Đại Học Fpt Greenwich ở đâu - Hỏi Đáp

Phụ huynh "ngã ngửa" vì tưởng ĐH quốc tế, hóa ra chỉ là chương trình liên kết

(NLĐO)- Nhiều phụ huynh tỏ ra bất ngờ khi được biết không có "Trường ĐH Greenwich Việt Nam" mà chỉ có chương trình liên kết đào tạo giữa ĐH Greenwich (Anh) và Trường ĐH FPT

  • Lập lờ tên gọi trường ĐH quốc tế

    Nội dung chính Show
    • Phụ huynh "ngã ngửa" vì tưởng ĐH quốc tế, hóa ra chỉ là chương trình liên kết
    • (NLĐO)- Nhiều phụ huynh tỏ ra bất ngờ khi được biết không có "Trường ĐH Greenwich Việt Nam" mà chỉ có chương trình liên kết đào tạo giữa ĐH Greenwich (Anh) và Trường ĐH FPT
    • Video liên quan
  • Chọn chương trình liên kết quốc tế có chất lượng: Cách nào?

  • ĐH Greenwich trao 100 suất học bổng tổng trị giá 1,5 tỷ đồng

  • ĐH Kiến trúc TPHCM hợp tác đào tạo với ĐH Swinburne, Úc

Chị Nguyễn Thu Giang, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội, cho biết vì muốn cậu con trai đang học lớp 12 có thêm nhiều cơ hội, gia đình chị định hướng cho con chọn một trường đại học quốc tế. "Gia đình tìm hiểu ĐH Việt - Pháp, RMIT, BUV, ĐH Greenwich Việt Nam, ĐH Swinburne Việt Nam và khá mông lung trước rất nhiều thông tin thu nhận được. Có những trường thì cháu khó đủ điều kiện để theo, trường đầu vào tương đối hợp lý như ĐH Greenwich Việt Nam thì hóa ra không phải trường ĐH Greenwich ở Việt Nam mà chỉ là chương trình liên kết"- chị Thu Giang chia sẻ.

Thông tin về ĐH Greenwich Việt Nam đăng tải trên một trang web của FPT vào tháng 3-2021 dễ khiến phụ huynh, học sinh hiểu nhầm đây là một trường ĐH quốc tế

Theo phụ huynh này, điều kiện tham gia xét tuyển vào Greenwich Việt Nam khá hợp lý, thuận lợi cho nhiều học sinh. Website của nhà trường cho hay sẽ tuyển thẳng đối với thí sinh thoả mãn một trong những điều kiện: Điểm tổng kết lớp 11 hoặc học kỳ I lớp 12 từ7.0, hoặc điểm một trong ba môn: Toán, Tiếng Anh, Tin từ7.5, hoặc có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia hay tổng điểm thi THPT 3 môn các khối đạt kết quả nhất định theo yêu cầu của trường…. Chị Thu Giang cho biết việc trường Greenwich không yêu cầu đầu vào tiếng Anh khắt khe khiến nhiều phụ huynh quan tâm đến trường này.

Website của Greenwich Việt Nam cũng gọi "ĐH Greenwich Việt Nam"

Cũng giống chị Thu Giang, nhiều phụ huynh cũng bất ngờ trước thông tinĐH Greenwich Việt Nam chỉ là chương trình liên kết. Suốt nhiều năm qua, tên gọi "Trường ĐH Greenwich Việt Nam" đã trở nên rất quen thuộc với các phụ huynh, học sinh trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.

"Một trường ĐH của nước ngoài đặt tại Việt Nam khác hẳn việc liên kết đào tạo với một trường ĐH Việt Nam. Việc lập lờ tên gọi "ĐH quốc tế", hiểu sao cũng đúng trên thực tế rất dễ gây hiểu lầm cho phụ huynh, học sinh" - một giảng viên của ĐH quốc gia Hà Nội chia sẻ.

PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết Việt Nam hiện có hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, có một số chương trình liên kết đào tạo đã gắn tên trường ĐH của nước ngoài với cụm từ Việt Nam khiến nhiều người trong ngành giáo dục, thậm chí là trong lĩnh vực giáo dục ĐH, hiểu nhầm.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết một số chương trình liên kết đào tạo đã gắn tên trường ĐH của nước ngoài với cụm từ Việt Nam khiến nhiều người trong ngành giáo dục, thậm chí là trong lĩnh vực giáo dục ĐH, hiểu nhầm.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, ĐH RMIT Việt Nam tham gia vào hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam với tư cách là một cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài, mô hình không vì lợi nhuận. Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH khẳng định mô hình "RMIT Việt Nam" là duy nhất, chưa có trường ĐH nào của nước ngoài theo mô hình này..

Nói thêm về việc lập lờ tên gọi ĐH quốc tế như Trường ĐH Swinburne Việt Nam hay Trường ĐH Greenwich Việt Nam, bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định: "Không có "ĐH Swinburne Việt Nam" như các phương tiện thông tin đại chúng và website của chương trình liên kết đào tạo đang đăng tải.

Hiện ĐH Công nghệ Swinburne - nơi cấp học bổng cho quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia bấy lâu nay - chỉ có văn phòng đại diện tại Việt Nam và có một số chương trình liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục ĐH trong nước.

Liên quan đến đầu vào tiếng Anh đối với các chương trình liên kết đào tạo, một chuyên gia giáo dục lưu ý phụ huynh cần tìm hiểu kỹ, tránh những phiền hà về sau.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (ít nhất IELTS 5.5). Năng lực ngoại ngữ như vậy mới có thể học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch.

Theo quy định của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của Chính phủ từ năm 2012 đến nay, người học phải học hoàn toàn bằng ngoại ngữ, không được đào tạo bằng tiếng Việt hay qua phiên dịch.

Yến Anh

1. Chương trình đào tạo liên kết này được thực hiện như thế nào? Trả lời: Đây là chương trình đào tạo bậc đại học (không phải là khóa học lấy chứng chỉ) hợp tác giữa Đại học Greenwich và Đại học FPT tập trung vào kiến thức năm cuối đại học cho các học viên đã có bằng Higher Diplomas ngành Công nghệ thông tin. Chương trình bao gồm những khóa học 15 hoặc 30 tín chỉ. Chương trình đào tạo gồm 120 tín chỉ kéo dài trong 12 tháng với sinh viên toàn thời gian và 24 tháng đối với sinh viên học bán thời gian. 2. Chương trình có được kiểm định và đảm bảo chất lượng không? Trả lời: Chương trình hợp tác đào tạo tuân thủ các quy định chặt chẽ về giáo dục đại học của Vương quốc Anh, được Tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo đại học QQA (The Quality Assurance Agency for Higher Education), Vương quốc Anh đánh giá. 3. Giáo trình đào tạo của trường và các tài liệu khác được sử dụng thế nào? Trả lời: Giáo trình đào tạo gồm sách và các tài liệu liên quan, sẽ do Đại học Greenwich chỉ định, sinh viên có thể mượn tại thư viện hoặc đặt mua theo nhu cầu. Sinh viên đặt mua sẽ được hưởng giá ưu đãi giảm giá từ 50 -90% giá thành tùy theo nhà xuất bản. Và cuối mỗi khóa học, nhà trường sẽ mua lại toàn bộ sách giáo khoa của sinh viên với giá bằng 75% giá mua ban đầu. Ngoài ra sinh viên sẽ có quyền truy cập miễn phí vào tất cả các tài nguyên thư viện điện tử khác của Đại học Greenwich bao gồm sách và tạp chí chuyên ngành. 4. Điều kiện sử dụng máy tính, phòng lab như thế nào? Trả lời: Chương trình hợp tác đào tạo yêu cầu sinh viên cần có laptop để học tập và đảm bảo điều kiện kết nối không dây tại mọi nơi trong khu vực học tập. 5. Làm thế nào để trao đổi thông tin với Đại học Greenwich? Trả lời: Đầu tiên sinh viên có thể trao đổi với Giảng viên liên kết của Đại học Greenwich thông qua cơ sở học tập là Đại học FPT. Giảng viên liên kết sẽ có trách nhiệm liên hệ với Đại học Greenwich để giải quyết các vấn đề của sinh viên. Trong trường hợp sinh viên muốn liên hệ trực tiếp, có thể gửi email đến Văn phòng Hợp tác đào tạo theo địa chỉ:  hoặc gọi điện thoại và gửi thư đến địa chỉ bên dưới. Tuy nhiên chúng tôi khuyến khích các sinh viên trao đổi đầu tiên với Giảng viên liên kết của Greenwich tại Đại học FPT.     The University of Greenwich     School of Computing and Mathematical Sciences     Collaborations Office     Maritime Greenwich Campus     Old Royal Naval College     30 Park Row     Greenwich, London SE109LS     U.K.     Phone: +44 (0)208 331 8504 6. Làm thế nào để tìm thông tin về khóa học? Trả lời: Hầu hết các thông tin hàng ngày về khóa học sẽ có tại Trang nội bộ của sinh viên qua địa chỉ : https://cms1.gre.ac.uk/collaborativeprogrammes. Chương trình hợp tác sẽ cung cấp thông tin đăng nhập khi nhập học. Trang thông tin sẽ cung cấp các thông tin về yêu cầu của khóa học, bài kiểm tra, đánh giá và sinh viên có thể tải các tài liệu học tập về. Là sinh viên của ĐH Greenwich, sinh viên có quyền truy cập vào các cơ sở dữ liệu và nguồn tài liệu dành cho sinh viên thông qua Cổng thông tin sinh viên. Sẽ có rất nhiều thông tin được cung cấp trên website và trong đó một số thông tin quan trọng nhất sinh viên nên tham khảo bao gồm: Quy định của Đại học, Kỹ năng học tập, Sử dụng BannerWeb, thư viện điện tử, hệ thống hỗ trợ sinh viên từ xa (OSCARS), … 7. Chương trình học bao gồm những gì? Trả lời: Chương trình học bao gồm 7 môn học, sẽ được học trong 2 kỳ, bắt đầu vào tháng 7 và tháng 1, cụ thể chi tiết môn học và số lượng tín chỉ như sau:

