Đặc Trưng Của Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Cương Lĩnh
Có thể bạn quan tâm
- Những chủ trương công tác lớn
- Tin tức - Thời sự
- |
- Chuyên luận chỉ đạo
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Quán triệt, thực hiện nghị quyết
- |
- Bảo vệ Tổ quốc
- |
- Theo gương Bác
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- Thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
- Bình luận - Phê phán
- Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Quốc phòng, quân sự nước ngoài
- |
- Sinh hoạt tư tưởng
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- Nghiên cứu - Trao đổi
- |
- Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Biển đảo Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội
- |
- Bảo hiểm y tế
- |
- Văn bản, chính sách mới
- |
- Chính sách Quân đội
- |
- Tư liệu
- Tạp chí và Tòa soạn
- Tạp chí
- |
- Tòa soạn
- |
- Cấu trúc Website
Thứ Ba, 17/12/2024, 01:51 (GMT+7)
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sốngQuán triệt, thực hiện nghị quyết
QPTD -Thứ Hai, 06/06/2011, 16:53 (GMT+7)Đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa trong Cương lĩnh - mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong thời kỳ quá độẢnh mang tính minh họa (nguồn: Internet) |
1. CNXH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là giai đoạn đầu của Hình thái kinh tế-xã hội Cộng sản chủ nghĩa. CNXH tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã có những dự báo về những đặc trưng của xã hội XHCN dựa trên thực tiễn đương thời. Các ông đã hình dung và phác thảo về CNXH trên một số nét cơ bản như sau: (1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện; (2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản xuất (LLSX) tiên tiến, hiện đại; (3) CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (chủ yếu); (4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao; (5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; (6) CNXH là một xã hội dân chủ, dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản; (7) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động; (8) Trong xã hội XHCN, các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Trên cơ sở nhận thức về thời đại, nhận thức về dân tộc và sức mạnh dân tộc, từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước và dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam của Đảng ta ngày càng rõ hơn. Trong quá trình đổi mới nhận thức về CNXH và xây dựng CNXH, Đảng ta nhận thấy việc xác định đúng mô hình CNXH là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Bởi đó là cơ sở, là định hướng để Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm hiện thực hóa mục tiêu CNXH ở nước ta.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh 1991) của Đảng, mô hình CNXH đã được phác họa với 6 đặc trưng. Đại hội X (năm 2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển làm cho mô hình CNXH Việt Nam toàn diện hơn, gồm 8 đặc trưng. Trong Cương lĩnh 2011, Đảng ta tiếp tục xác định 8 đặc trưng trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng của CNXH trong hai văn kiện nói trên.
Các đặc trưng của xã hội XHCN trong Cương lĩnh 2011 là thành quả của 25 năm đổi mới; trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về CNXH trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó cũng là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình CNXH Việt Nam.
2. Về đặc trưng của xã hội XHCN ở nước ta, Cương lĩnh 2011 đã khẳng định: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và quan hệ sản xuất (QHSX) tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”1.
Như vậy, so với Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011 bổ sung 2 đặc trưng mới.
Đặc trưng thứ nhất: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây vừa là mục tiêu, vừa là đặc trưng tổng quát, đặc trưng bản chất của CNXH Việt Nam. CNXH phải làm cho dân giàu, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Nghèo đói không phải là CNXH. Dân giàu là giàu cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần; dân giàu nhưng phải làm cho nước mạnh, dân có giàu nước mới mạnh, phải nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia; dân giàu nhưng phải đảm bảo công bằng xã hội... Đây là thể hiện tính ưu việt của CNXH. Trong Cương lĩnh 2011, cụm từ “dân chủ” được đưa lên trước cụm từ “công bằng” so với Văn kiện Đại hội X của Đảng. Sự thay đổi này không đơn thuần là sắp xếp lại thứ tự mà phản ánh sự nhận thức ngày càng sâu sắc hơn của Đảng ta đối với mục tiêu dân chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là nguồn lực phát triển đất nước. Dân chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân là chủ, dân làm chủ, dân là gốc; dân chủ là chìa khóa vạn năng. Do đó, dân chủ phải được đặt ở một vị trí tương xứng với tầm vóc, giá trị của nó trong Cương lĩnh và khi đề cao dân chủ, chúng ta không hề coi nhẹ kỷ luật, kỷ cương là cái hiện nay chúng ta còn nhiều yếu kém. Càng coi trọng dân chủ càng phải coi trọng kỷ luật, pháp luật, kỷ cương trong quản lý đời sống xã hội. Cả dân chủ và kỷ luật đều là những mặt chúng ta còn nhiều hạn chế, cần phải phấn đấu nâng cao.
