Đặc Tính Nhớt Của Chất Lỏng - BLOG THỦY LỰC

Loading...

BLOG THỦY LỰC

Menu
  • ĐẠI CƯƠNG
  • MÁY THỦY LỰC
  • HỆ THỐNG THỦY LỰC
  • BÀI TẬP
  • TÀI LIỆU
    • Tiếng Anh
    • Tiếng Việt
    • Tiếng Nga
    • Bài Báo
Trang chủ Chat Long Thuy Dong Hoc Thuy Luc Co Ban Đặc tính nhớt của chất lỏng

18 Jun 2012

Đặc tính nhớt của chất lỏng Từ khóa Chat Long Thuy Dong Hoc Thuy Luc Co Ban

Đặc tính nhớt của chất lỏng Đặc tính nhớt của chất lỏng luôn phải tính đến trong quá trình tính toán và thiết kế hệ truyền dẫn thủy lực. Ta có thể nhìn thấy nhanh điều này khi chọn chất lỏng làm việc cho hệ, khi tính toán đường ống dẫn, chọn máy bơm, chọn thiết bị lọc, tính toán hao phí,.... Ở bài trước mình đã giới thiệu chung chung các tính chất vật lý của chất lỏng. Trong bài này mình sẽ trình bày cụ thể vào đặc tính nhớt của chất lỏng. Tính nhớt là tính chất của chất lỏng chống lại sự trượt hay dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do xuất hiện nội ma sát giữa các lớp chất lỏng chuyển động tương đối với nhau. Kết quả nghiên cứu chuyển động ổn định của dòng chất lỏng dọc theo một bề mặt phẳng: vận tốc dòng chất lỏng tại điểm xét giảm tỷ lệ với khoảng cách tại đó tới bề mặt phẳng. Tức là vận tốc v=0 khi y=0. Khi đó giữa các lớp chất lỏng xuất hiện ứng suất tiếp tuyến. Đặc tính nhớt của chất lỏng Theo giả thuyết của Niuton thì ứng suất tiếp tuyến giữa các lớp chất lỏng tỷ lệ thuận với gradien vận tốc và phụ thuộc vào loại chất lỏng. Đặc tính nhớt của chất lỏng Ở đó: µ - là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào loại chất lỏng, µ được gọi là độ nhớt động lực học của chất lỏng. Đơn vị [µ]=N.s/m2. Ngoài ra độ nhớt động lực còn tính theo các đơn vị: kg/ms, P (poazo), cP (centipoazo). Chúng ta có mối quan hệ sau. 1 Ns/m2=1 kg/ms =10P =1000 cP Trong công thức trên thành phần dv/dy – đặc trưng cho mức độ dịch chuyển. Như vậy chỉ khi chất lỏng chuyển động mới xuất hiện ứng suất tiếp tuyến. Khi chất lỏng đứng yên coi ứng suất tiếp tuyến bằng 0. Trong kỹ thuật còn sử dụng khái niệm độ nhớt động học, kí hiệu ν. ν = µ/ρ [ν]=m2/s 1 m2/s= 1 St ( Stốc) =100 cSt ( centiStốc) Ngoài các đơn vị chuẩn trên ở một số nước còn có đơn vị đo độ nhớt riêng: Nga dùng độ Engle (0E), Anh dùng giây Redut (“R), Pháp dùng độ Bacbe (0B), Mỹ dùng giây Sebon (“S). Giữa các đơn vị này có công thức chuyển đổi. Đặc tính nhớt của chất lỏng Cần lưu ý rằng khi so sánh độ nhớt của 2 chất lỏng phải dùng cùng một đơn vị độ nhớt ở cùng điều kiện đo. Sự phụ thuộc độ nhớt vào nhiệt độ và áp suất. Nhiệt độ càng tăng thì độ nhớt của chất lỏng càng giảm. (Đối với chất khí lại ngược lại, nhiệt độ càng tăng độ nhớt chất khí càng tăng.) Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ nhớt có thể đánh giá theo công thức sau: Ở đó: µ và µ0 – độ nhớt ứng với nhiệt độ T và T0, β – hệ số tỷ lệ. Sơ đồ biểu diễn sự phụ thuộc như hình dưới: Đặc tính nhớt của chất lỏng Ảnh hưởng của áp suất đến độ nhớt không đáng kể. Nếu p<20 MPa thì không cần xét tới sự thay đổi độ nhớt khi áp suất thay đổi. Sự thay đổi này được mô tả bằng phương trình: ν p= ν (1+kp) ν – độ nhớt ứng với áp suất khí quyển k – hệ số phụ thuộc loại dầu: k=0,002÷0,003 p – áp suất (at) Download Bài Viết (PDF)

