất cả các thông số vận hành (ví dụ, nhiệt độ vận hành, áp suất vận hành) được xác định bởi ứng dụng đã cho và chất lỏng được bơm.

Các thông số này sẽ ảnh hưởng đến kiểu kết cầu và loại vật liệu kết cấu.

3.4. Phạm vi vận hành cho phép (allowable operating range)

Phạm vi các lưu lượng và cột áp tại điều kiện vận hành quy định của bơm khi bị hạn chế bởi khí xâm thực, sự tăng nhiệt, rung, tiếng ồn, độ võng của trục và các chỉ tiêu tương tự khác.

CHÚ THÍCH: Các giới hạn trên và giới hạn dưới của phạm vi được biểu thị bằng lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất.

3.5. Áp sut làm việc lớn nhất cho phép của thân (v) bơm (maximum allowable casing working pressure)

Áp suất lớn nhất tại đầu ra ở nhiệt độ làm việc quy định thích hợp với thân (vỏ) bơm.

3.6. Áp suất thiết kế cơ s (basic design pressure)

Áp suất được rút ra từ ứng suất cho phép ở 20 °C của vật liệu dùng để chế tạo các chi tiết chịu áp lực của bơm.

3.7. Áp suất làm việc lớn nhất tại đầu ra (maximum outlet working pressure)

Tổng của áp suất lớn nhất tại đầu vào với áp suất chênh ở điều kiện vận hành định mức khi sử dụng cánh bơm được cung cấp.

3.8. Áp suất định mức tại đầu ra (rated outlet pressure)

Áp suất trên đầu ra của bơm tại điểm bảo đảm với lưu lượng định mức, tốc độ định mức, áp suất định mức tại đầu vào và tỷ trọng của chất lỏng được bơm.

3.9. Áp suất lớn nhất tại đầu vào (maximum inlet pressure)

Áp suất cao nhất trên đầu vào của bơm trong quá trình vận hành.

3.10. Áp suất định mức tại đầu vào (rated inlet pressure)

Áp suất trên đầu vào dùng cho điều kiện vận hành ở điểm bảo đảm.

3.11. Nhiệt độ lớn nhất cho phép (maximum allowable temperature)

Nhiệt độ liên tục cao nhất cho phép thích hợp với thiết bị (hoặc bất cứ bộ phận nào có liên quan) khi vận hành chất lỏng làm việc đã quy định ở áp suất vận hành quy định.

3.12. Công suất định mức tại đầu vào (rated power input)

Công suất quy định của bơm ở điều kiện định mức.

3.13. Áp suất bít kín động học lớn nhất (maximum dynamic sealing pressure)

Áp suất lớn nhất mong đợi tại các vòng bít kín của trục trong bất cứ điều kiện vận hành quy định nào và trong quá trình khởi động và dừng.

CHÚ THÍCH: Khi xác định áp suất này, nên quan tâm đến áp suất lớn nhất tại đầu vào, áp suất luân chuyển hoặc áp suất phun và ảnh hưởng của các thay đổi khe hở bên trong.

3.14. Lưu lượng nh nhất cho phép (minimum permitted flow)

(1) Đối với dòng chảy ổn định: lưu tốc thấp nhất tại đó bơm có thể vận hành được mà không làm cho các giới hạn tiếng ồn và rung vượt quá các giới hạn quy định trong tiêu chuẩn này.

(2) Đối với dòng nhiệt: lưu tốc thấp nhất tại đó bơm có thể vận hành được và còn duy trì được nhiệt độ của chất lỏng được bơm mà dưới nhiệt độ này chiều cao hút dương có hiệu lực khi làm việc bằng chiều cao hút dương yêu cầu khi làm việc.

3.15. Lượng dư ăn mòn cho phép (corrosion allowance)

Phần chiều dầy thành của các chi tiết do chất lỏng được bơm làm ướt vượt quá chiều dầy lý thuyết yêu cầu để chịu được các giới hạn áp suất cho trong 4.4.2.2 và 4.4.2.4.

