Đại Chủng Á – Wikipedia Tiếng Việt

Đại chủng Á theo cuốn Meyers Blitz-Lexicon lỗi thời, chế bản vào năm 1932.

Đại chủng Á hay Mongoloid (phiên âm tiếng Việt: Môn-gô-lô-ít) là một phân loại chủng tộc lỗi thời, bao gồm nhiều nhóm thổ dân khác nhau phân bố phần lớn ở châu Á, Polynesia và châu Mỹ. Thuật ngữ này bắt nguồn từ một học thuyết chủng tộc đã bị bác bỏ.[1] Các thuật ngữ tương đương còn được sử dụng là "chủng Mông Cổ", "chủng da vàng", "chủng Á" hoặc "chủng Phương Đông".

Học thuyết phân chia loài người thành ba đại chủng chính gọi là Caucasoid, Mongoloid và Negroid được đưa ra vào những năm 1780 bởi các thành viên của Trường phái Lịch sử Göttingen. Các học giả phương Tây về sau phát triển thêm học thuyết này trong bối cảnh "các hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc"[2] trong thời đại của chủ nghĩa thực dân.[2] Với sự phát triển của ngành di truyền học hiện đại, khái niệm chủng tộc người theo nghĩa sinh học đã trở nên lỗi thời. Năm 2019, Hiệp hội các nhà nhân học sinh học Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố: "Niềm tin vào 'chủng tộc' như các khía cạnh tự nhiên của sinh học con người, bên cạnh các cấu trúc của sự bất bình đẳng (phân biệt chủng tộc) phát sinh từ những niềm tin ấy, là những yếu tố gây tổn hại nhất mà con người phải trải qua cả ngày nay lẫn trong quá khứ."[2]

Ngoài ra, từ Mongoloid cũng từng được sử dụng để chỉ người mắc hội chứng Down hay còn gọi là "chứng đần độn Mông Cổ" (Mongolian idiocy).[3][4][5][6] Hiện nay thuật ngữ này bị coi là một từ miệt thị và cực kỳ phản cảm.

Lịch sử của học thuyết chủng tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Christoph Meiners, một học giả tại Đại học Göttingen hiện đại lúc bấy giờ, là người đề xướng thuật ngữ Mongolian để chỉ chủng tộc vào năm 1785. Meiners chia nhân loại thành hai chủng tộc mà ông gọi là "chủng da trắng" và "chủng Mông Cổ", theo đó cho rằng người da trắng đẹp đẽ còn người Mông Cổ "yếu đuối cả về thể xác lẫn tinh thần, xấu xí và thiếu đức hạnh".[7]:34

Người đồng môn có ảnh hưởng hơn của Meiners, Johann Friedrich Blumenbach, đã mượn thuật ngữ Mongolian để sử dụng trong hệ thống phân loại người thành năm chủng tộc trong ấn bản sửa đổi năm 1795 của cuốn sách De generis human varietate nativa (Về sự đa dạng tự nhiên của loài người). Khái niệm năm chủng tộc của Blumenbach đã làm nảy sinh học thuyết khoa học về phân biệt chủng tộc (scientific racism), song các lập luận của ông về cơ bản thì phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,[8] bởi lẽ ông nhấn mạnh rằng nhân loại nhìn chung là một loài duy nhất,[9] và chỉ ra rằng sự biến đổi từ chủng tộc này sang chủng tộc khác chậm đến mức sự khác biệt giữa các chủng tộc do ông trình bày còn "rất tùy tiện".[10] Theo quan niệm của Blumenbach, chủng Mông Cổ bao gồm các dân tộc sống ở châu Á phía đông sông Ob, biển Caspi và sông Hằng, ngoại trừ người Mã Lai thuộc một đại chủng khác theo ý kiến của ông. Trong số các dân tộc bên ngoài châu Á, ông có gộp thêm "người Eskimo" ở Bắc Mỹ, người Phần Lan và Người Sami ở châu Âu, vào nhóm này.[11]

Trong bối cảnh học thuyết chủng tộc khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Phân bố của các chủng tộc theo Thomas Henry Huxley trong On the Geographical Distribution of the Chief Modifications of Mankind (1870)[12]   1: Bushmen   2: Negro   3: Negritoes   4: Melanochroi   5: Australoid   6: Xanthochroi   7: Polynesian   8: Mongoloids A   8: Mongoloids B   8: Mongoloids C   9: Esquimaux

