Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh – Wikipedia Tiếng Việt

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Vietnam National University, Ho Chi Minh City
Nhà Điều Hành của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ
Map
Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Tọa độ10°52′07″B 106°47′47″Đ / 10,868562°B 106,796312°Đ / 10.868562; 106.796312
Thông tin
LoạiHệ thống đại học trọng điểm của Việt Nam
Thành lập31 tháng 1 năm 1995; 29 năm trước (1995-01-31)[1]
Thể loạiĐại học công lập
Mã trườngQS
Giám đốcPGS.TS Vũ Hải Quân
Giảng viên4.393 giảng viên (năm 2024) [3]
Khuôn viên643,7 ha
MàuXanh nước biển đậm     Xanh da trời      [4]
Websitevnuhcm.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtVNU-HCM
Thuộc tổ chứcChính phủ
Thành viên Trường Phổ thông Năng khiếu Trường Đại học Bách Khoa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Quốc tế Trường Đại học Khoa học Sức khỏe Trường Đại học Kinh tế- Luật Trường Đại học Công nghệ Thông tin Trường Đại học An GiangViện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thống kê
Sinh viên đại họcHơn 90.000 sinh viên(năm 2024) [5]
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
QS(2021)1[2]
THE(2020)3[3]
Webometrics(2020)8[4]
uniRank(2020)11[5]
Xếp hạng châu Á
QS(2021)143[6]
THE(2020)401+
Xếp hạng thế giới
QS(2024)901-950
THE(2024)1501+
Webometrics(2023)2752

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Vietnam National University, Ho Chi Minh City, viết tắt là VNU-HCM), mã đại học QS, là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam bên cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 900 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam.[6]

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các chương trình giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Đại học Khoa học Sài Gòn sáp nhập thành Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng.[7][8]

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học (Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Kiến Trúc, Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) lại thành 10 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 1996.[9]

Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh được phát triển trên nền tảng của quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960, trong đó bao gồm việc xây dựng một số hệ thống đường sá và hạ tầng cho khu đại học đường và khu biệt thự cho các giáo sư, tổng thể các công trình của Trường Đại học Nông Lâm Súc xây xong vào khoảng 1974 (nay là Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học và một số biệt thự trong khu ở cho giáo sư.

Năm 1996, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 tháng 3 năm 1996.[10]

Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải ra Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg[11] về việc tổ chức lại hai đại học quốc gia tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Theo đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội) có quy chế tổ chức và hoạt động riêng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Cũng theo quyết định này, một số trường thành viên trước đây của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tách ra độc lập và chỉ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giữa tháng 3 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi cơ quan chủ quản của 2 trường đại học. Theo quyết định, Trường Đại học Việt – Đức sẽ được bàn giao về cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong vòng 60 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn giao nguyên trạng Trường Đại học Việt – Đức (bao gồm các dự án đầu tư) về cho Đại học Quốc gia. Như vậy, Trường Đại học Việt – Đức có thể sẽ là trường thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh[12]. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 8 năm 2016, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Thủ tướng về việc không chuyển Trường Đại học Việt – Đức về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Trường Đại học Việt – Đức tiếp tục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn đầu xây dựng trường[13].

Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tới năm 2019 trường mới chính thức được chuyển vào Đại học Quốc gia.[14][15][16]

Ngày 3 tháng 6 năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM. Trường Đại học Khoa học Sức khỏe là trường đại học thành viên thứ 8 của Đại học Quốc gia TP.HCM được thành lập trên cơ sở Khoa Y trực thuộc đại học này.[17]

Hiện nay, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có 8 trường đại học thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe và Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre.[18]

Ngày 16/3/2024, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã công bố đề án thành lập Trường Đại học Tây Nam Bộ trên cơ sở phát triển Phân hiệu Đại học Quốc gia tại tỉnh Bến Tre. Đề án này nêu rõ Phân hiệu Đại học Quốc gia tại tỉnh Bến Tre được định hướng phát triển thành trường Đại học đa ngành, tập trung vào các ngành thế mạnh của khu vực Tây Nam Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bến Tre nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung. Việc thành lập Trường Đại học Tây Nam Bộ thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Phân hiệu Đại học Quốc gia tại tỉnh Bến Tre đã được đề cập đến từ năm 2020 và được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh này [19][20][21]