8. BannerWeb là gì?Trả lời: BannerWeb là hệ thống hồ sơ điện tử quản lý và cung cấp cho sinh viên kết quả học tập và các thông tin cá nhân bao gồm:     Cập nhật địa chỉ cá nhân     Cập nhật địa chỉ email     Cập nhật số điện thoại liên lạc     Cập nhật liên hệ trong trường hợp khẩn cấp     Theo dõi thông tin tài chính     Theo dõi thông tin cá nhân     Theo dõi các khóa học thích hợp     Theo dõi kết quả học tập 9. Điểm tốt nghiệp được đánh giá thế nào?Trả lời: Sinh viên sẽ phải qua được hết tất cả 7 môn của chương trình học với điểm tối thiểu 40% mới đủ tiêu chuẩn để tốt nghiệp. Bằng tốt nghiệp sẽ được Hội đồng giáo dục trường ĐH Greenwich cấp vào tháng 7 hàng năm. Sau đó Trường ĐH Greenwich sẽ chuyển toàn bộ bằng và hồ sơ của sinh viên đến Chương trình hợp tác tại Đại học FPT và chính thức trao bằng cho sinh viên tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu, sinh viên có thể trực tiếp sang tham dự lễ trao bằng chính thức thường niên của trường tại Đại học Greenwich. 10. Kiểm tra đánh giá được thực hiện như thế nào?Trả lời: Mỗi môn học bình thường sẽ được đánh giá thông qua kiểm tra và viết tiểu luận. Với mỗi môn học sẽ có thang điểm đánh giá khác nhau, chi tiết cụ thể đánh giá cho mỗi môn có thông tin trên trang web của trường. Hàng năm sẽ có 2 đợt thi cuối kỳ cho các khóa học dành cho tất cả sinh viên trên toàn bộ các trung tâm trên thế giới vào tháng 12 và tháng 5 năm sau.

