Đặc Trưng Của Văn Học Việt Nam

PhamHongThaiGL
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
PhamHongThaiGL---Welcome To PHT School---
Trang ChínhTrang Chính Latest imagesLatest images Tìm kiếmTìm kiếm
Tìm kiếm
Display results as : Số bài Chủ đề
Advanced Search Advanced Search
Đăng kýĐăng ký Đăng NhậpĐăng Nhập
PhamHongThaiGL :: Góc Học Tập
Đặc trưng của văn học Việt NamGo down
Tác giảThông điệp
hUgkUtEhUgkUtETổng số bài gửi : 38Join date : 09/01/2010Age : 28Đến từ : Thành Phố ChếtĐặc trưng của văn học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Đặc trưng của văn học Việt Nam Đặc trưng của văn học Việt Nam EmptySat Jan 09, 2010 10:13 pm
Tính nguyên hợp: Biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, tồn taị dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), cố định (tồn tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Tính tập thể: Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Tính truyền miệng: Văn học dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng (kể chuyện) Tính dị bản: Văn học dân gian là sáng tác tập thể và nó không được cố định trong một văn bản nên khi lưu truyền sang các vùng không gian khác nhau thì nó dần dà thay đổi. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Tạo ra nét đặc trưng của Văn học dân gian so với văn học viết.Văn học viết : Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã "mở ra một thời kỳ lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ" (Đặng Thai Mai). Sự va chạm gần 10 thế kỷ giữa nền Hán học và văn hóa dân gian Việt tuy có phần làm văn hóa, tín ngưỡng, phong tục cũng như nghệ thuật của dân tộc Việt bị "sứt mẻ, mất mát" nhưng cũng tác động không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của văn học viết.Nhiều phát hiện mới của khảo cổ học chứng minh từ thời đại Hùng Vương, người Việt đã có một nền văn hóa với nhiều nét cá tính khá rõ rệt, thể hiện qua nhiều thần thoại và truyền thuyết. Tiếp theo một thời gian dài tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc tiên tiến hơn nhiều mặt, người Việt đã biết cách chuyển hóa chữ Hán trên nền tảng văn hóa Việt, đọc theo thanh điệu của tiếng Việt mà vẫn hiểu được một cách chính xác các giá trị tư tưởng, văn hóa, triết học của Trung Quốc lẫn của người Việt.Từ truyền thống văn hóa có sẵn, Hán học tiếp sức cho người Việt hình thành nền văn học độc lập của dân tộc và là nền tảng, cơ sở để sáng tạo ra chữ viết đầu tiên: chữ Nôm.Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính chất trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ. Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như một "phương tiện giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau một thời gian dài văn-sử-triết bất phân. Ba dòng tư tưởng Nho-Phật-Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất cận nhân tình.Về mặt thể loại, hình thức; văn học viết thời kỳ đầu chủ yếu là thơ với hai loại: cổ thể và cận thể - tôn trọng khuôn phép mẫu mực của thơ ca Trung Quốc; ngoài ra theo Dương Quảng Hàm (trong quyển Văn học Việt Nam) thì văn viết trong thời kỳ đầu "có nhiều thể, nhưng có thể chia ra làm ba loại lớn" gồm:Vận văn: tức loại văn có vần Biền văn: tức loại văn không có vần mà có đối (như câu đối) Tản văn hoặc văn xuôi: tức loại văn không có vần mà cũng không có đối. Cuối thế kỷ 18 trở đi, khi chữ Nôm hình thành thì văn học viết có vài chuyển biến trong sáng tác: văn học từ chiếu cung đình dần thâm nhập vào đời sống thường nhật (văn chương bình dân) và cái tôi cá nhân bắt đầu được đề cập đến. "Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều (của Nguyễn Du) được xem là những thành tựu nổi bật của chữ Nôm trong văn học Việt Nam.Từ khi có việc truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam thì diện mạo văn học có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Ngoài ảnh hưởng các dòng tư tưởng truyền thống phương Đông thì sự thâm nhập của phương Tây mang đến cho văn học viết con đường "hiện đại hóa" từ hình thức, thể loại đến tư tưởng và nội dung sáng tác. Riêng về thể loại nếu so sánh văn học viết Việt Nam giữa hai thời kỳ lớn: Văn học Trung đại và Văn học Hiện đại thì có thể hiểu một cách tổng quát về các thể loại chính
LikeDislike
Về Đầu Trang Go down
https://phtpku.forumvi.com/
hUgkUtEhUgkUtETổng số bài gửi : 38Join date : 09/01/2010Age : 28Đến từ : Thành Phố ChếtĐặc trưng của văn học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đặc trưng của văn học Việt Nam Đặc trưng của văn học Việt Nam EmptySat Jan 09, 2010 10:17 pm
ngoài ra còn có nhìu tác phẩm như:[center][center]Hồ xuân Một mặt trời xuân. Một mặt hồMột làn ánh sáng óng như tơCây tươi trong nắng, tươi trong nướcNắng đẹp trên cây, đẹp dưới hồ Hồ rộng, nên dù gió lặng imNgoài xa con sóng vẫn lim dimTrong làn sương lụa, làn sương bạcBỗng hiện lung linh một dáng thuyền Hồ xuân như toả một làn hươngNhư một lời ru giữa phố phườngThư duỗi làn mây từ vạn dặmNgỡ là ai đó đến soi gương. Lại đây với chú Lại đây với chú, cháu ơi!Chú đang khao khát tiếng cười tuổi thơ.Cháu là hoa của ước mơLà trang đẹp nhất bài thơ cuộc đời. Lại đây với chú, cháu ơi!Giờ này má cháu đang ngồi phòng traMột lời má chẳng nói raSúng, dao đâu dễ đổi xa lòng người! Lại đây với chú, cháu ơi!Chú đang khao khát tiếng cười tuổi thơ.Vải đen bịt mắt tối mòNhưng lòng dạ chú bao giờ vẫn trong. Lại đây ơi nụ hoa hồngLại đây chú bế, chú bồng trên tayNgày mai cháu cất cánh bayCũng từ khổ cực tù đày mà lên.
