Đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Văn học dân gian được khái niệm là một sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp người dân và được phát sinh từ thời kỳ công xã nguyên thủy, quá trình phát triển qua nhiều thế kỷ, qua nhiều thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Vậy đặc trưng của văn học dân gian?
Câu hỏi:
Đặc trưng của văn học dân gian?
A. Tính truyền miệng văn học dân gian
B. Tính tập thể của văn học dân gian
C. Tính nguyên hợp của văn học dân gian, tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian.
D. Tính nguyên hợp của văn học dân gian
Đáp án đúng C.
Đặc trưng của văn học dân gian là mang tính nguyên hợp của văn học dân gian, tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian.
Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:
Văn học dân gian là một di sản nghệ thuật được truyền qua nhiều thế hệ của dân tộc. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Văn học dân gian mang tính nguyên hợp của văn học dân gian, tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian. Cụ thể:
+ Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành.
+ Tính truyền miệng của văn học dân gian: Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Văn học truyền miệng ra đời từ thời dân tộc chưa có chữ viết. Tuy nhiên, khi dân tộc đã có chữ viết và văn học viết, thì văn học truyền miệng vẫn tiếp tục phát triển, một mặt do đại đa số nhân dân không có điều kiện học hành để hưởng thụ thành tựu của văn học viết ; mặt khác, do văn học viết không thể hiện được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nguyện vong, thị hiếu và tập quán sinh hoạt nghệ thuật của nhân dân.
+ Tính tập thể của văn học dân gian: Những tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Tập thể là một biểu hiện khác của phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Có những tác phẩm văn học dân gian ngay từ nguồn gốc đã là công trình sáng tác tập thể của cộng đồng. Đồng thời, cũng có những tác phẩm mà xét về nguồn gốc là sáng tác cá nhân. Dù lúc đầu có thể do một cá nhân sáng tác nhưng trong khi lưu truyền qua những người khác nhau, các địa phương, thời gian khác nhau, tác phẩm văn học dân gian luôn luôn có khả năng tiếp nhận những yếu tố sáng tác mới và trở thành sở hữu tập thể.
Từ khóa » đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết
-
Văn 10 - Đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết
-
So Sánh Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết (Ngắn Gọn)
-
Phân Biệt Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết - Tài Liệu Text - 123doc
-
[CHUẨN NHẤT] So Sánh Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết - Toploigiai
-
Những đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian | Soạn Văn 6 Chi Tiết
-
Lập Bảng So Sánh Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết
-
A). Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian, Thể Loại. - SureTEST
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nêu Những điểm Phân Biệt Văn Học Dân Gian Với Văn Học Viết.
-
Văn Học Dân Gian Là Gì? Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn ...
-
Văn Học Dân Gian – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Học Dân Gian Là Gì? Đặc Trưng, Các Thể Loại ... - Bamboo School
-
Tìm Hiểu Chi Tiết đặc Trưng Của Các Thể Loại Văn Học Việt Nam
-
Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian - Tech12h