Đại Gia Lê Ân đề Nghị được Minh Oan, Vì Vụ án Không Có Khách Thể ...
Có thể bạn quan tâm
Đại gia Lê Ân, làm Chủ tịch HĐQT VCSB
Đại gia Lê Ân cổ đông sáng lập xin thành lập VCSB, trên cơ sở mua nợ Trung tâm Tín dụng của Hội Phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đã bị phá sản, mất khả năng chi trả trên 10 tỷ đồng làm mất an ninh trật tự tại địa phương; cổ đông sáng lập đồng ý trả nợ thay tiền gửi tiết kiệm cho Nhân dân đã gửi tại Trung tâm Tín dụng Hội Phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu – Công Đảo và trả hết tiền gửi của dân mới nộp đơn xin thành lập VCSB.
Ngày 24/5/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính đã có hiệu lực pháp luật.
Ngày 28/8/1991, VCSB được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng số 0004/NH-GP, thời hạn hoạt động 20 năm, Hội sở đặt tại số 146 Lý Tự Trọng, TP Vũng Tàu, khai trương hoạt động từ ngày 9/10/1991.
Ngày 22/10/1994, VCSB xin phép sản xuất vàng miếng, kiểu dáng công nghiệp “Vũng Tàu Việt Nam tiền vàng VCSB”, được Cục Sở hữu công nghiệp quốc gia cấp theo quyết định số 475/QĐ-KĐ ngày 14/9/1995. Vàng miếng này của VCSB được người tiêu dùng chọn mua. Kết quả kinh doanh của VCSB được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá cao. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu VCSB hạn chế cho vay bất động sản. VCSB chấp hành lên phương án cho vay tiêu dùng, cầm cố, thế chấp động sản, tiền gửi tiết kiệm nhiều, mua trái phiếu kho bạc bù lỗ lãi suất để UBND tỉnh BR-VT phát triển cơ sở hạ tầng địa phương.
Ngày 25/3/1995, VCSB tổ chức Đại hội cổ đông, tăng vốn Điều lệ từ 3 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng, xin được thanh toán quốc tế và điều chỉnh thời gian hoạt động từ 20 năm lên 99 năm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xét: Tờ trình số: 17/HĐQT/1995/VCSB của Chủ tịch HĐQT VCSB; Biên bản Đại hội cổ đông ngày 25/3/1995 của VCSB theo đề nghị của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh BR-VT và Vụ trưởng Vụ Các định chế tài chính; và Văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
Ngày 24/5/1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số: 144/QĐ-NH5, Điều 1: Chuẩn y danh sách các thành viên Hội đồng quản trị, các kiểm soát viên VCSB nhiệm kỳ II (1995-1999), đại gia Lê Ân là Chủ tịch HĐQT VCSB.
Ngày 27/7/1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 211/QĐ-NH5, Điều 1: Cho phép VCSB điều chỉnh thời hạn hoạt động từ 20 năm lên 99 năm. Đăng ký khi thay đổi kinh doanh, ngành nghề bổ sung: Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế vốn điều lệ 70.000.000.000 tỷ đồng, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BR-VT cấp ngày 5/10/1996.
Đại gia Lê Ân, lãnh đạo VCSB hoạt động có nhiều hiệu quả
Sau khi được tăng vốn điều lệ (vốn pháp định) lên 70 tỷ đồng và điều chỉnh thời gian hoạt động từ 20 năm lên 99 năm, VCSB xây dựng Hội sở quy mô 3 tầng lầu trên 1.000 m2 đất tại địa chỉ số 59 Trần Hưng Đạo (số cũ 43), phường 1, TP Vũng Tàu; mua căn nhà lầu tại phố Châu Long, quận Ba Đình, TP Hà Nội; mở chi nhánh huy động vốn cho vay tại địa bàn và bảo lãnh thanh toán quốc tế chi trả kiều hối,… Mua 2 căn biệt thự tại số 15, 15A Đặng Tất, quận 1, TP Hồ Chí Minh mở văn phòng giao dịch huy động vốn, cho vay tại địa bàn, mua bán ngoại tệ, thanh toán Quốc tế.
Công ty TNHH Bình Giã được UBND tỉnh BR-VT giao mở rộng đường Trần Phú ven biển Vũng Tàu có chiều dài 4 cây số, dự toán trên 20 tỷ đồng là hoàn thiện con đường (công trình đổi lấy nhà đất) UBND tỉnh, tính giá đất trừ nợ công trình, với giá đất ở là 52.000 đ/m2.
