ĐẶC TÍNH TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONG HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Công nghệ thông tin >>
- Hệ thống thông tin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.65 KB, 23 trang )
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TIỂU LUẬNMôn: HỆ TIN HỌC PHÂN TÁNĐề tài: ĐẶC TÍNH TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONG HỆ TIN HỌC PHÂN TÁNCán bộ hướng dẫn: PGS.TS LÊ VĂN SƠN Học viên thực hiện: NGUYỄN VŨTiểu luận môn Hệ tin học phân tánĐà nẵng, tháng 7 năm 2009Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 2Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánLỜI GIỚI THIỆUHệ tin học phân tán là lĩnh vực còn khá mới mẽ, nhưng những ứng dụng của nóngày càng rộng rãi, giải quyết hiệu quả nhiều bài toán mà hệ tin học tập trung khôngđáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng được một phần. Hiện tại, các nội dung mang tính lý thuyết nguyên lý của hệ tin học phân táncòn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để và đang là mục tiêu khám phá củanhiều nhà nghiên cứu về công nghệ thông tin.Với mong muốn tìm hiểu nắm vững các nội dung nguyên lý của hệ tin học phântán để có thể triển khai được các ứng dụng phân tán trong thực tế, bài tiểu luận mônhọc "Hệ tin học phân tán" là cơ hội tốt để cho tôi tìm hiểu về lĩnh vực này.Với nội dung tìm hiểu của đề tài là "hoàn thiện các kỹ thuật đảm bảo đặc tínhtoàn vẹn trong hệ tin học phân tán", tôi đã tập trung tìm hiểu hai kỹ thuật là phổ biếnnhất nhằm đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán, đó là kỹ thuậtgiao dịch hai pha và kỹ thuật đóng dấu.Phần bài tập của tiểu luận tập trung vào chứng minh nội dung nguyên lý của kỹthuật giao dịch hai pha.Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu tìm hiểu nhưng do thời gian và khả năng cóhạn nên các nội dung trình bày trong bài tiểu luận chắc chắn còn rất nhiều hạn chế,rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy và các bạn.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 3Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánMỤC LỤC MỤC LỤC 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 5I VẤN ĐỀ TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONG HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN 5 CHƯƠNG 2 ĐẢM BẢO ĐẶC TÍNH TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONG HỆ PHÂN TÁN 9II KỸ THUẬT GIAO DỊCH HAI PHA 9III KỸ THUẬT ĐÓNG DẤU 12 CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO GẮN BÓ DỮ LIỆU TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ SỰ CỐ CỦA CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐĂNG KÝ TRÊN MẠNG INTERNET/INTRANET 1519 KẾT LUẬN 20 PHẦN BÀI TẬP 21 ĐỀ BÀI TẬP 21 GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN 21 TRƯỜNG HỢP 1 21 TRƯỜNG HỢP 2 21Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 4Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánChương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNGI VẤN ĐỀ TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONG HỆ TIN HỌC PHÂN TÁNI.1 Khái niệm toàn vẹn dữ liệu Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ hệ tin học phân tán thể hiện tính bền vững, tínhđúng đắn, tính nhất quán của thông tin hệ thống. Nói cách khác toàn vẹn dữ liệu liên quanđến trạng thái tuân theo các luật của một tổ chức, hệ thống. Các luật này được gọi là cácràng buộc toàn vẹn.Các đối tượng khác nhau của hệ tin học phân tán không phải là các đối tượng độclập, chúng liên hệ với nhau bởi tập hợp các quan hệ ràng buộc toàn vẹn. Các ràng buộc nàythể hiện sâu sắt đặc tính riêng của hệ. Trạng thái của hệ thoả mãn các ràng buộc toàn vẹn gọi là trạng thái gắn bó. Việcnghiên cứu đặc tính toàn vẹn của hệ tin học phân tán đồng nghĩa với việc nghiên cứu đưara các giải pháp kỹ thuật duy trì trạng thái gắn bó của hệ tức là nghiên cứu các kỹ thuật duytrì hệ thống luôn thoả mãn các các ràng buộc toàn vẹn. Điều đó đồng nghĩa với việc duy trìhệ thống luôn hoạt động trong điều kiện chuyển từ trạng thái gắn bó này sang trạng tháigắn bó khác.I.2 Khái niệm giao dịchCác đối tượng khác nhau của hệ thống không phải là các đối tượng độc lập nhau,chúng liên hệ với nhau bởi tập hợp các quan hệ gọi là các ràng buộc toàn vẹn. Các ràngbuộc toàn vẹn này thể hiện sâu sắc đặc tính riêng biệt của hệ.Các nhà thiết kế và vận hành hệ mong muốn rằng việc thực hiện các tiến trình phảiduy trì cho được hệ trong trạng thái gắn bó. Để chính xác hoá đặc tính này, cần phải lưu ýlà trạng thái của hệ chỉ được xác định ở mức quan sát cho trước.Ta quan tâm đến hai mức quan sát :STT Mức Giải thích1 NSDTiến trình là một dãy thực hiện các giao dịch.Giao dịch đó là chương trình duy nhất được thựchiện từ một trạng thái gắn bó dẫn hệ đến một trạngthái gắn bó khác2 Hệ thốngMỗi giao dịch được cấu tạo từ một dãy các tác độngđược thể hiện như sau. Nếu hai tác động A và Bthuộc hai giao dịch khác nhau được thực hiện bởihai tiến trình thì hiệu ứng tổng quát của chúng sẽ làhoặc hiệu ứng của dãy (A ;B) hoặc là (B ;A).