Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi.ppt (Bài Giảng Ngữ Văn 10 Tuần 19)

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 19 bài: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi ppt Số trang Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 19 bài: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi 34 Cỡ tệp Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 19 bài: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi 753 KB Lượt tải Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 19 bài: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi 1 Lượt đọc Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 19 bài: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi 165 Đánh giá Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 19 bài: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi 4.4 ( 7 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 19 Bài giảng điện tử Ngữ văn 10 Bài giảng điện tử lớp 10 Bài giảng lớp 10 môn Ngữ văn Đại cáo bình Ngô Tác giả Nguyễn Trãi

Nội dung

BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 10 BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA BÀI CŨ : 1) 2) 3) 4) Hãy nêu vài nét chính về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng Giang phú. Hãy phân tích hình ảnh tâm hồn nhân vật “Khách” khi ngắm lại cảnh sông Bạch Đằng. Hình tượng các bô lão xuất hiện ra sao trong bài Phú? Lời bình luận của nhân vật “Khách” kết thúc cuộc dạo chơi thể hiện như thế nào? PHẦN MỘT : I/ CUỘC ĐỜI :  Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê gốc: Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây).  Hai bên nội ngoại đều giàu truyền thống yêu nước và văn hóa – văn học.  Cha: Tiến sĩ Nguyễn Phi Khanh, ông ngoại Tư đồ Trần Nguyên Đán.  5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi ông ngoại qua đời. I/ CUỘC ĐỜI :  Đỗ Tiến sĩ năm 1400, rồi cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ.  1407, giặc Minh xâm lược, cha ông bị đưa qua Trung quốc, nghe lời cha ông trở về tìm cách trả “Nợ nước, thù nhà”.  Tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa, góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.  Cuối 1427 đầu 1428, khởi nghĩa thắng lợi, ông thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô Đại Cáo”, tích cực tham gia triều chính, rồi bị nghi oan và khong được trọng dụng nữa. I/ CUỘC ĐỜI :  1439, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.  1440, Lê Thái Tông mời ông ra giúp việc nước.  1442, Lê Thái Tông mất đột ngột ở Lệ Chi viên, vợ ông (Nguyễn Thị Lộ) bị bọn loạn thần vu cho tội giết vua và gia đình ông bị xử tội “tru di tam tộc” (họ cha, họ mẹ, họ vợ) I/ CUỘC ĐỜI :  1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, sưu tầm lại thơ văn của ông và cho tìm con cháu của ông còn sống sót để bổ làm quan. I/ CUỘC ĐỜI :  Tóm lại :  NGUYỄN TRÃI – Người anh hùng dân tộc, nhà quân sự lỗi lạc, nhà ngoại giao tài ba, nhà văn hóa lớn;  1980 đại thi hào Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới II/ SỰHCÁT NGHIỆP THƠ VĂN : Ữ C P H N Ô Ẩ Á M N 1) Những tác phẩm chính :  Tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, cả trong văn chính luận lẫn thơ trữ tình.  Một số tác phẩm:  Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại cáo, Ức Trai thi tập…  Chữ Nôm: Quốc âm thi tập (254 bài Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn).  Sách Địa lí cổ nhất VN: Dư Địa Chí. 2) Giá trị văn chương : a) Nội dung :  Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận và cả thơ trữ tình đậm cảm xúc cá nhân: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.  Quan niệm sức mạnh yêu nước vô địch bắt nguồn từ Nhân nghĩa – một tư tưởng lớn, độc đáo của dân tộc VN. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Hoặc:  Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có chí, có anh hùng  2) Giá trị văn chương : a) Nội dung :  Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” và “ Quốc âm thi tập” làm nổi bật hình ảnh nghệ thuật: Người anh hùng vĩ đại – Con người trần thế giản dị Quân thân chưa báo lòng canh cánh, Tình phụ cơm trời, áo cha. Hoặc:  Hà thì kết ốc phong vân hạ, Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên.  2) Giá trị văn chương : a) Nội dung :  Thơ văn ông còn thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, quê hương, bạn hữu.  