Và giao 37,5 ha đất ven sông Cây Khế, phường 12, TP Vũng Tàu mở rộng khu dân cư và chợ Phước Thắng, UBND tỉnh chỉ đạo VCSB hỗ trợ vốn cho hai dự án này. VCSB bảo lãnh cho Công ty TNHH Bình Gĩa mua sắt thép 1 triệu USD trả chậm, được bán lại cho người tiêu dùng để Công ty TNHH Bình Gĩa có tiền đầu tư vào dự án và VCSB cho vay thế chấp đất dự án có nguồn san lấp mặt bằng, đền bù giải tỏa và nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách tỉnh. VCSB đáp ứng việc chỉ đạo này của UBND tỉnh. Dự án khu dân cư Chợ Phước Thắng hoàn thiện giai đoạn một, UBND tỉnh cho phép phân lô, bán nền nhà cho dân cư xây dựng, để Công ty TNHH Bình Gĩa thu hồi vốn.
Năm 1995, Công ty TNHH Bình Gĩa bị xử lý hình sự có liên quan đến TAMETCO quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Công ty TNHH Bình Gĩa bị phá sản (vụ án này mất 3 mạng người vĩnh viễn ra đi), vốn đầu tư của VCSB đến nay, đất thế chấp, UBND tỉnh thu hồi giao chủ thể khác sử dụng. VCSB thắng kiện UBND tỉnh vẫn không thi hành án.
VCSB bảo lãnh Công ty TNHH Bình Gĩa mua sắt thép của nước ngoài trả chậm. Vụ án hình sự xảy ra (Interpol Quốc tế) qua Việt Nam đòi nợ, VCSB đã thanh toán cho nước ngoài khoản bảo lãnh này thông qua Vietcombank – Chi nhánh Vũng Tàu trả hai lần mỗi lần 500.000 USD tổng cộng là 1 triệu USD. Tuy nhiên VCSB chưa thu hồi được khoản trả nợ thay này theo quy định về bảo lãnh, thanh toán quốc tế.
Do đó, VCSB có văn bản số 321/VCSB/95 ngày 25/9/1995 gửi cho ông Cục trưởng Cục Đầu tư kiêm tổ trưởng tổ chuyên viên 2, về kiến nghị phong tỏa việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) cũng như trả tiền mặt hoặc ghi thu, ghi chi dưới bất cứ hình thức nào cho Công ty TNHH Bình Gĩa khi Công ty TNHH Bình Gĩa chưa trả nợ cho VCSB.
Đại gia Lê Ân tại tư gia |
Đại gia Lê Ân cùng VCSB vượt khó
Vụ án hình sự xảy ra tại Công ty TNHH Bình Gĩa, công nhân, cán bộ nhân viên “nổi loạn”. Bởi các lí do dưới đây:
Một, 215 người công nhân xây dựng công trình dự án còn thiếu tiền công 200.000.000 đồng. Hai, cán bộ nhân viên làm việc tại công ty là 49 người cũng chưa có lương tháng 10 - 11/1995. Do quá uất ức, xảy ra kích động để gây áp lực đòi tiền công. Nhưng các cơ quan ở địa phương đã kịp thời trấn an và giữ gìn trật tự tránh sự việc đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, ngày 1/12/1995 tập thể cán bộ nhân viên 49 người có văn bản đồng ký tên gửi UBND tỉnh và VCSB với nội dung: 37,5 ha đất dự án Phước Thắng thế chấp vay tiền VCSB, vốn, lãi đã phát sinh chưa trả. Đề nghị UBND tỉnh và VCSB hỗ trợ 200.000.000 đồng trả tiền xây dựng còn nợ 215 công nhân và 49 cán bộ nhân viên chưa có lương tháng 10,11/1995. VCSB đồng ý tạm ứng tiền trả cho 215 công nhân xây dựng và trả lương cán bộ nhân viên mỗi người 2 tháng lương tạm nghỉ việc, để UBND tỉnh và cơ quan điều tra giải quyết vụ án Bình Gĩa (Tài sản Công ty TNHH Bình Gĩa bị đóng băng do người đại diện theo pháp luật bị tử hình, kế thừa không có).
Tiếp đến, năm 1997 vụ án xảy ra tại Công ty Minh Phụng, Công ty EPCO, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Công ty này có thế chấp biệt thự tại TP Hồ Chí Minh và ở Vũng Tàu. Lãnh đạo VCSB đăng ký cơ quan điều tra vụ án xin vào trại giam Chí Hòa để xin ý kiến Chủ tịch Công ty TNHH Minh Phụng là người đại diện theo pháp luật đề nghị cho phép VCSB bán phát mãi tài sản đã thế chấp quá hạn trả nợ. Được đại diện công ty đồng ý, cơ quan điều tra lập biên bản và xác nhận có sự chứng kiến của TAND tỉnh BR-VT cùng đi với VCSB theo đơn khởi kiện vụ bán tài sản này. VCSB thu hồi được vốn, bỏ lãi.
Cũng tại thời điểm này Ngân hàng Cổ phần Gia Định phá sản, Tổng Giám đốc bị tử hình, Chủ tịch HĐQT bị tù chung thân; Ngân hàng Việt Hoa bị phá sản, Chủ tịch HĐQT bị đột quỵ; Ngân hàng Cổ phần Đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch HĐQT bị đột quỵ. Cả hai điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó, Chủ tịch Ngân hàng Việt Hoa và Chủ tịch Ngân hàng Đồng bằng sông Cửu Long qua đời tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tiếp đến, Chủ tịch HĐQT VCSB, đại gia Lê Ân cũng bị đột quỵ được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Khách hàng hoang mang rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn. VCSB gặp khó khăn trăm bề tại thời điểm này.
