Tin tức Đảng - Đoàn thể | 20:31:16 Ngày 25/12/2024 GMT+7 | “Tuyên ngôn độc lập” và sự nâng tầm trí tuệ | | Vào những thời điểm bản lề, chuyển giao quan trọng của lịch sử mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thường xuất hiện những áng văn quan trọng mang ý nghĩa tuyên ngôn, khẳng định sự đoạn tuyệt hay kế thừa, chính nghĩa hay phi nghĩa của một sự kiện nào đó. “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh đọc trên quảng trường “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình” ngày 2/9/1945 là một văn kiện như thế. | | >>> Phiên bản PDF Theo dòng lịch sử dân tộc, có thể khẳng định “Tuyên ngôn độc lập” thời đại Hồ Chí Minh là sự phát triển và đưa lên một tầm cao mới ý thức độc lập của nhân dân, đất nước ta trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh: trên dặm dài hàng nghìn năm, không giai đoạn nào chúng ta thiếu những kẻ thù lớn mạnh hơn gấp bội - 14 cuộc chiến tranh vệ quốc đã phải tiến hành trong nhiều hoàn cảnh gian khó. Vì vậy, ý thức độc lập của đất nước ta luôn thường trực trên mỗi chặng đường. Biết bao thế hệ người Việt Nam không quên được lời thơ thần bất hủ vang vọng đôi bờ sông Như Nguyệt mang hồn thiêng sông núi hơn 900 năm trước: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Cũng như không quên áng văn chính luận mẫu mực Nguyễn Trãi đọc giữa Thăng Long thuở Bình Ngô khai quốc - mùa xuân năm 1428 sau 10 năm “nếm mật nằm gai” (1418 - 1427): Duy ngã đại Việt chi quốc Thực vi văn hiến chi bang (Như nước đại Việt ta Thực là một nước văn hiến) Và càng phải khắc sâu, ghi lòng tạc dạ lời khẳng định của Hồ Chủ tịch: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Rõ ràng, ý thức về chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là dòng chảy liên tục, mạnh mẽ, sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả nghìn năm lịch sử; đến thời đại Hồ Chí Minh, ý thức đó được nâng cao ngang tầm thời đại. Là một bản Tuyên ngôn độc lập ở giữa thế kỷ XX, đương nhiên văn kiện lịch sử được Hồ Chí Minh soạn thảo không thể lấy điểm tựa pháp lý là một thứ quân quyền “thay trời hành đạo” từ lâu đã chẳng còn hợp thời; cũng không thể lấy chỗ dựa thần quyền hay “một đấng vô hình sương khói xa xôi” như sách trời (thiên thư), mà phải căn cứ vào pháp quyền hiện đại. Dễ hiểu tại sao, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh lại nhiều lý lẽ, lập luận đanh thép – và có tính thuyết phục đến thế! Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn sáng suốt, xuyên thấu dân tộc và thời đại. Ngoài việc căn cứ vào pháp quyền hiện đại, Hồ Chí Minh còn tìm được những điểm tựa lịch sử quan trọng không kém: “nhân đạo và chính nghĩa”. Với những dòng trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn ngoại quốc kia, không còn nghi ngờ gì nữa, Hồ Chí Minh có ý thức tôn trọng thành quả văn hoá nhân loại - cũng đạt được từ máu và nước mắt; mặt khác nó đặt “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam trong thế bình đẳng với các bản tuyên ngôn khác, và như nhiều học giả đã chỉ ra: Hồ Chí Minh dùng biện pháp “gậy ông đập lưng ông”, nói theo ngôn ngữ người Pháp là “giễu chết tươi”. Cũng rất cần phải nhấn mạnh: ở bản “Tuyên ngôn độc lập” thời đại Hồ Chí Minh, xây dựng một nước Việt Nam mới, thì ý thức về độc lập quốc gia trong mối quan hệ bình đẳng quốc tế đã được khẳng định - đó là tài sản tinh thần vô giá mà chúng ta - những người Việt Nam hôm nay phải trân trọng và gìn giữ. Ở phương diện khác, “Tuyên ngôn độc lập” 1945 là một tất yếu lịch sử của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam do đảng Cộng sản lãnh đạo. Thế kỷ XX vừa qua đi, chúng ta đã chứng kiến trên thế giới có những con đường khác nhau để giành độc lập dân