Đặc Tính Sinh Vật Học Của Cây Dó Bầu - Trầm Tuệ
Có thể bạn quan tâm
Hơn 10 năm trước, cây dó bầu được biết đến như một loại cây hái ra tiền. Người dân nhiều địa phương đổ xô trồng cây dó bầu để cấy trầm, ôm giấc mơ thu tiền tỉ. Song giấc mơ ấy khó thành vì không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính sinh vật học của cây để chăm sóc đúng cách. Trong bài viết này, Trầm Tuệ sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức quan trọng về cây dó bầu - sản vật quý giá của Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường quốc tế, nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khi bị khai thác quá mức.
Cây dó bầu là cây gì?
Cây dó bầu có tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, thuộc giới Plantae, bộ Malvales, họ Thymelaeaceae, chi Trầm Aquilaria, loài lớp cây gỗ lớn Magnoliopsida. Cây dó bầu có rất nhiều tên gọi tùy theo mỗi địa phương như: cây dó trầm, cây bầu hương, cây tóc. Một số tài liệu cổ viết là cây gió bầu. Đây là một trong những loài thực vật đặc hữu, có giá trị kinh tế rất lớn với mục đích chủ yếu là khai thác trầm hương và kỳ nam - tinh dầu thơm vô cùng quý hiếm, được hình thành từ nhựa của cây dó bầu. Trầm hương là một nguyên liệu đặc biệt được sử dụng trong tôn giáo, công nghệ mỹ phẩm, dược liệu và chế tác đồ thủ công mỹ nghệ.
Khu rừng nguyên liệu cây dó bầu của Trầm Tuệ
Với giá trị kinh tế cao và nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trầm hương tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Các quần thể dó bầu đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng do sự khai thác quá mức và bừa bãi của con người. Từ những năm 1980, loài A. malaccensis đã được đưa vào Sách đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) là một loài bị đe dọa nghiêm trọng (IUCN, 1994). Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu các loại trầm hương chất lượng cao, trong đó các loại trầm này hầu hết đều có nguồn gốc từ loài dó bầu (A. crassna (Pierre). Theo Công ước về Thương mại Quốc tế những loài động, thực vật hoang dã nguy cấp - Công ước Washington (Convention on International Trade in Endangerd Species of Wild Fauna and Flora - CITES), loài dó bầu này nằm ở Phụ lục II trong danh sách các loài đang bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng.
Đã có rất nhiều biện pháp được triển khai để bảo vệ loài dó bầu. Năm 1995, dự án Rainforest đã được triển khai với loài dó bầu để tăng diện tích đất trồng và sử dụng bền vững trầm hương. Dự án Tree seed được triển khai năm 1997 tại tỉnh Hà Tĩnh về việc thử nghiệm khai thác trầm hương. Hiện nay, loài dó bầu tự nhiên đang được bảo vệ một cách nghiêm ngặt và nghiên cứu để trồng rộng rãi trên cả nước.
Phân loại cây dó bầu
Chi Trầm Aquilaria gồm 24 loài khác nhau, tuy nhiên chỉ có 17 loài có khả năng cho trầm hương gồm: A. banaensis, A. bancava, A. baillonii, A. beccariana, A. borneesis, A. crassna, A. cummingiana, A. filaria, A. gollocha, A. grandiflora, A. hirta, A. khasiana, A. microcarpa, A. rostrata, A. rugosa, A. sinensis hoặc A. chinesis. Trong đó, loài A. rugosa được TS. Lê Công Kiệt và TS. Paul Kessler người Hà Lan tìm thấy ở cao nguyên Trung Bộ vào năm 2005. Đây là loài thứ 4 ở Việt Nam và thứ 25 trên thế giới.
Chi dó trầm được tìm thấy rộng khắp châu Á nhưng phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Ở nước ta hiện đã phát hiện ra 6 loài dó có khả năng sinh trầm trong thân cây, đó là: A. crassna (dó bầu, dó tía, dó trắng), A. baillonii (dó gạch), A. rugosa (dó quả nhăn), A. malaccensis (dó Mã Lai), A. sinensis (dó Trung Quốc), A. banaensis (dó bà nà). Các cây dó phân bố rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, rừng ẩm nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đặc biệt là từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Tây Nguyên, An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc.
