Đại Bổ Nguyên Khí Là Gì? Có Những Vị Thuốc Nào? Tác Dụng Ra Sao?

Đại bổ nguyên khí là gì, vì sao cần bổ nguyên khí, đặc biệt đối với người gặp các vấn đề sinh lý? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được TTƯT Nguyễn Thị Hằng, Nguyên PGĐ Bệnh viện Tuệ Tĩnh trả lời đầy đủ qua bài viết dưới đây.

5/5 - (102 bình chọn)
  1. 1. Đại bổ nguyên khí là gì?
  2. 2. Vì sao cần đại bổ nguyên khí?
  3. 3. Các vị thuốc đại bổ nguyên khí
    1. 3.1. Nhân sâm – Vị thuốc đứng đầu bảng “Tứ đại danh dược” đại bổ nguyên khí
    2. 3.2. Lộc nhung (nhung hươu) – vị thuốc thứ hai trong “tứ đại danh dược”
    3. 3.3. Quế (nhục quế) – vị thuốc bổ khí thứ 3 trong “tứ đại danh dược”
    4. 3.4. Phụ tử (Rễ ô quy đầu) – Vị thuốc thứ tư trong “tứ đại danh dược”
    5. 3.5. Đông trùng hạ thảo – Vị thuốc nổi tiếng bồi bổ nguyên khí
    6. 3.6. Đảng sâm – Họ sâm tác dụng bồi bổ nguyên khí
    7. 3.7. Hoàng kỳ – Trị khí hư, huyết hư, bồi bổ dưỡng khí cho nam giới
  4. 4. Lưu ý khi sử dụng các vị thuốc đại bổ nguyên khí cho nam giới

1. Đại bổ nguyên khí là gì?

đại bổ nguyên khí là gì?

Đại bổ nguyên khí là gì?

Theo Y học Cổ truyền, khí trong cơ thể do tiên thiên (trời sinh) và hậu thiên sinh ra từ tinh khí của thức ăn, kết hợp với khí trời khi hít thở để từ đó vận hành huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể cũng như duy trì các hoạt động của tạng phủ.

Khí trong cơ thể được chia thành 4 loại:

  • Nguyên khí (chủ về nuôi dưỡng tạng phủ)
  • Tông khí (chủ về hô hấp)
  • Dinh khí (chủ về dinh dưỡng toàn thân)
  • Vệ khí (chủ về ấm tạng phủ)

Như vậy, nguyên khí (bao gồm khí nguyên âm và khí nguyên dương) được sinh ra trong cơ thể, lưu trữ ở thận, nhờ tam tiêu đi khắp cơ thể để thúc đẩy hoạt động của lục phủ ngũ tạng và là nguồn gốc sự sinh hóa của cơ thể. Nguyên khí mạnh thì chức năng của các tạng phủ, đặc biệt thận cũng khỏe mạnh, cường tráng, người tràn đầy năng lượng và ngược lại.

Xem thêmThận yếu – Nguyên khí yếu: Dấu hiệu nào cho thấy thận đang gặp vấn đề?

2. Vì sao cần đại bổ nguyên khí?

Theo lý luận y học phương Đông thì nguyên khí có nguồn gốc từ tinh của tiên thiên (cơ thể), được liên tục bồi đắp bởi chất tinh vi từ thủy cốc của hậu thiên (thức ăn).

Tất cả mọi hoạt động sống của cơ thể đều do nguyên khí thúc đẩy và điều khiển. Nguyên khí là nguồn động lực cho sự hoạt động của sinh mệnh. Nguyên khí suy nhược có thể sản sinh ra rất nhiều bệnh tật nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tử sinh của một con người.

Việc đại bổ nguyên khí sẽ giúp:

  • Thúc đẩy và điều tiết sự sinh trưởng, phát dục và cơ năng sinh dục
  • Thúc đẩy và khống chế hoạt động của tất cả các tạng phủ, kinh lạc, cơ quan… trong cơ thể
  • Bổ sung các vị thuốc bồi bổ nguyên khí sẽ giúp thúc đẩy chức năng của tạng phủ

3. Các vị thuốc đại bổ nguyên khí

Y học Cổ truyền rất chú trọng đến các vị thảo dược giúp đại bổ nguyên khí, tăng cường chức năng của các tạng phủ để từ đó tăng cường sức khỏe. Một số vị thảo dược giúp đại bổ nguyên khí như:

3.1. Nhân sâm – Vị thuốc đứng đầu bảng “Tứ đại danh dược” đại bổ nguyên khí

nhân sâm tứ đại danh dược, bồi bổ nguyên khí

Nhân sâm là vị thuốc hàng đầu có công dụng bổ nguyên khí.