Ngư ca tam xướng, yên hồ khoát, Mục địch nhất thanh, thiên nguyệt cao.  Án sách cây đèn, hai bạn cũ Song mai hiên trúc, một lòng thanh.  Thân mình ở xa ngàn dặm, mồ mả ông bà ở quê không sao dẫy cỏ thắp hương. Mười năm đã qua, những người ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai. Đành mượn chén rượu ép mình uống, không cho lòng cứ ngày ngày xót xa nỗi nhớ quê. 2) Giá trị văn chương : b) Nghệ thuật :  Thể loại và ngôn ngữ là 2 bình diện cơ bản nhất làm nên sự kết tinh nghệ thuật cao trong thơ văn Nguyễn Trãi.  Vận dụng thành công từ thuần Việt, tục ngữ, ca dao, va lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.  nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt Mười năm phiêu giạt tấm thân bồng, Vườn cũ ngày đêm nhớ quặn lòng. Quê mẹ tìm thăm, hồn gửi mộng, Mồ ông mong sửa, lệ tuôn hồng. Búa rìu khôn cản sau binh lửa, Đất khách đành than với núi sông. Bứt rứt tấc lòng khôn lối giải, Thâu đêm trằn trọc, cửa thuyền không. Hoặc: Hé cửa, đêm chờ hương quế lọt Quét hiên, ngày lệ (e ngại) bóng hoa tan PHẦN HAI : I/ TIỂU DẪN :  Cáo : thể văn nghị luận viết bằng văn xuôi, văn vần, hoặc đa số là văn biền ngẫu với lời lẽ hùng biện đanh thép, lí luận sắc bén, kết câu chặt chẽ mạch lạc; thường được vua chúa hoặc thủ lĩnhdùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp… để mọi người cùng biết.  Đại cáo bình Ngô: bản tuyên ngôn độc lập lần hai của nước ta, được công bố vào tháng chạp, Đinh mùi (đầu 1428) tuyên bố rộng khắp về sự nghiệp dẹp yên giặc Minh do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo.  Bố cục gồm 4 phần ( SGK/ 16) II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN : ÊU LUẬN ĐỀ CHÍNH NGHĨA CH RÕ TỘI ÁC KẺ THÙ ÌNH THẮNG ÌNH CHINH CHINH PHẠT PHẠT GIAN GIAN KHỔ KHỔ VÀ VÀ TẤT TẤTTUYÊN TUYÊN THẮNGBỐ BỐ KẾT KẾT QUẢ, QUẢ, KHẲNG KHẲNG ĐỊNH ĐỊNH SỰ SỰ NGHIỆP NGHIỆP CHÍNH CHÍNH NGHĨA NGHĨA 1) Nêu luận đề chính nghĩa : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”  Khẳng định nguyên lí chính nghĩa: tư tưởng nhân nghĩa trong việc trị dân gắn liền với chống giặc ngoại xâm. “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.” 1) Nêu luận đề chính nghĩa :  Dùng những từ có tính chất hiển nhiên, rút ra từ thực tiễn lịch sử kết hợp với việc đưa ra 5 nhân tố: VĂN HIẾN, CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ, PHONG TỤC, CHẾ ĐỘ, TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ ( đặc biệt hai hạt nhân cơ bản là VĂN HIẾN và TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ) để xác định tính dân tộc. ( So với NAM QUỐC SƠN HÀ của Lý Thường Kiệt thì BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO thể hiện rõ bước tiến về tư tưởng thời đại, đồng thời cũng là tầm cao của tư tưởng Ức TRAI) 2) Vạch rõ tội ác của kẻ thù : “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ……….. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,…”  Phép liệt kê trực tiếp diễn tả + hình ảnh ấn tượng nhằm khắc họa khái quát tội ác dã man, tày đình của giặc Minh. “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;”  So sánh ấn tượng: giặc Minh như những con quỷ khát máu người, như lũ hổ đói tham tàn vô độ 2) Vạch rõ tội ác của kẻ thù : “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi…” Câu văn đầy hình tượng + giọng thơ đanh thép, lấy cái vô hạn của thiên nhiên để chỉ cái vô cùng của tội ác, sự dơ bẩn của kẻ thù.   Cảm thù. nhận sâu sắc về tội ác của kẻ 3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa :  Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa:  Sử dụng bút pháp trữ tình tự sự “Ta đây: …Ngẫm thù lớn há đội trời chung, Căm giặc nước thề không cùng sống. Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời; Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối…”  Hình tượng (tâm trạng) người anh hùng Lê Lợi day dứt, băn khoăn, bồn chồn với nghiệp lớn vì: 3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa : “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu…”  thái độ, tâm trạng lo lắng, đau đớn, xót xa vì khó khăn, gian khổ; nhưng không tuyệt vọng mà tự khắc phục khó khăn vì biết giương cao ngọn cờ nhân nghĩa để tập hợp sức người, lòng người: 3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa : “Trời thử lòng trao cho mệnh lớn, …Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông…”  hình tượng anh hùng áo vải Lê Lợi với ý chí, hoài bão lớn lao, quyết tâm mạnh mẽ, kết hợp lập trường nhân nghĩa, tiêu biểu cho sức mạnh tinh thần của dân tộc trước khó khăn thử thách. 3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa :  Giai đoạn sau của cuộc khởi nghĩa:  Lập trường đúng đắn tập hợp sức mạnh toàn diện thành công: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo.” Cuộc chinh phạt oai hùng với những chiến công liên tiếp tạo nên bản Anh hùng ca của cuộc khởi nghĩa thể hiện ở sự tổng hợp ngôn từ hình tượng, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu. 3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa :  Những hình tượng phong phú đa dạng được đo bằng sự kỳ vĩ, rộng lớn của thiên nhiên, tự nhiên : Ta chiến thắng: Địch thảm bại: Sấm vang chớp giật máu chảy thành sông Trúc chẻ tro bay thây chất đầy nội Sạch ko kình ngạc trí cùng lực kiệt Tan tác chim muông thất thế cụt đầu Với sức mạnh: Khung cảnh: Đá núi cũng mòn sắc phong vân phải đổi Nước sông phải cạn ánh nhật nguyệt phải mờ 3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa :  Kết hợp các động từ mạnh thành những chuyển rung dồn dập, dữ dội + các tính từ chỉ mức độ tối đa tái hiện những hình ảnh đối lập giữa ta với địch; việc sử dụng những câu văn dài, ngắn cùng nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, âm thanh giòn giã, hào hùng như sóng trào, bão cuốn khắc họa rõ nét hình ảnh quân Lam Sơn lớn mạnh, kỳ vĩ >< hình ảnh kẻ thù tham sống sợ chết. 3) Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa : Qua hình tượng kẻ thù hèn nhát và được ta tha tội chết làm nổi bật tính chất chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời bản lĩnh của một dân tộc yêu hòa bình: “Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng; Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.” 4) Tuyên bố kết quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa : Trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lập lại, giang sơn Tổ quốc từ nay hòa bình đổi mới vững bền; tương lai vô cùng tốt đẹp, huy hoàng. 4) Tuyên bố kết quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa : Nhắc đến sức mạnh của truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật Thịnh – Suy – Bĩ – Thái thể hiện niềm tin và quyết tâm xây dựng đất nước của toàn dân tộc. GHI NHỚ  Với nghệ thuật chính luận tài tình, với cảm hứng trữ tình sâu sắc, Đại Cáo Bình Ngô tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. III/ SƠ ĐỒ KẾT CẤU CỦA BNĐC : TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CHÂN LÍ ĐỘC LẬP DÂN TỘC SOI SÁNG TIỀN ĐỀ VÀO THỰC TIỄN KẺ THÙ PHI NGHĨA (Tố cáo tội ác của giặc Minh) ĐẠI ViỆT CHÍNH NGHĨA (Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) RÚT RA KẾT LUẬN CHÍNH NGHĨA CHIẾN THẮNG ( Đất nước độc lập, tương lai huy hoàng) BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦNG CỐ - DẶN DÒ : NGUYỄN TRÃI: đại thi hào dân tộc thế kỷ XV; danh nhân văn hóa thế giới; anh hùng dân tộc nhưng cuộc đời thì găp oan khốc;  Là bông hoa đầu mùa của thơ Nôm VN (Lê Trí Viễn).  BNĐC: áng văn chính luận kiệt xuất thể hiện tư tưởng tiến bộ của thời đại : lấy nhân nghĩa gắn liền yêu nước làm gốc; là bản tuyên ngôn độc lập lần 2 của dân tộc; được mệnh danh là “thiên cổ hùng văn”.  Về học thuộc đoạn mở đầu bài thơ;  Học bài phân tích;  Chuẩn bị bài “Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh”  This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Atlat Địa lí Việt Nam Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Đề thi mẫu TOEIC Trắc nghiệm Sinh 12 Mẫu sơ yếu lý lịch Giải phẫu sinh lý Tài chính hành vi Lý thuyết Dow Thực hành Excel Hóa học 11 Bài tiểu luận mẫu adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Slide Văn 10 Bài đại Cáo Bình Ngô