Mặc khác, cơ quan điều tra vụ án Minh Phụng, có công văn yêu cầu VCSB chuyển giao 3 tỷ đồng vốn cổ phần của Công ty Minh Phụng tại VCSB vào tài khoản cơ quan điều tra để phục vụ vụ án. VCSB thực hiện yêu cầu này của cơ quan điều tra bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khiển trách, vì chưa được sự chấp thuận của Thống đốc đã cho chuyển trả.
Chủ tịch HĐQT VCSB, đại gia Lê Ân được Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa đến tháng 9 năm 1998 được xuất viện về Vũng Tàu. Tiếp tục củng cố VCSB, khách hàng hết hoang mang, tiếp tục gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, cho vay thế chấp bất động sản, bị hạn chế ứ vốn mua 55 tỷ đồng Trái phiếu kho bạc của tỉnh BR-VT bù lỗ lãi suất để tỉnh có nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh.
VCSB không có nợ xấu!
Do xảy ra “sự cố”: Tháng 7/1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Công ty Kiểm toán VACO thuộc Bộ Tài chính, kiểm toán các năm tài chính của VCSB năm 1998 - 1997, các tháng năm 1999. Qua 1 tháng kiểm toán “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và thư kiểm toán” (lập 23 trang) công bố ngày 11/08/1999. Tài khoản có nhiều hơn tài khoản nợ, không có nợ xấu, nợ quá hạn 0,04% ký quỹ dự trữ bắt buộc đúng quy định, tồn quỹ chi trả “tức thời” cao gấp 2 lần Ngân hàng Nhà nước quy định. Tài sản cố định, nhà, đất thu cấn trừ nợ vay có giá trị cao…
Cùng ngày 11/08/1999 ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 10/1999/QĐ-NHNN3 về việc kiểm soát đặc biệt VCSB. Điều 2, mục 1: Tạm ngừng huy động vốn, tạm ngừng cho vay trong toàn bộ hệ thống VCSB, để tập trung thu hồi nợ, xử lý tài sản cố định, để chi trả tiền gửi của dân; chấm dứt các khoản chi phí không cần thiết trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt. Điều 3. mục 1: Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước tỉnh BR-VT làm trưởng ban kiểm soát đặc biệt, cử 7 cán bộ các phòng ban tổng hợp quản lý có trách nhiệm và quyền hạn theo Điều 94 Luật Các tổ chức tín dụng … Điều 5: Thời hạn kiểm soát đặc biệt là 12 tháng, kể từ ngày quyết định này có hiệu lực.
Trong khi, Quy chế kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng cổ phần mất cân đối, mất khả năng chi trả ba (3) ngày liên tục mà không tái tục được việc chi trả tiền gửi khách hàng thì mới bị kiểm soát đặc biệt. Tại thời điểm ngày 11/8/1999 vừa kết thúc kiểm toán, tồn quỹ đáp ứng chi trả “tức thời” cao cấp 2 lần Ngân hàng Nhà nước quy định, tồn quỹ có 30 tỷ đồng tại kho quỹ VCSB, mua trái phiếu kho bạc 55 tỷ đồng tại tỉnh BR-VT vừa đến hạn nhận vốn, lãi, ký quỹ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh BR-VT gần 10 tỷ đồng và đang hoạt động bình thường tại Hội sở ở Vũng Tàu, Chi nhánh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Mặc dù, đã bị kiểm soát đặc biệt từ ngày 11/8/1999. VCSB vẫn đáp ứng chi trả tiền gửi của dân tháng thứ 6 mới hết tiền mặt, tập trung thu nợ cho vay đến hạn, còn hạn và 14 tài sản thu trừ nợ vay nhà có 20 ha đất và thế chấp luôn trụ sở số 59 Trần Hưng Đạo và trụ sở, Chi nhánh Hà Nội, tổng cộng 16 tài sản cố định giá trị khoản 300 tỷ đồng: Để xin vay hỗ trợ đặc biệt 94 tỷ đồng là trả hết tiền gửi của dân gửi tại Hội sở Vũng Tàu, Chi nhánh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau khi có Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 223/ANĐT ngày 16/8/1999, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an có Quyết định khởi tố bị can số 225 ngày 16/8/1999 đối với đại gia Lê Ân, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 157-174 Bộ luật Hình sự năm 1985).