Nhân sâm từ lâu được coi là vị dược liệu quý, bộ phận dùng làm thuốc là rễ phơi hoặc sấy khô. Nhân sâm có tính ôn, vị ngọt, hơi đắng với tác dụng:

  • Đại bổ nguyên khí, bổ sung năng lượng cho cơ thể
  • Chống oxy hóa, giảm viêm
  • Cải thiện tâm trạng, trí nhớ
  • Cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nghiên cứu chỉ ra, nhân sâm có khả năng điều trị rối loạn cương dương ở nam giới, các hợp chất chống oxy hóa trong mạch máu và mô dương vật, giúp “cậu nhỏ” phục hồi chức năng bình thường.

Cũng có nghiên cứu chỉ ra, nhân sâm giúp sản xuất oxy nitric, hợp chất giúp cải thiện thư giãn cơ ở dương vật, tăng cường lưu thông khí huyết và kích thích lưu thông máu đến “cậu nhỏ” giúp quá trình cương dương diễn ra nhanh, mạnh và bền bỉ hơn. Có tài liệu chứng minh sử dụng nhân sâm đỏ Hàn Quốc có thể cải thiện được 60% chứng rối loạn cương dương so với mức cải thiện 30% khi dùng thuốc điều trị.

3.2. Lộc nhung (nhung hươu) – vị thuốc thứ hai trong “tứ đại danh dược”

Nhung hươu có vị mặn, tính ôn, quy vào kinh thận, cam, tâm, có nhiều tác dụng như:

  • Bổ tinh, ích khí, trợ dương
  • Chống lão hóa, chống mệt mỏi, làm đẹp
  • Điều trị chứng thận hư, suy nhược, sức khỏe yếu, hay hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối
  • Di tinh, hoạt tinh, xuất tinh sớm, dương vật không cương cứng
  • Phụ nữ kinh nguyệt không đều

Theo Hải Thượng Lãn Ông, nhung hươu là vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng “làm đầy tinh huyết một cách nhanh chóng, làm cho khí nguyên dương đầy nhưng không đi càn nên chữa di tinh rất hay và tác dụng nhuận phế”.

>> Tìm hiểu thêm: [Yếu sinh lý là gì?] Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

3.3. Quế (nhục quế) – vị thuốc bổ khí thứ 3 trong “tứ đại danh dược”

Quế không chỉ được dùng trong gia vị nấu ăn mà còn là một vị thuốc quý được cả Đông y – Tây y đánh giá cao. Quế có tính ôn, vị cay, quy vào kinh can thận, được sử dụng nhiều trong việc điều trị:

  • Giảm cholesterol xấu
  • Chống đông máu
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Chống viêm, giảm đau các khớp
  • Kìm hãm vi khuẩn xấu phát triển
  • Chống oxy hóa
  • Hỗ trợ chống ung thư, giảm sự phát triển của tế bào ung thư
  • Làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết

Quế cũng là vị thuốc đại bổ nguyên khí cho đấng mày râu bởi tính ấm của quế giúp kích thích quá trình lưu thông máu, đưa máu và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, bao gồm cả cơ quan sinh dục.

Ngoài ra, vị nhục quế này có tác dụng vào kinh thận, có thể trị thận khí hư, tiểu nhiều. Cũng có nghiên cứu trên chuột chỉ ra, quế có hiệu quả trong việc kiểm soát rối loạn chức năng tình dục ở chuột già.

3.4. Phụ tử (Rễ ô quy đầu) – Vị thuốc thứ tư trong “tứ đại danh dược”

Phụ tử là phần rễ của cây ô quy đầu, là vị thuốc giúp đàn ông lấy lại “dương khí”, cải thiện khả năng sinh lý và được sử dụng để trị nhiều chứng bệnh:

  • Chữa chân tay nhức mỏi, đau lưng, mỏi gối
  • Mụn nhọt
  • Bổ thận dương, trừ phong, hàn, thấp
  • Chữa choáng, trụy mạch
  • Chữa phù thũng, cước khí thủy thũng do thận dương hư

3.5. Đông trùng hạ thảo – Vị thuốc nổi tiếng bồi bổ nguyên khí

đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo cũng có ứng dụng lớn trong việc bảo vệ sức khỏe.

