Đặc Trưng Của Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp - Luật Bạch Long
Có thể bạn quan tâm
Một trong những công cụ quan trọng để thực hiện nhiệm vụ điều tiết các hoạt động kinh tế trong từng giai đoạn phát triển là chính sách thuế. Pháp luật nước ta quy định rất nhiều sắc thuế, trong đó phải kể đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Việc ban hành các quy định pháp luật về thuế TNDN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên cả phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và về mặt pháp lý.
1. Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Nhận định về điều này, B.Franklin (1706 – 1990), một trong những tác giả của Tuyên ngôn độc lập cuẩ nước Mỹ, đã đưa ra lời tuyên bố: Trong cuộc sống không có gì tất yếu, ngoài cái chết và thuế. Bất kỳ một nhà nước nào cũng cần có cơ sở vật chất để duy trì, củng cố và đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhà nước càng phát triển thì thuế cũng dần phát triển thành hệ thống hoàn chỉnh. Trong hệ thống thuế của các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng trong kết cấu thu ngân sách nhà nước.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào các tổ chức kinh doanh có thu nhập nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng ngân thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tác động tới nhiều nhân tố trong xã hội như: phân phối lại thu nhập, khả năng khai thác thu hút vốn đầu tư, việc di chuyển vốn và có thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế… Do sự tác động to lớn của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhân tố trên, việc hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là điều mà tất cả nước đều hướng tới.
2. Cơ sở ra đời thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong hệ thống thuế quốc gia, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế quan trọng được áp dụng phổ biến. Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp bắt nguồn từ các lý do chính sau:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu cần có công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Đọc thêm:
Điểm mới nổi bật tại Nghị định 31 hướng dẫn Luật đầu tư
Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao nhiêu năm?
3. Đặc trưng của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế, tính pháp lý cao và là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp thì còn có một số đặc điểm riêng, cụ thể là:
Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiêp là thuế trực thu đánh trực tiêp vào thu nhập của doanh nghiệp, có tính chất điều tiết sản xuất, kinh doanh. Tính chất trực thu được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Đặc điểm của tính trực thu là việc đánh thuế có tính đến khả năng của người nộp thuế.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào thu nhập chịu thuế (hay là lợi nhuận) của các doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa trừ khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa đó. Để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cần có sự thống nhất giữa cách xác định thu nhập thuế. Một số nhà kinh tế đưa ra quan điểm đánh thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ thu nhập của nhà đầu tư đó là thu nhập bằng tiền mặt và cả phần lãi vốn đầu tư. Về lý thuyết, quan điểm này có thể chấp nhận và đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp. Nhưng thực tế, để có thu nhập giống nhau thì mỗi chủ thể tạo ra thu nhập lại có chi phí khách quan khác nhau như chi phí tiền lương, chi phí quản lý, chi phí khắc phục rủi ro hoặc khó có thể xác định được số thu nhập sẽ hình thành trong tương lai. Nên nếu dựa vào thu nhập hoàn chỉnh để làm cơ sở đánh thuế thì nguyên tắc công bằng không được đảm bảo và không khả thi. Do đó, thu nhập chịu thuế phải được xác định trong những trường hợp cụ thể, phải được xác định trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu.
Mức động viên vài ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.
Thứ ba, thuế TNDN áp dụng mức thuế suất thống nhất. Bản chất đặc trưng của loại thuế trực thu là Nhà nước điều tiết một cách trực tiếp lên thu nhập của đối tượng nộp thuế. Vì vậy, một trong những nguyên tắc khi ban hành chính sách thuế đối với loại thuế này là nguyên tắc “công bằng”, công bằng theo chiều dọc và chiều ngang. Về chiều ngang, bất kể doanh nghiệp nào kinh doanh bất kỳ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp nhiều thuế hơn (theo số tuyệt đối) đối với doanh nghiệp có thu nhập thấp. Do đó, trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp luôn tồn tại nhiều mức thuế suất, nhưng trong đó mức thuế suất áp dụng phổ biến cho hầu hết các đối tượng nộp thuế là mức thuế chính hay còn gọi là thuế suất phổ thông.
3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Một trong những vai trò của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thể hiện sự bình đẳng, công bằng về chiều ngang và chiều dọc. Trong chính sách thuế TNDN, Nhà nước đã thiết kế đối tượng điều tiết khác nhau với các mức thuế suất và chế độ ưu đãi khác nhau. Do vậy chính sách thuế đã tác động mạnh mẽ đến cung cầu các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, dịch vụ khác nhau để điều chỉnh quá trình phân phối các yếu tố đầu vào của các lực lượng thị trường và điều chỉnh quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Sự bình đẳng của chính sách thuế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có năng suất cao dẫn đến thu nhập cao hơn. Từ đó kích thích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao một cách chính đáng. Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế thị trường, khi kinh tế càng phát triển thì khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội càng phân hóa rõ rệt. Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của chủ thể kinh doanh vào NSNN công bằng, hợp lý.
Thứ hai, thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN
Thuế TNDN là loại thuế trực thu và khoản thu từ loại thuế này chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN, đặc biệt đối với các nước phát triển khi mà tỷ trọng thuế thu nhập đối với các nước phát triển thường ở mức trên 50%. Theo quy luật chung, khi trình độ kinh tế càng phát triển thì thuế thu nhập ngày càng chiếm vị trid quan trọng trong tổng số thu về thuế. Điều này được thể hiện bởi phạm vi áp dụng của thuế TNDN là tương đối rộng, bao quát các nguồn thu từ các đối tượng nộp thuế tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập ở mọi lĩnh vực, trên mọi địa bàn. Mặt khác, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều sẽ tạo nguồn thu về thuế TNDN cho ngân sách quốc gia ngày càng lớn. Thực tế chứng minh, hầu hết các nước phát triển loại thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN và ngược lại các nước có thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn. Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu NSNN năm 2017 là 62,59%. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
Thứ ba, thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Bằng các quy định pháp luật về thuế TNDN, Nhà nước thể hiện sự quan tâm đúng mức đối với các doanh nghiệp nộp thuế, đồng thời góp phần chia sẻ với doanh nghiệp gánh nặng thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế TNDN tác động đến quá trình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng miền và giữa các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao,… phù hợp với mục tiêu điều chỉnh kinh tế của Nhà nước. Thuế TNDN còn có tác động lớn tới hình thành vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp hàng năm được bổ sung từ nhiều nguồn, song trong đó một bộ phận rất quan trọng là từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Chính phủ thực hiện giảm thuế TNDN sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng nhanh tích lũy và tích tụ vốn. Như vậy, vệc thay đổi chính sách thuế TNDN sẽ tác động ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tích lũy vốn, do đó tác động đến quá trình tái cơ cấu đầu tư, tác động đến mức độ tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế.
Thứ tư, thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Để khuyến khích đầu tư, Nhà nước ban hành một mức thuế suất hợp lý và quy định miễn, giảm thuế TNDN vào các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng mà nhà nước cần tập trung khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế theo vùng, ngành hợp lý. Qua đó, Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành quan trọng nhất, giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa các ngành nghề thông qua chính sách thuế TNDN.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Từ khóa » đặc điểm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
-
ĐẶC ĐIỂM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP - Luật Huy Thành
-
Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, Một Số đặc điểm ... - Luật Minh Khuê
-
Đặc điểm Và Các đặc Trưng Của Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? - Chuyên Tư Vấn Luật
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì ? Khái Niệm Và Các Quy định Pháp ...
-
Tìm Hiểu Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Theo Quy định Pháp Luật
-
04 đặc điểm Nổi Bật Của Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
-
Tất Tần Tật Thông Tin Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? - Luật Sư X
-
Đặc điểm Của Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
-
[PDF] CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Đặc điểm Của Thuế TNDN
-
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Phải Nộp - Công Ty Luật Việt An