Các Quyết định khởi tố bị can số 311, 342, 343 ngày 10/12/1999 của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đối với Võ Xuân Hương, Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Ngọc Khanh, Võ Ngọc Chuyển, Nguyễn Xuân Tùng, Lương Thị Minh Thanh, Đoàn Thị Bích Hảo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Tuy nhiên, thực tế VCSB không có vốn góp của Nhà nước dưới bất cứ hình thức nào, nếu có vi phạm là vi phạm về kinh tế, mà giao Cơ quan An ninh điều tra thụ lý vụ án, là thể hiện nghịch lý. Do đó, chiều ngày 16/8/1999, đại gia Lê Ân đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ phận phía Nam đăng ký làm việc, tự khai tài sản cá nhân, để đảm bảo VCSB có mất vốn, đại gia Lê Ân xin tự nguyện đền đầy đủ cho VCSB để được Cơ quan điều tra xem xét hành vi cố ý làm trái của các bị can trong vụ án.
Kê khai tài sản cá nhân của đại gia Lê Ân gồm có các dự án: Dự án Làng du lịch Chí Linh, phường 10, TP Vũng Tàu 12 ha (120.000 m2 đất) có nhà hàng, khách sạn, bãi tắm biển; Khách sạn Hoa Cẩm Chướng 1,2 ha đất đường Thùy Vân, TP Vũng Tàu đang xây dựng; 4,15 ha đất Phước Cơ, Quốc lộ 51, phường 12, TP Vũng Tàu làm kho nhận hàng thế chấp; 1,2ha đất đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 3, dự án xây chung cư, siêu thị; Dự án Làng cô nhi Nghĩa Ân quy mô 9 ha đất lập ra để nuôi các trẻ mồ côi sau chiến tranh.
Tổng cộng các dự án có giá trị hàng trăm tỷ đồng, không vay ngân hàng, không nợ cá nhân, pháp nhân bất cứ dưới hình thức nào. Quy chế nuôi trẻ mồ côi UBND tỉnh phê duyệt nghiêm cấm nhận tiền của “bá tánh” dưới hình thức nào. Đồng thời đại gia Lê Ân yêu cầu cơ quan điều tra xác minh không đúng tài sản của cá nhân thì đại gia Lê Ân chịu thêm tội.
Đại gia Lê Ân tại tư gia |
Bị can Lê Ân phản bác toàn bộ nội dung cáo trạng
Sau khi kê khai tài sản cá nhân thì đại gia Lê Ân bị bắt phục vụ điều tra, qua 15 tháng điều tra kết thúc năm 2001. Viện KSND Tối cao ra Cáo trạng số 08/VTC-KSĐT.TA ngày 28/5/2001; cử hai kiểm sát viên cao cấp vào trại giam phía Nam cùng 2 hai cán bộ điều tra vụ án đưa bị can Lê Ân ra nghe công bố bản Cáo trạng số 08/VTC-KSĐT.TA ngày 28/5/2001. Khi kiểm sát viên đọc hết Cáo trạng cho bị can Lê Ân nghe và hỏi rằng bị can Lê Ân có ý kiến gì không. Bị can Lê Ân nghe rõ và hiểu hết nội dung bản cáo trạng đã công bố.
Tuy nhiên, bản cáo trạng hoàn toàn không theo chứng cứ ngân hàng đã giao nộp cho cơ quan điều tra, về nguyên tắc án tại hồ sơ, bản cáo trạng này lập luận ghi nhận chứng cứ không chính xác, tài liệu, chứng cứ ngân hàng là “chứng từ biết nói”, bị can Lê Ân là dân kinh doanh tài chính ngân hàng 2 chế độ, bản cáo trạng này truy tố đối với bị can Lê Ân theo Điều 157 (Bộ luật Hình sự năm 1985) mức án 20 năm tù, tù chung thân và tử hình, tổng cộng hình phạt là tử hình, mà bỏ qua các chứng cứ VCSB đã cung cấp. Do đó bị can Lê Ân phản bác toàn bộ nội dung bản cáo trạng trên; đồng thời yêu cầu đưa cho bị can Lê Ân giấy, viết trong vòng 30 ngày, để bị can Lê Ân giải trình đầy đủ bản cáo trạng này là trái với bộ luật hình sự “vì vụ án không có khách thể bị xâm hại” cần phải hủy bỏ bản cáo trạng này, VKSNDTC đồng ý theo đề nghị của bị can Lê Ân, giao cơ quan điều tra cho giấy viết, nhận được giải trình của bị can Lê Ân có cáo trạng khác.
Cáo trạng số: 01/VTC-KSĐT-TA ngày 4/2/2002, Viện KSNDTối cao, căn cứ: Quyết định khởi tố bị can số 225 ngày 16/8/1999 và Quyết định khởi tố bổ sung số 229 ngày 15/11/2000 của Cơ quan Điều tra Bộ Công an đối với bị can Lê Ân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 157 - 174 Bộ luật Hình sự năm 1985). Cáo trạng này có 28 trang. Tại trang 24 hành vi của bị can Lê Ân đã ký duyệt cho vay 7 khế ước liên quan đến 4 tài sản thế chấp không hợp pháp. So sánh giữa tổng số tiền do bị can Lê Ân ký giải ngân: 9.107.800.000 đồng. Với giá trị định giá do Hội đồng định giá kết luận là: 4.225.083.990 đồng thì bị can Lê Ân gây thiệt hại số tiền là: 4.852.715.000 đồng. Hành vi trên đây của bị can Lê Ân đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”, được quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999; tại trang 28 của Cáo trạng, quyết định: Truy tố các bị can có lý lịch nêu trên ra Tòa án nhân dân tỉnh BR-VT để xét xử theo tội danh và điều luật đã viện dẫn; Viện KSNDTối cao ủy quyền cho Viện KSND tỉnh BR-VT cử kiểm sát viên duy trì công tố trước phiên tòa.