Đặc trưng mới thứ hai là: “có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Đặc trưng này là kế thừa của Văn kiện Đại hội X của Đảng, phản ánh đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, song Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, để tránh hiểu lầm hoặc sự xuyên tạc của một số người khi cho rằng “dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” nghĩa là Đảng ta đứng trên Nhà nước và pháp luật, nên trong Cương lĩnh đã thay từ “dưới” sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản bằng từ “do” Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Kế thừa Văn kiện Đại hội X, trong Cương lĩnh 2011, Đảng ta khẳng định lại đặc trưng “do nhân dân làm chủ” (bỏ cụm từ “lao động” trong Cương lĩnh 1991). Sự khẳng định đó nhằm phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; mỗi người dân Việt Nam đều là người chủ đất nước, có trách nhiệm xây dựng đất nước, dù sinh sống ở trong nước hay ngoài nước.
Về đặc trưng kinh tế của CNXH, kế thừa Văn kiện Đại hội X, Cương lĩnh xác định: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp” (thêm từ “tiến bộ“ so với Văn kiện Đại hội X và không có cụm từ “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” như trong Cương lĩnh 1991). Trong đặc trưng về kinh tế của CNXH, nếu như đặc trưng về LLSX có ý kiến khá thống nhất, thì đặc trưng về QHSX vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, ở đây có thể hiểu QHSX tiến bộ phù hợp là QHSX được xét trong chỉnh thể trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối và sự phù hợp không chỉ với trình độ phát triển của LLSX mà còn với chế độ xã hội, với từng điều kiện lịch sử - cụ thể, với đặc thù dân tộc... QHSX tiến bộ phù hợp ở nước ta chính là QHSX theo định hướng XHCN (trong thời kỳ quá độ) và là QHSX XHCN (trong CNXH). Đến khi chúng ta xây dựng xong CNXH, QHSX tiến bộ phù hợp đó phải dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Trong đặc trưng về con người, trên cơ sở kế thừa Cương lĩnh 1991, song tách đặc trưng về phân phối ra, Cương lĩnh xác định “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Muốn có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tất yếu phải giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, coi sự phát triển con người là mục tiêu cao nhất của CNXH. Tất cả vì con người và do con người; con người là trung tâm của chiến lược phát triển và là chủ thể phát triển.
Trong đặc trưng về quan hệ dân tộc, Cương lĩnh khẳng định: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Việc bổ sung cụm từ “tôn trọng” so với Cương lĩnh 1991 là rất có ý nghĩa, bởi vì tôn trọng là một trong những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, nhất là sự tôn trọng của dân tộc đa số đối với các dân tộc thiểu số; không tôn trọng thì không thể có bình đẳng, đoàn kết thực sự giữa các dân tộc.
Về đặc trưng hợp tác quốc tế, trên cơ sở kế thừa Cương lĩnh 1991, song mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác không chỉ với nhân dân mà với cả các Nhà nước, các Đảng Cộng sản và công nhân, các phong trào xã hội tiến bộ, các đảng cánh tả, đảng cầm quyền và các đảng khác... nên Cương lĩnh 2011 khẳng định: “có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Đặc trưng này phản ánh xu thế lớn của tình hình thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đó cũng là nguyện vọng chân thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Các đặc trưng của CNXH nêu trong Cương lĩnh là một hệ thống chỉnh thể bao quát các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chúng có quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau - thể hiện các mối quan hệ hợp quy luật giữa LLSX và QHSX, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và văn hóa-xã hội, kinh tế và quốc phòng-an ninh-đối ngoại, giữa nội lực và ngoại lực, giữa mục đích và phương tiện...; trong đó, mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, bất công, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, thể hiện phẩm giá của mình. Đó là giá trị cao cả, nhân văn, nhân đạo của CNXH theo đúng tư tưởng của C.Mác và Hồ Chí Minh.
3. Các đặc trưng của xã hội XHCN nêu trong Cương lĩnh 2011 vừa thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng, vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Các đặc trưng này của CNXH không phải bỗng nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để xây dựng nên. Các đặc trưng của CNXH có quá trình hình thành, vận động, phát triển, ngày càng chín muồi tùy thuộc vào các điều kiện khách quan và sự nỗ lực của nhân tố chủ quan. Đó cũng là quá trình vừa định hướng và từng bước định hình trong hiện thực. Vì vậy, cần phải xem xét CNXH và các đặc trưng của CNXH bằng quan điểm động, nó có quá trình sinh thành, phát triển theo quy luật khách quan.
