Đại Chiến Thế Giới II - Những Kẻ Liều Mình Cứu… Kẻ Thù

Đưa kẻ thù đến nơi an toàn

Nếu hoàn thành nhiệm vụ, anh có đủ thành tích để lĩnh chiếc huân chương cao cấp nhất của Đức. Nhưng anh đã không làm như vậy.

Khi tiếp cận chiếc máy bay B-17, Stigler nhận thấy nó đang bay một cách không bình thường, hướng về phía mặt đất. Phía sau đuôi máy bay lỗ chỗ vết đạn. Stigler có thể nhìn thấy những người đàn ông bên trong máy bay đều bị thương và đang hoảng loạn. Stigler cho rằng nếu lúc đó anh bắn hạ chiếc B-17 thì không còn là thực hiện nhiệm vụ chiến đấu nữa, mà là giết người.

Stigler quyết định hạ súng xuống, bay song song với chiếc máy bay ném bom và ra dấu hiệu cho phi công đối phương. Anh đã dẫn dắt chiếc máy bay bị thương của kẻ thù bay ngang biển Bắc, để từ đó họ có thể bay một cách an toàn. Bằng cách đảm bảo an toàn cho chiếc máy bay B-17, Stigler đã cứu sống những quân nhân Đồng minh.

Một viên tướng Đức từ chối tàn sát tù nhân Do Thái

Hầu hết thời gian cuộc Đại chiến Thế giới II, Erwin Rommel, một trong những viên tướng Đức thành công nhất của Hitler, chiến đấu ở châu Phi. Ở đó, bất chấp hiểm nguy đe dọa mạng sống, Rommel đã âm thầm chống đối lệnh thượng cấp một cách khá kỳ lạ. Khi bắt được tù binh, viên tướng này thường phớt lờ lệnh chỉ huy yêu cầu xử tử tất cả các tù nhân Do Thái.

Khi trở lại châu Âu, Rommel lo ngại về các phong trào của Hitler và đã gặp gỡ những người âm mưu lật đổ Hitler. Tuy nhiên, kế hoạch của Rommel không bao giờ được thành hiện thực. Ông bị thủ lĩnh phát xít Đức phát hiện. Đích thân Hitler đã tới tận nhà Rommel và đưa cho một viên Cyanide với sự lựa chọn: Hoặc là tự sát trong danh dự, hoặc bị treo cổ trước công chúng để răn đe.

Rommel gọi gia đình tới gặp lần cuối, vĩnh biệt họ và nuốt viên thuốc rồi đi lên một chiếc xe quân sự đã chờ sẵn để họ lái đi trong lúc chờ tác dụng của thuốc.

Sĩ quan phát xít cứu sống một nhạc sĩ Do Thái

Wilhelm Hosenfeld, một sĩ quan Do Thái đóng quân ở Warsaw, đã tận mắt chứng kiến cuộc diệt chủng người Do Thái dã man. Những ấn tượng này luôn dằn vặt viên sĩ quan khiến ông ta dành nhiều thời gian viết những dòng nhật ký đau thương về sự tàn bạo đối với người Do Thái và người Ba Lan mà ông đã chứng kiến.

Khi cuộc chiến gần kết thúc, Hosenfeld cố gắng làm nhiều nhất có thể để giúp người Do Thái. Đầu tiên, ông đã giúp một người trốn tù tên là Leon Warm bằng cách cấp giấy tờ tùy thân giả và đồng thời tạo việc làm cho người này. Sau đó, ông giúp một nhạc công người Do Thái tên là Wladyslaw Szpilman, mang đến thức ăn và đồ dùng giúp Szpilman sống sót.

Chiến tranh kết thúc, Hosenfeld bị quân Xô viết bắt do các tội chiến tranh. Những người được Hosenfeld cứu đã cố gắng thỉnh cầu tha cho Hosenfeld nhưng bị làm ngơ. Hosenfeld đã chết do đột quỵ tại một trại tù binh Xô viết.

Từ khóa » đại Uý Wilm Hosenfeld