Bản án sơ thẩm số: 212/HSST ngày 19/11/2002, tuyên xử phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xử phạt: Bị cáo Lê Ân 10 năm tù (tại trang 19); về trách nhiệm dân sự: Theo thông báo của Hội đồng định giá tài sản của vụ án VCSB xác định được hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây thiệt hại cho VCSB 21.316.800.000 đồng, liên quan đến 14 tài sản thế chấp. Tuy nhiên, số thiệt hại đó còn liên quan đến vụ án khác; bản thân các bị cáo không được thụ hưởng số tiền này, nên chỉ buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường 1/2 số tiền chênh lệch. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, các luật sư và bị cáo Lê Ân yêu cầu tòa cho biết “khách thể bị xâm hại”, có đơn yêu cầu đền bù thiệt hại không? Tòa hỏi bà Lưu Thị Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT VCSB. Bà Lưu Thị Lưu trả lời tập thể cổ đông VCSB không có thiệt hại gì trong vụ án này. Như vậy, vụ án này không có người bị thiệt hại, mà xét xử, tuyên xử bị cáo Lê Ân 10 năm tù là thể hiện oan sai cho bị cáo Lê Ân và các bị cáo khác.
Tại phiên tòa bị cáo Lê Ân cam kết tự nguyện dùng tài sản của cá nhân là quyền sử dụng các lô đất: 1,2 ha đất Khách sạn Hoa Cẩm Chướng, phường 2, TP Vũng Tàu; Cổ phần của cá nhân bị cáo Lê Ân góp vốn vào Công ty TNHH Lê Hoàng tại Khu du lịch Chí Linh; 1,2 ha đất tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 3, TP Vũng Tàu (100% số tiền bồi thường của mỗi bị cáo). Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hành vi phạm tội và áp đặt mức án tù cho các bị cáo. Tòa vẫn y án, ông Lê Ân chống án.
Năm 2003, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đưa vụ án VCSB ra xét ngày 5 và 6/8/2003, Bản án 1366/PTHS tại trang 1: Phần Lý lịch của các bị can, bị cáo.
Tại trang 6: Với hành vi phạm tội của các bị cáo nêu trên tại Bản án sơ thẩm số 212/HSST ngày 19/11/2002 của TAND tỉnh BR-VT xử phạt bị cáo Lê Ân (tự Chiến)10 năm tù tính từ ngày 11/1/2000.
Tại trang 7: Ghi nhận sự tự nguyện của bị cáo Lê Ân dùng tài sản hiện có của cá nhân để bồi thường thiệt hại do các bị cáo gây ra và hỗ trợ cho các bị cáo khác gây ra (bằng 100%) mức bồi thường của mỗi bị cáo.
Tiếp tục kê biên các tài sản sau: 18 căn nhà tại khu Chí Linh, TP Vũng Tàu; Căn nhà 63/17 Cô Bắc, phường 13, TP Vũng Tàu; Căn nhà 138 Lê Lợi, TP Vũng Tàu để đảm bảo thi hành án.
Tại trang 8: Ngày 30/11/2002, bị cáo Lê Ân có đơn kháng cáo xin xem xét lại về tội danh và hình phạt. VCSB thẩm định giá tài sản thế chấp theo giá đất của UBND tỉnh BR-VT cho từng thời kỳ, cơ quan điều tra trưng cầu giám định giá đất theo Quyết định 186/HĐBT ngày 31/5/1990 là 1.300 đồng/1m2 đất. Dẫn đến giá của VCSB thẩm định cao hơn giá cơ quan điều tra thẩm định. Vì giá đất của UBND tỉnh giao trừ công trình đổi lấy đất là 52.000 đồng/1m2 đất xây nhà ở, chợ Phước Thắng, phường 12, TP Vũng Tàu.
Tại trang 9: Tòa mô tả ghi nhận 14 tài sản thế chấp là nhà, đất được xác định thì có 6 tài sản thế chấp hợp pháp, VCSB được quyền bán đấu giá thu nợ.
Tại trang 10: Năm loại tài sản thế chấp chưa đảm bảo hợp lệ nhưng có đủ điều kiện để hợp lệ và xác định VCSB được phép bán đấu giá thu nợ.