Các cuộc thảo luận học thuật về chủng tộc ở phương Tây thế kỷ XIX diễn ra trên bối cảnh của cuộc tranh luận giữa những người theo học thuyết độc ngành (monogenism cho rằng tất cả loài người có cùng một tổ tiên chung) và những người theo học thuyết đa ngành (polygenism cho rằng các chủng tộc khác nhau thì có tổ tiên khác nhau). Những người theo thuyết monogenism dựa lập luận của họ theo câu chuyện Ađam và Eva trong Kinh thánh hoặc dựa trên các nghiên cứu phi tôn giáo. Vì polygenism phóng đại sự khác biệt nhận thức được nên nó rất phổ biến đối với những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đặc biệt là trong giới chủ nô ở Mỹ.[13]

Nhà sinh vật học người Anh Thomas Huxley, một người rất ủng hộ học thuyết Darwin và monogenism, đã chế giễu quan điểm của những người theo chủ nghĩa polygenism vào năm 1865: "Nhiều kẻ tưởng rằng loài người giả định của chúng được tạo ra ở nơi ta tìm thấy chúng... người Mông Cổ từ Đười ươi".[14]

Trong thế kỷ XIX, nhiều ý kiến nghi ngờ rằng liệu người Mỹ bản địa hay người Mã Lai có nên được đưa vào nhóm Mongolian hay Mongoloid hay không. Ví dụ, DM Warren vào năm 1856 đã sử dụng một định nghĩa hẹp không bao gồm chủng tộc "Mã Lai" hoặc "Mỹ",[15] trong khi Huxley (1870)[16] và Alexander Winchell (1881) gộp cả người Mã Lai và người Mỹ bản địa vào.[17] Năm 1861, Isidore Geoffroy Saint-Hilaire thêm người Úc thành cận chủng (subrace) của chủng Mongoloid.[18]

Trong cuốn Essai sur l'inégalité des races humaines (Tiểu luận về sự bất bình đẳng giữa các chủng tộc người, xuất bản 1853–55), sau này gây ảnh hưởng lên Adolf Hitler, nhà quý tộc Pháp Arthur de Gobineau đã định nghĩa ba chủng tộc mà ông gọi là "trắng", "đen" và "vàng". "Chủng tộc da vàng" của ông, tương ứng với "chủng tộc Mongoloid" của các tác giả khác, bao gồm "các nhánh Altai, Mông Cổ, Phần Lan và Tartar".[19][20] Ông coi "chủng tộc da trắng" là vượt trội, khẳng định "chủng tộc da vàng" có thể chất và trí tuệ tầm thường nhưng có thiên hướng chủ nghĩa vật chất cực kỳ mạnh mẽ cho phép họ đạt được những thành quả nhất định.[21]:100

Theo Meyers Konversations-Lexikon (1885–90), các dân tộc thuộc chủng Mongoloid bao gồm Bắc Mông Cổ, Trung Quốc & Đông Dương, Nhật Bản & Hàn Quốc, Tây Tạng & Miến Điện, Mã Lai, Polynesia, Maori, Micronesia, Eskimo và thổ dân châu Mỹ.[22]

Năm 1909, một bản đồ được xuất bản dựa trên phân loại chủng tộc ở Nam Á bởi Herbert Hope Risley đã phân loại cư dân của Bengal và các vùng Odisha là người Mongolo-Dravidia, những người có nguồn gốc Mongoloid lẫn Dravidia.[23] Tương tự vào năm 1904, Ponnambalam Arunachalam tuyên bố người Sinhalese ở Sri Lanka là một dân tộc có nguồn gốc chủng tộc hỗn hợp Mông Cổ lẫn Mã Lai, kể cả Ấn-Arya, Dravidia và Vedda.[24] Howard S. Stoudt trong cuốn The Physical Anthropology of Ceylon (Nhân học sinh học của Ceylon) (1961) và Carleton S. Coon trong cuốn The Living Races of Man (1966) đã phân loại người Sinhalese có một phần Mongoloid.[25][26]