LikeDislike
Về Đầu Trang Go down
https://phtpku.forumvi.com/
hUgkUtEhUgkUtETổng số bài gửi : 38Join date : 09/01/2010Age : 28Đến từ : Thành Phố ChếtĐặc trưng của văn học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đặc trưng của văn học Việt Nam Đặc trưng của văn học Việt Nam EmptySat Jan 09, 2010 10:18 pm
Trẩy hội với rừng Ai gọi đấy!Hỡi âm vang vách núiCó theo ta trẩy hội với rừngCầu bên núi xa chênh bóng nướcMây ngàn gieo tải nắng nương xa.Lá mục rừng già bâng khuâng hương nấmHoa mâm xôi đơm nở đón ta về.Chim gõ kiến thúc ngày xuân chínDáng tây vàng ngọt lịm tiếng ong bayVòm đọng thức - con dơi treo giấc ngủNhũ đá gầy buông thõng tháng năm điTa đi giữa mùa xuân, giữa chùng chình sóng nhạcGiữa mây giăng, giữa ngóng đợi ai về!Huế đa tình Thu về lạnh sắc tà dươngHoàng cung chừng đã hơi hương bay rồiThuận An khuất bóng hoàng hônGió bao giờ thổi lại hồn Tràng GiangNơi đây rụng đổ lá vàngLăng vua xa lắm dặm đàng nhạt xanhDòng Hương in gái nguyên lànhLá thuyền ru khách thanh thanh tiếng đờnVĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thônBiếc tre cần trúc không buồn mà sayNon xa trăng đã tròn đầyEm ơi để mặc lòng ngây lên mùa… Diềm bâu Có đâu răng khểnh mà xinh thếNúm má đồng tiền hoáy nước reoHội hè gấm vóc bên là lụaChẳng chạnh diềm bâu tủi áo nghèo Ừ mây ngũ sắc ừ sao saNgười ta sang đẹp với người taCầu cho thiên hạ trên mình cảGiữ phận em lo nếp vải nhà Bền chắc nâu sồng duyên mộc mạcLá mạ hoa hiên để dập dờnẤy ai cuốc bọn cười vang nhấtChuông khánh mong gì trong trẻo hơn.
LikeDislike
Về Đầu Trang Go down
https://phtpku.forumvi.com/
hUgkUtEhUgkUtETổng số bài gửi : 38Join date : 09/01/2010Age : 28Đến từ : Thành Phố ChếtĐặc trưng của văn học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đặc trưng của văn học Việt Nam Đặc trưng của văn học Việt Nam EmptySat Jan 09, 2010 10:19 pm
Bếp lửa Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa. Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe, khô rạp ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?Bà hay kể chuyện những ngày ở HuếTiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Mẹ cùng cha công tác bận không vềCháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu họcNhóm bếp lửa, nghĩ thương bà khó nhọcTu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bàKêu chi hoài trên những cánh đồng xa Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:“Bố ở chiến khu, bố còn việc bốMày có viết thư chớ kể này, kể nọ,Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa n iềm tin dai dẳng… Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏÔi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa! Giờ cháu đã xa, có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... Ngày và đêm Rất dài và rất xaLà những ngày mong nhớNơi sáng lên ngọn lửa Là trái tim yêu thương Anh đang mùa hành quân Pháo lăn dài chiến dịchBồi hổi đêm xuất kíchChờ nghe tiếng pháo ran Ngôi sao như mắt anh Trong những đêm không ngủGiáo án em vẫn mở Cho ánh sao bay vào Ngày và đêm xa nhau Đâu chỉ dài và nhớ Thời gian trong cách trởĐốt cháy ngời Tình Yêu Pháo anh lên đồi caoNã vào đầu giặc MỹBục giảng dưới hầm sâuEm cũng là chiến sĩ. Cái chết cúi gục đầu Cuộc đời xanh Tuổi TrẻNgày đêm ta bên nhauNhững đêm ngày chiến đấu.