tộc. Nhưng ở Việt Nam, từ thực tế lịch sử, con đường cách mạng vô sản là sự lựa chọn chính xác “duy nhất đúng” mà Hồ Chí Minh đã “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”. Giữa lòng châu Âu văn minh những năm 1920 của thế kỷ trước, Người từng khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản”. Lựa chọn con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác, cùng với sự ra đời của đảng Cộng sản Việt Nam - xu thế tất yếu của thời đại đã dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Việc ra đời của “Tuyên ngôn độc lập” ở Việt Nam trong thời điểm lịch sử “nghìn năm có một” không bao giờ là “ngẫu nhiên” hay “ăn may” như nhiều học giả phương Tây cố tình không hiểu. “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 do Hồ Chủ tịch soạn thảo và đọc ngày 2/9/1945 là cơ sở pháp lý cần thiết và kịp thời cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản “Tuyên ngôn” có một vai trò, ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng: nó hợp pháp thành quả cách mạng tháng Tám - giành chính quyền trong cả nước. Cùng với bản “Tuyên ngôn” kịp thời công bố ấy, Chính phủ ta - do Hồ Chủ tịch đứng đầu - là một chính phủ hợp pháp trước toàn thể nhân dân thế giới, sẽ có đủ tư cách đón tiếp quân đồng minh vào Việt Nam sau đó không lâu, với vị thế của những người làm chủ đất nước. Chỉ chậm một vài ngày thôi, thời cơ này sẽ không bao giờ trở lại. Như chúng ta đều biết, “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng gắn liền với tên tuổi Hồ Chí Minh - nhân vật kiệt xuất nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ tiến trình lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Người không chỉ soạn thảo, công bố bản “Tuyên ngôn” kịp thời, chính nghĩa mà còn tổ chức, kiến tạo nên những thành công của chính quyền cách mạng non trẻ, đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Có thể nói ba mươi năm bôn ba hải ngoại, lăn lộn khắp Á - Phi - La trong phong trào cách mạng sục sôi của thế giới, đã hun đúc nên một bản lĩnh Hồ Chí Minh vững vàng, một tầm nhìn Hồ Chí Minh sáng suốt, làm chỗ dựa tin cậy, cần thiết cho cả một dân tộc. đóng góp, cống hiến của Hồ Chí Minh trong giai đoạn Tổng khởi nghĩa - giành chính quyền, rồi tổ chức công bố “Tuyên ngôn độc lập” cho sự ra đời của nước Việt Nam mới là vô cùng to lớn. Cũng cần phải khẳng định thêm rằng “Tuyên ngôn độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực, hàm súc, có kết cấu vô cùng chặt chẽ. Lý lẽ hùng hồn, lập luận đanh thép, xuất phát từ chính nghĩa cách mạng thế giới và thực tiễn Việt Nam. Bản “Tuyên ngôn” có cơ sở pháp quyền đúng đắn, có điểm tựa lịch sử quan trọng, có đạo lý Việt Nam, quyết tâm sắt đá, máu và nước mắt phía sau mỗi con chữ. đối lập ở cực phía bên kia, là một kẻ thù thâm độc, tàn bạo, tráo trở, không còn “chỗ dựa” để có thể tiếp tục quay lại thống trị nhân dân ta một lần nữa. Tội ác của chúng còn đậm đặc và “dày” hơn “Bản án chế độ thực dân Pháp” ngày nào: Hai triệu đồng bào ta chết đói, hai lần dâng đông Dương cho Nhật… Nghệ thuật tương phản, cách thức sử dụng điệp từ cùng nội dung thuyết phục, đúng thời cơ đã làm nên tầm vóc dân tộc và thời đại của bản “Tuyên ngôn”: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”… Không chỉ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - một thời chúng ta gọi là “Nhà nước công nông đầu tiên ở đông Nam Á”, với việc đọc “Tuyên ngôn độc lập” trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặt những nền móng, cơ sở đầu tiên cho một bản Hiến pháp của nhà nước Việt Nam mới. Nếu làm một bảng thống kê, so sánh, đối chiếu về nội dung, chữ nghĩa, tư tưởng… giữa “Tuyên ngôn độc lập” và Hiến pháp Việt Nam năm 1946, chúng ta sẽ thấy: Hiến pháp đã tiếp thu những tinh thần cơ bản nhất của Tuyên ngôn, khẳng định giá trị và các quyền mà Tuyên ngôn ghi nhận (độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ vua quan). Xin nhớ rằng: độc lập - Chính quyền - Hiến pháp là những điều thiết cốt của bất kỳ một quốc gia tự chủ nào thời hiện đại. Nhanh chóng giành chính quyền, tuyên bố độc lập rồi bầu cử và soạn thảo Hiến pháp… cho chúng ta thấy một nhãn quan chính trị nhạy bén, thông tuệ, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tuyên ngôn khẳng định nước Việt Nam độc lập, chủ quyền thì theo đó sẽ có Hiến pháp - sản phẩm thời văn minh, dân chủ - nơi quyền lực thuộc về nhân dân, có sự tham gia của nhân dân vào việc thành lập các cơ quan nhà nước. Cho nên “Tuyên ngôn độc lập” là điều kiện cần thiết để Hiến pháp ra đời, khẳng định một lần nữa chủ quyền đất nước. đấy là điều không thể có ở thời quân chủ Việt Nam - chẳng thể đòi hỏi sau những thời điểm công bố “Nam quốc sơn hà”, “Bình Ngô đại cáo”. >>> Các bài liên quan: - Tự hào với những gì đang có - | Hà Đan - Bản tin ĐHQGHN số 246 tháng 8/2011 | In bài viết Gửi cho bạn bè | Từ khóa : | Các bài mới hơn - Chi đoàn Cơ quan ĐHQGHN đoàn kết và tiếp tục phát huy tinh thần “Vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ” (17/12/2024)
- ĐHQGHN tổ chức hội nghị quán triệt một số định hướng lớn của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm (09/12/2024)
- Nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam (06/12/2024)
- Xây dựng Đảng tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (06/12/2024)
- Hội nghị lần thứ mười chín Ban Chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN: Nâng cao năng lực của cấp ủy Đảng, xây dựng Đảng bộ gương mẫu, trong sạch, vững mạnh gắn với chuyển đổi số (30/11/2024)
- VNU’s Got Talent 2024: Đêm chung kết rực rỡ sắc màu của tài năng và bản lĩnh (20/11/2024)
- Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho GS.TS.NGND. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc ĐHQGHN (19/11/2024)
- Công đoàn ĐHQGHN tiếp nhận hơn 1 tỷ đồng từ các công đoàn cơ sở để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ (17/09/2024)
- ĐHQGHN chung tay hướng về đồng bào nơi thiên tai bão lũ (11/09/2024)
- ĐHQGHN quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị (23/08/2024)
| Các bài cũ hơn - Tự hào với những gì đang có (01/09/2011)
- Mô hình Công đoàn ĐHQGHN là phù hợp, hiệu quả (12/08/2011)
- Hiện thực hóa Quy chế văn hóa công sở (30/07/2011)
- Nhãn quan trí tuệ giúp tuổi trẻ ĐHQGHN có tầm nhìn dài rộng hơn (12/07/2011)
- Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp (10/06/2011)
- Rà soát nhiệm vụ năm học 2010-2011 Khoa sau đại học (02/06/2011)
- Tích hợp 4 trong 1 (26/05/2011)
- Trường ĐH Công nghệ: giành 2 giải nhất Bóng đá Cán bộ và Nam sinh viên (25/05/2011)
- Sức mạnh, giá trị của ĐHQGHN phải cộng hưởng bằng cấp số nhân (16/05/2011)
- Hội nghị Cán bộ trẻ Trường ĐHKHXH&NV (16/05/2011)
| Xem tin bài theo thời gian : | Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF | | Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015) | TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT - Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
- 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
- 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
- Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
- Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
- Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
- Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
- 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
- Có chí thì nên
- Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC | |