Đại Cương Và Quy Tắc Chọn Huyệt

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giới thiệu đại cương

Trong khi áp dụng châm cứu để chữa bệnh, học thuyết kinh lạc cần được tuân thủ. Phải có quan niệm đúng đắn về sự tuần hành kinh mạch, về sự phân bố huyệt vị, và những triệu chứng bệnh của mỗi kinh mạch. Khi điều trị một bệnh chứng, trước hết phải phân tích các triệu chứng và các dấu hiệu một cách thận trọng, xác định bản chất bệnh, tìm xem bộ phận nào chịu ảnh hưởng và nắm chắc đường kinh nào bị xâm phạm, trước khi đi đến kết luận. Sau khi đã nhận định kỹ càng, hãy chọn huyệt và quyết định phương thức điều trị.

Trong những năm gần đây, các cán bộ y tế đã biết kết hợp những kiến thức về sinh lý và giải phẫu học hiện đại với học thuyết kinh lạc trên thực tiễn lâm sàng; nghĩa là ngoài việc chọn huyệt theo sự phân bố của các đường kính, còn căn cứ vào sự phân bố thần kinh, vì vậy đã đạt được những kết quả điều trị đáng kể.

Khi tiến hành điều trị, cần xác định xem nên áp dụng châm hay cứu. Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh, mỗi phương pháp đều có những tác dụng riêng biệt bởi vậy việc chỉ định đối với từng phương pháp cũng khác nhau. Châm được chỉ định trong những chứng bệnh thuộc hư chứng lẫn thực chứng, còn cứu thì được chỉ định chủ yếu do những bệnh thuộc hư chứng, có nghĩa là không nên điều trị các chứng bệnh có sốt bằng phương pháp này.

Về thao tác, các sách kinh điển y học có ghi: “hư chứng thì dùng phép bổ (làm tăng cường), và thực chứng thì dùng phép tả (giảm nhẹ) “Châm nông đối với những chứng bệnh ở ngoài da, châm sâu đối với những bệnh thuộc gân cốt”, “châm nhanh cho các chứng có sốt, châm lưu kim cho các bệnh trạng đau đớn dữ dội”, “chích tĩnh mạch nếu có tình trạng ứ trệ huyết dịch”,… Đó là những quy tắc được các danh y tiền bối nêu lên, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, mặc dầu chưa thật đầy đủ, vẫn có thể được xem như phương châm dắt dẫn cho thực hành lâm sàng, và có thể dùng làm tư liệu tham khảo.

Phương pháp thao tác là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Để đưa kỹ thuật đạt đến một trình độ cao hơn, thầy thuốc phải thường xuyên tra cứu, tập hợp tài liệu, đi đến những kết luận rút ra từ thực tế bản thân, như vậy mới mong ngày càng tiến bộ hơn.

Những quy tắc chọn huyệt

Chọn huyệt và định ra phương pháp là cái “chìa khoá” để tiến hành điều trị châm cứu. Trên lâm sàng, những phương pháp sau đây thường được ứng dụng: chọn huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch, chọn huyệt Hợp cốc cho những bệnh ở mặt, huyệt Ngoại quan cho bệnh ở vùng thái dương, huyệt Hậu khê cho những bệnh ở đỉnh đầu, huyệt Túc tam lý cho những bệnh ở bụng trên, huyệt Dương lăng tuyền cho những bệnh ở vùng hạ sườn, huyệt Uỷ trung cho bệnh thuộc vùng lưng - thắt lưng. Phương pháp này áp dụng cho những chứng bệnh ảnh hưởng đến vùng đầu, mặt, thân và các nội tạng.

Chọn huyệt tại chỗ và lân cận

Theo phương pháp này, ta vận dụng những huyệt nhạy cảm tại chỗ hoặc lân cận. Thí dụ: đau răng và bệnh thuộc hàm dưới, dùng huyệt Giáp xa và huyệt Hạ quan; bệnh về mắt thì dùng huyệt Tình minh, huyệt Cầu hậu và huyệt Thái dương; bệnh vùng hố chậu, dùng huyệt Trung cực và huyệt Thứ liệu; bệnh dạ dày, có thể chọn huyệt Trung quản và huyệt Lương môn. Hai phương pháp trên luôn luôn được phối hợp trong việc lập phương huyệt điều trị. Để làm thí dụ, ta hãy xem bảng sau đây:

Một vài thí dụ về cách chọn huyệt

Phía trước

Khu vực bị bệnh

Huyệt vị tại chõ và lân cận

Huyệt vị ở xa

Chi trên

Chi dưới

Trán

Ấn đường, Dương bạch

Hợp cốc

Mặt và má

Địa thương, Giáp xa

Hợp cốc

Nội đình

Mắt

Tình minh, Thừa khấp

Dưỡng lão

Quang minh

Mũi

Nghinh hương, Ấn đường

Hợp cốc

Cổ, họng

Liêm tuyền, Thiên đột

Liệt khuyết

Chiếu hải

Ngực

Đản trung. Các huyệt nằm dọc các đốt sống từ D1 đến D7 (cả hai bên)

Khổng tối

Phong long

Bụng trên

Trung quản. Những huyệt nằm dọc các đốt sống từ D9 đến L2 (cả hai bên)

Nội quan

Túc tam lý

Bụng dưới

Quan nguyên. Những huyệt nằm dọc các đốt sống từ L2 đến S4 (cả hai bên)

Tam âm giao

Phía trên

Vùng thái dương

Thái dương, suất cốc

Ngoại quan

Túc lâm khấp

Tai

Thính hội, thính cung ế phong

Trung chử

Hiệp khê

Vùng sườn và hạ sườn

Kỳ môn, can du

Chi câu

Dương lăng tuyền

Phía sau

Vùng chẩm và gáy

Phong trì, Thiên trụ

Hậu khê

Thúc cốt

Vùng lưng – thắt lưng

D1-D7

Đại chuỳ, Phế du

Côn lôn

D8-L2

Can du, Vị du

Ủy trung

L2-S4

Thận du, Đại trường du

Âm môn

Hậu môn

Trường cường Bạch hoàn du

Thừa sơn

Chi trên

Khớp vai

Kiên ngung Kiên trinh

Khúc trì

Khớp khuỷu

Khúc trì, Thủ tam lý Ngoại quan

Khớp cổ tay

Hợp cốc, Hậu khê

Chi dưới

Khớp háng

Hoàn khiêu. Những huyệt nằm dọc các đốt sống L4 –5 (cả hai bên)

Dương lăng tuyền

Khớp gối

Độc tỵ Dương lăng tuyền

Khớp cổ chân

Giải khê, Khâu hư Thái khê

Chọn huyệt theo triệu chứng

Điều này có ý nghĩa là kê huyệt theo tính chất trị liệu của chúng trong việc điều trị triệu chứng một số bệnh. Ta hãy xem bảng dưới đây:

Một vài thí dụ về cách chọn huyệt theo đối chứng trị liệu một số chứng bệnh thường gặp

Triệu chứng bệnh

Huyệt vị

Sốt

Đại chuỳ, Khúc trì, Hợp cốc

Choáng

Nhân trung, Thần khuyết (cứu), Quan nguyên, Nội quan, Trung xung

Ra nhiều mồ hôi

Âm khích, Phục lưu

Ra mồ hôi trộm

Hậu khê, Âm khích

Mất ngủ

Thần môn, Tam âm giao, Thái khê, Thần đình, Tứ thần thông

Ngủ hay mộng mị

Tâm du, Thần môn, Thái xung

Co thắt cơ nhai

Hạ quan, Giáp xa, Hợp cốc

Tiết nhiều nước bọt

Thừa tương, Địa thương, Liêm tuyền

Đánh trống ngực

Nội quan, Khích môn

Đau vùng tim

Đản trung, Nội quan

Ho

Thiên đột, Liệt khuyết, Tam âm giao

Khó nuốt

Thiên đột, Nội quan, Liêm tuyền

Nôn mửa

Nội quan, Túc tam lý

Co thắt cơ hoành (nấc)

Cách du, Túc tam lý

Chướng bụng

Thiên khu, Tam âm giao, Túc tam lý, Kiến lý, Khí hải

Đau vùng hạ sườn

Chi câu, Tam âm giao, Kỳ môn, Âm lăng tuyền

ỉa chảy (khó tiêu)

Túc tam lý, Công tôn, Thiên khu, Khí hải

Bí đái

Tam âm giao, Âm lăng tuyền

Đái dắt, di niệu

Khúc cốt, Tam âm giao

Di tinh, liệt dương xuất tinh sớm

Quan nguyên, Tam âm giao

Táo bón

Thiên khu, Chi câu

Co thắt cơ sinh đôi bắp chân

Thừa sơn

Lở ngứa ngoài da

Khúc trì, Huyết hải, Tam âm giao

Suy nhược cơ thể

Quan nguyên, Túc tam lý

Sa trực tràng

Trường cường, Thừa sơn

Chọn huyệt đặc hiệu

Huyệt đặc hiệu bao gồm: huyệt Ngũ du ở tứ chi, huyệt Nguyên, huyệt Lạc, huyệt Khích, các huyệt Bối du, huyệt Mộ. Sau đây là sự hướng dẫn phương pháp phối hợp những loại huyệt này.

Phối hợp huyệt Bối du và huyệt Mộ:

Mỗi tạng và phủ (nội tạng) đều có một huyệt Bối du và một huyệt Mộ tương ứng. Những huyệt này có liên quan mật thiết với chức năng thuộc từng phủ tạng riêng biệt của chúng. Khi một nội tạng nào đó bị bệnh, thì huyệt Bối du và huyệt Mộ thuộc phủ tạng tương ưng có thể vận dụng để điều trị. Có thể chỉ sử dụng đơn phương huyệt Bối du hay huyệt Mộ, hoặc cùng sử dụng cả hai loại phối hợp. Sau đây là bảng hướng dẫn sự phối huyệt này.

Phương pháp phối huyệt Bối du và huyệt Mộ:

Nội tạng

Huyệt Bối du

Huyệt Mộ

Phế

Phế du

Trung phủ

Tâm bào lạc

Quyết âm du

Đản trung

Tâm

Tâm du

Cự khuyết

Can

Can du

Kỳ môn

Đởm

Đởm du

Nhật nguyệt

Tỳ

Tỳ du

Chương môn

Vị

Vị du

Trung quản

Tam tiệu

Tam tiêu du

Thạch môn

Thận

Thận du

Kinh môn

Đại trường

Đại trường du

Thiên khu

Tiểu trường

Tiểu trường du

Quan nguyên

Bàng quang

Bàng quang du

Trung cực

Phối hợp huyệt Nguyên và huyệt Lạc:

Các huyệt Nguyên (huyệt nguồn gốc) được chỉ định điều trị triệu chứng thuộc bản kinh. Còn các huyệt lạc (luyệt liên lạc) được chỉ định điều trị triệu chứng thuộc “đường kinh có mối quan hệ biểu - lý”. Châm phối hợp hai loại huyệt này thường cho kết quả điều trị khá tốt.

Trên lâm sàng, hai loại huyệt này có thể sử dụng riêng biệt hoặc phối hợp. Ta vẫn có thể dùng đơn phương huyệt nguyên hay huyệt lạc. Khi một đường kinh bị bệnh, thì huyệt nguyên của đường kinh đó được dùng làm huyệt chính, còn huyệt lạc thuộc “kinh mạch có mối quan hệ biểu - lý” thì được dùng phối hợp làm huyệt phụ. Thí dụ, về chức năng, kinh TháI âm Phế ở tay và kinh Dương minh Đại trường ở tay được xem như “có mối quan hệ biểu - lý”. Nếu kinh Phế bị bệnh, huyệt Thái uyên (huyệt nguyên của kinh Phế) và huyệt Thiên lịch (huyệt lạc của kinh Đại trường) có thể được chỉ định sử dụng. Điều trị bệnh thuộc kinh Đại trường, huyệt Hợp cốc (huyệt nguyên của kinh Đại trường) và huyệt Liệt khuyết (huyệt lạc của kinh Phế) có thể được chỉ định sử dụng. Ta hãy xem bảng sau đây:

Phối hợp huyệt nguyên và huyệt lạc:

Đường kinh

Huyệt nguyên (thuộc kinh có bệnh)

Huyệt lạc (thuộc kinh có quan hệ kiểu - lý)

Kinh Phế

Thái uyên

Thiên lịch

Kinh Đại trường

Hợp cốc

Liệt khuyết

Kinh Vị

Xung dương

Công tôn

Kinh Tỳ

Thái bạch

Phong long

Kinh Tâm

Thần môn

Chỉ chính

Kinh Tiểu trường

Uyển cốt

Thông lý

Kinh Bàng quang

Kinh cốt

Đại chung

Kinh Thận

Thái khê

Phi dương

Kinh Tâm bào lạc

Đại lăng

Ngoại quan

Kinh Tam tiêu

Dương trì

Nội quan

Kinh Đởm

Khâu khư

Lãi câu

Kinh Can

Thái xung

Quang minh

Vận dụng 5 huyệt du (Ngũ du huyệt) ở tứ chi:

Thông thường những huyệt Tỉnh được chỉ định trong các chứng rối loạn tâm thần, kích thích và thao cuồng; những huyệt Huỳnh được chỉ định trong các chứng sốt; những huyệt Du thì chủ yếu dùng cho chứng thấp khớp; huyệt Kinh được sử dụng trong chứng ho, hen suyễn và các chứng bệnh thuộc thanh quản và hầu; huyệt Hợp được chỉ định cho bệnh thuộc vị - trường và bệnh thuộc các phủ. (Chi tiết về các huyệt Ngũ du thuộc tứ chi).

