ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT NAM – PHẦN 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.78 KB, 13 trang )

ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT NAM – PHẦN 1 I. ĐẠO ĐỨC Y HỌC (DÉONTOLOGIE MÉDICAL) - Đạo đức y học là một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp, là yêu cầu đặc biệt có liên quan đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe cho con người. - Là các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực của ngành y tế, nhờ đó mà mọi thành viên y tế (từ hộ lý đến bộ trưởng, ) phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và tiến bộ của ngành y tế. - Là khoa học về lý luận, phẩm cách của người cán bộ y tế và bản chất giai cấp của vấn đề ấy. Là học thuyết về nghĩa vụ người thầy thuốc và cả trách nhiệm công dân của người ấy, không những trên bệnh nhân, trên đồng nghiệp mà cả toàn thể nhân dân. - Những quan hệ riêng biệt, cơ bản nói lên tính chất luân lý của đạo đức y học là: Quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân Quan hệ giữa thầy thuốc với công việc Quan hệ giữa thầy thuốc với khoa học Quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp - Lĩnh vực nghề nghiệp của ngành y có hai phạm vi nguyên tắc chuẩn mực: luật pháp hành nghề y tế, và tiêu chuẩn đạo đức người thầy thuốc. Luật pháp và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ khăng khít, luật pháp bị vi phạm thì bầu không khí đạo đức bị thoái hóa. Người thầy thuốc sẽ bị tước danh hiệu cao quý của mình nếu xâm phạm luật pháp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, người thầy thuốc sẽ bị lương tâm dày vò dằn vặt đau khổ vì chưa hết lòng vì nghề nghiệp vì hạnh phúc của người bệnh. “Hàng trăm cuộc đời được cứu sống không làm dịu đi niềm cay đắng của một tổn thất” (Cuprianob) Đạo đức hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Thông qua sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, nội dung đạo đức được hình thành và phát triển từ đơn giản đến phức tạp và phong phú. Đạo đức y học cũng vậy, đạo đức y học hình thành và phát triển cùng với lịch sử y học. Nhiều nhà tư tưởng vĩ đại đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức, tuy nhiên nghiên cứu về đạo đức y học còn chưa nhiều. Các nghiên cứu về đạo đức y học hầu hết là do các nhà tư tưởng các triết gia và một phần rất ít là của các thầy thuốc tiến hành. Chúng ta ghi nhận những nét lịch sử đạo đức cơ bản về y học bắt đầu từ thời kỳ đạo đức xã hội phát triển. Từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, đó là thời kỳ mà đạo đức xuất hiện và tồn tại thông qua đấu tranh giai cấp, còn trước đó, xã hội công xã nguyên thủy mới chỉ là trạng thái mờ của đạo đức, tuy nhiên đã để lại nhiều dấu hiệu có tác dụng cho tới ngày nay. II. THỜI KỲ CHIẾM HỮU NÔ LỆ (CHNL) (Từ 4000 năm trước công nguyên đến 500 năm sau công nguyên) 1. Thời kỳ Sumerien Babilon Cùng với sự xuất hiện nền y học cổ lưỡng hà, 3000 năm trước công nguyên, bộ tộc Sumerien có vị vua là Hamourabi, (vua của bộ tộc) đã đặt ra bộ luật lấy tên Hamourabi. Bộ luật Hamourabi có quy định tiêu chuẩn hành nghề y một cách đơn giản: Người thầy thuốc được lấy tiền khám và chữa bệnh (10 đồng tiền nếu là người chủ nô, 2 đồng tiền nếu người bệnh là nô lệ- nô lệ do chủ nô trả). 