Đại Học Quy đổi điểm IELTS Thế Nào

Năm 2022, nhiều đại học tiếp tục đưa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vào xét tuyển theo hướng quy đổi điểm chứng chỉ thành điểm môn Tiếng Anh rồi cộng với điểm hai môn thi tốt nghiệp THPT, hoặc kết hợp với học bạ THPT. Chỉ tiêu phân bổ cho phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, trong đó phổ biến là IELTS, ở khoảng 5-20%.

Hiện, các trường chưa công bố đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022. Tuy nhiên, nhiều trường đã thông báo mức quy đổi điểm chứng chỉ IELTS sang điểm môn tiếng Anh để sử dụng cho phương thức xét tuyển kết hợp, thậm chí bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức này.

Đa số trường quy đổi với chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên, một số lấy từ 5.0 như Đại học Bách khoa Hà Nội hay Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đạt IELTS 6.5 trở lên, thí sinh được quy đổi thành 10 điểm tiếng Anh vào nhiều trường như Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tài chính, Bách khoa Hà Nội, Mở Hà Nội và TP HCM. Đại học Kinh tế quốc dân và Thương mại đặt mức quy đổi vượt khung 10, lên tới 15-16 điểm.

Mức quy đổi IELTS sang điểm môn Tiếng Anh trong các tổ hợp xét tuyển năm 2022 của một số trường không nhiều thay đổi so với năm ngoái, cụ thể như sau:

Trường

Quy đổi điểm IELTS

4.5

5.0

5.5

6.0

6.5

7.0

7.5

8.0-9.0

Đại học Luật Hà Nội

9

9,5

10

10

10

10

Đại học Kinh tế quốc dân

10

11

12

13

14

15

Học viện Tài chính

9,5

10

10

10

10

10

Đại học Thương mại

12

13

14

15

16

16

Đại học Bách khoa Hà Nội

8,5

9

9,6

10

10

10

10

Đại học Quốc gia Hà Nội

8,5

9

9,25

9,5

9,75

10

Đại học Công nghiệp Hà Nội

8

9

10

10

10

10

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

7

8

9

10

10

10

10

Đại học Mở Hà Nội

9

9,5

10

10

10

10

Đại học Mở TP HCM

7

8

9

10

10

10

10

10

Đại học Tôn Đức Thắng

7

7,5

8

8,5

9

9,5

10

Xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được những trường đại học đầu tiên đưa vào đề án tuyển sinh năm 2017 và trở nên phổ biến hơn kể từ năm 2018. Từ chỗ chỉ có trường kinh tế áp dụng, nhiều trường thuộc khối kỹ thuật cũng đã đưa phương thức xét tuyển này vào.

Hiện, các trường khối ngành công an như Học viện Quốc tế, Chính trị Công an Nhân dân, An ninh Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân cũng đưa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vào làm một trong những tiêu chí xét tuyển. Đại học khối Y Dược như Y Hà Nội, Y Dược TP HCM hay Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) ưu tiên hoặc xét tuyển kết hợp với thí sinh có chứng chỉ IELTS.

Là trường đầu tiên đưa IELTS cùng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vào tuyển sinh, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết việc quy đổi chứng chỉ quốc tế thay cho điểm Tiếng Anh trong các tổ hợp có môn này giúp các trường lựa chọn được nhiều thí sinh chất lượng bởi chứng chỉ quốc tế có uy tín và chất lượng cao hơn.

Thạc sĩ Tú Phạm, chủ nhiệm trung tâm IPP IELTS, nhận định việc dùng IELTS trong tuyển sinh giúp các đại học có chung chuẩn đầu vào ngoại ngữ với các trường trong khu vực và quốc tế. "IELTS có cả Speaking và Writing nên đánh giá về kỹ năng của học sinh toàn diện hơn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia", thầy Tú nói.

Tuy nhiên, việc đưa IELTS và các chứng chỉ quốc tế khác vào xét tuyển cũng khiến nhiều người lo ngại gây bất bình đẳng giữa các thí sinh nông thôn và thành thị bởi chứng chỉ này phổ biến hơn ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.

Dương Tâm

Từ khóa » điểm Ielts Quy đổi điểm đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2020