Đại Gia Nào đứng Sau Tuấn Dung Group - Doanh Nghiệp đề Xuất Quy ...

z2769199200574_12b70343ee536f4018bdfd2928bfe45c-1532-0905

Ga Nha Trang. Ảnh: Việt Tùng

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ xem xét cho phép gia hạn thời gian hoàn thành trình thẩm định, phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang là đến cuối năm 2021 (kéo dài thêm 3 tháng).

Bài liên quan Khánh Hòa muốn di dời ga Nha Trang: Nguyên lãnh đạo tỉnh nói gì?Khánh Hòa muốn di dời ga Nha Trang: Nguyên lãnh đạo tỉnh nói gì?

Một trong những nội dung được dư luận quan tâm trong thời gian qua là Thường trực Ban Chỉ đạo công tác lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thống nhất việc đề xuất di dời ga Nha Trang (ga hành khách, hàng hóa) ra khỏi nội thành để thực hiện việc quy hoạch, xây dựng phương án bảo tồn, sử dụng ga sau khi di dời đảm bảo hợp lý và phát huy hiệu quả.

Liên quan đến quy hoạch lại khu đất ga Nha Trang, có một nhà đầu tư tư nhân đã theo đuổi từ nhiều năm nay, là Công ty TNHH Tập đoàn Thương mại Tuấn Dung (Tuấn Dung Group).

Doanh nghiệp đến từ Hà Nội đề xuất 2 phương án cải tạo đường sắt khu vực ga Nha Trang.

Cụ thể, ở phương án 1, cải tạo ga Nha Trang thành ga khách, xây dựng mới cầu quay máy để bỏ đường vòng. Xây dựng ga Vĩnh Trung mới là ga hàng hóa có khu chỉnh thiết bị đầu máy toa xe; xây dựng đường vòng trạm tại khu vực nút giao thông Ngọc Hội để tránh tàu hàng đi vào trung tâm thành phố. Phương án quy hoạch sử dụng đất khu vực ga Nha Trang, diện tích khoảng hơn 36.400m2, được bố trí như sau: chung cư cao 30 tầng, công trình hỗn hợp 35 tầng, nhà ở thương mại, cây xanh công viên, đường giao thông nội bộ.

Phương án 2, cải tại ga Nha Trang thành bảo tàng du lịch. Dỡ bỏ ga Nha Trang và đường bóng đèn hiện tại, cải tuyến đường sắt chính tuyến từ Km1312+500 đến Km1318+300, đường sắt không vào trung tâm TP. Nha Trang. Xây dựng ga Vĩnh Trung mới, là ga kỹ thuật hỗn hợp khách hàng có khu chỉnh thiết bị đầu máy toa xe. Sau khi di dời ga, quy hoạch sử dụng đất khu vực ga Nha Trang với diện tích khoảng hơn 114.200m2, sẽ bố trí như sau: bảo tàng ga, chung cư cao 30 tầng, công trình hỗn hợp 35 tầng, nhà ở xã hội, nhà liên kế, nhà ở kết hợp thương mại, cây xanh công viên, đường giao thông nội bộ.

Bài liên quan Hụt 'chỉ định' bán thuốc điều trị COVID-19, Phytopharma làm ăn ra sao?Hụt 'chỉ định' bán thuốc điều trị COVID-19, Phytopharma làm ăn ra sao?

Ga Nha Trang là một trong số ít những khu đất vàng có diện tích rộng còn sót lại ở Nha Trang. Danh tính Tuấn Dung Group - nhà đầu tư đang theo đuổi khu đất này, bởi vậy cũng thu hút sự chú ý của dư luận.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Công ty TNHH Tập đoàn Thương mại Tuấn Dung được thành lập vào năm 2004. Cập nhật ở lần thay đổi đăng ký kinh doanh gần nhất (ngày 31/5/2021), Tuấn Dung Group đã tăng vốn điều lệ lên mức 1.000 tỷ đồng, thành phần cổ đông gồm Nguyễn Thị Tâm (57,9%) và Nguyễn Tuấn Anh (42,1%).

Doanh nghiệp này là chủ sở hữu Nhà máy sản xuất gỗ ván ép và đồ dùng may mặc Tuấn Dung tại địa chỉ Lô đất CN-05-2 Cụm công nghiệp Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội. Tại Ninh Hiệp, Tuấn Dung cũng là chủ đầu tư dự án Khu nhà ở thấp tầng quy mô 44.012 m2. Ngoài bộ đôi dự án này, Tuấn Dung vẫn là cái tên còn nhiều xa lạ trên thị trường.

Ngoài Tuấn Dung, doanh nhân sinh năm 1978 Nguyễn Tuấn Anh còn là cổ đông lớn tại một loạt doanh nghiệp khác là CTCP Đầu tư Winland, CTCP Capella Residences Resort, CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị TTA hay CTCP Đầu tư STT Group, đều hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Trong số này, đáng chú ý là Capella Residences Resort được thành lập vào tháng 5/2020 với vốn điều lệ 188 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Tuấn Anh góp 38% và ông Nguyễn Đức Chi góp 38%.

Nói thêm về ông Nguyễn Đức Chi, doanh nhân sinh năm 1969 chính là chủ Tập đoàn Crystal Bay - nhà phát triển hàng đầu ở loại hình bất động sản nghỉ dưỡng với một loạt các dự án lớn như: Sunbay Park Hotel & Resort, Ninh Chữ Sailing Bay, Cam Ranh Spa & Resort, Eco Mũi Dinh...

Ngoài ra, dù mới được thành lập vào đầu năm nay, song CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị TTA cũng là cái tên đáng lưu tâm khi có sự tham gia của ông Nguyễn Đăng Tiến với tỷ lệ góp vốn lên tới 30%. Ông Tiến, nên biết, là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái Phytopharma đã từng được đề cập cách đây không lâu.

Screenshot (1218)

Trở lại với Tuấn Dung Group, dữ liệu Nhadautu.vn thể hiện, giai đoạn 2016-2019 doanh thu thuần của công ty tăng trưởng nhanh chóng, năm 2016 là 9,7 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã là 348,8 tỷ, tương đương tăng gấp 36 lần, lợi nhuận thuần theo đó cũng tăng nhanh và đạt 12,7 tỷ đồng năm 2019. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Tuấn Dung là 990 tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu là 514 tỷ.

Bài liên quan Cái 'bắt tay' kín đáo của đại gia Vũ Hồng Nam Silverland và BB GroupCái 'bắt tay' kín đáo của đại gia Vũ Hồng Nam Silverland và BB Group Ngập ngừng ngưỡng cảnNgập ngừng ngưỡng cản Chủ dự án D'Capitale huy động 1.900 tỷ đồng qua kênh trái phiếuChủ dự án D'Capitale huy động 1.900 tỷ đồng qua kênh trái phiếu Vừa đổi chủ, già nửa cổ phần VC2 đã được thế chấp vay tiềnVừa đổi chủ, già nửa cổ phần VC2 đã được thế chấp vay tiền

Từ khóa » Tuấn Dung Group