Ngày 13/11/2024, theo kế hoạch số 04-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc sắp xếp, tinh gọn và tái cơ cấu bộ máy quản lý Trung ương, cùng với Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đề xuất chuyển giao Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, khi được giao về cho Bộ Giáo dục quản lý, 2 Đại học Quốc gia sẽ sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập những đơn vị trùng lặp, kết thúc những đầu mối đơn vị hoạt động không hiệu quả, đồng thời thành lập Tổ Công tác với sự tham vấn, hỗ trợ từ các Bộ/cơ quan ngang bộ để tìm phương án hợp nhất phù hợp dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà [22][23][24]

Ban Giám đốc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • PGS.TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Thành ủy viên Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy [25]

Phó Giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • PGS.TS Nguyễn Minh Tâm [26]
  • GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai [27]
  • PGS.TS Trần Cao Vinh [28]

Quy mô đào tạo và cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy mô đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

Hiện nay, quy mô đào tạo chính quy (bao gồm các chương trình đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 76.000 sinh viên chính quy (trong đó có hơn 8.000 học viên cao học và nghiên cứu sinh) với:[29]

  • 165 ngành đào tạo bậc đại học
  • 133 ngành đào tạo bậc thạc sĩ
  • 94 ngành đào tạo bậc tiến sĩ

Các lĩnh vực đào tạo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trải rộng trong nhiều ngành, bao gồm: kỹ thuật-công nghệ, Khoa học Giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học kinh tế và khoa học sức khỏe.

Trụ sở và Quy hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan hành chính của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm văn hóa, thương mại và công nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Địa chỉ nhà điều hành chính của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang xúc tiến xây dựng tại khu quy hoạch Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) – Dĩ An (tỉnh Bình Dương) trên diện tích rộng 643,7 hecta theo mô hình một đô thị đại học hiện đại.

Ký túc xá

[sửa | sửa mã nguồn]

Sở hữu ký túc xá hiện đại nhất Việt Nam và Đông Nam Á, sinh viên theo học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có thể đăng ký ở nội trú tại hệ thống Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (có thể đáp ứng hơn 40.000 người) tọa lạc trong Khu đô thị Đại học Quốc gia (còn được gọi là Làng đại học).

Trong đó, sinh viên theo học tại Trường Đại học Bách Khoa có thể đăng ký nội trú tại Ký túc xá Bách Khoa lạc trên Đường Hòa Hảo, quận 10; sinh viên theo học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có thể đăng ký nội trú tại ký túc xá trường tọa lạc tại số 135B đường Trần Hưng Đạo, quận 1.

Nhân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

ĐHQG TP. Hồ Chí Minh hiện có tổng cộng gần 6.000 giảng viên và nhân viên, trong đó có 3.500 người tham gia giảng dạy với:

  • Hơn 400 giáo sư và phó giáo sư;
  • 1300 tiến sĩ;
  • 2200 thạc sĩ.