Vận dụng các huyệt khích, 8 huyệt hội và 8 huyệt giao hội thuộc 8 kinh mạch kỳ:

Huyệt khích chủ yếu được sử dụng điều trị các bệnh cấp tính thuộc đường kinh hữu quan. Thí dụ, huyệt Khổng tối, huyệt khích thuộc kinh Thái âm Phế ở tay, được chỉ định trong trường hợp ho ra máu. Huyệt Ôn lưu, huyệt khích của kinh Dương minh Đại trường ở tay, được sử dụng điều trị chứng sôi bụng và đau bụng. Huyệt Lương khâu, huyệt khích của kinh Dương minh Vị ở chân, được dùng điều trị chứng đau dạ dày cấp tính và huyệt Địa cơ thuộc kinh Thái âm Tỳ ở chân, dùng điều trị chứng thống kinh.

8 huyệt hội được chỉ định điều trị bệnh thuộc tạng (tâm, phế, tỳ, thận, can, tâm bào lạc), thuộc phủ (đại trường, tiểu trường, đởm, vị, bàng quang, tam tiêu), thuộc khí (hệ thống hô hấp) thuộc huyết, thuộc cơ và cân, thuộc mạch máu, thuộc xương và tuỷ. Thí dụ, huyệt hội thuộc tạng là huyệt Chương môn, được chỉ định điều trị các chứng bệnh thuộc tạng; huyệt hội thuộc phủ, là huyệt Trung quản, được chỉ định điều trị các chứng bệnh thuộc phủ, huyệt hội thuộc khí là huyệt Đản trung, chữa ho và khó thở. Huyệt cách du có tác dụng điều trị bệnh thuộc huyết như ho ra máu, và chứng suy mòn. Huyệt Dương lăng tuyền, huyệt hội thuộc cân - cơ, được chỉ định trong bệnh teo cơ và liệt Huyệt Thái uyên, huyệt hội thuộc mạch máu, dùng điều trị những bệnh về mạch máu. Huyệt hội của xương, huyệt Đại trữ có thể điều trị chứng đau nhức các khớp xương. Huyệt hội của tuỷ, huyệt Huyền chung, dùng điều trị tai biến mạch máu não, bệnh bại liệt, liệt nửa người…

8 huyệt giao hội thuộc 8 kinh kỳ gồm 4 cặp huyệt ở các chi trên và dưới (về chi tiết, xem trang …). Trên lâm sàng, thầy thuốc có thể chọn một trong những cặp huyệt thuộc chi trên và một trong những cặp huyệt thuộc chi dưới. Những thí dụ về cách phối hợp và chỉ định điều trị của chúng như sau: Nội quan thuộc cẳng tay phối hợp với Công tôn thuộc bàn chân để điều trị các bệnh ở vùng ngực, vùng tim và vùng dạ dày; Hậu khê phối hợp với Thân mạch, được chỉ định điều trị các bệnh ở cổ, vai lưng và vùng khoé mắt trong; Ngoại quan phối hợp với Túc lâm khấp được chỉ định điều trị những bệnh ở vùng sau tai, má và khoé mắt ngoài; Liệt khuyết phối hợp với Chiếu hải, dùng điều trị các bệnh ở họng, ngực và phổi. Đôi khi những huyệt này có thể được sử dụng đơn phương tuỳ từng trường hợp bệnh lý.

Chọn huyệt theo sự phân bố thần kinh

Đối với những bệnh thuộc đầu, thân, tứ chi và các cơ quan nội tạng, ta có thể chọn huyệt theo từng khu vực do sự chi phối của các dây thần kinh gai sống, các đám rối thần kinh và các thân thần kinh. Từng phân đoạn tương ứng của huyệt Hoa đà hiệp tích cần được nghiên cứu vận dụng.

Từ khóa » Cách Xác định Huyệt Lạc Chẩm