Ở mức hệ thống, ta có thể nói rằng các tác động là phần tử nhỏ nhất không thể chiacắt được nữa.I.3 Một số tính chất của giao dịchMột giao dịch phải đảm bảo các đặc tính sau :Tính nguyên tử (Atomic) : đặc tính nguyên tử của giao dịch có ý nghĩa rằng mộtgiao dịch hoặc là được thực hiện trọn vẹn hoặc là không thực hiện gì cả.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 5Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánĐặc tính gắn bó (Consistent): giao dịch chuyển hệ thống phân tán từ trạng thái gắnbó này sang trạng thái gắn bó khác.Đặc tính cách ly (Isolation): mặc dù nhiều giao dịch có thể thực hiện đồng thời,nhưng các giao không biết được sự thực hiện của các giao dịch đồng thời khác. Kết quảcủa giao dịch này không ảnh hưởng đến giao dịch khác.Tính bền vững (Durability) : Sau một giao dịch kết thúc thành công, các thay đổi mànó tạo ra được bảo toàn ngay cả khi hệ thống bị sự cố.Ví dụ về giao dịch chuyển tiềnChuyển 50$ từ tài khoản A và tài khoản B :doc(A)A := A – 50viet(A)doc(B)B := B + 50viet(B)Giải thích các tính chất của giao dịch trênTính nguyên tử: Nếu giao dịch lổi sau bước 3 và trước bước 6, hệ thống sẽ khôngđảm bảo tính gắn bó dữ liệu. Do vậy, giao dịch buộc phải thực hiện trọn vẹn hoặc khôngthực hiện bất cứ tác động nào.Tính gắn bó: Tổng của A và B không bị thay đổi bởi sự thực hiện của giao dịch.Tính cách ly: giữa các bước 3 và 6, không được có giao dịch khác cập nhật vàoCSDL, hoặc hệ thống sẽ rơi vào trạng thái không gắn bó.Tính bền vững: khi người sử dụng được thông báo hoàn thành giao dịch. các cậpnhật vào CSDL phải được bảo toàn ngay cả khi hệ thống bị sự cố.Cho một tập hợp các giao dịch M = {T1,T2,…,Tn} lần lược được thực hiện bởi cáctiến trình độc lập p1,p2,…,pn. Việc thực hiện tuần tự có nghĩa là thực hiện tất cả các giaodịch của M theo kiểu nối đuôi nhau và tuân thủ một trật tự nào đó. Sự gắn bó của hệ đượcbảo toàn, theo định nghĩa, bằng việc thực hiện riêng biệt từng giao dịch. Do vậy, nó cũngđược bảo toàn trong chế độ thực hiện tuần tự của M.Nếu vì lý do hiệu quả, nhiều giao dịch được thực hiện song song, thì sự gắn bókhông còn bảo đảm nữa.Một yêu cầu khác rất quan trọng là trong quá trình thực hiện hệ phải đảm bảo chocác tác động không bị ngắt quãng.Trong thực tế giao dịch là một chuổi các tác động như : đọc, ghi dữ liệu, thực hiệncác phép tính số học đơn giãn trong vùng làm việc riêng, hoặc là các tác động như cài then,mở then…Các tác động phụ thuộc (conflict)Hai tác động trong một trật tự hoá là phụ thuộc nếu:Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 6Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánChúng thuộc vào hai giao dịch khác nhauChúng truy cập vào cùng đối tượng và ít nhất một trong hai đối tượng thực hiện thaotác ghi vào đối tượng.Bây giờ ta xét hai trật tự hoá S1, S2 trên tập hợp các giao dịch T1,T2, ,Tn. Ta nóirằng S1 và S2 là phụ thuộc tương đương nếu thứ tự của hai tác động phụ thuộc bất kỳ làgiống nhau trong hai trật tự hoá.I.4 Trật tự hoá các tác độngTrở lại với tập hợp các giao dịch M = {T1, T2,…, Tn}, mỗi một giao dịch được cấutạo từ một dãy các tác động. Bằng các tác động không chia sẽ này, toàn bộ việc thực hiệncủa tập hợp các giao dịch M bởi một tập hợp các tiến trình tương tranh là tương đương vớiviệc thực hiện một dãy S các tác động thuộc các giao dịch này, như S = (a1, a2,…, an)chẳng hạn. Trong trật tự tuân thủ trật tự nội tại của từng giao dịch, dãy này bao gồm tất cảcác tác động cấu tạo nên các giao dịch M; mỗi một tác động chỉ xuất hiện một và chỉ mộtlần. Một dãy như vậy gọi là trật tự hoá của tập hợp các giao dịch M.Trong số các trật tự hoá của một tập hợp các giao dịch, điều rất quan trọng là phảitách ra cho được những cái phục vụ trạng thái gắn bó dữ liệu và chúng được gọi là trật tựhoá gắn bó.Như vậy đặc tính quan trọng của trật tự hoá tương ứng với việc thực hiện tuần tựcủa tập hợp các giao dịch hay còn gọi là trật tự hoá tuần tự. Nếu ta nắm được các đặc trưngcủa các trật tự hoá tương đương với một trật tự hoá tuần tự có nghĩa là cùng tác dụng nhưtrật tự hoá tuần tự, thì ta đã có được điều kiện đủ của sự gắn bó.Stt là một trật tự hoá tuần tự của tập hợp các giao dịch M và S là một trật tự hoá bấtkỳ của M. Hiệu ứng của S giông với hiệu ứng của Stt, nếu hai điều kiện sau đây được triễnkhai :Điều kiện 1 Để cho mỗi đối tượng e, các cập nhật biểu hiện trong cùng một trật tự trong S và Stt.