Nhà nhân học sinh học người Đức Egon Freiherr von Eickstedt, một người ủng hộ có ảnh hưởng của Rassenkunde (nghiên cứu chủng tộc) thời Đức Quốc xã, đã phân loại người Nepal, Bhutan, Bangladesh, Đông Ấn, các vùng Đông Bắc Ấn Độ, tây Myanmar và Sri Lanka là chủng Đông Brachid, thuật ngữ để đề cập đến những người có nguồn gốc hỗn hợp IndidNam Mongolid.[27] Eickstedt cũng phân loại người dân miền trung Myanmar, Vân Nam, miền nam Tây Tạng, Thái Lan và một phần của Ấn Độ là chủng Palaungid bắt nguồn từ tên của người Palaung ở Myanmar. Ông cũng phân loại người Miến Điện, Karen, Kachin, Shan, Sri Lanka, Tai, Nam Trung Quốc, Munda và Juang là "hỗn hợp" với kiểu hình Palaungid.[28]

Năm 1950, UNESCO đọc tuyên bố của họ về Câu hỏi Chủng tộc. UNESCO lên án tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, nêu tên "học thuyết bất bình đẳng loài người và chủng tộc"[29]:1 là một trong số các nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ hai và đề xuất thay thế thuật ngữ "chủng tộc" (race) bằng "các nhóm dân tộc" (ethnic groups) vì "sai sót nghiêm trọng ... được đảm bảo bởi thói quen khi thuật ngữ "chủng tộc" được sử dụng trong hội thoại hằng ngày".[29]:6

Nguồn gốc các chủng tộc của Coon

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nhân chủng học người Mỹ Carleton S. Coon đã công bố cuốn Nguồn gốc các chủng tộc bị tranh cãi gay gắt[30]:248 vào năm 1962. Coon chia Homo sapiens thành 5 nhóm: Bên cạnh Caucasoid, MongoloidAustraloid, ông còn ghi nhận hai đại chủng khác phân bố ở Châu Phi cận Sahara: CapoidCongoid.

Coon cho rằng Homo erectus đã tách thành năm chủng tộc hay phân loài (subspecies) khác nhau. "Homo Erectus sau đó đã tiến hóa thành Homo Sapiens không chỉ một lần mà đến năm lần, mỗi lần tạo thành một phân loài, sống trên lãnh thổ riêng của chúng, vượt ngưỡng từ trạng thái tàn bạo sang trạng thái khôn ngoan."[31]

Vì Coon tuân theo các phương pháp nhân học sinh học truyền thống, dựa vào các đặc điểm hình thái chứ không dựa vào di truyền học mới nổi để phân loại loài người, nên cuộc tranh luận về cuốn sách này "được xem như là hơi thở cuối cùng của một phương pháp luận khoa học đã lỗi thời và sẽ sớm bị thay thế."[30]:249[32]

Sự bác bỏ của khoa học hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên thực tế, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhóm chủng tộc mà Blumenbach và sau đó là Charles Darwin khẳng định (Darwin tuy là nhà khoa học kiệt xuất có đóng góp lớn cho ngành sinh học tiến hóa, song một số nhận định của ông đã lỗi thời ví dụ như khái niệm chủng tộc người trong cuốn The Descent of Man).[33]

Với các dữ liệu mới từ sự phát triển của ngành di truyền học hiện đại, khái niệm chủng tộc theo nghĩa sinh học (dựa vào màu da, sắc mắt để phân loại con người chứ không phải di truyền) phải bị loại bỏ hoàn toàn. Các vấn đề với khái niệm này là như sau: "không hữu ích hoặc không cần thiết trong nghiên cứu",[34] các nhà khoa học không thể đồng ý về định nghĩa của một chủng tộc được đề xuất nhất định, và họ thậm chí không thể đồng ý về số lượng chủng tộc có mặt trên Trái Đất, có nhiều ý kiến cho rằng loài người có tới hơn 300 "chủng tộc".[34] Ngoài ra, dữ liệu hiện có về gien người không nhất quán với khái niệm tiến hóa phân nhánh[35] hay khái niệm về "quần thể rời rạc, biệt lập hoặc tĩnh tại về mặt sinh học".[2]

Ý kiến chung của khoa học hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Chủng tộc và di truyền học

Sau khi thảo luận về các tiêu chí khác nhau được sử dụng trong sinh học để xác định phân loài hoặc chủng tộc, Alan R. Templeton kết luận vào năm 2016 rằng: "Câu trả lời cho câu hỏi liệu chủng tộc có tồn tại ở loài người hay không rất rõ ràng và tường minh: không."[36]:360

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản phác thảo mắt của chủng "Mongoloid" của nhà nhân học Pháp Joseph Deniker, dựa theo mắt của một người Kalmyk.

