Đại (địa Chất) – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 So sánh liên ngành
  • 2 Ghi chú
  • 3 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại địa chất là một phần chia nhỏ của niên đại địa chất dùng để chia các liên đại (hoặc nguyên đại) thành các thang thời gian nhỏ hơn. Ví dụ liên đại Hiển Sinh (Phanerozoic) được chia thành ba khoảng thời gian nhỏ hơn là đại Cổ Sinh (Paleozoic), đại Trung Sinh (Mesozoic) và đại Tân Sinh (Cenozoic) đại diện cho ba giai đoạn chính trong hồ sơ hóa thạch vĩ mô. Các đại này được tách rời bởi các ranh giới tuyệt chủng thảm khốc, chẳng hạn ranh giới P-T nằm giữa đại Cổ Sinh và đại Trung Sinh hay ranh giới K-T nằm giữa đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Có những chứng cứ cho thấy các va chạm mạnh của các thiên thạch lớn đóng vai trò lớn trong việc phân ranh giới giữa các đại.

Các liên đại như liên đại Hỏa Thành (Hadean), liên đại Thái Cổ (Archean) và liên đại Nguyên Sinh (Proterozoic) trước đây được gộp chung và gọi là đại Tiền Cambri. Nó bao gồm khoảng 4 tỷ năm trong lịch sử Trái Đất trước khi có sự xuất hiện của động vật có vỏ cứng. Tuy nhiên, gần đây thì các liên đại này đã được chia thành các đại của chính chúng.

Đại địa chất Khoảng thời gian (Ma = triệu năm trước)
Đại Tân Sinh 66 Ma đến nay
Đại Trung Sinh 252 Ma–66 Ma
Đại Cổ Sinh 542 Ma–252 Ma
Đại Tân Nguyên Sinh 1.000 Ma–542 Ma
Đại Trung Nguyên Sinh 1.600 Ma–1.000 Ma
Đại Cổ Nguyên Sinh 2.500 Ma–1.600 Ma
Đại Tân Thái Cổ 2.800 Ma–2.500 Ma
Đại Trung Thái Cổ 3.200 Ma–2.800 Ma
Đại Cổ Thái Cổ 3.600 Ma–3.200 Ma
Đại Tiền Thái Cổ 3.800 Ma (không chính thức)–3.600 Ma
Liên đại Hỏa Thành không phân chia thành đại một cách chính thức Từ khi hình thành Trái Đất tới 3.800 Ma

So sánh liên ngành

[sửa | sửa mã nguồn]
s  sửCác đơn vị trong địa thời học và địa tầng học
Các đơn vị thời địa tầngcủa hồ sơ địa chất Các đơn vị địa thời củahệ thời gian địa chất Ghi chú
Liên giới Liên đại Tổng cộng 4, trải dài 500 triệu năm trở lên
Giới Đại Đã xác định 10, trải dài vài trăm triệu năm trở lên
Hệ Kỷ Đã xác định 22 đơn vị, trải dài vài chục đến trăm triệu năm
Thống Thế Đã xác định 34 đơn vị, trải dài vài chục triệu năm
Bậc Kỳ Đã xác định 99 đơn vị, phần lớn kéo dài vài triệu năm
Ngoài hệ thống cấp bậc này, các đơn vị nhỏ hơn bậc và kỳ có thể dùngkhi cần thiết nếu các địa tầng có các đặc trưng xác định niên đại tốt.
Đới Thời Chỉ có tại các địa tầng gần đây, được xác định bằng sinh địa tầng hay đảo cực địa từ.*
* Các đơn vị phân chia thời gian nhỏ nhất và cụ thể nhất[1]

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ ICS. “International Stratigraphic Chart” (PDF). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Era tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến địa chất học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đại_(địa_chất)&oldid=68064231” Thể loại:
  • Sơ khai địa chất học
  • Liên đại địa chất
  • Đại địa chất
  • Niên đại địa chất
Thể loại ẩn:
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » đại