Điều kiện 2Hãy xem xét hai cập nhật kế tiếp nhau của một đối tượng e trong số các trật tự hoá,và các cập nhật tương ứng của e trong trật tự hoá khác. giữa hai cập nhật này, ta tham khảocùng các đối tượng trong hai trật tự hoá này trong cùng trật tự hay không.Các điều kiện nêu trên đây là các điều kiện đủ cho việc đánh giá tương đương. Tachỉ có thể hoán vị, không thay đổi hiệu ứng của một trật tự hoá, hoặc là các thao tác đọcđối tượng có tính chất liên tiếp hoặc là các thao tác gán các đối tượng khác nhau một cáchliên tục.Trật tự hoá hợp thứcTrật tự hoá S được gọi là hợp thức nếu thoả mãn các điều sau:Một đối tượng được cài then chia sẽ thì sẽ không có then cài loại trừ nào được thựchiện cho đến khi mở then.Một đối tượng được cài then loại trừ thì sẽ không có then cài nào được thực hiệncho đến khi mở then.Quan hệ phụ thuộc giữa các giao dịch Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 7Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánCho T1 và T2 là hai giao dịch của M, e là đối tượng của hệ. ta nói rằng T2 phụthuộc T1 qua trung gian của e, ký hiệu bằng (T1,e,T2), với các điều kiện sau đây đượckiểm tra:Một tác động của T1 tham chiếu e và một tác động của T2 thay đổi e.Một tác động của T1 thay đổi e và một tác động của T2 tham chiếu e.Một tác động của T1 thay đổi e và một tác động sau T2 thay đổi e mà e không thayđổi bởi một giao dịch khác giữa hai tác động T1 và T2. Thuật ngữ trước được hiểu đượchiểu theo nghĩa ”cái tiếp theo nó trong trật tự hoá S”. Để cho hai trật tự hoá có cùng hiệu ứng thì điều kiện đủ là chúng phải cùng quan hệphụ thuộc.Do vậy, điều kiện đủ cho sự gắn bó của một trật tự hoá có thể phát biểu như sau :Một trật tự hoá là gắn bó, nếu nó có cùng quan hệ phụ thuộc với một trật tự tuần tự.Đồ thị phụ thuộc: để phân tích quan hệ phụ thuộc giữa các giao dịch trong một trậttự hoá, ta xây dựng đồ thị phụ thuộc hàm theo các điều kiện sau:Xét một trật tự hoá các giao dịch T1, T2,…, Tn. Đồ thị phụ thuộc hàm là đồ thị trực tiếp, trong đó các nút là tên các giao dịch. Ta vẽ một cung từ Ti đến Tj là hai giao dịch xung đột và Ti cập nhật đối tượng trướcTj. Các nhản trên các cung là tên các đối tượng mà giao dịch cập nhật trong quá trìnhthực hiện.Để cho một trật tự hoá tuần tự, đồ thị này không có vòng lặp ( thực tế, nếu (T1, x,T2) thì T1 trước T2 trong trật tự tuần tự)Ví dụI.5 Giao dịch phân tánTrong một giao dịch phân tán sẽ bao gồm một tập hợp các giao dịch con T1, ,Tkđược thực thi trên các trạm S1, , Sk.Mỗi giao dịch con quản lý dữ liệu cục bộ. các vấn đề cụ thể liên quan đến việc quảnlý các giao dịch phân tán khác biệt vơi các giao dịch tập trung xuất phát từ hai nội dung:Dữ liệu có thể được sao chép trên nhiều trạm khác nhau. Việc quản lý then cài củabản sao dữ liệu là một vấn đề riêng.Bất kể dữ liệu có được sao chép hay không chúng cũng cần phải sử dụng giao thứcuỷ nhiệm phân tán.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 8yxTiểu luận môn Hệ tin học phân tánChương 2 ĐẢM BẢO ĐẶC TÍNH TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONGHỆ PHÂN TÁNII KỸ THUẬT GIAO DỊCH HAI PHAII.1 Kỹ thuật then càiMột giao dịch nào đó đang thực hiện phép then cài trên một đối tượng muốn giànhquyền sử dụng đối tượng này theo một vài kiểu truy cập nhất định. Cơ chế then cài gán haykhông gán quyền truy cập này căn cứ vào quy tắc tiền định như loại trừ tương hỗ, luật đọchiệu chỉnh thông tin.Nếu quyền được thừa nhận thì đối tượng bị cài then bởi giao dịch. Nếu không, tiếntrình thực hiện giao dịch bị khoá và đối tượng bị cài then.Cơ chế then cài cho phép một giao dịch có thể giải phóng đối tượng mà nó cài then.Có hai loại then cài chính là then cài loại trừ W và then cài chia sẽ R:Nếu một giao dịch A thực hiện cài then loại trừ W lên một đối tượng thì một yêucầu cài then chia sẽ R từ một giao dịch B khác sẽ đưa giao dịch B rơi vào trạng thái chờcho cho đến khi A mở then.Nếu giao dịch A thực hiện then cài chia sẽ S thì giao dịch B cũng có thể gán mộtthen cài chia sẽ , nhưng B sẽ rơi vào trạng thái chờ nếu nó yêu cầu một then cài loại trừ W.II.2 Kỹ thuật loại trừ tương hỗMột trong những giải pháp đơn giản để đạt được trật tự hoá gắn bó thể hiện ở chổbắt buộc phải sử dụng trật tự hoá tuần tự. Để làm việc đó, toàn bộ giao dịch được đặt trongcặp hàm nguyên thuỷ mo_giaodich() và dong_giaodich(). Đây là sự đảm bảo cho việc loạitrừ tương hỗ giữa các giao dịch. Nếu ta biết trước các đối tượng được xử lý bởi một giao dịch nào đó, thì ta có thểcài then công việc truy cập đến các đối tượng. Điều đó chỉ cho phép thực hiện song songđối với các giao dịch truy cập vào các đối tượng rời rạc.II.3 Giao dịch hai phaĐây là kỹ thuật nhằm đảm bảo đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ thống thông tin.Nội dung của kỹ thuật này là kiểm tra hai điều kiện của một giao dịch hình thành hợp thức:Toàn bộ đối tượng bị cài then vẫn ở trong tình trạng cài then cho đến cưối giao dịchKhông có then cài nào có thể diễn ra tiếp theo một then cài khác trong cùng mộtgiao dịchĐiều kiện này thể hiện ở chỗ là dãy các phép toán trên các then cài được phân tíchthành hai pha nối tiếp nhau. Một pha mà trong đó các đối tượng bị cài then, còn pha kiachúng được mở then. Đặc tính này định nghĩa các giao dịch theo hai pha.