Ấn bản cuối của bộ bách khoa toàn thư tiếng Đức Meyers Konversations-Lexikon (1971–79, 25 tập) liệt kê các đặc điểm sau đây của đại chủng "Mongoloid" châu Á: "Khuôn mặt phẳng với gốc mũi thấp, vòm má nổi bật, mí mắt phẳng (thường bị xếch), tóc đen, dày, rậm, mắt đen, da nâu vàng, thường lùn, săn chắc."[37]

Sọ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2004, nhà nhân chủng học người Anh Caroline Wilkinson đưa ra mô tả về hộp sọ "Mongoloid" trong cuốn sách của bà liên quan tới ngành tái tạo khuôn mặt pháp y: "Hộp sọ Mongoloid có dạng đầu tròn với lỗ mũi rộng vừa phải, rìa hố mắt tròn, xương má lớn, hố răng nanh yếu hoặc không có, hàm nhô vừa phải, không có gờ chân mày, đường khớp sọ đơn giản, xương gò má nổi rõ, gốc mũi rộng, phẳng, lõm, xương sống mũi ngắn, răng cửa trên hình cái xẻng (hất ra phía sau), mũi thẳng, vòm miệng rộng vừa phải, đường viền sagittal cong, bề ngang khuôn mặt rộng và khuôn mặt phẳng."[38]

Thuật ngữ chỉ hội chứng Down

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ "Mongoloid" từng có cách sử dụng thứ hai, không được sử dụng hiện nay do mang hàm ý gây khó chịu: cho đến cuối thế kỷ 20, những người mắc hội chứng Down[3][4][5][6] được gọi là "Mongoloid", "chứng đần độn Mông Cổ" hoặc "chứng thiểu năng Mông Cổ". Sở dĩ có thuật ngữ này là bởi những người mắc hội chứng Down thường có nếp mí rẻ quạt giống người Á.[39] Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1908 và vẫn được dùng cho đến những năm 1950. Vào năm 1961, danh từ này bị một nhóm chuyên gia di truyền học phản đối với một bài báo trên tờ The Lancet do "ý nghĩa sai lầm" của nó.[40] Nó tiếp tục được sử dụng như một từ miệt thị nửa sau thế kỷ 20, với các phiên bản rút gọn lóng như Mong.[41]

Vào thế kỷ 21, sử dụng từ này trong lời ăn tiếng nói hàng ngày trở nên "không thể chấp nhận được" ở các nước nói tiếng Anh[42] bởi bản chất phản cảm và dễ gây hiểu lầm của nó. Đề xuất thay đổi thuật ngữ được các nhà khoa học và chuyên gia sinh học[43] cũng như những người có gốc Á,[43] kể cả người Mông Cổ,[44] đồng thuận.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại chủng Âu
  • Đại chủng Phi
  • Đại chủng Úc