2. Thời Trung hoa cổ đại - Thần nông 3000 năm trước công nguyên đã thử trên bản thân các cây cỏ để tìm và xác định các cây thuốc và các phương pháp chữa bệnh (tài liệu bản thảo cương mục). - Có nhiều sách nói về “thiên nhiên và cuộc sống”, trong một cuốn sách cùng tên đã quy định rõ nguyên lý hành nghề cơ bản của thầy thuốc, và yêu cầu thầy thuốc phải có đạo đức, thầy thuốc phải biết khuyên bệnh nhân tự chữa bệnh, hãy “biết giữ gìn trái tim trong lồng ngực”. - Thầy thuốc Hoa đà thời Chiến quốc (TKII trước công nguyên) đã nêu cao đạo đức hết lòng vì người bệnh. Là danh y đề cao đạo đức trong lúc hành nghề, biết phép tâm lý trị liệu, biết dùng khí công chữa bệnh, là người tìm ra thuốc mê và sử dụng nó như là một phương pháp nhân đạo. “Khuyên mọi người giữ gìn sức khỏe: Y học không cứu ta khỏi chết nhưng giúp ta sống lâu”. 3. Thời Ấn độ cổ đại Có nhiều sách nói về đạo đức y học, cuốn “Đời sống” đã nói lên tiêu chuẩn người thầy thuốc: Đệ tử ngành y phải là người như thế nào? + Đẹp cả hình thức: Là người đạo mạo, đôi mắt, miệng, mũi đẹp, cột sống thẳng, lưỡi đỏ thon, răng và môi đều. + Xuất thân từ một giai cấp quyền quý hoặc từ một gia đình thầy thuốc. + Tư chất và tình cảm: có giọng nói thanh thoát, tính tình cương nghị, thông minh, không vụ lợi, có lý trí, khiêm tốn, thương người, không khuyết tật, có khả năng về lý thuyết và thực hành. Ai có tiêu chuẩn ấy thì hãy làm nghề thầy thuốc. - Kinh Veda Harak nêu cách lựa chọn, đào tạo và đặc điểm thầy thuốc: + Chọn lọc người học ngành y phải từ 16 tuổi trở lên, có phẩm chất, có thể lực, có mục đích tốt và phải xuất thân từ một gia đình tốt. + Khi nhập học, phải có cam kết hy sinh cả cuộc đời để cứu chữa bệnh nhân, không được đụng đến của cái của họ, không được làm phật lòng họ. + Có quyền được vào nhà bệnh nhân với mục đích trong sáng vì chữa bệnh và có cách xử thế đàng hoàng. + Tiêu chuẩn hạnh kiểm của thầy thuốc: 1. Lòng trắc ẩn 2. Sự niềm nở 3. Nhẫn nại, chủ động, bình tĩnh, lạc quan hy vọng Đối với bệnh nhân thầy thuốc là cha Đối với người đang bình phục thầy thuốc là người bảo vệ Đối với người khỏe thầy thuốc là bạn - Kinh Veda Bachatta yêu cầu thầy thuốc và bệnh nhân phải có đạo đức và niềm tin: + Thầy thuốc phải có lòng nhân đạo, lòng nhân đạo phải trở thành một tôn giáo đối với thầy thuốc. + Bệnh nhân phải tin tưởng thầy thuốc, bệnh nhân có quyền nghi ngờ người khác và cả bà con ruột thịt của mình nhưng không được nghi ngờ thầy thuốc. + Đối với bệnh nhân cấp cứu sắp chết thầy thuốc phải hết lòng cứu chữa tới cùng, cứu bệnh khẩn trương như cứu hỏa. - Nền y học Brama nêu những chuẩn mực: + Thầy thuốc phải mặc quần áo trắng, thơm tho, móng tay phải cắt cẩn thận và sạch sẽ. + Thầy thuốc khi ra đường phải luôn mang ô và gậy. + Tránh cười đùa với phụ nữ + Có lòng trắc ẩn và nhân hậu + Khám bệnh kỷ, đúng hẹn, giữ bí mật. 4. Thời Hy lạp cổ đại Thời kỳ Hy lạp cổ đại chú ý xây dựng đạo đức thầy thuốc trên cơ sở những mối quan hệ giữa người và người. Cùng với La mã cổ đại, Hy lạp cổ đại có nhiều nhà tư tưởng lớn, học giả lớn để tâm đến đạo đức học. Aristot cho rằng chỉ có con người mới có khả năng