Trong số các loài có khả năng tạo trầm thì A. crassna là loài cây được trồng phổ biến nhất do có khả năng tạo ra loại trầm hương và kỳ nam tốt nhất thế giới.
Đặc điểm sinh trưởng của cây dó bầu
Thân cây
Dó bầu là một loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30-40 m, phổ biến nhất là từ 15-25 m, đường kính thân đạt 60-80cm, thân thẳng. Đôi khi có rãnh dạng lòng máng, vỏ ngoài nhẵn, màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (cellulose), nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên, tách ra khỏi thân. Thịt gỗ màu vàng nhạt, chất gỗ mềm có tỉ trọng 0.395. Cành mảnh, cong queo, màu vàng xám hay nâu nhạt, phủ lông mềm hoặc nhẵn, tán thưa.
Lá cây
Lá đơn, mọc cách (so le), có hình bầu dục, hình trứng, hay hình ngọn giáo, nhọn ở gốc thon hẹp ở đầu. Phiến lá mỏng dài 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Mặt trên phiến lá nhẵn bóng, có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn có lông mịn. Cuống lá dài từ 4-5 mm, cũng có lông. Gân bên 15 - 18 đôi, thay đổi thất thường.
Lá cây dó bầu là nguyên liệu chế biến trà trầm
Hoa
Hoa lưỡng tính, hoa tự hình tán hoặc chùm mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu vàng lục, trắng tro hoặc vàng xám. Cuống cụm hoa mảnh, dài 2-3 cm. Đài hợp ở phần dưới, hình chuông (loa kèn) có lông ở miệng.
Hoa cây dó bầu màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám
Quả
Quả nang gần giống hình trứng ngược hoặc hình quả lê hơi dẹp, dài 4 cm, rộng 2,5 -3 cm, dày 2 cm. Phía ngoài có lông mềm, thưa, ngắn; mặt trong gần như nhẵn. Phần phụ dạng cánh hoa, gốc bầu có tuyến mật. Vỏ quả mở thành 2 mảnh xốp, khi chín tự tách ra, thường mỗi quả chỉ có 1-2 hạt. Mùa hoa vào tháng 7, 8. Quả chín vào tháng 9, 10.
Hạt
Có 2 phần, phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở phía dưới. Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên trong mềm có chứa nhiều dầu. Một đặc điểm cần chú ý là hạt dó bầu có đời sống rất ngắn (short-lived), không lưu trữ lâu ngày được. Trong tự nhiên khi hạt chín và rụng xuống đất nếu gặp điều kiện độ ẩm thích hợp sẽ nảy mầm ngay. Việc lưu trữ hạt kéo dài quá 1 tuần lễ, tỉ lệ nảy mầm sẽ giảm 80% hoặc không nảy mầm.Dó bầu sinh trưởng rải rác trong rừng thường xanh ẩm nhiệt đới, nguyên sinh hoặc thứ sinh, trên sườn núi hoặc trên đất bằng ở độ cao 50 - 1000m có khi lên tới 1200m so với mặt biển. Ở nước ta, dó bầu thường phân bố rải rác trên sườn núi có độc dốc nhỏ, thoát nước. Trong quần xã của dó bầu thường gặp các cây gỗ lớn: Táu, huỳnh, gụ mật... Đôi khi cũng gặp cây dó bầu mọc trong rừng thứ sinh cùng các loài thánh thật, mò lưng bạc, bưởi bung, mít nài và ràng ràng.Dó bầu (A. crassna) ưa đất feralit điển hình, feralit trên núi phong hóa từ đá kết, đá phiến hay đá granit. Lớp đất mặt trung bình hay mỏng, hơi ẩm, chua hoặc gần trung tính (pH vào khoảng từ 4 - 6).