3.16. Tốc độ liên tục lớn nhất cho phép (maximum allowable continuous speed)

Tốc độ cao nhất mà nhà sản xuất cho phép vận hành liên tục.

3.17. Tốc độ định mức (rated speed)

Số vòng quay của bơm trên một đơn vị thời gian được quy định để đáp ứng điều kiện định mức.

CHÚ THÍCH: Các động cơ cảm ứng sẽ vận hành ở một tốc độ là một hàm số của tải trọng tác dụng.

3.18. Tốc độ trượt (trip speed)

Tốc độ tại đó cơ cấu vượt tốc khẩn cấp vận hành độc lập để ngắt một động cơ chính.

3.19. Tc độ tới hạn thứ nhất (first critical speed)

Tốc độ quay tại đó tần số riêng của dao động ngang đầu tiên (thấp nhất) của các chi tiết quay tương đương với tần số quay.

3.20. Tải trọng hướng kính thiết kế (design radial load)

Các lực thủy lực hướng kính lớn nhất trên bánh công tác lớn nhất (đường kính và chiều rộng) vận hành trong phạm vi quy định của nhà sản xuất trên đường cong tốc độ lớn nhất của nó khi sử dụng chất lỏng thiết kế (thường là 1000 kg/m3).

3.21. Tải trọng hướng kính lớn nhất (maximum radial load)

Các lực thủy lực hướng kính lớn nhất trên bánh công tác lớn nhất (đường kính và chiều rộng) vận hành tại bất cứ điểm nào trên đường cong tốc độ lớn nhất của nó với tỷ trọng lớn nhất của chất lỏng.

3.22. Độ đảo của trục (shaft runout)

Tổng sai lệch hướng kính được chỉ thị bởi một thiết bị đo vị trí của trục so với thân ổ trục khi trục ở vị trí nằm ngang và được quay bằng tay trong các ổ trục của nó.

3.23. Độ đo mặt mút (face runout)

Tổng sai lệch chiều trục được chỉ thị tại mặt mút hướng kính ngoài cùng của vỏ vòng bít kín trục bởi một thiết bị đo được gắn vào trục và quay cùng với trục khi trục ở vị trí nằm ngang và được quay bằng tay trong các ổ trục của nó.

Mặt mút hướng kính là mặt xác định độ thẳng hàng của bộ phận vòng bít.

3.24. Độ võng của trục (shaft deflection)

Độ dịch chuyển của trục so với tâm hình học của nó do tác dụng của các lực thủy lực hướng kính trên bánh công tác.

CHÚ THÍCH: Độ võng của trục không bao gồm độ dịch chuyển được tạo ra bởi độ nghiêng của trục trong các khe hở của ổ trục, độ uốn cong của trục do sự mất cân bằng của bánh công tác hoặc độ đảo của trục.

3.25. Sự tuần hoàn [circulation (flush)]

Sự trở về của chất lỏng được bơm từ vùng có áp suất cao tới khoang vòng bít bằng đường ống bên ngoài hoặc đường dẫn bên trong để thu nhiệt phát sinh tại vòng bít hoặc để duy trì áp suất dương trong khoang hoặc được xử lý để cải thiện môi trường làm việc đối với vòng bít.

CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp có thể yêu cầu tuần hoàn chất lỏng được bơm từ khoang vòng bít tới một vùng áp suất thấp hơn (ví dụ, đầu vào).

3.26. Sự phun [injection (flush)]

Sự đưa một chất lỏng thích hợp (chất lỏng làm sạch, chất lỏng tương hợp...) từ một nguồn bên ngoài vào trong khoang vòng bít và sau đó vào trong chất lỏng được bơm.

3.27. Sự tôi (quenching)

Sự đưa vào liên tục hoặc gián đoạn một chất lỏng thích hợp (chất lỏng làm sạch, chất lỏng tương hợp...) ở điều kiện khí quyển của vòng bít chính của trục để ngăn chặn không khí hoặc hơi ẩm, để ngăn ngừa hoặc làm sạch các chất lắng đọng (bao gồm cả băng), bôi trơn một vòng bít phụ, dập tắt lửa, pha loãng, đốt nóng hoặc làm nguội chất rò qua.

3.28. Chất lng chắn [barrier liquid (buffer)]

Chất lỏng thích hợp (chất lỏng làm sạch, chất lỏng tương hợp...) được đưa vào giữa hai vòng bít (vòng bít cơ khí và/ hoặc vòng bít mềm).

CHÚ THÍCH: Áp suất của chất lỏng chắn (đệm) phụ thuộc vào sự bố trí vòng bít. Có thể sử dụng chất lỏng chắn để ngăn ngừa không khí thâm nhập vào bơm. Chất lỏng chắn thường dễ bít kín hơn chất lỏng được bơm và/ hoặc ít gây ra nguy hiểm nếu xảy ra sự rò gỉ.

3.29. Ống lót tiết lưu [throttle bush (safety bush)]

Ống lót có khe hở bị hạn chế bao quanh trục (hoặc ống lót trục) tại đầu mút hướng ra ngoài của một vòng bít cơ khí để giảm sự rò gỉ trong trường hợp vòng bít bị hư hỏng.

3.30. Ống lót đệm (throat bush)

Ống lót có khe hở bị hạn chế bao quanh trục (hoặc ống lót trục) giữa vòng bít (hoặc vật liệu bít kín) và bánh công tác.

3.31. V bơm chịu áp lực (pressure casing)

Tập hợp của tất cả các chi tiết tĩnh tại chịu áp lực của một bơm, bao gồm cả các ống nối và các chi tiết khác được gắn vào bơm.

3.32. Vỏ kép (double casing)

Kiểu kết cấu trong đó vỏ bơm chịu áp lực của bơm được tách rời và khác biệt với các phần tử của bơm chứa trong vỏ bơm này.

3.33. Vỏ dạng tang trống (barrel casing)

Dạng riêng biệt của vỏ bơm có kết cấu kiểu vỏ kép.

3.34. Bơm hình trụ thẳng đứng (vertical canned pump)

Bơm trục đứng được lồng vào một vỏ ngoài (dạng thùng hoặc bình) và hút chất lỏng từ trong không gian hình vòng.

3.35. Bơm-động cơ hình trụ thng đứng (vertical canned motor pump)

Một bơm không có các vòng bít trong đó stato của động cơ điện được bít kín đối với rôto bằng cách đặt trong một thùng (bình), rôto này vận hành trong chất lỏng được bơm hoặc trong bất cứ chất lỏng nào khác.

3.36. Tuabin thủy lực vận hành bằng năng lượng thu hồi (hydraulic power recovery turbine)

Bơm được vận hành bằng dòng ngược để cung cấp năng lượng cơ học cho khớp trục, năng lượng này thu được từ sự thu hồi năng lượng thải ra do sự giảm áp suất chất lỏng (và đôi khi từ năng lượng bổ sung được tạo ra do hơi hoặc khí tách ra từ chất lỏng).

CHÚ THÍCH: Đối với các nhánh tuabin thủy lực vận hành bằng năng lượng thu hồi, tất cả các tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này cho hút và xả áp dụng cho đầu ra và đầu vào.

3.37. Sự tách ra hướng kính (radial split)

Sự tách ra khỏi nhau của các mặt đối tiếp trong các mối nối của vỏ bơm theo chiều đi ngang qua đường tâm trục bơm.

3.38. Sự tách ra chiều trục (axial split)

Sự tách ra khỏi nhau của các mặt đối tiếp trong các mối nối của vỏ bơm theo chiều song song với đường tâm trục bơm.