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 9Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánÝ nghĩa của giao dịch hai pha :Nếu một trật tự hoá hợp thức S thoả mãn điều kiện giao dịch hai pha thì trật tự hoáđó là gắn bó.Giao dịch hai pha giới hạn số lượng đồng thời có thể xãy ra trong một tật tự hoá.II.4 Hệ quả của tính không chắc chắn Bây giờ ta hãy tưởng tượng rằng các đối tượng được phân tán trên nhiều trạm khácnhau và được nối với nhau thông qua hệ thống viễn thông và rằng các tiến trình diễn ra trêncác trạm khác nhau. Hệ thống viễn thông cho phép các tiến trình trên các trạm khác nhaucó thể trao đổi các thông điệp với nhau. Ta cũng giã định rằng các tiến trình và các phươngtiện truyền thông tin là các đối tượng có thể rơi vào tình trạng sự cố.Các đối tượng thay đổi hay tham chiếu trong quá trình thực hiện cùng một giao dịchcó thể nằm trên các trạm khác nhau. Một hệ quản lý tập hợp thông tin phân tán bao gồm :STT Cơ chế1Cơ chế cho phép sắp xếp một cách tổng quát các tác động củacùng một giao dịch, ngay cả khi các tác động này diễn ra trên cáctrạm khác nhau2Cơ chế điều khiển các tranh chấp truy cập cục bộ vào các đốitượng và đảm bảo tôn trọng tính toàn vẹn của các đối tượng cụcbộ này.3Cơ chế có khả năng xử lý các bế tắc và thiếu thốn vô hạn, hậu quảcủa việc huỷ bỏ các giao dịch4 Cơ chế phục hồi các giao dịch đã bị huỷ bỏ hay xử lý các sự cố.II.5 Xử lý các sự cốTa giả sử rằng các bộ xử lý và bộ nhớ cấu tạo nên cấu tạo nên các trạm là nguyênnhân chính của sự cố ngắt quãng quá trình thực hiện các tiến trình. Các hệ thống viễn thôngcũng có thể là nơi diễn ra các sự cố làm mất hẳn hay chồng chéo các thông điệp.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 10Pha mở thenPha cài thenThời gianThen cài bởi TiTiểu luận môn Hệ tin học phân tánTa xét sự gắn bó thông tin không chỉ trong các điều kiện thuận lợi như đã nêu trướcđây, mà còn tính đến các yếu tố mới và cũng xét đến các công cụ cho phép đảm bảo cho sựgắn bó này.Nếu một tiến trình p bị sự cố trong lúc thực hiện một giao dịch thì trạng thái của hệxuất phát từ việc thực hiện từng phần đó chắc chắn sẽ không còn gắn bó.Một cơ chế cho phép duy trì sự gắn bó trong môi trường phân tán có sự cố phải là :STT Phải thực hiện1 Giao dịch T bắt buộc phải được thực hiện một cách trọn vẹn2 Nếu có sự cố diễn ra thì bắt buộc nó phải quay về điểm xuất phátMuốn thực hiện những điều vừa nêu trong bảng trên, người ta đòi hỏigd có các đặctính toàn vẹn như sau :STT Đặc tính1Nếu một tiến trình bị sự cố trước khi kết thúc T nhưng lại sau cácthay đổi cần thiết của T, trạng thái của hệ là gắn bó2Nếu một tiến trình bị sự cố trước khi diễn ra các thay đổi của T, trạngthái của hệ là gắn bó3Nếu một tiến trình bị sự cố giữa các thay đổi của T, trạng thái của hệlà không gắn bóCác đặc tính trên có thể mô tả bằng hình vẽ VI-7 sau đây :Trong tình huống này, ta có hai giải pháp có thể là :STT Giải pháp tổng quát1 Phục hồi trạng thái của hệ như trước khi diễn ra giao dịch T2 Cố gắng tiếp tục thực hiện giao dịch T cho đến kết thúcKhông phải lúc nào ta cũng có thể áp dụng được giải pháp 1 vì một số tác độngkhông thể qua trở lại được. Như thế, ta phải xác định cho được điểm không qua trở lại củatừng giao dịch. Căn cứ vào điểm này, nếu vượt qua nó, không có hành động quay trở lạiĐặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 11Gắn bó123Trước khi cập nhật (thay đổi)Sau khi cập nhật (thay đổi)Không gắn bóTiểu luận môn Hệ tin học phân tánnào được thực hiện và trạng thái trước đó cua giao dịch sẽ được thực hiện bởi phép lặp lại(rollback).Trong hệ tin học tập trung, việc triển khai một kỹ thuật khẳng định (điểm khôngquay trở lại) không có gì khó khăn. Ta thực hiện một cập nhật có tính chất quyết định vàotrạng thái bằng phép ghi duy nhất.Trong hệ phân tán, vấn đề triển khai có nhiều tinh tế hơn vì khi một trạm bắt đầucập nhật, nó phải gửi cho tất cả các trạm khác và sự cố có thể xảy ra đúng vào thời điểmđó.II.6 Quản lý gắn bó các giao dịch Bây giờ chúng ta xem xét một hệ, trong đó các đối tượng được phân tán trên nhiềutrạm, không có các bản sao. Mỗi đối tượng chỉ tồn tại có một bản duy nhất.Một giao dịch Tj có thể tham chiếu đến các đối tượng nằm trên các trạm khác nhauvà do vậy bao gồm nhiều tác động thực hiện trên nhiều trạm. Như vậy, ta phải xác địnhtrên từng trạm Sj một tiến trình Pji với nhiệm vụ thực hiện các tác động của giao dịch Tjtrên Si. Các tác động được thực hiện trên các trạm khác nhau có thể tiến hành theo kiểusong song.Bây giờ ta hãy xem xét một tập hợp các giao dịch. Ta cố gắng thực hiện giao dịchvới độ cực đại về song song giữa các tác động trong điều kiện duy trì tốt trạng thái gắn bócủa hệ. Áp dụng cơ chế then cài có thể là nguyên nhân dẫn đến bế tắc và thiếu thốn vô hạn.