Quả cây dó bầu gần giống hình trứng ngược hoặc hình quả lê, dài 4 cm, đường kính 2,5 - 3cm, có lông mềm, ngắn, mang dài, khi nứt làm 2 mảnh, thường mỗi quả chỉ có 1-2 hạt
Giá trị kinh tế và sinh thái của cây dó bầu
Giá trị kinh tế quan trọng nhất của cây dó bầu là để khai thác trầm hương. Từ thời xa xưa, trầm hương đã được coi là sản vật hết sức quý hiếm. Ngày nay trầm hương vẫn là lâm sản ngoài gỗ có giá trị thương mại quốc tế lớn. Trên thế giới, trầm hương được sử dụng để chưng cất tinh dầu trầm - một chất định hướng quan trọng trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại mỹ phẩm cao cấp. Tinh dầu trầm có giá trị đặc biệt, được dùng trong công nghệ chế biến các loại chất thơm và nước hoa cao cấp. Trầm hương là sản phẩm văn hóa vật chất tín ngưỡng tâm linh của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại từ xa xưa đến thời nay.
Theo Công ước về Thương mại Quốc tế những loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, khối lượng mua bán trầm hương trên thị trường thế giới thời kỳ 1995 - 1997 khoảng 1350 tấn. Giá mua bán trầm hương được tính theo kg tùy thuộc vào chất lượng. Giá bán trầm tại thị trường Dubai (Arabia Saudi) vào năm 1993 dao động từ 27 đô la Mỹ/kg (loại thấp nhất) đến 10.000 đô la Mỹ/kg (loại tốt nhấp). Theo ước tính của LIên hiệp Khoa học sản xuất tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm Việt Nam thì những năm từ 1980 đến 1990, khối lượng trầm hương các loại đã bị khai thác và xuất khẩu từ nước ta khoảng 300 tấn.
Cây dó bầu tạo trầm
Trong đó có 2000 kg trầm từ loại 1 - 4 trị giá khoảng 1,5 triệu USD và 300.000 kg trầm loại 5 - 9 trị giá khoảng 4,5 triệu USD. Đặc biệt là 200g kỳ nam loại 1 - 3 trị giá 0,5 triệu USD và tới 2800 kg kỳ nam loại 4 - 8 trị giá 2,52 triệu USD. Với giá trị kinh tế cao, trầm hương đã đem đến những hứa hẹn triển vọng cho ngành sản xuất lâm nghiệp khi 1 ha trồng cây dó bầu, tạo trầm hương có thể làm ra giá trị 1,5 - 1,8 tỷ đồng/10 năm. Bình quân giá trị tạo ra 150 - 180 triệu/ha/năm, trong đó lợi nhuận từ 50 - 60%.
Phân bố cây dó bầu
Trên thế giới
Trong tự nhiên, chi Trầm Aquilaria phân bố khắp các nước vùng châu Á từ Trung - Cận Đông, Nam Á, Trung Quốc cho đến các nước Đông Nam Á.
Ở vùng Trung - Cận Đông, cây dó bầu mọc nhiều trên những rặng núi hiểm trở phía Nam Ả Rập. Ở Trung Quốc, cây mọc tập trung ở một số tỉnh phía Nam, nhiều nhất là Quảng Đông và Hải Nam, nhưng chất lượng trầm không cao (Thổ Trầm). Vùng này có 3 loài chính, đó là: A. grandiflora Bth, A. sinensis Merr, A. yunnanensis S.C. Huang. Ở vùng Nam Á có nhiều ở Ấn Độ, chủ yếu là loài A. khasiana H. Hallier.
Vùng Đông Nam Á bao gồm các quốc gia:
- Malaysia: có 4 loài: A. beccariana van Tiegh, A. microcarpa Baill, A. hirta Ridl và A. rostrata Ridl
- Thái Lan: chủ yếu là loài A. subintegra Ding Hou
- Indonesia: tập trung chủ yếu ở đảo Sumatra, có 4 loài: A. beccariana van Tiegh, A. hirta Ridl, A. microcarpa Baill, A. moszkowskii Gilg
- Philippin: bao gồm các loài: A. cumingiana (Decne) Ridl, A. filaria (Oken) Merr, A. apiculata Merr, A. acuminate (Merr.) Quis
- Singarpore: chủ yếu là loài A. hirta Ridl
- Campuchia: cây dó bầu thường mọc phân tán trong các khu rừng nằm ven biển, có 2 loài chính là: A. crassna Pierre ex Lecomte, A. baillonii Pierre ex Lecomte
Ở Việt Nam
Dựa vào những mẫu vật được thu thập và lưu trữ từ thông báo về các nguồn trầm hương và tài liệu điều tra, cây dó bầu phân bố dọc theo dãy Trường Sơn suốt chiều dài đất nước.- Miền Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc
- Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (Diên Khánh). Tây Nguyên: tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắk những vùng có trầm hương được biết là An Khê, A Yunpa, Đaktô, Mang Yang, Sa Thầy, Đakley và có nhiều ở Kon Plong với mật độ khá dày
- Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, đảo Phú Quốc. Tại tỉnh Lâm Đồng, người ta cũng tìm thấy trầm hương ở Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lộc. Tại tỉnh Thuận Hải, còn gặp nhiều trầm hương ở vùng rừng Tánh Linh, Đức Linh, Ninh Sơn (Tây Phước, Phước Đại, Phước Thắng, vùng rừng núi cao Ma Nhiêu, xã Trà Co), Ninh Hải (Phước Chiến, Phước Kháng). Cho đến nay, người ta biết được dó bầu mọc nhiều ở đảo Phú Quốc và gần đây đã tìm thấy có những gốc trầm khá lớn với những cây tái sinh từ hạt ở vùng rừng Bảy Núi, tỉnh An Giang.