3.39. Chiều cao hút dương khi làm việc (net positive suction head - NPSH)

Cột áp tổng tuyệt đối tại đầu vào vượt quá cột áp tương đương với áp suất hơi liên quan đến mặt chuẩn của chiều cao hút dương khi làm việc (NPSH)

CHÚ THÍCH: NPSH có liên quan đến mặt phẳng chuẩn trong khi cột áp tổng tại đầu vào có liên quan đến mặt phẳng quy chiếu. Mặt chuẩn của NPSH là mặt phẳng nằm ngang đi qua tâm của vòng tròn được vạch ra bởi các điểm ngoài của các cạnh lối vào các lá cánh bánh công tác của bơm; trong trường hợp bơm có hai đường vào với trục thẳng đứng hoặc nghiêng thì mặt chuẩn này là mặt phẳng đi qua tâm cao hơn. Nhà sản xuất/nhà cung cấp nên chỉ ra vị trí của mặt phẳng này đối với các điểm quy chiếu chính xác trên bơm.

3.40. Chiều cao hút dương có hiệu lực khi làm việc (net positive suction head available - NPSHA)

Chiều cao hút dương khi làm việc (NPSH) được xác định bởi các điều kiện lắp đặt đối với một chất lỏng quy định, nhiệt độ và lưu tốc quy định.

3.41. Chiều cao hút dương yêu cầu khi làm việc (net positive suction head required - NPSHR)

Chiều cao hút dương khi làm việc (NPSH) nhỏ nhất của một bơm đạt được tính năng quy định ở lưu tốc và tốc độ quy định (sự xuất hiện của khí xâm thực nhìn thấy được, sự tăng lên của tiếng ồn do khí xâm thực, sự xuất hiện của cột áp hoặc sự giảm hiệu suất, sự giảm cột áp hoặc hiệu suất đi một lượng đã cho...).

3.42. Tốc độ hút riêng (suction specific speed)

Thông số có liên quan đến tốc độ quay, lưu tốc, chiều cao hút dương yêu cầu khi làm việc (NPSHR) được xác định tại điểm có hiệu suất tốt nhất.

3.43. Ổ trục thủy động (hydrodynamic bearing)

Ổ trục mà bề mặt của nó được định hướng với bề mặt đối tiếp của trục sao cho chuyển động tương đối tạo thành một chêm dầu để đỡ tải trọng không cho kim loại tiếp xúc với kim loại.

3.44. Ổ trục đỡ thủy động (hydrodynamic radial bearing)

Ổ trục có kết cấu kiểu ống lót - ngõng trục hoặc kiểu gối nghiêng.

3.45. Ổ trục chặn thủy động (hydrodynamic thrust bearing)

Ổ trục có kết cấu kiểu gót nhiều mảnh hoặc gót nghiêng.

3.46. Giá trị thiết kế (design values)

Các giá trị được sử dụng trong thiết kế bơm nhằm mục đích xác định tính năng, chiều dày thành nhỏ nhất cho phép và đặc tính vật lý của các chi tiết khác nhau của bơm.

CHÚ THÍCH: Nên tránh sử dụng trong bản đặc tính kỹ thuật của khách hàng từ thiết kế trong bất cứ thuật ngữ nào (như áp suất thiết kế, công suất thiết kế, nhiệt độ thiết kế hoặc tốc độ thiết kế) thuật ngữ này nên dành riêng cho người thiết kế và nhà sản xuất/nhà cung cấp thiết bị.

3.47. Hệ số phục vụ của khớp nối trục (coupling service factor)

Hệ số k được dùng để nhân với momen xoắn danh nghĩa TN của bộ dẫn động để thu được momen xoắn danh định Tk = kTN, momen này cho phép có sự dao động theo chu kỳ của momen xoắn từ bơm và/ hoặc bộ dẫn động của bơm và do đó bảo đảm tuổi thọ thích hợp của khớp nối trục.

Xem lại: Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm - Cấp I - Phần 1

Xem tiếp: Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm - Cấp 1 - Phần 3  

Từ khóa » Chiều Cao Hút Của Bơm Ly Tâm Là Gì