Đó là điều mà ta cần phải tính đến. Nhưng trong thực tế, khả năng xuất hiện bế tắc làkhông đáng kể vì mỗi một giao dịch xử lý một phần rất bé của tập hợp các đối tượng. Đó làđiểm khác nhau giữa hệ phân tán và hệ tập trung.II.7 Sử dụng các giao dịch hai phaNhư ta đã biết, nếu ta đặt tất cả các giao dịch trong dạng hai pha thì sự gắn bó đượcđảm bảo. Tuy nhiên, ở đây ta phải mở rộng giao dịch hai pha trong tập hợp các đối tượngđược phân tán trên các trạm khác nhau. Do vậy ta cần phải xác định một trật tự giữa hai tácđộng xãy ra trên hai trạm khác nhau. Điều này có thể được thực hiện bằng các kỹ thuật xắpxếp trong hệ tin học phân tán đặc biệt là kỹ thuật đóng dấu, vấn đề sẽ được trình bày trongphần sau.Vấn đề còn lại là giải quyết các vấn đề liên quan đến tình trạng bế tắc.Trong các trường hợp tổng quát, việc dự phòng các bế tắc là không thể thực hiệnđược. do vậy cần phải chấp nhận các xung đột truy cập diễn ra và xữ lý chúng sau khi pháthiện được. Cách này đòi hỏi ta phải huỷ bỏ các giao dịch. Việc duy trì trạng thái gắn bó củahệ trên các đối tượng xử lý chỉ đạt được bằng cácacsử dụng có hệ thống các kỹ thuật thíchhợp.III KỸ THUẬT ĐÓNG DẤUIII.1 Nội dung kỹ thuật đóng dấuKỹ thuật đóng dấu thời gian (timestamp – mà sau đây chúng ta gọi tắt là đóng dấu)được sử dụng để sắp xếp thứ tự các tác động nhằm mục đích điều khiển sự thực hiện đồngthời của các giao dịch. Các nội dung chính của kỹ thuật dấu thời gian là:Mỗi giao dịch được gán một số id duy nhất dựa trên thời gian mà giao dịch đượcđưa vào hệ thống.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 12Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánT1 T2, nếu T1 có dấu nhỏ hơn dấu của T2 ký hiệu ts(T1)<ts(T2)Mọi tác động đọc ghi đều được đọc ghi theo thứ tự dấu của nó.Số id này có thể là giá trị một bộ đếm hoặc là của đồng hồ hệ thống.Ví dụT1: r1(x), w1(y)T2: r2(x), w2(z)T3: r3(y), w3(z)T1: ts = 5; T2: ts = 9; T3: ts = 6;r1(x): ts = 51; w1(y): ts = 52; r2(x): ts = 91; w2(z): ts = 92;r3(y): ts = 61, w3: ts=62Luật thứ tự dấuNếu pi(e) và qj(e) là hai tác động phụ thuộc thì pi(e) được thực hiện trước qj(e) kýhiệu là pi[e] < qj[e]) nếu ts(Ti) < ts(Tj)III.2 Giải thuật tứ tự dấuMỗi một đối tượng được gán hai loại dấu : dấu thời gian đọc và dấu thời gian ghi :Thời gian đọc của đối tượng e, ký hiệu là tg_doc(e), là số dấu lớn nhất của giao dịchđã thực hiện tác động đọc đối tượng.Thời gian ghi của đối tượng e, ký hiệu là tg_viet(e), là số dấu lớn nhất của giao dịchđã thực hiện tác động ghi đối tượng.Khi giao dịch T đọc đối tượng e :if tg(T) > tg_doc(e) then (1) thực hiện tác động đọc (2) tg(T) = max {tg_doc(e),tg(T)}else huỷKhi giao dịch T ghi đối tượng e: if tg(T) >= tg_doc(e) and tg(T) >= tg_viet(e) then (1) thực hiện tác động đọc (2) tg(T) = max {tg_viet(e),tg(T)} else huỷIII.3 Trật tự hoá thứ tự dấuNếu S là một trật tự hoá có được bằng cách thực hiện theo một trật tự thứ tự dấuthời gian, S là trật tự hoá gắn bó.Chứng minh:Giả sử rằng giao dịch Ti trước giao dịch Tj trong đồ thị phụ thuộc P(S), ký hiệu Ti Tj.⇒ ∃ các tác động phụ thuộc pi[e], qj[e] trong trật tự hoá S, Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 13Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánkhi đó pi[e] < qj[e] (quan hệ xãy ra trước, tác động pi[e] xảy ra trước qj[e])Theo quy tắc thứ tự dấu ta có ts(Ti) < ts(Tj)Giả sử rằng P(S) là đồ thị lặp, ta có:T1 → T2 → Tn → T1 theo quy tắc thứ tự dấu : ts(T1)<ts(T2) <ts(T3)…<ts(Tn)<ts(T1)Điều này mâu thuẩnVậy P(S) là đồ thị phụ thuộc không lặp, do đó ta có S là trật tự hoá gắn bó(Điều phải chứng minh)Một tác động quá hạn dấu sẽ bị huỷví dụ: T1: read (x, 5) sau khi T2: write (x, 7)Nếu cập nhật dấu thời gian ghi vào giao dịch lớn hơn dấu của giao dịch thì sẽ khôngthực hiện được các giao dịch có dấu nhỏ hơn (có thể được thực hiện trước khi cập nhật).Điều này có thể làm giao dịch bị huỷ bỏ.III.4 Giải thuật tứ tự dấu cải tiếnQuy tắc ghi Thomas:Thay vì huỷ bỏ một giao dịch do việc ghi một dấu nhỏ hơn thì ta chỉ đơn giản bỏqua nówrite (x, 5) after write (x, 7) ⇒ ignore write (x, 5)T: write (x, ts)if (ts < R-TS) then abort T;else if (ts < W-TS) then do nothing;else write; W-TS := ts;endif;Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 14Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánChương 3 PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO GẮN BÓDỮ LIỆU TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ SỰ CỐ CỦA CÁC HỆ THỐNGTHÔNG TIN ĐĂNG KÝ TRÊN MẠNG INTERNET/INTRANETIII.5 Tác động của sự cố đối với việc toàn vẹn dữ liệu.Nhằm nghiên cứu và phát triển phương pháp đảm bảo gắn bó dữ liệu một cáchkhả thi trong điều kiện có sự cố cho các hệ thống thông tin đăng ký nói riêng, các hệthống tin học phân tán nói chung, bản chất của vấn đề toàn vẹn dữ liệu cũng nhưnguyên nhân dẫn đến sự cố làm cho dữ liệu không còn toàn vẹn được chỉ ra và nhómghép trong quá trình phân tích, thiết kế hệ thống.Một cơ sở dữ liệu nào đó được gọi là gắn bó, nếu nó thỏa mãn một tập cácràng buộc về toàn vẹn ngữ nghĩa. Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu nhiều cơ chếkhác nhau như điều khiển hoạt động đồng thời, kiểm soát tính toàn vẹn ngữ nghĩa,…được sử dụng.Việc kiểm soát tính toàn vẹn ngữ nghĩa tốt sẽ đảm bảo được tính gắn bó dữliệu của hệ thống thông tin. Hiện nay, người ta đang áp dụng hai phương pháp chủyếu :1. Loại bỏ các chương trình/thủ tục cập nhật có thể dẫn đến trạng thái khônggắn bó dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu [CKP1]2. Triệu gọi các chương trình/thủ tục đặc biệt đã được cài đặt trên hệ thốngnhằm khôi phục trạng thái ban đầu trước khi cập nhật [CKP2].Các ràng buộc toàn vẹn được phân làm hai loại chủ yếu :1. Ràng buộc cấu trúc (Structural Constraint) diễn tả những đặc tính ngữ nghĩacơ bản vốn có trong mô hình. Ví dụ như ràng buộc thể hiện bằng khóa duy nhấttrong mô hình quan hệ hoặc các liên kết theo kiểu 1 – n, (n > 1) giữa các đối tượngtrong mô hình mạng2. Ràng buộc hành vi (Behavioral Constraint) nhằm điều hòa các hoạt độngcủa các ứng dụng.Trong quá trình nghiên cứu bài toán, các tác giả vận dụng phương pháp tổngquát đảm bảo gắn bó dữ liệu và các ràng buộc toàn vẹn thông tin phục vụ công tácphân tích, thiết kế hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký vớithông tin gắn bó trong điều kiện phân tán. Để có thể khôi phục lại dữ liệu và trạng thái gắn bó thông tin của toàn hệthống khi có sự cố diễn ra, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là cần phảixác định được loại, bản chất và vị trí diễn ra sự cố mà từ đó nhận biết một cách tựđộng và chuyển đến phương án giải quyết nào cho phù hợp. Bản chất (mã) sự cố vàthủ tục giải quyết sự cố có liên quan đến gắn bó được lưu trữ tại trung tâm hoặc phântán trên các trạm của hệ đăng ký phân tán. Trong trường hợp các thủ tục được phântán, thì bản thân các thủ tục đó cũng đòi hỏi phải có giải pháp đảm bảo gắn bó giốngnhư dữ liệu bình thường.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 15Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánVề tổng quan, các sự cố được chia làm hai loại chính là sự cố xảy ra do cáctrạm trên hệ thống phân tán và sự cố do hệ thống viễn thông gây ra. Song để tiện lậptrình giải pháp, người ta cụ thể hoá ra thành bốn mức với các nguyên nhân tươngứng thể hiện trong bảng 1.Bảng các loại sự cố và nguyên nhân gây ra sự cốTT Loại sự cố Tiếng Anh Nguyên nhân1 Sự cốgiao dịchTransaction FailureDo một lỗi nào đó trong bản thân giaodịch gây nên. Ví dụ như dữ liệu nhậpkhông đúng hoặc do phát hiện ra mộtkhóa gài tiềm tàng hoặc hiện hữu2 Sự cốvị trí Site FailureDo một lỗi phát sinh trong quá trình vậnhành hệ thống. Lỗi này có thể bắt nguồntừ phần thiết bị như bộ xử lý/bộ vi xử lý,bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi, bị sự cố.Khi bị sự cố, hệ thống lập tức bị ngừnghoạt động. Hệ thống chương trình, đặcbiệt là các chương trình điều khiển cũngcó thể sinh lỗi. Đó là các lỗi do thuậttoán, do lệnh viết sai, do phần lưu trữchương trình hay do virus. Các lỗi nàythường là ở các chương trình và cơ sở dữliệu3Sự cốphương tiệnMedia FailureDo sự cố của các thiết bị lưu trữ thứ cấpdùng để lưu cơ sở dữ liệu. Khi có sự cốnày thì một phần hoặc tất cả cơ sở dữ liệutrên thiết bị đó được xem như bị hủy hoạihoặc không thể truy cập một cách bìnhthường được4 Sự cốđường truyềnTransmissionFailureDo lỗi trong các thông điệp, các thôngđiệp vô trật tự, thông điệp bị thất lạc hoặckhông phân phối thông điệp và sự cốkhác liên quan đến đường truyền.Phương pháp tổng quát cho việc khắc phục bốn loại sự cố này được trình bàytrong bảng 2.Bảng phương pháp tổng quát khắc phục sự cốTT Loại sự cố Cách khắc phục1 Sự cố giao dịch[CKP1] + [CKP2] Hủy bỏ giao dịch, sau đó đặt lại cơ sởdữ liệu về trạng thái của nó trước khi khởi động giao dịch này2 Sự cố vị trí [CKP2] Thiết kế nghi thức ủy thác nguyên tử không bị phong tỏa3 Sự cố phương [CKP0] Được xem như những vấn đề cục bộ của một vị Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 16Tiểu luận môn Hệ tin học phân tántiệntrí, vì vậy không xem xét trong trường hợp các hệ thốngphân tán4Sự cố đường truyền[CKP2] Sử dụng bộ đếm thời gian và cơ chế quá hạn để theo dõi xem đã qua bao lâu kể từ khi vị trí gửi không nhận được thông điệp trả lời của vị trí đến.III.6 Phát triển giải pháp kỹ thuật đảm bảo gắn bó dữ liệu.Để dễ dàng mô tả các giải thuật đảm bảo gắn bó dữ liệu phân tán, chúng ta giảthiết rằng, tại vị trí nguồn của giao dịch một tiến trình thực hiện các thao tác của nó,tiến trình này được gọi là điều phối viên (Coordinator). Điều phối viên trao đổi vớicác thành viên (Participant) tại những vị trí có tham gia vào việc thực hiện các thaotác của giao dịch.Cải tiến giải thuật hai pha tuyến tính ( Linear 2PC ) , giải thuật MAONT, tathiết kế giải thuật mà trong đó các thành viên có thể trao đổi với nhau.Có một thứ tự giữa các vị trí trong hệ thống dành cho việc giao tiếp. Chúng tahãy giả thiết rằng thứ tự giữa các vị trí có tham gia vào việc thực hiện một giao dịchlà 1, 2,…, N với điều phối viên là vị trí đầu tiên trong thứ tự này (Giải thuật đượcminh họa bằng hình 1).Theo mô hình trong hình vẽ, ta có các đối tượng sau :1. C1, C2, , Cn là các Client truy cập Web Server bằng trình duyệt Web2. Servlets là các đối tượng xử lý yêu cầu được gửi từ các Ci, i=1,n3. TPC-Server-App1, TPC-Server-App2, , TPC-Server-AppN