Cũng tại trang 10: Ba loại tài sản thế chấp, bản án sơ thẩm cho rằng không hợp pháp. Bản án hình sự phúc thẩm tại trang 12 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh: Công nhận 3 tài sản thế chấp hợp pháp gồm có: 108.250 m2 đất tại Ven sông Cây Khế, phường 11, TP Vũng Tàu; nhà đất tại 141 Bình Gĩa, TP Vũng Tàu và 16.500 m2 đất tại Phước Cơ, TP Vũng Tàu. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo điều kêu oan.
Bản án của tòa án cấp phúc thẩm TANDTC tuyên không vô hiệu 14 tài sản VCSB nhận thế chấp, người vay tự nguyện giao tài sản thế chấp trừ nợ vay; VCSB được bán thu hồi vốn, lãi và không hạn chế, chế tài đến chức vụ Chủ tịch HĐQT VCSB đối với ông Lê Ân.
Ông Lê Ân tại tư gia |
Đình chỉ vụ án, nhưng ông Lê Ân bị mất tài sản!
Bản án hình sự phúc thẩm 1366/PTHS ngày 5 và 6/8/2003 đã có hiệu lực pháp luật.
Bị án Lê Ân Chủ tịch HĐQT VCSB, có đơn ngày 20/4/2003 kêu oan xin kháng nghị giám đốc thẩm gửi Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. Đơn kêu oan này làm tại Trại giam Z30Đ có sự xác nhận của trại giam và trại giam chuyển đơn kêu oan này đến TANDTC, VKSNDTC, nhưng không được xem xét.
Theo Cáo trạng số 22/VTC-KSĐT-TA ngày 14/11/2002, VKSNDTC căn cứ quyết định vụ án khởi tố hình sự số 113 ngày 16/8/1999 của Cơ quan ANĐT-BCA về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 và 175 Bộ luật Hình sự năm 1985 xảy ra tại VCSB.
Căn cứ: Quyết định khởi tố bị can số 225 ngày 16/8/1999 và số 30 ngày 10/12/1999, số 85, số 86 ngày 20/6/2000 và số 10 ngày 11/01/2001 của Cơ quan ANĐT đối với Lê Ân, Lê Chí Hoàng, Đỗ Thị Hoa, Lê Đỗ Hạnh Kiều, Trần Văn Minh về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quyết định truy tố các bị can có lý lịch nêu trên ra trước Tòa án nhân dân tỉnh BR-VT xét xử theo tội danh điều luật đã viện dẫn.
Về trách nhiệm dân sự đề nghị tòa án tuyên buộc các bị can phải hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt của VCSB 12.407.155.000 đồng.
Tòa án tỉnh BR-VT triệu tập xét xử theo cáo trạng trên, các bị cáo có mặt đầy đủ. Căn cứ hồ sơ chứng cứ tòa án, viện kiểm sát không xét xử được, phải tạm hoãn phiên tòa.
VKSNDTC yêu cầu Cơ quan ANĐT, Bộ Công an điều tra lại, được Cơ quan ANĐT trả lời xử được thì xử, không xử được thì thả, vì không còn gì mà điều tra thêm. Như vậy Cáo trạng số 22/VTC-KSĐT-TA ngày 14/11/2002, tòa án không xét xử được, cáo trạng này tự vô hiệu.
Ngày 22/12/2004, VKSNDTC có quyết định số 09/VKSNDTC-V1 quyết định đình chỉ vụ án hình sự. Ngày 22/12/2004, VKSNDTC có quyết định 53/VKSNDTC-V1 quyết định đình chỉ vụ án đối với bị án Lê Ân.
Năm 2005, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Trại giam Z30Đ xem xét cho bị án Lê Ân về. Ngày 28/8/ 2005, ông Lê Ân được về, nhưng đã thụ án được 5 năm 7 tháng 19 ngày (kết án 12 năm). Tiếp tục xử lý tồn tại VCSB (nay Hội đồng thanh lý (HĐTL) VCSB) thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 492/VPCP-KTTH ngày 21/01/2010 thanh lý hết tài sản cố định nhà, đất, công nợ giải thể pháp nhân VCSB, giải thể ban chỉ đạo và trả giấy phép đăng ký kinh doanh, trả con dấu.
Tuy nhiên, 14 tài sản của VCSB, Vietcombank-VT tự ý bán hết, với giá bán như cho, trụ sở VCSB 59 Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu bán trả góp 12 tháng, vụ án chưa kết thúc điều tra… đất thu trừ nợ vay và đất cá nhân Lê Ân tự nguyện giao để thi hành án phần dân sự cho các bị cáo trong vụ án hình sự, UBND tỉnh BR-VT thu hồi giao cho các chủ thể khác sử dụng. HĐTL VCSB kiện, thắng kiện UBND tỉnh không thi hành án. Các hộ dân lợi dụng vụ án làm giấy tờ giả mạo chiếm đoạt đất hợp pháp của VCSB được UBND TP Vũng Tàu cấp 21 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND tỉnh BR-VT cũng cấp 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ dân sử dụng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, VCSB khởi kiện ra tòa án tỉnh BR-VT thụ lý đang giải quyết.