Các đơn vị thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Bách khoa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo bậc Kỹ sư các ngành: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật hóa học, Cơ khí, Điện – Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Khoa học ứng dụng, Môi trường, Địa chất – Dầu khí, Kỹ thuật giao thông, Công nghệ vật liệu.
  • Đào tạo bậc Kiến trúc sư ngành: Kiến trúc dân dụng và Công nghiệp
  • Đào tạo bậc Cử nhân ngành: Quản lý công nghiệp.
  • Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Kỹ thuật khoan khai thác và Công nghệ dầu khí, Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Vật lý kỹ thuật, Địa chất khoáng sản và thăm dò, Địa chất môi trường, Địa kỹ thuật, Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý, Toán ứng dụng, Khoa học máy tính, Cơ học Kỹ thuật, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật Chế tạo phôi, Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Ôtô, máy kéo, Thiết bị, mạng và nhà máy điện, Tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, Công nghệ hóa học, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, Công nghệ Nhiệt, Kỹ thuật trắc địa, Công nghệ thực phẩm và đồ uống, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng công trình biển, Địa Kỹ thuật xây dựng, Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng, Công nghệ và quản lý xây dựng, Công nghệ vật liệu vô cơ, Công nghệ vật liệu kim loại, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ môi trường, Quản lý môi trường, Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển.
  • Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Quản trị kinh doanh, Vật lý Kỹ thuật, Địa chất đệ Tứ, Địa kiến tạo, Bản đồ, Chế biến thực phẩm và đồ uống, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ dệt may, Công nghệ hóa dầu và lọc dầu, Công nghệ hóa học các chất hữu cơ, Công nghệ hóa học các chất vô cơ, Công nghệ tạo hình vật liệu, Công nghệ và thiết bị lạnh, Công nghệ và thiết bị nhiệt, Công nghệ và thiết bị năng lượng mới, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy công cụ, Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục, Kỹ thuật ôtô, máy kéo, Kỹ thuật điện tử, Mạng và hệ thống điện, Nhà máy điện, Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, Thiết bị điện, Trắc địa cao cấp, Trắc địa ảnh và viễn thám, Tự động hóa, Xây dựng công trình biển, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Địa chất công trình, Địa Kỹ thuật xây dựng, Cấp thoát nước, Địa hóa học...

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Toán tin học, Công nghệ thông tin, Vật lý, Kỹ thuật Hạt nhân, Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Địa chất, Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khoa học và Công nghệ Vật liệu, Hải Dương Học & Khí Tượng -Thủy Văn, Kỹ thuật điện tử truyền thông.
  • Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Sinh học thực nghiệm, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao, Quang học, Vật lý địa cầu, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Địa chất học, Thạch học, khoáng vật học và địa hóa học, Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Hải dương học, Khí tượng thủy văn, Toán giải tích, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, Lý thuyết tối ưu, Bảo đảm toán học cho hệ thống máy tính và tính toán, Khoa học máy tính, Khoa học môi trường, Quản lý môi trường, Cơ học ứng dụng, cơ học lý thuyết (liên kết đào tạo với Viện Cơ học ứng dụng Thành phố Hồ Chí Minh).
  • Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Sinh lý học người và động vật, Sinh lý học thực vật, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử và hạt nhân, Vật lý năng lượng cao, Vật lý chất rắn, Quang học, Vật lý địa cầu, Cơ học vật thể rắn, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Thạch học, Khoáng vật học, Địa hóa học, Thủy thạch động lực học biển, Hóa học biển, Toán giải tích, Phương trình vi phân và tích phân, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, Lý thuyết và tối ưu, Khoa học máy tính, Môi trường đất và nước, Quản lý tổng hợp môi trường đới bờ, Vi điện tử và Thiết kế Vi mạch.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Quan hệ quốc tế, Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Đông phương học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Văn hóa học, Lịch sử, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp; Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Hàn Quốc học, Địa lý, Xã hội học, Công tác xã hội, Giáo dục học, Tâm lý học, Tâm lý học giáo dục, Đô thị học, Nhật Bản học, Quản lý thông tin, Lưu trữ học, Quản trị văn phòng, Việt Nam học, Nhân học, Nghệ thuật học, Tôn giáo học, Kinh doanh thương mại Hàn Quốc.
  • Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Châu Á học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Dân tộc học, Du lịch, Đô thị học, Địa lý học, Hán Nôm, Khảo cổ học, Khoa học thông tin thư viện, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lưu trữ học, Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Quản lý giáo dục, Quản lý tài nguyên và môi trường, Triết học, Văn hóa học, Văn học nước ngoài, Văn học Việt Nam, Việt Nam học, Xã hội học.
  • Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Dân tộc học, Khảo cổ học, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lý luận văn học, Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu, Ngôn ngữ Nga, Quản lý tài nguyên và môi trường, Triết học, Văn hóa học, Văn học Việt Nam, Xã hội học, Truyền thông Đa phương tiện.
  • Trường Giáo dục: Tiền thân là Khoa Giáo dục được tái thành lập theo quyết định số 217-QĐ/ĐHQG/TCCB 20/08/1999. Trường Giáo dục hoàn thiện xây dựng đề án để trình lên hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua lần cuối vào 7/2019. Quyết định thành lập trường 11/2019 sau khi luật Giáo dục ĐH sửa đổi có hiệu lực. Đào tạo về Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên, Khoa học quản lý, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất.

Trường Đại học Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo hệ Cử nhân:

  • Chương trình liên kết: Bằng cấp có thể do trường Đại học Quốc tế hoặc các trường đối tác cấp. Các ngành liên kết đào tạo: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học, Điện tử - Viễn thông, Quản trị Kinh doanh, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp. Hợp tác với các trường:
    • Hoa Kỳ: Đại học SUNY Binghamton, Đại học Rutgers, Đại học Houston
    • Anh: Đại học Nottingham, Đại học West of England
    • Úc: Đại học New South Wales
    • New Zealand: Đại học Công nghệ Auckland, Đại học Auckland
    • Thái Lan: Viện Công nghệ châu Á
  • Chương trình do Đại học Quốc tế cấp bằng:
    • Cử nhân: Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Hóa sinh
    • Kỹ sư: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Công nghệ Sinh học, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Quản lý Nguồn lợi Thủy sản, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Xây dựng, Logistics và quản lí chuỗi cung ứng.

Đào tạo hệ Cao học:

  • Thạc sĩ: Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật Điện tử, Quản lý Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh
  • Tiến sĩ: Quản lý Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Sinh học

Trường Đại học Công nghệ Thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo hệ Cử nhân quốc tế liên kết với Trường đại học Birmingham City, Anh quốc cấp bằng tại Việt Nam. Ngành đào tạo: Khoa học máy tính, Mạng máy tính và An toàn thông tin.
  • Đào tạo Kỹ sư các ngành: An toàn Thông tin, Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Hệ thống Thông tin, Kỹ thuật Phần mềm Công nghệ phần mềm , Kỹ thuật Máy tính, Mạng máy tính & Truyền thông Dữ liệu, Thương mại Điện tử, Khoa học Dữ liệu.
  • Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin.
  • Đào tạo hệ Cử nhân từ xa các ngành: Công nghệ thông tin, Trí tuệ nhân tạo.
  • Đào tạo Kỹ sư tài năng ngành An toàn thông tin
  • Đào tạo Cử nhân tài năng ngành: Khoa học máy tính
  • Đào tạo hệ Cử nhân tiên tiến ngành: Hệ thống thông tin
  • Đào tạo hệ Thạc sĩ chuyên ngành: Khoa học máy tính
  • Đào tạo hệ Tiến sĩ chuyên ngành: Khoa học máy tính, chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Trường Đại học Kinh tế – Luật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Thương mại Điện tử, Hệ thống Thông tin Quản lý, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Công nghệ Tài chính, Luật, Luật Kinh tế
  • Đào tạo hệ Cử nhân bằng tiếng Anh: Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh, Marketing, Luật.
  • Đào tạo hệ Cử nhân quốc tế liên kết với Trường đại học Birmingham City (UK), Trường Đại học Gloucestershire (UK), Trường Đại học Công giáo Lyon (Pháp) các ngành: Kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh toàn cầu, Marketing Kỹ thuật số.
  • Đào tạo hệ Cử nhân từ xa các ngành: Kế toán, Thương mại điện tử (dự kiến từ 2025)[30]
  • Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế & Quản lý công, Kinh tế chính trị, Kinh tế quốc tế, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế, Luật dân sự & tố tụng dân sự.
  • Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Tài chính – Ngân hàng, Luật Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh.

Trường Đại học An Giang

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của ĐHQG TP. HCM. Dự kiến đến năm 2022 đạt yêu cầu về chất lượng và có thể hòa nhập vào tất cả hoạt động chung của hệ thống ĐHQG.[31]

Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1007/QĐ-TTg về việc chuyển Trường ĐH An Giang là trường đại học thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM. [32]

Trường Đại học Khoa học Sức khỏe

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Khoa học Sức khỏe gắn với trách nhiệm đào tạo nhân lực cho ngành Y.

  • Khoa Y là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009, với định hướng là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng cao dựa trên mô hình Trường – Bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khoa Y đã chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2010.
  • Khoa Y được định hướng phát triển theo cơ chế tự chủ cao về chuyên môn, là một Khoa Y mở, gắn bó mật thiết với hệ thống các trường đào tạo y dược trong cả nước, quan hệ chặt chẽ với các bệnh viện trong khu vực, phát huy những thế mạnh sẵn có của Đại học Quốc gia TP. HCM đa ngành, đa lĩnh vực để đào tạo ra những bác sĩ vừa hội đủ những yêu cầu chung theo quy định của Bộ Y tế, vừa mang những đặc thù riêng của Đại học Quốc gia TP. HCM.
  • Ngày 3 tháng 6 năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 472/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ trên cơ sở Khoa Y trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[33]

Viện Môi trường - Tài nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Môi trường - Tài Nguyên gắn với trách nhiệm nghiên cứu biến đổi khí hậu, môi trường, đặc biệt phục vụ cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Phấn đấu xây dựng, nâng cấp thành Trường Đại học Công nghệ Môi trường trên cơ sở Viện Môi trường và Tài nguyên.

Viện Môi trường – Tài nguyên: nghiên cứu giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, viện còn đào tạo sau đại học các ngành:

  • Đào tạo Thạc sĩ: Công nghệ môi trường, Quản lý môi trường, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.
  • Đào tạo Tiến sĩ: Công nghệ môi trường nước và nước thải, Cấp nước và thoát nước, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Độc học môi trường, Công nghệ môi trường chất thải rắn, Công nghệ môi trường không khí

Các Viện và Trung tâm

[sửa | sửa mã nguồn]
Viện Môi trường – Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
  • Viện Xuất sắc John Von Neumann (JVN): nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về khoa học dữ liệu, tài chính định lượng, sáng tạo cách tân. Viện tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực nghiên cứu đem lại hiệu quả cao.
  • Viện Đào tạo quốc tế (IEI)
  • Viện Quản trị đại học
  • Viện Công nghệ nano
  • Trung tâm Đại học Pháp (PUF-HCM)
  • Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC)
  • Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR)
  • Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
  • Trung tâm Đào tạo tiền tiến sĩ
  • Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo
  • Trung tâm Quản lý nước và biến đổi Khí hậu (WACC)
  • Trung tâm Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
  • Trung tâm Quản lý ký túc xá
  • Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư
  • Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị
  • Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục

Các đơn vị trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre, trụ sở đặt tại số 99A, Quốc lộ 60, khu phố 1, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre. Thành lập ngày 15 tháng 6 năm 2016, Chủ tịch Hội đồng là PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Giám đốc ĐHQG TPHCM, Giám đốc phân hiệu là TS Hồ Thu Hiền.
  • Nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.

Trường Phổ thông Năng khiếu

[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đào tạo học sinh năng khiếu các ngành Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh.
  • Phần lớn giáo viên và cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó...) của Trường Phổ thông Năng khiếu đều là Giảng viên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
  • Hàng năm, Trường Phổ thông Năng khiếu đều đào tạo ra những học sinh xuất sắc đi thi Quốc gia và Quốc tế đạt thứ hạng cao cũng như đỗ thủ khoa các kì thi tuyển sinh Đại học.

Trung tâm Lý luận Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Lý luận Chính trị là đơn vị trực thuộc chuyên trách nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo và xuất bản các ấn phẩm thuộc lĩnh vực Khoa học Chính trị, Kinh tế Chính trị, Hành chính công, Quản lý nhà nước,...
  • Năm 2019, Trung tâm được ĐHQG TP.HCM nâng cấp thành Khoa Chính trị - Hành chính với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Quản lý Công.
  • Năm 2023, Khoa Chính trị - Hành chính được ĐHQG TP.HCM sáp nhập vào Bộ môn Quản lý Công, Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc Trường Đại học Kinh tế - Luật. Trung tâm Lý luận Chính trị được tái thành lập, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm về lý luận chính trị như trước đây[34]

Các đơn vị trực thuộc khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban Quản lý dự án quốc tế
  • Thư viện Trung tâm
  • Nhà xuất bản
  • Khu Công nghệ phần mềm
  • Quỹ Khoa học và công nghệ
  • Quỹ Phát triển
  • Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ
  • Nhà văn hóa sinh viên

Các Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Giám đốc Nhiệm kỳ Chức vụ cao nhất
1 TS. Trần Chí Đáo 1995 – 2001 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM
2 PGS. TS Nguyễn Tấn Phát 2001 – 2007 Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM
3 PGS. TS Phan Thanh Bình 2007 – 2016 Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội
4 PGS. TS Huỳnh Thành Đạt 2017 – 2020 Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
5 PGS.TS Vũ Hải Quân 2021 – nay Ủy viên Trung ương Đảng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nghị định 16/CP của Chính phủ, ngày 31 tháng 1 năm 1994
  2. ^ https://www.topuniversities.com/university-rankings/world-university-rankings/2021. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/2020/world-ranking#!/page/0/length/25/locations/VN/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ “Webometrics”.
  5. ^ “2020 Vietnamese University Ranking”.
  6. ^ a b “Xếp hạng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo QS Rankings”.
  7. ^ “ĐẠI HỌC TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH”. Tài liệu của Trường ĐH KHXH&NV. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ “Đoàn trường Đại học Xã hội Nhân Văn”. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 28 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ [1]Lưu trữ 2006-11-18 tại Wayback Machine Nghị định 16/CP của Chính phủ về việc thành lập Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 1 năm 1995
  10. ^ “Lược sử hình thành và phát triển của trường”. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.
  11. ^ LuatVietnam. “Quyết định 15/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/02/2001”. LuatVietnam. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Chuyển đổi cơ quan chủ quản của ĐH Việt-Đức và ĐH KH&CN Hà Nội, 12 tháng 3 năm 2016
  13. ^ [2]Lưu trữ 2016-08-30 tại Wayback Machine Không chuyển ĐH Việt Đức về ĐH Quốc gia TP HCM, 29 tháng 8 năm 2016
  14. ^ “Giới thiệu chung”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2017Trong phần danh sách trường không có ĐH AGQuản lý CS1: postscript (liên kết)
  15. ^ “Tra cứu ngành theo trường trực thuộc Đại học Quốc gia”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2017Danh sách trường ĐH QG chưa có ĐH AGQuản lý CS1: postscript (liên kết)
  16. ^ “Quyết định 1007/QĐ-TTg 2019 chuyển Trường Đại học An Giang là thành viên của Đại học Quốc gia”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  17. ^ Trần Huỳnh (3 tháng 6 năm 2024). “Thành lập Trường đại học Khoa học sức khỏe - Đại học Quốc gia TP.HCM”. Tuổi Trẻ Online.
  18. ^ “Đại học Quốc gia TP.HCM”. Đại học Quốc gia TP.HCM. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  19. ^ ONLINE, TUOI TRE (31 tháng 10 năm 2020). “Sẽ thành lập đại học trên cơ sở Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  20. ^ Trí, Dân (18 tháng 10 năm 2021). “Bến Tre sắp có trường đại học đầu tiên”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  21. ^ ONLINE, TUOI TRE (31 tháng 10 năm 2020). “Sẽ thành lập đại học trên cơ sở Phân hiệu ĐH Quốc gia TP.HCM tại Bến Tre”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  22. ^ Trí, Dân (9 tháng 12 năm 2024). “Đề xuất sắp xếp hai Viện Hàn lâm, chuyển hai ĐHQG về Bộ Giáo dục”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  23. ^ thanhnien.vn (9 tháng 12 năm 2024). “Phương án sắp xếp 2 đại học quốc gia Hà Nội, TP.HCM”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  24. ^ thanhnien.vn (9 tháng 12 năm 2024). “Phương án sắp xếp 2 đại học quốc gia Hà Nội, TP.HCM”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  25. ^ Mạnh Tùng (16 tháng 1 năm 2021). “Đại học Quốc gia TP HCM có giám đốc mới”. VnExpress.
  26. ^ Trần Huỳnh (18 tháng 11 năm 2019). “Bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Tâm làm phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM”. Tuổi Trẻ Online.
  27. ^ Minh, Báo Pháp Luật TP Hồ Chí (13 tháng 6 năm 2024). “Nữ Giáo sư Nguyễn Thị Thanh Mai làm Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2024.
  28. ^ Hà Ánh (19 tháng 6 năm 2024). “ĐH Quốc gia TP.HCM có thêm 1 phó giám đốc”. Báo Thanh Niên.
  29. ^ “Giới thiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. 6 tháng 8 năm 2021.
  30. ^ “UEL mở chương trình đào tạo từ xa và 3 chuyên ngành mới từ năm 2025”. www.uel.edu.vn. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.
  31. ^ Đăng Nguyên (30 tháng 11 năm 2017). “Sáp nhập Trường ĐH An Giang vào ĐHQG TP.HCM: Có thể tuyển sinh từ năm 2018”. Báo Thanh NiênLãnh đạo ĐHQG TP.HCM dự kiến giai đoạn gia nhập, đảm bảo ổn định khoảng 2 năm (2018 - 2019). Sau đó là đến giai đoạn hội nhập vào tất cả hoạt động chung của ĐHQG TP.HCM (2019 - 2022). Đến năm 2025, đảm bảo Trường ĐH An Giang trở thành đơn vị đảm bảo chi thường xuyên và tự đảm bảo chi đầu tư ở năm 2030.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  32. ^ “Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Trường ĐHAG là trường đại học thành viên ĐHQG TPHCM và khai giảng năm học 2019 – 2020”. 12 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2019.
  33. ^ Yến Anh (ngày 3 tháng 6 năm 2024). “Thành lập Trường ĐH Khoa học Sức khỏe thuộc ĐH Quốc gia TPHCM”. Báo Người Lao Động.
  34. ^ ONLINE, TUOI TRE (30 tháng 10 năm 2023). “Sáp nhập Khoa chính trị - hành chính vào Trường đại học Kinh tế - Luật”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmTrường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh1996 - 2001 Cùng với: Trường Đại học Bách khoaTrường Đại học Khoa học Tự nhiênTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănTrường Đại học Sư phạm Kỹ thuậtTrường Đại học Nông LâmTrường Đại học Kinh tếTrường Đại học Sư phạmTrường Đại học Kiến trúcTrường Đại học Luật Kế nhiệmĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh(Trường Đại học Bách khoaTrường Đại học Khoa học Tự nhiênTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Tiền nhiệmTrường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmTrường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức Kế nhiệmTrường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmTrường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Kế nhiệmTrường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmTrường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Kế nhiệmTrường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmTrường Đại học Tài chính - Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmTrường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Kế nhiệmTrường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmTrường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh Kế nhiệmTrường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmPhân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh Kế nhiệmTrường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh(có 9 trường thành viên) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh2001 - nay Cùng với: Trường Đại học Bách khoaTrường Đại học Khoa học Tự nhiênTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văncùng các trường thành viên thành lập sau năm 2001
