Đặc Tính Sinh Học Của Cuốn Chiếu - PestsInsider

Skip to content
1. Đặc điểm và cấu tạo chung

Cuốn chiếu là tên gọi nhóm động vật nhiều chân thuộc ngành Chân khớp (Arthroporado). Tiếng Anh  gọi nhóm này là “triệu chân” (Millipede). Mặc dù việc phân đốt của cuốn chiếu rất rõ ràng nhưng những đốt mà ta quan sát thấy thực tế được cấu tạo từ 2 đốt nhỏ hơn. Do vậy, người ta còn gọi cuốn chiếu là động vật có đốt kép (diplosegments) [1]

2. Nguồn thức ăn

Phần lớn các loài cuốn chiếu có nguồn thức ăn là thực vật, cụ thể là những phần cây, lá mục hoặc trộn lẫn trong đất. Chúng có vai trò quan trọng trong việc phân hủy xác thực vật chết trong hệ sinh thái. Trong quá trình này, chúng vô tình cung cấp CO2 cho đất góp phần làm đất màu mỡ giàu dinh dưỡng.[2]

Một số loài cuốn chiếu có nguồn thức ăn là các loài chân khớp nhỏ khác như côn trùng, rết hay giun đất. Một số loài cuốn chiếu có phần phụ miệng nhọn như chiếm kim tiêm, giúp chúng hút dịch quả.

Hệ tiêu hóa của cuốn chiếu có dạng một đường ống đơn giản với hai tuyến nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn. Nhiều loài cuốn chiếu dùng nước bọt thấm ướt và làm mềm thức ăn trước khi ăn chúng. [3]

3. Môi trường sống

Cuốn chiếu sống ngoài trời hoặc ở những nơi ẩm ướt và tối. Chúng ẩn náu vào ban ngày dưới lá cây, cây và các cành lá mục, hoặc trong các vết nứt và kẽ hở. Cuốn chiếu hoạt động mạnh nhất vào ban đêm khi độ ẩm cao hơn hoặc khi có sương. [4]

Đôi khi có một vài cá thể đi lạc vào nhà, nhưng chúng thường chết nhanh chóng vì điều kiện khô hạn và thiếu thức ăn. Khi nguồn thức ăn bị cạn kiệt hoặc nơi sống của chúng trở nên quá ẩm ướt hoặc quá khô một số lượng lớn cuốn chiếu cũng sẽ di cư lên khu vực cao hơn (ít ẩm ướt hơn). [2]

4. Sinh Sản

Mỗi lứa cuốn chiếu đẻ chừng 10-300 trứng, tùy theo loài, và trứng được thu tinh ngay khi đẻ bằng tinh trùng tích chứa trong âm hộ. Nhiều loài cuốn chiếu bỏ mặc trứng trên đất ẩm hay các vụn mục hữu cơ, nhưng một số loài khác xây tổ bảo vệ trứng bằng phân khô. [1]

Trứng cuốn chiếu sẽ nở trong vòng vài tuần và cuốn chiếu mới đẻ thường chỉ có 3 cặp chân, theo sau đó là 4 đốt không chân. Khi lớn lên, cuốn chiếu lột xác nhiều lần, sau mỗi lần lột xác thì số đốt và số chân tăng dần lên. Một số loài chỉ lột xác trong các hang đào được chuẩn bị đặc biệt – các hang này cũng là nơi trú ẩn trong mùa khô hạn – và đa số loài sau khi lột xác sẽ ăn luôn phần vỏ cũ. Tuổi thọ cuốn chiếu thường kéo dài từ 1-10 năm, tùy loài. [3]

5. Tập tính tự bảo vệ

Do tốc độ di chuyển chậm và thiếu khả năng cắn, đốt,nên khi bị đe dọa phương pháp tự vệ chủ yếu của chúng là cuộn tròn cơ thể thành hình xoắn ốc. Nhiều loài cuốn chiếu có thể tiết ra một số chất độc hay khí hidro xyanua thông qua các lỗ siêu nhỏ tại các tuyến tiết mùi thơm dọc theo hai bên cơ thể [5].

Đối với con người, nọc độc của cuốn chiếu không nguy hiểm. Chúng thường chỉ gây ra những tác động nhỏ, chủ yếu là làm mất màu da. Tuy nhiên một số nọc độc mạnh hơn có thể gây đau nhức, phù, ban đỏ, rộp da, eczema và nứt da. [1]

6. Biện pháp ngăn chặn

Cuốn chiếu thường ít khi cần được kiểm soát vì chúng không gây hư hại và ít gây nguy hiểm cho con người. Một số ít cá thể xuất hiện bên trong có thể được quét ra ngoài. Việc bịt kín các vết nứt và các khe hở thông ra bên ngoài giúp ngăn chặn cuốn chiếu xâm nhập. Thông thường các cuộc xâm nhập sẽ kết thúc trong vòng vài ngày. [2]

Loại bỏ những nơi ẩn náu ẩm ướt xung quanh sẽ giết chết và làm giảm số lượng cuốn chiếu. Điều này bao gồm việc loại bỏ gỗ mục nát, cỏ mục và lá cây ở khu vực xung quanh. Kiểm tra khu vực tầng phụ hoặc tầng hầm nếu đang bị ẩm quá mức hãy thực hiện các biện pháp làm khô các khu vực này. Để hạn chế phân bón trong khu vực vườn, hãy giảm lớp phủ và các chất hữu cơ khác và tránh độ ẩm quá cao. [2]

Nguồn Tham Khảo:

[1]: Wikipedia. [Online]. Available: https://en.wikipedia.org/wiki/Millipede#cite_ref-Milliped_or_Millipede_1-0..[2] K. Windbiel-Rojas, “UC IPM,” University of California, [Online]. Available: http://ipm.ucanr.edu/PMG/PESTNOTES/pn7472.html. [Accessed 06 2021].[3] R. D. Barnes, “Invertebrate Zoology,” Holt-Saunders International., 1982, p. 818–825.[4] I. S. University. [Online]. Available: https://hortnews.extension.iastate.edu/millipedes.

Post navigation Previous PostNext Post

Categories

  • An Toàn Thực Phẩm
  • Covid-19
  • Động Vật Gây Hại
  • Ethylene Oxide
  • Food Safey
  • IPM
  • Kiểm Soát Chim
  • Kiểm Soát Côn Trùng
  • Loài Khác
  • Pest Management

Recent Posts

  • Các loại Côn Trùng Gây Hại
  • Nếu kiến chúa chết thì sao?
  • Những Mối Nguy Từ Côn Trùng Phổ Biến tại Các Nhà Máy Thực Phẩm : Biện pháp Phòng ngừa Hiệu quả
  • Hướng Dẫn Chọn Dịch Vụ Kiểm Soát Côn Trùng
  • Những Điều Cần Biết Về Kiểm Soát Côn Trùng

Từ khóa » Các Loài Cuốn Chiếu