Không có người bị hại, nhưng 7 người bị xử tù 6 đến 12 năm
Vụ án không có người bị hại, nhưng HĐQT, BĐH, BKS có 7 người bị kết án tù từ 6 năm đến 12 năm.
Theo hồ sơ vụ án: Gỉa sử như có việc gây thiệt hại 21 tỷ đồng qua các khế ước cho vay (theo như quy kết tại hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm), thì số thiệt hại này cũng không thể đẩy VCSB đến chỗ phá sản vì vốn điều lệ của VCSB là hơn 70 tỷ đồng. Thời điểm từ năm 1998 đến 1999, VCSB bị liên quan đến vụ Bình Gĩa, Minh Phụng, EPCO người gửi tiền, lo ngại bị rút tiền gửi trước hạn, nhưng VCSB vẫn đáp ứng đầy đủ không một khách hàng nào phản ảnh khiếu nại chưa nhận tiền lại được. VCSB vẫn ứ vốn mua trái phiếu kho bạc 55 tỷ đồng tồn quỹ chi trả tức thời có trong kho quỹ 30 tỷ đồng và gần 10 tỷ đồng ký quỹ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh BR-VT. Những số liệu này đã chứng minh tại báo cáo kiểm tóan công bố ngày 11/8/1999 (nợ xấu không có, nợ quá hạn 0,04% tài khoản có nhiều hơn tài khoản nợ).
Hơn nữa, nếu có thiệt hại thì người phải gánh chịu thiệt hại ở đây chính là ông Lê Ân và tập thể cổ đông (là những cổ đông của ngân hàng). Thực tế, trong vụ án này không có đơn tố cáo nào của những cổ đông. Về việc họ bị VCSB gây thiệt hại. Sau này, các cơ quan cho rằng VCSB là nguyên đơn dân sự nhưng bản thân VCSB cũng có đơn xác định rằng không có thiệt hại đến vụ án này. Thực tế cho thấy, VCSB không hề bị thiệt hại mà ngược lại, VCSB đã có khối tài sản giá trị hàng trăm tỷ đồng các khế ước cho vay.
Bản án hình sự phúc thẩn 1366/PTHS ngày 5 và 6/8/2003, 14 tài sản thu trừ nợ vay hầu hết được tòa kinh tế, dân sự, hành chính, hình sự trước đó xét xử bên vay đồng ý giao tài sản đã thế chấp trừ vốn, lãi nợ vay. Việc cơ quan trưng cầu định giá lại là mặc nhiên vi phạm Điều 136 Hiến pháp được sửa đổi bổ sung năm 1992. Do vậy, bản án mô tả ghi nhận là sai. Tuy nhiên, tòa không vô hiệu bất cứ khoản vay nào cho nên tại tòa bị cáo Lê Ân khẳng định vụ án không có người bị hại và tập thể cổ đông, HĐQT VCSB có đơn gửi tại phiên tòa cho rằng không có ai bị hại trong vụ án này, hơn nữa vốn cổ phần VCSB 70 tỷ đồng, vốn còn nguyên vẹn cho nên tòa án tuyên án đối với bị cáo Lê Ân 12 năm mức án phải thi hành, bị cáo Lê Ân chấp hành 1/3 mức án 12 năm được về và không chế tài bị cáo Lê Ân về chức vụ điều hành quản trị ngân hàng.
Như vậy, trong vụ án nêu trên bị cáo Lê Ân và các bị cáo khác không có hành vi làm trái gây hậu quả nghiêm trọng như quy kết tại Bản án sơ thẩm số 212/HSST ngày 19/11/2002 của Tòa án tỉnh BR-VT và Bản án phúc thẩm số 1366/PTHS ngày 5 và 6/8/2003 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh.
Văn bản số 492/VPCP-KTTH ngày 21/1/2010 của Văn phòng Chính phủ |
Khẩn cầu Chủ tịch nước minh oan!
Trong “Đơn đề nghị minh oan”, ông Lê Ân trình bày: “Rõ ràng vụ án có nhiều dấu hiệu oan sai vì “không người bị hại! Với các nội dung trình bày nêu trên mà tôi bị phạt tù 12 năm thật là oan sai. Do đó, bằng đơn này kính xin Chủ tịch nước xem xét minh oan cho tôi. Về oan sai này, tôi bị ám ảnh suốt cuộc đời mình, làm ảnh hưởng đến các dự án: Làng du lịch Chí Linh; Dự án Phước Cơ tại phường 12, TP. Vũng Tàu; Dự án khách sạn Hoa Cẩm Chướng tại Bãi Sau, TP. Vũng Tàu; Dự án Làng cô nhi Nghĩa Ân huyện Đất Đỏ. Tất cả các dự án, đất sạch, thiết kế, quy hoạch 1/500 đã được UBND tỉnh BR-VT phê duyệt.