LikeDislike
Về Đầu Trang Go down
https://phtpku.forumvi.com/
hUgkUtEhUgkUtETổng số bài gửi : 38Join date : 09/01/2010Age : 28Đến từ : Thành Phố ChếtĐặc trưng của văn học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đặc trưng của văn học Việt Nam Đặc trưng của văn học Việt Nam EmptySat Jan 09, 2010 10:19 pm
Mây trắng bến Nhà Rồng Thắm một sắc cờ hoa phượng nởXanh trời cao vút những thân saoNắng vàng trải mỏng dài theo phốTường ánh màu vôi mới trắng phau. Thành phố tên Người đẹp tháng NămĐường ken xe đạp buổi đi làmRợp tàn vú sữa sân nhà trẻCác cháu vui đùa dưới bóng râm.Chóng lớn “Cháu ngoan của Bác Hồ!”Tình thương dồn cả tuổi măng tơMột sương, hai nắng lòng cô bácChăm chút mầm non hẹn tốt mùa Hạt giống người gieo nay chín rộHai mùa kháng chiến khép thành thơMồ hôi, máu đổ không chùn bướcTriệu đoá hoa xuân nở dưới cờ! Được thở tự do dẫu một ngàyTình người ấm lại chất men sayTrăm năm thoát khỏi đời nô lệLưỡi vẫn còn tê vị đắng cay! Muôn dặm bồng bềnh thủa Bác điBồi tàu, rửa ảnh chẳng hề chiTrời Âu quét tuyết đêm băng giáTim đỏ Lê- nin sáng lối về. Cháo bẹ, rau măng rừng Pắc BóGió lồng hang đá ngọn đèn khuyaNon sông ngàn dặm sao trời tỏThế giới năm Châu đẹp bạn bè. Chỉ nặng mỗi lòng tham tột bậc:Người người áo ấm với cơm noCon em đến tuổi vui đi họcĐất nước muôn đời được tự do Bốn phương vô sản anh em cảMuôn dặm quan san vốn một nhàMặt đất, thiên đường vui được nữa“Đường lên hạnh phúc” cuối trời xa. Tiếng sủa bên đường vẫn sáng trăngĐường ta bay vỗ cánh chim bằngMác - Lê- nin đời xanh mầm sốngRơi rụng bao nhiêu sắc úa vàng Di chúc mỗi dòng rỏ máu timMuôn vàn thân ái gửi trăm miềnMặc cơn đau búôt tình non nướcHơi thở còn không phút laãg quên. Thanh thản ra về nơi cõi thọMột toà đồ sộ Mác- Lê- ninXanh trong hồ ngọc, thơm lan, huệCao cả cho đời một đức tin. Bóng tối đã lùi tận góc xaTháng Năm sao mọc sáng muôn nhàBồi hồi bến cũ về thăm lạiMây trắng Nhà Rồng nhớ Bác xưa. Vợ chồng đi chợ xuân Núi rừng xa mờ xanh với xanhĐường non như lưng rồng uốn khúcVợ ngồi lưng ngựa vợ đi trướcChồng nắm đuôi ngựa chân theo nhanh Vợ chồng xuống núi đi chợ xuânSương sớm còn che như lấp lốiVó ngựa cuốn nhanh chồng ríu chânVợ thương ghìm cương dừng ngựa lại Một dãy rừng mai hoa ướt sươngĐường xuân đưa vợ chồng xuống núiVáy vợ phồng căng đầy gió đồngĐuổi theo vó ngựa mỏi chân chồngVào chợ đổi hàng, mua vải muối Mắt đưa nhìn quanh thấy rượu nồngChồng ghé vào hàng say mấy chénVợ bán mua xong, dắt ngựa đếnThấy chồng dím mắt cười nắng xuân Ngả nón tu lờ đưa chồng gồiXoè quạt bên chồng vợ phe phẩyChen chân trong chợ người đi lạiRực rõ đường thêu, vòng bạc rung Gió mát nằm lâu chưa hết sayNâng chồng lên ngựa hàng chất đầyVợ đi thong thả theo sau ngựaVề núi tay cương, chồng lỏng tay…
LikeDislike
Về Đầu Trang Go down
https://phtpku.forumvi.com/
Sponsored contentĐặc trưng của văn học Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đặc trưng của văn học Việt Nam Đặc trưng của văn học Việt Nam Empty
Về Đầu Trang Go down
Đặc trưng của văn học Việt NamVề Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Similar topics-
» Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng :D» Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá Việt Nam
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
PhamHongThaiGL :: Góc Học Tập-
Chuyển đến: Chọn Diễn Đàn||--Rap Club|--Thông Báo|--Góc Học Tập|--Báo Danh Member mới|--Công Nghê Thông Tin|--HipHop....for....funny|--Kết Bạn| |--Boy Friends| |--Girl Friends| |--Thư Viện Bổ Ích| |--Sách, Tài Liệu| |--I Music| |--Phim| |--Anime & Manga| |--Avatar & Pictures| |--Games |--Games Online |--Games Offline
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Từ khóa » đặc Trưng Của Vh Viết