  • Điểm qua tối thiểu cho tất cả môn học là 40%
  • Sinh viên không nhất thiết phải đạt trên 40% ở tất cả các bài tập của môn. Điểm đánh giá chỉ tính trung bình. Ví dụ trong một môn có điểm bài tập là 50% và 50% cho bài kiểm tra. Sinh viên đạt 30% cho bài tập và 60% cho bài kiểm tra thì kết quả trung bình là 15%+30%=45%, vì vậy sinh viên được qua môn này.
11. Thi lại và học lại như thế nào?Trả lời: Chỉ có Hội đồng Trường mới có quyền quyết định việc thi lại của sinh viên bao gồm các trường hợp sau: Chậm thi: Những trường hợp thi lại này do sinh viên không thể tham dự kỳ thi trước đó, sinh viên có thể thi lại từng phần của môn học như làm lại các bài tiểu luận hoặc kiểm tra cuối kỳ. Thông thường muốn được chậm thi, sinh viên cần được xác nhận lý do theo quy định. Thi lại do trượt: Khi sinh viên bị trượt một hoặc nhiều bài trong một khóa học, sinh viên có thể sẽ được cho cơ hội để gỡ lại những bài thi trượt đó bằng cách nộp một bài mới hoặc làm lại bài thi. Sinh viên sẽ phải làm bài thi lại vào thời điểm phù hợp gần nhất. Do đó, khi mà chỉ có 2 thời điểm chấm bài trong một năm, đối với những bài tập khóa trượt bạn sẽ phải làm bài tập khóa của khóa liền tiếp theo, và đối với bài thi trượt bạn sẽ phải thi lại vào khóa thi liền tiếp theo. Nếu không, đây sẽ được tính là lần trượt thứ 2. Học lại: Quyết định học lại được áp dụng cho những sinh viên phải hoàn thiện lại toàn bộ nội dung học tập của một môn nhất định. Trong các trường hợp sinh viên trượt quá nhiều phần của môn học không đủ tiêu chuẩn để đỗ, sinh viên đó sẽ được yêu cầu học lại môn đó trong khóa tiếp theo. Điểm trung bình sẽ sử dụng kết quả học lại. Nếu sinh viên thi lại và tiếp tục trượt sẽ có thêm một cơ hội thi lại. Do đó, mỗi sinh viên có tối đa 3 lần thi cho một môn. 12. Dừng học và thôi học sẽ giải quyết thế nào?Trả lời: Nếu sinh viên cảm thấy không thể tiếp tục chương trình học, sinh viên có thể chính thức thôi học. Sinh viên khi đó nên trao đổi với đại diện của Trường để có được cách giải quyết tốt nhất. Dừng học là khi sinh viên không thể tiếp tục học nhưng không muốn thôi học. Trong trường hợp đó, sinh viên cần trao đổi với đại diện của Trường và điền thông tin vào bảng mẫu để xác định thời gian dừng học. Cần lưu ý và quyết định dừng học hoặc thôi học sẽ ảnh hưởng đến học phí cần phải đóng, sinh viên có thể phải nộp lại toàn bộ hoặc một phần học phí. Nếu thời gian dừng học vượt quá thời gian đã đăng ký, sinh viên muốn học tiếp cần nhập học lại từ đầu. 13. Học phí và phương thức đóng học phí như thế nào?Trả lời: Học phí được đóng làm 2 lần mỗi đầu học kỳ. Mức học phí sẽ được công bố đầu năm học. Học phí sẽ không được hoàn trả nếu sinh viên bỏ học giữa kỳ. 14. Điều kiện để theo học chương trình là gì?Trả lời: Để theo học chương trình, ứng viên cần thỏa mãn các yêu cầu sau: a) Có bằng Diploma chứng nhận có giá trị quốc tế sau: - HDSE Higher Diploma In Software Engineering (APTECH) - DNIIT Diploma in software engineering or network engineering - IMIS Higher Diploma in Management of Information Systems - NCC International Advanced Diploma in Computer Science - ACP Advanced Diploma in Computer Science - Edexcel HND (in relevant computing/IT subjects) - ABE Advanced Diploma in Business Information Systems - Bằng cao đẳng công nghệ thông tin - Các bằng cấp khác sẽ được xem xét riêng theo từng trường hợp b) Trình độ Tiếng Anh tương đương IELTS 6.0, TOEFL (550) còn giá trị trong 2 năm. Kỳ thi đầu vào sẽ được tổ chức để xác định điều kiện với các ứng viên chưa có chứng chỉ Tiếng Anh. Ứng viên chưa đủ điều kiện có thể đăng ký học các khóa bổ sung ngôn ngữ do chương trình tổ chức. 15. Chương trình tiếng Anh?Trả lời: Trường đại học FPT có cung cấp các khóa tiếng Anh với thời gian 10 tuần/ level, sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh đạt 6.0 IELTS có thể tham gia thi tiếng Anh và theo học khóa bổ trợ tiếng Anh trước khi bắt đầu chương trình. 16. Bằng cấp của chương trình là gì?Trả lời:

Sau hai kỳ học và hoàn thành các kỳ thi, sinh viên sẽ nhận bằng Cử nhân Tin học (Bachelor of Science in Computing) của Đại học Greenwich. Bằng tốt nghiệp của chương trình có giá trị hoàn toàn tương đương với bằng tốt nghiệp đối với sinh viên học tập tại Đại học Greenwich.

17. Đăng ký nhập học như thế nào?Trả lời: Hồ sơ nhập học được lưu trên trang web của chương trình tại http://gre.fpt.edu.vn , chi tiết hơn xin vui lòng liên hệ với chương trình theo địa chỉ sau: Chương trình +2, Đại Học FPT 15B, Phạm Hùng, Mỹ Đình, Hà Nội ĐT: (04)73.012.012

Email:

Chương trình +2, Đại Học FPT 590 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3846.0808

Email: 

Từ khóa » Greenwich ở đâu