  • x
  • t
  • s
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Viện Đại học Đông Dương  • Viện Đại học Quốc gia Việt Nam  • Viện Đại học Sài Gòn  • Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh  • Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường đại họcBách khoa • Công nghệ Thông tin • Khoa học Tự nhiên • Khoa học Xã hội và Nhân văn • Quốc tế • Kinh tế - Luật • An Giang • Khoa học Sức khỏe
Phân hiệuBến Tre
ViệnMôi trường – Tài nguyên • Xuất sắc John Von Neumann • Quản trị Đại học • Đào tạo Quốc tế (IEI) • Công nghệ Nano
Trung tâmQuản lý Ký túc xá • Trung tâm Đại học Pháp • Giáo dục Quốc phòng và An ninh • Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ • Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch • Quản lý và Phát triển khu đô thị
Trường phổ thôngPhổ thông Năng Khiếu
Tuyển sinhĐánh giá năng lực
Hệ thống Đại học ASEAN • Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam • Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • x
  • t
  • s
Chính phủ Việt Nam
BộCông an • Công Thương • Giáo dục và Đào tạo • Giao thông Vận tải • Kế hoạch và Đầu tư • Khoa học và Công nghệ • Lao động – Thương binh và Xã hội • Ngoại giao • Nội vụ • Nông nghiệp và Phát triển nông thôn • Quốc phòng • Tài chính • Tài nguyên và Môi trường • Thông tin và Truyền thông • Tư pháp • Văn hóa, Thể thao và Du lịch • Xây dựng • Y tế
Cơ quan ngang bộNgân hàng Nhà nước • Thanh tra Chính phủ • Ủy ban Dân tộc • Văn phòng Chính phủ
Đơn vị trực thuộcBan Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh • Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp • Bảo hiểm Xã hội Việt Nam • Đài Tiếng nói Việt Nam • Đài Truyền hình Việt Nam • Thông tấn xã Việt Nam • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam • Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam • Đại học Quốc gia Hà Nội • Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • x
  • t
  • s
Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam
Đại học quốc gia
  • Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học vùng
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Thái Nguyên
Trường đại học vùng
  • Vinh
  • Cần Thơ
Đại học,Trường đại học, Học viện đầu ngành
Giáo dụcSư phạm Hà Nội  · Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh tếKinh tế Quốc dân  · Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa học sức khỏeY Hà Nội  · Quân y  · Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Kỹ thuậtNông nghiệp Việt Nam  · Bách khoa Hà Nội  · Kỹ thuật Quân sự
Báo chí – Truyền thôngBáo chí và Tuyên truyền
Vận tải – Hậu cầnHàng hải Việt Nam
Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Đại học tại Việt Nam
Đại học quốc gia
  • Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học vùng
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Thái Nguyên
Đại học theo lĩnh vực
Kinh tế
  • Kinh tế Quốc dân
  • Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Kỹ thuậtBách khoa Hà Nội
Đại học tư thục
  • Duy Tân
Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Hệ thống Đại học ASEAN
Brunei
  • Đại học Brunei Darussalam
Campuchia
  • Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh
  • Đại học Kinh tế và Luật Hoàng gia
Indonesia
  • Đại học Indonesia
  • Đại học Gadjah Mada
  • Viện Công nghệ Bandung
  • Đại học Airlangga
Lào
  • Đại học Quốc gia Lào
Malaysia
  • Đại học Sains Malaysia
  • Đại học Malaya
  • Đại học Kebangsaan Malaysia
  • Đại học Utara Malaysia
  • Đại học Putra Malaysia
Philippines
  • Đại học De La Salle-Manila
  • Đại học Philippines
  • Đại học Ateneo de Manila
Myanmar
  • Học viện Kinh tế Yangon
  • Đại học Yangon
  • Học viện Kinh tế Yangon
Singapore
  • Đại học Quốc gia Singapore
  • Đại học Công nghệ Nanyang
  • Đại học Quản lý Singapore
Thái Lan
  • Đại học Burapha
  • Đại học Chulalongkorn
  • Đại học Mahidol
  • Đại học Chiang Mai
  • Đại học Prince of Songkla
Việt Nam
  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Cần Thơ

Từ khóa » Các Trường Nằm Trong đại Học Quốc Gia Tp Hcm