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Templeton, A. (2016). “Evolution and Notions of Human Race”. Trong Losos, J.; Lenski, R. (biên tập). How Evolution Shapes Our Lives: Essays on Biology and Society. Princeton; Oxford: NXB Đại học Princeton. tr. 346–361. doi:10.2307/j.ctv7h0s6j.26.
  2. ^ a b c d American Association of Physical Anthropologists [Hiệp hội các nhà nhân học sinh học Hoa Kỳ] (27 tháng 3 năm 2019). “AAPA Statement on Race and Racism [Tuyên bố của AAPA về chủng tộc và sự phân biệt chủng tộc]”. American Association of Physical Anthropologists. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ a b Smay, Diana; Armelagos, George. “Galileo Wept: A Critical Assessment of the Use of Race in Forensic Anthropology” (PDF). Emory University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ a b Lieberman, Leonard (1997). “Out of Our Skulls: Caucasoid, Mongoloid, Negroid?”. Anthropology News. 38 (9): 56. doi:10.1111/an.1997.38.9.56.
  5. ^ a b Templeton, Alan R. “Human Races: A Genetic and Evolutionary Perspective” (PDF). Washington University. Realfuture.org.
  6. ^ a b Keevak, Michael. "Becoming Yellow: A Short History of Racial Thinking". Princeton: Princeton University Press, 2011. ISBN 978-0-691-14031-5.
  7. ^ Painter, Nell Irvin (2003). “Why White People are Called Caucasian? [Tại sao người da trắng được gọi là người Caucasus?]” (PDF). Đại học Yale. Bản gốc (PDF) lưu trữ 20 tháng Mười năm 2013. Truy cập 27 tháng Chín năm 2007.
  8. ^ Bhopal R (tháng 12 năm 2007). “The beautiful skull and Blumenbach's errors: the birth of the scientific concept of race [Hộp sọ hoàn mỹ và các sai lầm của Blumenbach: sự ra đời của khái niệm học thuật về chủng tộc]”. BMJ. 335 (7633): 1308–9. doi:10.1136/bmj.39413.463958.80. PMC 2151154. PMID 18156242. Blumenbach's name has been associated with scientific racism, but his arguments actually undermined racism. Blumenbach could not have foreseen the coming abuse of his ideas and classification in the 19th and (first half of the) 20th centuries.
  9. ^ Johann Friedrich Blumenbach (1797). Handbuch der Naturgeschichte. tr. 60. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020. Es giebt nur eine Gattung (species) im Menschengeschlecht; und alle uns bekannte Völker aller Zeiten und aller Himmelsstriche können von einer gemeinschaftlichen Stammrasse abstammen.
  10. ^ Tiếng Đức: "sehr willkürlich": Johann Friedrich Blumenbach (1797). Handbuch der Naturgeschichte [Sổ tay về Lịch sử tự nhiên]. tr. 61. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020. Alle diese Verschiedenheiten fließen aber durch so mancherley Abstufungen und Uebergänge so unvermerkt zusammen, daß sich keine andre, als sehr willkürliche Grenzen zwischen ihnen festsetzen lassen.
  11. ^ Johann Friedrich Blumenbach (1797). Handbuch der Naturgeschichte. tr. 61–62. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ Huxley, T. H. On the Geographical Distribution of the Chief Modifications of Mankind (1870) Journal of the Ethnological Society of London. Huxley có chỉ ra rằng ông đã đơn giản hóa nhiều vùng có thành phần dân tộc phức tạp mà không khớp với kiểu mẫu của ông, bao gồm hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ và Sừng châu Phi. (Huxley, Thomas (1873). Critiques and Addresses by Thomas Henry Huxley, LL.D., F.R.S. Macmillan and Company. tr. 153.) Vào cuối thế kỷ 19, nhóm Xanthochroi của ông được đổi thành chủng Nordic, còn nhóm Melanochroi của ông thành chủng Địa Trung Hải. Do vậy, nhóm Melanochroi cuối cùng còn bao gồm nhiều quần thể Caucasoid da tối màu, bao gồm người Hamitic và người Moors. (Gregory, John Walter (1931). Race as a Political Factor. Watts & Company. tr. 19. Retrieved 8 May 2016.)
  13. ^ Ibram X. Kendi, Stamped from the Beginning. The Definitive History of Racist Ideas in America, New York: Nation Books 2016. ISBN 978-1-5685-8464-5, các chương 4, 7–12, 14, 16 passim.