thu nhận một cách nhạy cảm những khái niệm về tốt, xấu, công bằng, bất công và nhấn mạnh: “Con người không có cái gốc đạo đức thì chỉ là một con vật xấu xa và mọi rợ nhất, một con vật thấp hèn với bản năng sinh vật và hưởng thụ của nó”. Người ta đề cao phẩm chất con người có trí thức cao, đạo đức trong sáng, lòng nhân đạo, tinh thần dũng cảm như là một lý tưởng, là mục tiêu giáo dục thanh niên. Lời thề khi nhập môn và ra trường xuất phát từ mục đích hành nghề: + Khi nhập môn phải nghe lời huấn thị trước bàn thờ: phải sống trong sạch, không được có những ham muốn quá độ, như sự hận thù, dâm ô, ghen tị, tự kiêu, thô bạo, tham lam xảo quyệt, mà phải sống khiêm tốn, cần cù, yêu đời, từ bỏ cả thức ăn có thịt, + Lời thề ra trường của phái Asclépiat là những chuẩn mực, nguyên tắc hành nghề, đạo đức của thầy thuốc: “ Tôi xin thề rằng, trước vị giáo thụ là Apollon, Esculape, Hygie, và Panace, trước tất cả thần linh nam nữ, xi các vị chứng kiến cho là, tôi sẽ đem hết khả năng, sức lực và trí tuệ để thực hiện lời thề nay của tôi và hứa viết trên giấy này, đối với thầy dạy tôi nghệ thuật, tôi kính trọng như cha mẹ và chia sẻ với thầy mọi phương tiện sinh sống và chăm lo mọi nhu cầu của thầy; Đối với con của thầy tôi xem như anh chị em ruột và họ muốn theo nghề này tôi sẽ truyền thụ lại không lấy tiền và không mặc cả trước. Những đơn thuốc và mọi học thuyết còn lại, tôi sẽ truyền lại cho con tôi, con của thầy tôi và cho học trò của tôi, với những người này sẽ có một giấy cam kết phù hợp với luật lệ y học, ngoài những người này ra tôi sẽ không truyền cho một người nào khác nữa. Tôi sẽ cố gắng hết sức lực và trí tuệ để xây dựng lối sống cho bệnh nhân theo lợi ích của họ và sẽ ngăn ngừa cho họ mọi tổn hại và thiếu sót. Dù cho có van nài đến mấy, tôi cũng không cho bất cứ thứ thuốc độc chết người, và cũng không chỉ bảo cho ai về thứ thuốc đó. Cũng như dứt khoát là tôi không bao giờ cho một người phụ nữ nào phương tiện phá thai. Tôi sẽ giữ gìn cuộc sống và học thuật của tôi một cách thành kính và trong sách. Tôi sẽ không bao giờ làm thủ thuật mổ xẻ bằng đá và giành các thủ thuật này cho các chuyên gia khác làm. Tôi không vào bất cứ nhà nào, và chỉ tới đó khi cần cứu chữa bệnh nhân mà thôi, và không có bất cứ một ý đồ nào làm hại bệnh nhân hoặc có tham vọng nhục dục đối với phụ nữ hay nam giới, đối với người tự do hay nô lệ. Khi hành nghề tôi phải giữ im lặng những điều được xem là bí mật hoặc những điều tâm phúc mà tôi biết. Nếu tôi thức hiện được lời thề mà không bội tín, tôi được xem như là người có thể hưởng hạnh phúc trong cuộc sống, trong học thuật và luôn luôn được mọi người kính trọng, và nếu tôi làm sai lời thề thì số phận của tôi ngược lại”. - Hyppocrat (466-377) nổi bật như một ông tổ của nghệ thuật y học và đạo đức y học, là người đã có nhiều đóng góp cho ngành y vơi những chuẩn mực đạo đức và nhân sinh quan trong sáng vì nghề nghiệp. Lời thề Hyppocrat sống mãi và có nhiều tác dụng tích cực cho thầy thuốc mọi thời đại sau ông noi theo. Lời thề chứa đựng các chuẩn mực đạo đức có giá trị. Đáng ghi nhớ là các nguyên tắc chuẩn mực về quan hệ thây trò, quan hệ với bệnh nhân, hết lòng vì người bệnh và tránh mọi bất công; Xây