ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN - VNU

  • Tài nguyên số
  • Thư viện
  • Văn bản
  • E-mail
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
English
  • Trang nhất
  • Theo dòng lịch sử
  • ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
  • Chân dung
  • Đô thị Hòa Lạc
  • Hình ảnh
  • Video
  • Văn hóa
  • Sinh viên
  • Phiên bản in - PDF
ĐHQGHN Tin tức & sự kiện Bản tin Tạp chí Khoa học Văn học Lăng kính sinh viên Giảng đường - Cuộc sống Blog' SV Nhịp cầu bè bạn Nhịp sống trẻ
23:34:34 Ngày 01/01/2025 GMT+7
Chuyện cùng hậu duệ nhà Vương
Cô bé Vương Thị Quỳnh, hậu duệ đời thứ 5 của Vua Mèo “Nói theo người miền xuôi thì không ai giàu cả ba đời, dòng họ Vương nhà tôi dù xưa kia danh giá bậc nhất ở xứ đá này thì giờ đây cháu con cũng phải bươn bả trong cuộc mưu sinh. Vốn liếng một phần nhờ vào sự trợ giúp của người thân định cư ở nước ngoài, phần còn lại được nhà nước cho vay, chúng tôi mở các quầy bán hàng ở chợ Sà Phìn phục vụ cả bà con trong vùng và du khách, dù chưa giàu có nhưng cũng đủ để nuôi con cái ăn học.
>>> Phiên bản PDF Cái duyên với nghề buôn bán từ mấy đời chưa dứt, tấm gương cụ Vương cả trăm năm trước đã nghĩ đến việc cho con đi du học ở Trung Quốc, ở Pháp để về phục vụ gia nghiệp vẫn được chúng tôi nhắc đến chung soi...” - anh Vương Mí Dư, cháu đời thứ 4 của “Vua Mèo” Vương Chính đức nâng bát rượu ngô ngang mặt khề khà tâm sự... Dấu son trên cao nguyên khát Vượt qua những cung đường uốn lượn, những khúc cua tay áo, chinh phục cổng trời Quản Bạ, gần trưa nắng chúng tôi mới đặt chân đến được thung lũng thuộc bản Sà Phìn A, xã Sà Phìn (đồng Văn, Hà Giang). Giữa một vùng núi đá xám xịt, quanh năm khô hạn, mây mù phủ kín lại xuất hiện một công trình kiến trúc nguy nga theo lối cung điện, lâu đài, thành quách của vương triều phong kiến, đó chính là dinh thự của gia tộc họ Vương - vua Mèo một thời trấn giữ miền biên ải tột Bắc của Tổ quốc. Dinh thự bề thế, uy nghi hình chữ “Vương” tọa lạc trên mỏm đồi rộng chừng 1.000 m2 có hình mai rùa vững chắc cùng với những dãy sa mộc vươn cao là sự phối hợp hài hoà đến tinh sảo giữa các nguyên liệu được chế tác ngay tại địa phương như: đá xanh, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm - dương. Các thế hệ hậu sinh của dòng họ Vương ở Sà Phìn có lẽ ai cũng từng được nghe kể về lời phán của ông thầy địa lý người Tàu khi chọn đất, cắm hướng dựng thạch dinh này là “con cháu đời sau sẽ hiển vinh, thành đạt, gia tộc trường tồn...”. Hỏi cả Vương Mý Sèo, Vương Mý Via, Vương Mý Cho... những hậu duệ ngày đêm cho dinh thự của cha ông rằng, có tin vào lời tiên đoán ấy không, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là: “Tin lắm!”. Thì ra điều họ tự hào đâu chỉ đơn thuần là cuộc sống vật chất thừa thãi, vàng son, quyền lực lẫy lừng của tổ tiên trong quá khứ mà chính là những dấu ấn cống hiến cho quê hương, dân tộc khó phai mờ của những cá nhân xuất sắc trong tộc họ. đó là bang tá Vương Chính đức với tấm lòng yêu nước tha thiết đã bí mật tổ chức quân đội chống Pháp, chống Nhật từ những năm đầu thế kỷ XX; là người anh em kết nghĩa với Chủ tịch Hồ Chí Minh - ông Vương Chí Thành (tức Vương Chí Sình) từng ủng hộ 22 triệu đồng bạc trắng hoa xòe và 9 kg vàng cho Chính phủ Cách mạng ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, đã chỉ huy người Mông và cộng đồng các dân tộc vùng cao nguyên đá kiên cường bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, từng giữ trọng trách đại biểu Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hai khóa liên tiếp (khóa I và khóa II). đại diện của thế hệ thứ 3 làm vẻ vang cho truyền thống của dòng họ Vương phải kể đến ông Vương Quỳnh Sơn, người con ưu tú của dân tộc Mông ở đồng Văn từng được đảng và Nhà nước giao cho giữ những trọng trách đặc biệt quan trọng như Trợ lý Hành chính quân khu Việt Bắc, cố vấn cao cấp của Ủy ban Dân tộc - Miền núi... “Những bậc yếu nhân nổi tiếng của gia tộc chúng tôi giờ đây đều đã thành người thiên cổ nhưng trong tâm thức cháu con, họ vẫn còn vị trí rất quan trọng giống như sự tồn tại của tòa dinh thự đá này. Nó không chỉ là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí kiên cường của người Mông trên cao nguyên khát mà còn là dấu son nổi bật giữa vùng đá xám thể hiện tấm lòng của các thế hệ họ Vương: “Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ” như lời Bác Hồ đề tặng trên thanh gươm Người trao cho ông tôi - cụ Vương Chí Thành...” - Vương Thị Chở, cô cháu đời thứ 4 của dòng họ đồng thời cũng là hướng dẫn viên của khu di tích Nhà Vương chia sẻ. Tương lai sáng nhờ du lịch, dịch vụ Hà Giang nổi tiếng hơn nhờ công viên địa chất toàn cầu - cao nguyên đá đồng Văn còn Sà Phìn cũng trở thành nổi tiếng nhờ có khu quần thể nhà Vương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Con cháu họ Vương vẫn còn nhớ như in cái ngày khánh thành quá trình trùng tu, khôi phục gần như nguyên vẹn khu di tích, cả thung lũng đá này như mở hội, người từ khắp nước và cả khách quốc tế tìm về chiêm ngưỡng nhà Vương, say lâng lâng rượu ngô cùng chợ phiên Sà Phìn. Cả chục gia đình hậu duệ “Vua Mèo” một thủa không còn sống chung trong dinh của cha ông nữa mà tách ra thành từng hộ, được đầu tư xây nhà mới ở bên ngoài, được hỗ trợ vốn mở cửa hàng làm dịch vụ. Cái khiếu kinh doanh có tính di truyền bấy lâu bị ẩn khuất nay có cơ hội trỗi dậy, những Vương Mý Qua, Vương Chá Lĩnh, Vương Mý Do... nhanh chóng trở thành những chủ sạp vải, đầu mối phân phối lương thực, thức ăn gia súc có tiếng ở đồng Văn và các huyện lân cận. “Người có điều kiện giúp người thiếu thốn vươn lên, anh em họ Vương chúng tôi luôn nhắc nhở nhau phải gìn giữ, phát huy được truyền thống của dòng tộc. Cả xã Sà Phìn có khoảng 2.264 nhân khẩu là người Mông thì riêng họ Vương của chúng tôi đã có tới gần 700 người, dù kinh tế mỗi hộ có khác nhưng ai cũng rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Họ Vương luôn dẫn đầu đất này về số lượng con cháu học trung cấp, cao đẳng và cả đại học đấy! Phải học để có tri thức thì các thế hệ kế tiếp của nhà Vương mới xứng đáng với cha ông...” - ông Vương Mý Quản, chi trưởng đời thứ 3 khẳng định chắc nịch. Trong số những hậu duệ họ Vương được gặp, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với Vương Thị Chở, cô gái có nụ cười rất tươi đóng vai trò là hướng dẫn viên cho du khách tại khu di tích. Chở bảo em là chắt đời thứ 4 của dòng họ, đã học một khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ tại Khoa Du lịch, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), biết cả tiếng Anh và tiếng Trung từng được một số công ty du lịch mời về làm với mức lương khá cao nhưng em đều từ chối bởi một lẽ “phải đem những kiến thức được học về thung lũng đá để giới thiệu truyền thống của gia đình, quê hương đến với du khách trong và ngoài nước”. Công việc làm hướng dẫn viên trong khu di tích của gia tộc tuy thu nhập không cao nhưng Chở bảo, em rất tự hào bởi mỗi một đoàn khách đến với nơi này là thêm một niềm hy vọng trong một tương lai không xa, đời sống của bà con vùng cao nguyên đá khát này chuyển mình no ấm nhờ du lịch, dịch vụ.     
Duy Minh - Nguyễn Trường - Bản tin ĐHQGHN số 246 tháng 8/2011
In bài viết Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • Tình yêu vĩnh cửu của Aniolie Ela Menon (10/05/2012)
  • Con rắn và nỗi khát khao đổi đời (10/05/2012)
  • Người 65 năm làm nghề đánh giầy (08/05/2012)
Các bài cũ hơn
  • Tả tơi văn hoá lễ hội (04/08/2011)
  • Nguyễn Bính: đắm mình trong tình quê (13/06/2011)
  • Vô tình làm Liền anh Quan họ (13/06/2011)
  • Lê Thu: Tập tạ để… chơi ghi ta (13/06/2011)
  • Miên man món rêu suối (13/06/2011)
  • Phải khác người mới tồn tại được (13/06/2011)
  • Con chữ bị vùi trong rác (13/06/2011)
  • Biểu tượng giữa đại ngàn (03/06/2011)
Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF
Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015)
TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT
  • Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
  • 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
  • Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
  • Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
  • Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
  • 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
  • Có chí thì nên
  • Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC

Trang diễn đàn | Diễn đàn Học sinh - Sinh viên | Diễn đàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | Diễn đàn Phụ huynh Học sinh - Sinh viên

Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại

Từ khóa » Hậu Duệ Của Bác Hồ