Đông trùng hạ thảo được coi như vị thuốc dưỡng khí, đại bổ nguyên khí giúp khí huyết lưu thông.

Trong Đông y, đông trùng có vị ngọt, tính ấm, quy vào 2 kinh Phế, Thận, giúp bổ ích phế thận, tráng dương khí, thường dùng trong các bài thuốc bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực như rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, yếu sinh lý.

Đông trùng hạ thảo nhờ tác dụng vào thận, tăng cường dưỡng khí sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.

Theo Healthline, đông trùng hạ thảo còn được chứng minh ở nhiều lĩnh vực như:

  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
  • Chống lão hóa
  • Cải thiện trí nhớ
  • Ngăn ngừa tiểu đường
  • Điều trị chứng loạn nhịp tim, giảm chấn thương tim trên chuột, có khả năng làm giảm cholesterol
  • Kháng viêm trên chuột

3.6. Đảng sâm – Họ sâm tác dụng bồi bổ nguyên khí

Đảng sâm vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tỳ, phế, có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, dưỡng huyết, khí hư, huyết hư, thể trạng mệt mỏi.

Theo y học hiện đại, trong đảng sâm có nhiều đường, vitamin và acid amin cũng như nguyên tố vô cơ, trong đó có 7 nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể, kích thích hưng phấn cho hệ thần kinh, tiêu trừ mệt mỏi và tăng cường hệ miễn dịch.

Nhìn chung, công năng của Đảng sâm và nhân sâm giống nhau nhưng mức độ tác động của đảng sâm kém hơn. Khi nguyên khí chưa hao tổn nhiều, có thể dùng đến đảng sâm.

3.7. Hoàng kỳ – Trị khí hư, huyết hư, bồi bổ dưỡng khí cho nam giới

Hoàng kỳ có tính ôn, quy vào các kinh phế, tỳ, giúp cải thiện các chứng suy nhược cơ thể, bổ nguyên khí, tăng cường chức năng tạng phủ, ngăn ngừa oxy hóa.

Trong YHCT, thận là bể của khí huyết, là bộ máy sản sinh khí huyết nuôi dưỡng cơ thể. Khi thận hư tổn sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hoàng kỳ, ngoài bổ khí còn còn có các công dụng chữa bệnh thận mạn, từ đó làm tăng khả năng sinh nguyên khí tại thận.

4. Lưu ý khi sử dụng các vị thuốc đại bổ nguyên khí cho nam giới

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, không phải đối tượng nào cũng bồi bổ nguyên khí. Nhiều người quan niệm khí suy, thận yếu dẫn đến sử dụng các loại sản phẩm bổ sinh lực mà không phân biệt được mình yếu ở đâu (thận âm hư hay thận dương hư), để lại rất nhiều hậu quả như rối loạn chức năng tạng thận.

Chính vì vậy, nên biết cách kết hợp các vị thảo dược để cân bằng được cả hai yếu tố âm dương bình hòa. Nếu như tăng cường các nhóm bổ nguyên khí, trị từ gốc như nhân sâm, lộc nhung cần bổ sung vị bổ tinh huyết, bổ thận âm như sơn thù, kỷ tử để dưỡng can huyết.

Trên đây là một số vị thuốc đại bổ nguyên khí cho nam giới. Bạn nên nắm rõ từng công dụng của các vị thuốc cũng như tình trạng sức khỏe của mình để bồi bổ. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến vấn đề sinh lý nam, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn, giải đáp.

Sâm nhung Đại bổ Tâm Bình là sản phẩm mới của Dược phẩm Tâm Bình. Sản phẩm có thành phần chính là Nhân sâm, Nhung hươu kết hợp với Đương quy, Kỷ tử, Thục địa, Hoài sơn, Mật ong.

Sản phẩm có thiết kế trang nhã, sang trọng. Mỗi viên hoàn được đóng gói như viên kẹo để trong lọ nhỏ. Mỗi hộp chứa 30 lọ nhỏ, thuận tiện mang theo bên mình.

Cách sử dụng cũng rất đơn giản khi chỉ cần dùng mỗi ngày 1 viên, tốt nhất là vào buổi sáng.

Sâm nhung đại bổ Tâm Bình đại bổ nguyên khí

XEM THÊM: 

  • Biết mình thận âm hư hay thận dương hư – Xem ngay tại đây!
  • Uống gì bổ thận? – Gợi ý cho bạn top 10 sản phẩm
  • Top 20 thực phẩm bổ thận – Ăn đi để khỏe!

Từ khóa » Tính ôn Là Gì