dựng nhân sinh quan về cuộc sống nghề nghiệp; tất cả vì hạnh phúc người bệnh; bí mật nghề nghiệp, (xem phần lời thề Hyppocrat) - Thời Hy lạp cổ đại đã xuất hiện tiêu chuẩn đạo đức của người đỡ đẻ. Yêu cầu người đỡ đẻ phải là phụ nữ, biết chữ, khôn ngoan, linh hoạt, đúng đắn, có thể lực, biết vệ sinh, có đức độ và bình tĩnh; cấm phá thai, không được mê tín (tạp chí phụ khoa Efeskin Sorai-TKII) 5. Thời La mã cổ đại Là vùng trung tâm văn minh của thế giới, cũng như thời Hy lạp cổ đại, thời La mã cổ đại đã để lại nhiều công trình và chuẩn mực đạo đức. - Có hội thầy thuốc nhân dân (Archiatri popularis) được thượng viện bổ nhiệm, bắt buộc thầy thuốc phải hành nghề nhân đạo, chữa bệnh không lấy tiền đối với người nghèo. - Có quyền được nhận tiền thưởng của người bệnh (Khi họ bình phục) nhưng nghiêm cấm hối lộ, mặc cả, nếu phát hiện sẽ bị tước quyền. - Senaka nói lên sự đánh giá của xã hội đối với thầy thuốc: “Thầy thuốc là bạn của ta chứ không phải là người làm thuê” vì sự cống hiến to lớn của thầy thuốc “chúng ta trả cho thầy thuốc tiền công? không đủ đâu, vì họ cống hiến cho chúng ta, không chỉ lao động của họ mà cả trái tim của họ nữa. Họ đáng được trọng vọng và yêu mến”. - Galien (131-201) là thầy thuốc vĩ đại đã có đóng góp vào lĩnh vực y đức; ý nghĩa đạo đức của Galien được thể hiện: + Có hướng y học dự phòng và thể dục chữa bệnh. + Có xu hướng chú ý chữa bệnh và chữa cả người mắc bệnh (anh ta chỉ cho tôi một trường hợp sa ruột và chỉ thấy sa ruột chứ không thấy bệnh nhân. Còn tôi, tôi muốn xem không phải chỉ bệnh sa ruột mà chính là người có bệnh sa ruột). + Yêu cầu người thầy thuốc phải có lòng nhân đạo, thương người, tế nhị, khôn ngoan, mềm dẻo, Không được kích động bệnh nhân, giữ được phẩm cách của mình. + Chỉ trích mạnh mẽ thầy thuốc chỉ quan tâm người bệnh giàu sang quyền thế, “dương dương tự đắc khi cùng đi với họ ngoài đường, cùng dự những cuộc hành lạc và cùng làm bộ làm tịch như thằng điên”. III. THỜI KỲ PHONG KIẾN (TK 5 - TK 17) 1. Avicènne (980-1037) là nhà khoa học, nhà triết học, nhà thơ, một danh y nổi tiếng đã có nhiều công trình y học và đạo đức y học (người biên soạn y điển “Canon of medecine” 5 tập; “quy tắc khoa học y học”; “đạo đức”, ). - Là người có đức độ, có lòng nhân đạo và nhạy cảm trước người bệnh, luôn tự tin kiến thức mình sẽ giúp cho người đời bớt đau khổ. - Tiêu chuẩn người thầy thuốc được thể hiện: Thầy thuốc phải có: Mắt của chim đại bàng Bàn tay của người con gái Trí khôn của con rắn Trái tim của con sư tử - Biết mình lâm bệnh và sẽ chết, Avicènme đã bán cả gia tài của mình phân phát cho người nghèo, đọc thánh kinh Coran cho đến khi chết. - Lần đầu tiên môn đạo đức y học được giảng dạy ở đại học Salerne (TK 9 - TK 13). Cùng với tập thể các thầy thuốc, giáo sư Arnold đã soạn và viết bộ luật “Salerne về sức khỏe”. Bộ luật Salerne được trình bày bằng thơ nói tới vai trò y học trong đời sống, phương pháp dự phòng, chữa bệnh và đặc biệt quan tâm tới đạo đức của người thấy thuốc: “Nếu anh muốn sức khỏe trở về và không mắc bệnh Thì tránh việc làm quá nặng sức Cáu giận coi là không xứng đáng Nên ăn uống thanh đạm và quên rượu Nên biết rằng sau bữa ăn mà đi bách bộ sẽ rất bổ ích Và tránh