Các dự án này đã được hình thành trước năm 1999, không vay ngân hàng, không nợ thể nhân, pháp nhân trong và ngoài nước, chủ yếu là tiền của đại gia Lê Ân, tập thể cổ đông VCSB góp vốn vào các dự án này nhằm mục đích kinh doanh lấy lãi nuôi trẻ mồ côi của Làng cô nhi Nghĩa Ân. Quy chế Làng cô nhi Nghĩa Ân đã được UBND tỉnh phê duyệt: "cấm nhận tiền của "bá tánh" bất cứ dưới hình thức nào".
Mục đích xin được minh oan để làm động lực thúc đẩy tôi với kinh nghiệm kinh doanh địa ốc, tài chính ngân hàng qua hai Chế độ. Tôi rất thành công do bị tù oan trong vụ án VCSB, mà “các dự án bị bế tắc đến nay”.
Sau khi được Chính phủ cho về trước thời hạn. Với tư cách là người đại diện Hội đồng thanh lý VCSB tôi phải thực hiện việc chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 492/VPCP-KTTH ngày 21/1/2010: Gửi ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các bộ: Tài chính, Tư pháp; và UBND tỉnh BR-VT hướng dẫn việc xử lý các tài sản còn lại của VCSB kết thúc thanh lý, chấm dứt pháp nhân VCSB giải thể ban chỉ đạo và thu hồi con dấu, giấy phép kinh doanh.
Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT là Trưởng ban chỉ đạo thanh lý giải thể pháp nhân VCSB, và giải thể ban thanh lý, trả giấy phép kinh doanh và trả con dấu. Tuy nhiên, không có cơ quan nào giúp HĐTL VCSB, thực hiện việc chỉ đạo của Chính phủ. Tài sản hợp pháp của VCSB bị xâm hại dẫn đến tòa án mới giải quyết được, bị đơn là UBND tỉnh thua kiện không thi hành án. Các hộ dân làm giấy tờ giả mạo chiếm đất hợp pháp của VCSB bị tòa án tuyên thua kiện cũng không thi hành án, “tất cả điều đóng băng”. Mặc dù, từ năm 2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ cho thành lập Hội đồng thanh lý VCSB, đến nay 13 năm vẫn chưa giải quyết được vụ án VCSB. Điều nghịch lý là: VCSB không còn nợ người gửi tiền, không còn nợ bảo lãnh thanh toán quốc tế, không còn nợ ngân hàng Nhà nước cho vay hỗ trợ đặc biệt, người vay cũng đã trả hết nợ cho VCSB. Không biết còn bao lâu nữa, VCSB mới được thanh lý, giải thể pháp nhân?!
Một lần nữa, tôi khẩn cầu kính xin Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét, sớm minh oan cho tôi vì tuổi đời tôi còn có giới hạn, các dự án cần tiếp tục đầu tư phát triển kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương và lập di chúc để các kế thừa sau này tiếp nối sử dụng các dự án này kinh doanh lấy lãi làm từ thiện đó là nguyện vọng của tôi.
Vì tôi bị tù oan sai 5 năm 7 tháng 19 ngày cho nên tôi đề nghị đền bù thiệt hại và danh dự cho tôi Lê Ân “một ngàn Việt Nam đồng” để giải tỏa việc tôi bị tù oan sai trong vụ án này yên tâm đầu tư các dự án (và cam kết không yêu cầu gì thêm).
Xin chân thành biết ơn Chủ tịch nước công minh trong vụ án này”.
Từ khóa » Tieu Su đại Gia Lê ân Vũng Tàu
-
Lão đại Gia Lê Ân: 2 Lần Xộ Khám, 6 đời Vợ, Tài Sản Ngàn Tỷ
-
Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân - CUỘC ĐỜI CHÌM NỔI CÙNG 5 BÀ VỢ
-
Tiểu Sử ĐẠI GIA LÊ ÂN Cuộc đời Truân Chuyên Chìm Nổi 6 đời Vợ, Tài ...
-
Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân Lại 'Im Hơi Lặng Tiếng' Suốt Thời Gian Qua?
-
Tiểu Sử đại Gia Lê Ân - Doi Song Phap Luat
-
Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân Wiki
-
Cuộc đời "chìm Nổi" Của đại Gia Lê Ân - Doanh Nghiệp & Hội Nhập
-
Vì Sao đại Gia Lê Ân Lại 'im Hơi Lặng Tiếng' Suốt Thời Gian Qua?
-
Cuộc đời Kỳ Lạ Của “đại Gia” Lê Ân Nổi Tiếng “chơi Ngông” Và Bí Mật ...
-
Đại Gia Lê Ân Tốn 10 Phút để Tán Gái, 2 Lần đi Tù Vẫn Có Tài Sản Khủng
-
Lão đại Gia 6 đời Vợ, 2 Lần "xộ Khám" Liên Tiếp Bị Các Nàng Bội Bạc ...
-
Đại Gia Lê Ân Khẳng định đơn Tố Cáo Của ông Nguyễn Thành Lâm Là ...
-
Sự Kiện : Đại Gia Lê Ân Và Những Thông Tin Gây Chấn động Dư Luận