là các RMIServer cài đặt thuật toán 2PC tuyến tính (Linear Two Phase Commit - TPC)4. TPCMonitorServer là một trình giám sát cho phép hiển thị quá trình dịchchuyển của danh sách di chuyển [6] trong quá trình xử lý của các TPC-Server-Appi,i = 1,N5. ConnectionPool là chương trình điều khiển các liên kết cơ sở dữ liệu dùngchung6. Database1, Database2, , DatabaseN là các cơ sở dữ liệu quan hệ phân tántrên mạng.Mô tả hoạt động :Các C1, C2, , Cn là các Client truy cập vào Web Server bằng trình duyệt Web.Các yêu cầu này đòi hỏi việc xử lý phải truy vấn đến các cơ sở dữ liệu phân tán. Dođó việc xử lý thành công hay không phụ thuộc vào kết quả của tất cả các truy vấnnày. Điều đó có nghĩa là, xử lý sẽ thành công nếu tất cả các truy vấn đều thành công,ngược lại, xử lý sẽ không thành công nếu có bất kỳ một truy vấn nào bị lỗi hoặckhông thực hiện được.Khi nhận được một yêu cầu từ các Ci, i=1,n, các Servlet sẽ dựa vào yêu cầunày để thành lập nên một danh sách các Database Server sẽ truy vấn và các câu lệnhSQL tương ứng được thực hiện tại mỗi Server. Việc thành lập danh sách các câuĐặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 17Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánlệnh SQL truy vấn tại mỗi Database Server được dựa theo thứ tự ưu tiên SELECT,DELETE, UPDATE, INSERT. Sau khi thành lập danh sách di chuyển, Servletchuyển danh sách di chuyển này cho TPC-Server-App đầu tiên trong danh sách dichuyển thông qua phương thức gọi từ xa RMI.Mỗi TPC-Server-App cài đặt một giao diện cung cấp phương thức xử lý theothuật toán 2PC tuyến tính với tham số là danh sách di chuyển, chỉ mục hiện tại củadanh sách và trả về kết quả là danh sách kết quả truy vấn của chính nó và các Serverđứng phía sau nó trong danh sách di chuyển.public interface TPCApp extends Remote{public ResultQueryList queryApp(MovableList movableList,int index)throws RemoteException;}Nếu quá trình xử lý tại bất kỳ một TPC-Server-App nào bị lỗi thì kết quả trảvề là null. Dựa vào kết quả trả về này, các TPC-Server-App commit (hoàn thành)hoặc rollback (hủy bỏ) transaction đang quản lý. Như vậy, khi TPC-Server-App đầutiên nhận được danh sách di chuyển, TPC-Server-App bắt đầu một transaction đểthực hiện các câu lệnh SQL truy vấn CSDL cục bộ thông qua kết nối CSDL đượclấy từ ConnectionPool cục bộ .Tiếp theo, TPC-Server-App tăng chỉ mục hiện tại củadanh sách di chuyển lên 1 và chuyển danh sách di chuyển này đến TPC-Server-Appkế tiếp. Quá trình này được lặp lại cho đến khi kết thúc danh sách di chuyển. TạiServer cuối cùng trong danh sách di chuyển, nếu việc truy vấn CSDL cục bộ thànhcông, TPC-Server-App commit transaction và trả về kết quả là ResultQueryList khácnull. Dựa vào kết quả trả về này, Server đứng trước trong danh sách di chuyển sẽcommit hoặc rollback transaction cục bộ và trả về kết quả cho Server liền trước. KhiServlet nhận được kết quả là null có nghĩa là xử lý không thành công. Ngược lại,Servlet sẽ tiếp tục xử lý kết quả nhận được để trả về cho Client. Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 18Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánCác bước cơ bản của giải thuật đề xuất nhằm minh họa cho việc cải tiến giảithuật MAONT và giải thuật hai pha tuyến tính được mô tả qua hình 2. Việc triểnkhai xây dựng chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Java cùng với thư viện RMI vàtiến hành thực nghiệm sau đó đã đạt được kết quả nhất định.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 19Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánKẾT LUẬNTrên đây chúng ta đã tìm hiểu hai kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất nhằm đảmbảo đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán là kỹ thuật giao dịch hai pha và kỹthuật thứ tự dấu. Bên cạnh đó chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp đảm bảo gắn bó dữ liệutrong điều kiện có sự cố của các hệ thống thông tin đăng ký trên mạng Internet/Intranet.Kỹ thuật giao dịch hai pha nhằm đảm bảo tính gắn bó dữ liệu của một trật tự hoáhợp thức các giao dịch. Tuy nhiên, phạm vi mà chúng ta xem xét là các hệ thống tin họcphân tán, ở đó các giao dịch được thực hiện trên các trạm khác nhau, do vậy cần phải cómột trật tự thực hiện các tác động trên các trạm nhau, vấn đề này được giải quyết bằng kỹthuật đóng dấu. Tuy nhiên nhược điểm chủ yếu của kỹ thuật này là khả năng huỷ bỏ thựchiện giao.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 20Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánPHẦN BÀI TẬPĐề bài tậpCho một tập hợp các giao dịch M = {T1,T2,…,Tn}.Giả sử rằng các giao dịch của M là hình thành tốt và thoả mãn các điều kiện (1) củaVI.3.1.3 (trang 261). Hãy chỉ ra rằng toàn bộ trật tự hoá hợp thức S của M là gắn bó.Ta giả sử rằng các giao dịch của M là hình thành tốt và kiểm tra điều kiện (2) củagiao dịch hai pha trong VI.3.1.3. Hãy chỉ ra rằng toàn bộ trật tự hoá hợp thức S của M làgắn bó.Giải quyết bài toánNội dung của các điều kiện (1) và (2) như sau :Điều kiện 1 : Toàn bộ đối tượng bị cài then vẫn ở trong tình trạng cài then cho đếncuối giao dịch. (1)Điều kiện 2 : Không có then cài nào có thể diễn ra tiếp theo một then cài khác trongcùng một giao dịch. (2)Trường hợp 1Ta gọi tác động cuối cùng của giao dịch là l:Tác động cuối cùng của giao dịch Ti là l(Ti)Tác động cuối cùng của giao dịch Tj là l(Tj)Quan hệ “<” là trật tự hoá toàn phần trên MBổ đề: Nếu Ti < Tj (quan hệ giao dịch Ti trước giao dịch Tj) trong trật tự hoá S thìl(Ti) < l(Tj).Chứng minh bổ đề: Ti < Tj trong trật tự hoá S nghĩa là: S = … pi(e) … qj(e) … ; p và q là các tác độngcủa Ti và Tj phụ thuộc qua đối tượng e.S là trật tự hoá hợp thức và các giao dịch là hoàn thành tốt nên:S = … pi(e) … ui(e) … lj(e) … qj(e)…; (*)Từ (*) kết hợp với điều kiện (1)ta có l(Ti) < l(Tj)Gọi P(S) là đồ thị phụ thuộc của trật tự hoá S, ta giả sử rằng P(S) là đồ thị lặp, lúcđó ta có:T1 < T2 < … < Tn < T1Theo bổ đề nêu trên ta có:l(T1) < l(T2) < … < l(Tn) < l(T1)Điều này là vô lý nên P(S) phải là đồ thị không lặp, điều này suy ra S là trật tự hoágắn bó (Điều phải chứng minh).Trường hợp 2Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 21Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánTa gọi tác động mở then đầu tiên là fu:Tác động mở then đầu tiên của giao dịch Ti là fu(Ti)Tác động mở then đầu tiên của giao dịch Tj là fu(Tj)Quan hệ “<” là trật tự hoá toàn phần trên MBổ đề: Nếu Ti < Tj (quan hệ giao dịch Ti trước giao dịch Tj) trong trật tự hoá S thìfu(Ti) < fu(Tj).Chứng minh bổ đề: Ti < Tj trong trật tự hoá S nghĩa là: S = … pi(e) … qj(e) … ; p và q là các tác độngcủa Ti và Tj phụ thuộc qua đối tượng e.S là trật tự hoá hợp thức và các giao dịch là hoàn thành tốt nên:S = … pi(e) … ui(e) … lj(e) … qj(e)…; (*)Từ (*) kết hợp với điều kiện (2) ta có: fu(Ti) < fu(Tj)Gọi P(S) là đồ thị phụ thuộc của trật tự hoá S, ta giả sử rằng P(S) là đồ thị lặp, lúcđó ta có:T1 < T2 < … < Tn < T1Theo bổ đề nêu trên ta có:fu(T1) < fu(T2) < … < fu(Tn) < fu(T1)Điều này là vô lý nên P(S) phải là đồ thi không lặp, điều này suy ra S là trật tự hoágắn bó (Điều phải chứng minh).Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 22Tiểu luận môn Hệ tin học phân tánTÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hệ phân tán – TS. Lê Văn Sơn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ ChíMinh.[2] Đề tài nghiên cứu “Phát triển phương pháp đảm bảo gắn bó dữ liệu trong điềukiện có sự cố của các hệ thống thông tin đăng ký trên mạng Internet/Intranet” của LÊVĂN SƠN - NGUYỄN HỮU HẢI, tài liệu tải trên mạng.[3] Distributed Systems (Concepts and Design) – George Coulouris, JeanDollimore và Tim Kindberg.[4] Distributed Operating Systems – Andrew S. Tanenbaum.[5] Distributed Systems – George Coulouris, Jean Dollimore, Tim Kind Berg.Đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán Trang 23
Tài liệu liên quan
- Nghiên cứu đặc tính của trễ truyền thông trong hệ điều khiển phân tán (dcs)
- 129
- 805
- 8
- Tìm hiểu về kĩ thuật phân cụm dữ liệu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
- 52
- 897
- 0
- sự gắn bó dữ liệu trong hệ quản lý bãi đỗ xe và cũng như đưa ra giải thuật sắp xếp các message đến dựa trên đồng hồ lôgíc
- 99
- 1
- 3
- NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA TRỄ TRUYỀN THÔNG TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN (DCS
- 129
- 458
- 0
- Chia sẻ và quản lý dữ liệu trong hệ thống mạng luận văn tốt nghiệp đại học
- 54
- 416
- 1
- Bài tập tiểu luận hệ tin học phân tán giải quyết vấn đề nhiều bản sao
- 25
- 914
- 4
- SO SÁNH sự GIỐNG NHAU và KHÁC NHAU GIỮA hệ THỐNG đa bộ xử lý và hệ TIN học PHÂN tán
- 14
- 1
- 0
- Slide gắn bó dữ liệu trong hệ quản lý bãi đỗ xe và đưa ra giải thuật sắp xếp các message đến dựa trên đồng hồ lôgíc
- 42
- 643
- 1
- Slide kỹ thuật đảm bảo đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán
- 26
- 709
- 3
- Slide TIỂU LUẬN hệ TIN học PHÂN tán
- 28
- 440
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(774 KB - 23 trang) - ĐẶC TÍNH TOÀN VẸN DỮ LIỆU TRONG HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tính Toàn Vẹn Hệ Thống Là Gì
-
Yêu Cầu Và Khuyến Nghị Cho Tính Toàn Vẹn Dữ Liệu
-
Tính Toàn Vẹn Của Dữ Liệu Là Gì Và Tại Sao Nó Lại Quan Trọng?
-
Các Khái Niệm Trong Lĩnh Vực An Toàn Hệ Thống Thống Tin - - VnPro
-
Từ điển Tiếng Việt "tính Toàn Vẹn" - Là Gì?
-
Toàn Vẹn Dữ Liệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Toàn Vẹn Dữ Liệu Là Gì? - HelpEx
-
Kiểm Tra Tính Toàn Vẹn Của Dữ Liệu Là Gì?
-
Phương Pháp Kiểm Tra Tính Toàn Vẹn Thông Tin - Ý Nghĩa Là Gì ?
-
Kiểm Tra Tính Toàn Vẹn Của Sản Phẩm - METTLER TOLEDO
-
Cách Vô Hiệu Hóa Bảo Vệ Tính Toàn Vẹn Hệ Thống Trên Máy Mac (và ...
-
Tính Toàn Vẹn Thông Tin Trong Hóa đơn điện Tử
-
Toàn Vẹn Dữ Liệu Là Yếu Tố Thành Công Của Chuyển đổi Số - IctVietnam
-
Đảm Bảo Tính Toàn Vẹn Dữ Liệu - METTLER TOLEDO
-
Hệ Thống Mật Mã: Phần 3 - Tính Toàn Vẹn Và Tính Xác Thực