  14. ^ Huxley, Thomas. Collected Essays of Thomas Huxley: Man's Place in Nature and Other Kessinger Publishing: Montana, 2005. tr.247. ISBN 1-4179-7462-1
  15. ^ Warren, D.M. (1856). A System of Physical Geography. Philadelphia: H. Cowperthwait & Co. p. 77.
  16. ^ “Huxley, Thomas, On the Geographical Distribution of the Chief Modifications of Mankind. 1870. August 14, 2006”. Aleph0.clarku.edu. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  17. ^ Winchell, A. (1881). Preadamites; or A Demonstration of the Existence of Men Before Adam; (ấn bản thứ 3). Chicago: S.C. Griggs and Company; London: Trubner & Co. tr. 57, 66.
  18. ^ Deniker, Joseph. The Races of Man: An Outline of Anthropology and Ethnography C. Scribner's Sons: New York, 1900, tr.282 ISBN 0-8369-5932-9
  19. ^ Gobineau, Arthur (1915). The Inequality of Human Races. Putnam. tr. 146. ISBN 978-0-86527-430-3. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.
  20. ^ DiPiero, Thomas. White Men Aren't gid/s work Duke University Press, 2002, tr.8 ISBN 0-8223-2961-1
  21. ^ Blue, Gregory (1999). “Gobineau on China: Race Theory, the "Yellow Peril" and the Critique of Modernity"”. Journal of World History. 10 (1): 93–139. doi:10.1353/jwh.2005.0003. JSTOR 20078751. S2CID 143762514.
  22. ^ Meyers Konversations-Lexikon, ấn bản thứ 4, 1885–90.
  23. ^ Robb, Peter (21 tháng 4 năm 1997). The Concept of Race in South Asia. NXB Đại học Oxford. ISBN 978-0-19-564268-1 – qua Google Books.
  24. ^ http://krex.k-state.edu/dspace/bitstream/handle/2097/32648/StefanSchubert2016.pdf?sequence=1
  25. ^ Angel, J. Lawrence (1963). “The Physical Anthropology of Ceylon. Howard W. Stoudt”. American Anthropologist. 65 (3): 694–695. doi:10.1525/aa.1963.65.3.02a00260.
  26. ^ Coon, Carleton Stevens; Hunt, Edward E. (21 tháng 4 năm 1966). “The living races of man”. Cape – qua Google Books.
  27. ^ von Eickstedt, Egon Frhr. (21 tháng 4 năm 2018). “Die Indien-Expedition des Staatlichen Forschungsinstituts für Völkerkunde in Leipzig. 1. Anthropologischer Bericht”. Anthropologischer Anzeiger. 4 (3): 208–219. JSTOR 29535004.
  28. ^ Eickstedt, Egon von (21 tháng 4 năm 2018). “Rassenkunde und Rassengeschichte der Menschheit”. F. Enke – qua Google Books.
  29. ^ a b "The Race Question", UNESCO, 1950, 11pp
  30. ^ a b Jackson Jr., John (tháng 6 năm 2001). “"In Ways Unacademical": The Reception of Carleton S. Coon's The Origin of Races”. Journal of the History of Biology. 34 (2): 247–285. doi:10.1023/A:1010366015968. JSTOR 4331661. S2CID 86739986.
  31. ^ Trích dẫn theo Jackson Jr., John (tháng 6 năm 2001). “"In Ways Unacademical": The Reception of Carleton S. Coon's The Origin of Races”. Journal of the History of Biology. 34 (2): 248. doi:10.1023/A:1010366015968. JSTOR 4331661. S2CID 86739986. The reference given there is to "Coon, Origin of the [sic] Races, 1963 [sic], p. 657".
  32. ^ Để xem các chỉ trích về sự dựa dẫm phiến diện của Coon vào riêng ngành phân loại học, xem thêm: Gill, George W. (2000). “Does Race Exist? A proponent's perspective [Chủng tộc có tồn tại không? Góc nhìn của một người đề xướng]”. Pbs.org.
  33. ^ "It may be doubted whether any character can be named which is distinctive of a race and is constant... they graduate into each other, and.. it is hardly possible to discover clear distinctive characters between them... As it is improbable that the numerous and unimportant points of resemblance between the several races of man in bodily structure and mental faculties (I do not here refer to similar customs) should all have been independently acquired, they must have been inherited from progenitors who had these same characters.", Charles Darwin, The Descent of Man từ tr. 225 trở đi
  34. ^ a b Lieberman, L. (1997). “"Race" 1997 and 2001: A Race Odyssey” (PDF). Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ. tr. 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
  35. ^ "Indeed, if a species has sufficient gene flow, there can be no evolutionary tree of populations, because there are no population splits..." [Quả thật, nếu một loài có dòng gien hợp lý, sẽ không thể có một cây tiến hóa cho các quần thể, bởi vì không có sự tách rẽ của quần thể] Templeton, A. (2016). EVOLUTION AND NOTIONS OF HUMAN RACE. Trong Losos J. & Lenski R. (Eds.), How Evolution Shapes Our Lives: Essays on Biology and Society (tr. 355). Princeton; Oxford: NXB Đại học Princeton. doi:10.2307/j.ctv7h0s6j.26.
  36. ^ Templeton, A. (2016). EVOLUTION AND NOTIONS OF HUMAN RACE. Trong Losos J. & Lenski R. (Eds.), How Evolution Shapes Our Lives: Essays on Biology and Society (tr. 346–361). Princeton; Oxford: NXB Đại học Princeton. doi:10.2307/j.ctv7h0s6j.26. Để kiểm tra sự đồng thuận của các nhà nhân học Mỹ về vấn đề này, xem: Wagner, Jennifer K.; Yu, Joon-Ho; Ifekwunigwe, Jayne O.; Harrell, Tanya M.; Bamshad, Michael J.; Royal, Charmaine D. (tháng 2 năm 2017). “Anthropologists' views on race, ancestry, and genetics”. American Journal of Physical Anthropology. 162 (2): 318–327. doi:10.1002/ajpa.23120. PMC 5299519. PMID 27874171. Xem thêm: American Association of Physical Anthropologists (27 tháng 3 năm 2019). “AAPA Statement on Race and Racism”. American Association of Physical Anthropologists. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  37. ^ “Anthropologie”. Meyers Enzyklopädisches Lexikon in 25 Bänden. Neunte, völlig neu bearbeitete Auflage zum 150jährigen Bestehen des Verlages (bằng tiếng Đức). 2. tr. 308. flaches Gesicht mit niedriger Nasenwurzel, betonte Jochbogen, flachliegende Lidspalte (die oft schräggestellt ist), dickes, straffes, dunkles Haar, dunkle Augen, gelbbräunl. Haut, in der Regel kurzer, untersetzter Wuchs
  38. ^ Caroline Wilkinson (2004). Forensic Facial Reconstruction. Cambridge University Press. tr. 86. ISBN 0-521-82003-0.
  39. ^ Ward, Connor O. John Langdon (2006). “Down the man and the message”. Down-syndrome.info. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2013.
  40. ^ "The importance of this anomaly among Europeans and their descendants is not related to the segregation of genes derived from Asians; its appearance among members of Asian populations suggests such ambiguous designations as 'Mongol Mongoloid'; increasing participation of Chinese and Japanese in investigation of the condition imposes on them the use of an embarrassing term. We urge, therefore, that the expressions which imply a racial aspect of the condition be no longer used. Some of the undersigned are inclined to replace the term Mongolism by such designations as 'Langdon Down Anomaly', or 'Down's Syndrome or Anomaly', or 'Congenital Acromicria'. Several of us believe that this is an appropriate time to introduce the term 'Trisomy 21 Anomaly', which would include cases of simple Trisomy as well as translocations. It is hoped that agreement on a specific phrase will soon crystallise once the term 'Mongolism' has been abandoned." Allen, G. Benda C.J. et al (1961). Lancet corr. 1, 775.
  41. ^ Clark, Nicola (19 tháng 10 năm 2011). “Ricky Gervais, please stop using the word 'mong' [Ricky Gervais, làm ơn ngừng sử dụng từ 'mong']”. London: The Guardian. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2012.
  42. ^ Rodríguez-Hernández, M. Luisa; Montoya, Eladio (30 tháng 7 năm 2011). “Fifty years of evolution of the term Down's syndrome [50 năm tiến hóa của thuật ngữ hội chứng Down]”. Lancet. 378 (9789): 402. doi:10.1016/S0140-6736(11)61212-9. ISSN 1474-547X. PMID 21803206. S2CID 8541289.
  43. ^ a b Ward, O Conor (1999). “John Langdon Down: The Man and the Message”. Down Syndrome Research and Practice. 6 (1): 19–24. doi:10.3104/perspectives.94. ISSN 0968-7912. PMID 10890244. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  44. ^ Howard-Jones, Norman (1979). “On the diagnostic term "Down's disease" [Về thuật ngữ triệu chứng "căn bệnh Down"]”. Medical History. 23 (1): 102–04. doi:10.1017/s0025727300051048. PMC 1082401. PMID 153994.

Từ khóa » Chủng Tộc Môn-gô-lô-it Có Màu Da Gì