ngũ ngày, Thức hiện những điều trên anh sẽ sống lâu Bữa cơm chiều ăn bội thực chẳng lợi gì Cho dạ dày chúng ta Muốn ngon giấc trước khi ngũ Chớ ăn nhiều Nếu không có thầy thuốc Thì ba điều sau đây sẽ là thầy thuốc của bạn Vui tính, yên tĩnh, ăn uống điều độ" Bộ luật Salerne là một di sản lớn về văn học và y học tồn tại gần 1000 năm. 2. Arkhimat (TK 13) thầy thuốc nổi tiếng với luận điểm “Khi nào cũng làm cho người bệnh tin tưởng là họ nhất định khỏi bệnh; và nói với những người xung quanh là bệnh họ rất nặng” Luận điểm sẽ có lợi, vì nếu bệnh nhân khỏi bệnh sẽ ca ngợi thầy thuốc tận tình, nếu không may mà người bệnh chết thì những người xung quanh sẽ nói thầy thuốc sáng suốt. 3.Thời kỳ phục hưng, y học trở lại những nét đạo đức trung cổ, chỉ có một số ít thầy thuốc có văn bằng được học ở các trường đại học, còn lại đa số được coi như ông lang, các thầy thuốc tạp nham. Alôidi Mundeli (1561) đã viết: “Trong thời đại chúng ta có biết bao nhiêu là loại người vô liêm sỉ làm nghề thầy thuốc, nào là các bà mụ vườn, nào là anh bán thuốc rong, nào là anh thợ cạo, nào là anh rao hàng ở chợ, nào ông tu sĩ, tất cả chỉ mang lại tác hại lớn cho bệnh nhân mà thôi”.

Tài liệu liên quan

  • Đại cương về Dao động(  moi nhat ) Đại cương về Dao động( moi nhat )
    • 8
    • 873
    • 1
  • Slide bài giảng phương pháp luận và nghiên cứu khoa học (chuong 1 đại cương về nghiên cứu khoa học) Slide bài giảng phương pháp luận và nghiên cứu khoa học (chuong 1 đại cương về nghiên cứu khoa học)
    • 36
    • 3
    • 17
  • Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 23 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM Phần 1 doc Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 23 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM Phần 1 doc
    • 72
    • 498
    • 1
  • Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 23 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM Phần 2 docx Tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 23 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM Phần 2 docx
    • 53
    • 471
    • 1
  • Tài liệu Xây dựng thương hiệu - chặng đường dài cho các doanh nghiệp Việt Nam (Phần 1) docx Tài liệu Xây dựng thương hiệu - chặng đường dài cho các doanh nghiệp Việt Nam (Phần 1) docx
    • 9
    • 332
    • 1
  • Luyện thi đại học môn vật lý chuyên đề đại cương về dao động điều hòa Luyện thi đại học môn vật lý chuyên đề đại cương về dao động điều hòa
    • 38
    • 1
    • 8
  • ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
    • 10
    • 746
    • 1
  • chuyên đề đại cương về dao động điều hoà chuyên đề đại cương về dao động điều hoà
    • 11
    • 807
    • 4
  • ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 11 pot ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 11 pot
    • 4
    • 466
    • 0
  • ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 10 doc ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 10 doc
    • 5
    • 907
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(156.78 KB - 13 trang) - ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT NAM – PHẦN 1 docx Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đạo đức Trong Y Học