Cây giống dó bầu
Qua bài viết trên, Trầm Tuệ hi vọng đã cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích về cây dó bầu. Từ đó thêm trân quý một loại cây vô cùng quý hiếm mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Các bạn có thể tham khảo chuyên mục: Câu chuyện Trầm hương để tìm đọc các bài viết chuyên sâu và hình ảnh chân thực được chúng tôi ghi lại tại các vùng nguyên liệu của công ty.
Tham khảo:
- Sách tư liệu quý về trầm hương
- Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 30, Số 4 (2014) 58-64 | Nghiên cứu đánh giá quần thể dó bầu (Aquilaria crassna Pierre) tại Việt Nam bằng chỉ thị phân tử ISSR - Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen và Phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ Sinh học, VAST trong giai đoạn 2010-2014 thuộc đề tài Quỹ Khoa học Quốc gia về Khoa học và Công nghệ (Nafosted) - Vũ Huyền Trang, Hoàng Đăng Hiếu, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà
- Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Sử dụng các kỹ năng sinh học phân tử trong phân tích đa dạng và định dạng loài của tập đoàn cây dó bầu (Aquilaria sp.) tại Hà Tĩnh - Hoàng Đăng Hiếu
- Sự thật về cách tạo trầm hương từ cây dó bầu
- Trầm hương là gì? Hé lộ những bí mật ẩn giấu của trầm hương
- Ý nghĩa và công dụng vòng tay trầm hương 108 hạt
- 5 cách nhận biết vòng tay trầm hương thật - giả chính xác nhất từ chuyên gia
- Trầm hương sánh chìm là gì? Sự thật về vòng tay trầm hương sánh chìm
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT
Từ khóa » Cây Gió Bầu Là Gì
-
Chi Dó Trầm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Dó Bầu Là Gì ? Tại Sao Cây Dó Tạo được Trầm Hương ?
-
Cây Gió Bầu Là Cây Gì? 5 Thông Tin Chưa Ai Biết Về Cây Dó Bầu
-
Cây Gió Bầu Là Gì? Cây Dó Bầu Tạo Nên Trầm Hương Như Thế Nào?
-
Cây Dó Bầu Là Gì? 4 điều Cần Biết Về Cây Dó Bầu - Top10tphcm
-
Cây Gió Bầu Là Gì? Cây Dó Bầu Tạo Nên Trầm Hương Như Thế ...
-
Cây Trầm Hương (Dó Bầu): Đặc Điểm, Tác Dụng Và Nguồn Gốc
-
3 Tác Dụng Của Cây Dó Bầu Cực Kì Quý Giá Sẽ Làm Bạn Bất Ngờ
-
Cây Giống Trầm Hương- Cây Dó Bầu. Cách Trồng Và Khai Thác
-
Cây Dó Bầu Là Cây Gì? Có Tác Dụng Gì? Cây Dó Tạo Trầm Hương Như ...
-
Trà Thảo Dược Làm Từ Lá Cây Gió Bầu | Cổng Thông Tin điện Tử
-
Vỡ Mộng Dó Bầu - Báo Thanh Niên
-
Khám Phá Sự Thật Và Công Dụng đặc Biệt Của Cây Dó Bầu