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • SmartPay : Mở ví điện tử đơn giản tiện lợi Click xem
  • Pierre Cardin : Sale off cuối năm 50% Click xem
  • MB Android : Miễn phí chuyển khoản tới tất cả các ngân hàng Click xem
Bài liên quan Tác giả Email

Bài liên quan

Trung Dũng

Trung Dũng

Đăng ký nhận tin mới

Bạn sẽ không bõ lỡ bất kỳ bài viết mới nào tại BlogThuyluc.Com, chúng tôi sẽ gửi bạn email bản tin cập nhật hàng tuần

Bài mới hơn Bài cũ hơn

8 comments

avatar Balas Unknown delete 17 January 2013 at 14:39

Bạn có bảng tra thông số độ nhớt của chất lỏng không?Nếu có bạn gửi cho mình qua email: tranbaokhangpt@gmail.comThanks bạn!!

avatar Balas Trung Dũng delete 15 March 2013 at 22:30

Mình có thể tìm tài liệu tiếng Nga giúp và dịch cho bạn. Nhưng mình cần có thời gian. Sẽ mail lại sớm!

avatar Balas BKMA delete 24 May 2013 at 13:47

Bạn có thể cho mình biết mối liên hệ giữa vận tốc dòng chảy và độ nhớt ko, thanks bạn nhiều!

avatar Balas BKMA delete 24 May 2013 at 13:47

Bạn có thể cho mình biết mối liên hệ giữa vận tốc dòng chảy và độ nhớt ko, thanks bạn nhiều!

avatar Balas Trung Dũng delete 7 June 2013 at 22:02

Vận tốc dòng chảy và độ nhớt có liên hệ với nhau. Ở đây còn có sự liên quan tới chảy tầng và chảy rối của chất lỏng. Bạn tìm tài liệu về vấn đề đó sẽ có câu trả lời nhé. Rất tiếc mình chưa biên tập được bài viết nào về chảy tầng và chảy rối

avatar Balas Unknown delete 2 January 2014 at 21:30

bạn nói rõ hơn về tác động của nhiệt độ được không. Dựa vào yếu tố nào để biết được sự tác động đó

avatar Balas Unknown delete 29 July 2014 at 15:24

bài viết rất hay và bổ ích.Các bạn có thể tham khảo các thiết bị đo độ nhớt bên mình:http://thietbidohienlong.blogspot.com/p/blog-page.htmlXin cảm ơn!

avatar Balas Unknown delete 17 December 2015 at 05:26

bạn ơi, cho mình xin tài liệu về độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ. mình thấy bạn quên chưa đưa ra công thức thì phải. Gửi mail cho mình nhé: toanphysicsk56@gmail.com

- Đề nghị gõ tiếng Việt có dấu. - Không nói tục, chửi bậy. Không spam, quảng cáo.- Chỉ bàn luận tập trung vào vấn đề của bài viết.< Các nhận xét không đúng yêu cầu sẽ bị xóa > EmoticonEmoticon

Subscribe to: Post Comments (Atom)