Để thực hiện các mục tiêu của CNXH, điều có ý nghĩa quyết định nhất là phải kiên định con đường XHCN, lý tưởng XHCN, tức phải “nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH” - bài học lớn số một mà Đảng ta đã rút ra trong Cương lĩnh 2011 qua hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng. Gắn kết độc lập dân tộc và CNXH là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Cương lĩnh 2011 khẳng định: “Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”2. Hiện tại, tuy CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Vì vậy, đúng như Cương lĩnh 2011 khẳng định: “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”3. Sự lựa chọn con đường XHCN của Đảng ta cũng chính là sự lựa chọn của lịch sử để thực hiện khát vọng của nhân dân ta: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong Cương lĩnh 2011, Đảng ta không chỉ vạch ra các đặc trưng của CNXH mà còn chỉ ra con đường để thực hiện những đặc trưng đó với lộ trình, bước đi phù hợp. Chúng ta phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, để đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN và đến khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, chúng ta phải quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản; nắm vững và giải quyết các mối quan hệ lớn, mang tính chất biện chứng của đời sống xã hội, cấu thành nên nội dung của công cuộc đổi mới mà Cương lĩnh 2011 đã đề ra. Cùng với đó, cần phải tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ hơn lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta; tiếp tục nghiên cứu làm rõ những đặc trưng của CNXH cũng như những phương hướng cơ bản và những mối quan hệ lớn trong điều kiện lịch sử mới; lý giải kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, khắc phục những mặt lạc hậu, yếu kém của công tác lý luận, phục vụ tốt cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước ta trong bối cảnh phức tạp, đầy biến động của tình hình thế giới với nhiều thời cơ và thách thức to lớn.
GS, TS. LÊ HỮU NGHĨA
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
1 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 70.
2 - Sđd, tr. 70.
3 - Sđd, tr. 69.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh phong trào Thi đua “Dân vận khéo” theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng 12/12/2024
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng lực lượng vũ trang “tinh, gọn, mạnh” 05/12/2024
Sư đoàn 315 nâng cao chất lượng huấn luyện dự bị động viên theo Nghị quyết số 1659 của Quân ủy Trung ương 28/11/2024
Học viện Quốc phòng quán triệt, vận dụng Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) vào công tác huấn luyện - đào tạo, nghiên cứu khoa học 14/11/2024
Quân khu 4 lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) 04/11/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới (Tiếp theo và hết) 28/10/2024
Quân đoàn 3 trước yêu cầu xây dựng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại 17/10/2024
Quân khu 3 nâng cao chất lượng công tác hậu cần theo Nghị quyết số 1658-NQ/QUTW 07/10/2024
Tư duy của Đảng về phát triển công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới 26/09/2024
Quân khu 5 xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII) 12/09/2024
ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban cán sự Đảng bộ Tài chínhSáng 27-9, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI),... Tin, bài xem nhiềuSư đoàn 315 nâng cao chất lượng huấn luyện dự bị động viên theo Nghị quyết số 1659 của Quân ủy Trung ương
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, tỉnh Hà Tĩnh xây dựng lực lượng vũ trang “tinh, gọn, mạnh”
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh phong trào Thi đua “Dân vận khéo” theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
- |
- Những chủ trương công tác lớn
- |
- Sự kiện lịch sử
- |
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- |
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Bình luận - Phê phán
- |
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- |
- Biển đảo Việt Nam
- |
- Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446 |
Từ khóa » đặc Trưng Của Cnxh
-
Về đặc Trưng Của Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Dự Thảo Cương Lĩnh Xây ...
-
8 đặc Trưng CNXH Mà Nhân Dân Ta đang Xây Dựng | Chính Trị
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam Theo Tinh ...
-
Những đặc Trưng Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH)
-
Những đặc Trưng Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Xã Hội Trong “Tuyên Ngôn ...
-
Những đặc Trưng Cơ Bản Của CNXH Trong Tuyên Ngôn Của Đảng ...
-
Những đặc Trưng Thể Hiện Tính ưu Việt Của Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa ...
-
Chủ Nghĩa Xã Hội Là Gì? Đặc Trưng Và Con đường Lên CNXH?
-
[PDF] Chủ Nghĩa Xã Hội Và Thời Kỳ Quá độ
-
Những Phác Thảo Của V.I.Lênin Về đặc Trưng Của Chủ Nghĩa Xã Hội
-
"Dân Giàu" - Đặc Trưng Hàng đầu Của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam
-
Sự Phát Triển Lý Luận Của Đảng Về Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam
-
Đặc Trưng Bản Chất Tổng Quát Của CNXH ở Việt Nam