POPULAR POSTS

  • [Thủy động học] Phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng [Thủy động học] Phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng Do bận làm đồ án tốt nghiệp nên hiện tại mình chỉ có thể post mỗi tuần 1 bài. Dù sao thì blog trẻ nên vẫn cần độ thường xuyên. :D. Quay về...
  • [Ebook] Điều khiển tự động thủy lực khí nén - Uông Quang Tuyến [Ebook] Điều khiển tự động thủy lực khí nén - Uông Quang Tuyến Đây là tuyển tập bài giảng Điều khiển tự động thủy lực khí nén của THS. Uông Quang Tuyến – 2009. Một tập bài giảng phục vụ giảng dạy, khá...
  • Hệ thống thủy lực máy xúc đào Hệ thống thủy lực máy xúc đào ( Tài liệu sưu tầm: tác giả - KS. Nguyễn Đình Trọng ) Hệ thống thuỷ lực trên máy xúc đào gồm một số chi tiết chính sau: thùng dầu thuỷ l...
  • Hệ điều khiển thủy khí nén: Sơ lược và phạm vi ứng dụng Hệ điều khiển thủy khí nén: Sơ lược và phạm vi ứng dụng   Ở các bài trước mình đã giới thiệu với các bạn ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển thủy khí nén . Hôm nay mình sẽ giới thiệu cụ thể ...
  • [Thủy Tĩnh Học] Phương trình cơ bản thủy tĩnh học [Thủy Tĩnh Học] Phương trình cơ bản thủy tĩnh học Khi nghiên cứu thủy tĩnh học, người ta coi chất lỏng ở trạng thái yên tĩnh tương đối, nghĩa là khối chất lỏng trong một không gian có gi...
  • Thiết lập phương trình Euler tĩnh Thiết lập phương trình Euler tĩnh Trong bài này mình sẽ giấy thiệu về cách xây dựng phương trình vi phân cân bằng của chất lỏng tĩnh, hay còn gọi là phương trình Euler tĩ...
  • Phanh thủy lực trên ô tô - Phần 2: Trợ lực thủy khí nén Phanh thủy lực trên ô tô - Phần 2: Trợ lực thủy khí nén ( Nguồn OTO-HUI.com) Nhược điểm cơ bản nữa của hệ thống phanh thuỷ lực cổ điển và hệ thống dẫn động phanh thuỷ lực nói chung là lực ph...
  • Áp lực chất lỏng lên thành cong Áp lực chất lỏng lên thành cong Trong bài trước mình đã giới thiệu cách xác định áp lực và điểm đặt của lực lên thành phẳng. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta gặp không...
  • Áp lực chất lỏng lên thành phẳng Áp lực chất lỏng lên thành phẳng Trong xây dựng thủy lợi, xây dựng đê đập kênh mương, hoặc khi xây dựng các bể chứa luôn cần tính toán áp lực tác dụng của chất lỏng lê...
  • Các tính chất của áp suất thủy tĩnh Các tính chất của áp suất thủy tĩnh           Các lực tác dụng lên chất lỏng Trong môi trường chất lỏng tĩnh chất lỏng luôn chịu tác động của ngoại lực, như chúng ta đ...

ƯU ĐÃI TẾT 2023-CLICK NHANH

Đăng ký nhận tin

Bạn sẽ không bõ lỡ bất kỳ bài viết mới nào tại Blog Thủy Lực, chúng tôi sẽ gửi bạn email bản tin cập nhật hàng tuần

LABELS

  • Bom Thuy Luc
  • Ebook
  • Hydraulic Machine
  • Hydraulic System
  • Mach Thuy Luc
  • May Thuy Luc
  • Thuy Luc Co Ban
  • Thuy Luc Ung Dung
  • Van Thuy Luc

LƯU TRỮ

  • ▼  2012 (38)
    • ▼  June (9)
      • Van giảm áp : Phân loại, cấu tạo và nguyên lý
      • Van tiết lưu - Phần 2
      • Van tiết lưu - Phần 1: Phân loại và Cấu tạo
      • Ống dẫn thủy lực - Phần 3: Tính toán ống dẫn
      • Ống dẫn thủy lực - Phần 2: Mối nối thủy lực
      • [Ebook] Hệ thống truyền động thủy khí - Trần Xuân Tùy
      • Đặc tính nhớt của chất lỏng
      • Thí nghiệm của Reynolds và chế độ chảy của chất lưu
      • Hệ điều khiển thủy khí nén: Sơ lược và phạm vi ứng...

Link Hay

  • DientuVietnam
  • Hydraulics.VN
  • MESLAB.org
  • OTO-HUI.com
  • Thibivi.com
  • Thietbithuyluc

Pages

  • ABOUT
  • Tài Liệu - Giáo Trình
  • Liên Kết

LIÊN KẾT

  • SHARE99.NET
  • Học Gemini CAD
  • Blog Cơ Khí Bình Sơn
  • Free books
  • Thư viện thủ thuật
  • A! Tiếng Anh
  • Tôi Yêu CNTT
  • BKsharing
  • EBOOKBKMT
  • Bình Tích Áp
  • Bình Tích Áp Varem
  • Liên Kết với Blog này

    Liên hệ

    Name Email * Message *

    Like this blog? Keep us running by whitelisting this blog in your ad blocker.

    This is how to whitelisting this blog in your ad blocker.

    Thank you!

    ×

    Từ khóa » độ Nhớt Của Chất Lỏng Là Gì