Đại Học Văn Lang
Có thể bạn quan tâm
- Trang nhất
- Danh sách trường
- Đại học Văn Lang
- Giới thiệu
- Ngành - đào tạo
- Hỗ trợ sinh viên
- Bình luận
THÔNG TIN VỀ CÁC KHOA, CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Giới thiệu chung về Khoa 1.1 Khoa Ngoại ngữ Khoa Ngoại ngữ được thành lập năm 1995. Khoa có 4 tổ bộ môn gồm: + Kỹ năng ngôn ngữ: dạy tiếng Anh chuyên ngữ cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh + Ngôn ngữ chuyên ngành: giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh siên ngành Ngôn ngữ Anh; + Anh văn: giảng dạy tiếng Anh tổng quát cho sinh viên toàn trường; + Ngoại ngữ 2: giảng dạy tiếng Hoa, tiếng Pháp và tiếng Nhật cho sinh viên chuyên ngữ ngành Ngôn ngữ Anh. Đội ngũ giảng viên: hiện tại Khoa có 56 giảng viên (3 TS, 48 ThS, 5 ĐH). Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh Mục tiêu đào tạo: đào tạo ra những nhà chuyên môn có kỹ năng tiếng Anh cao cấp, kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Anh tốt, có các kỹ năng thành thạo về công nghệ máy tính và kỹ thuật số, có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng tư duy đáp ứng được yêu cầu của xã hội sau khi tốt nghiệp. Mở thêm các ngành: Tiếng Anh biên-phiên dịch, Tiếng Anh du lịch và Tiếng Hoa thương mại, công khai với xã hội và người học về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của Trường, Khoa; tạo cơ hội tăng cường hợp tác gắn kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và trường học trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao động.. Mô hình liên kết, hợp tác với các trường đại học quốc tế: Hợp tác với Đại học City University of Seattle (Mỹ) để đào tạo Thạc sĩ giáo dục và cấp chứng chỉ TESOL. Hợp tác với Đại học Wellington (New Zealand) để đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh. Hợp tác với Hệ thống Anh ngữ Á Châu (ACE) và Trung tâm Anh Ngữ Atlantic nhằm hợp tác đào tạo, cung cấp chỗ thực tập cho sinh viên cũng như tiếp nhận, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp. 1.2 Khoa Luật Khoa Luật kinh tế được thành lập tháng 5/2017 đến tháng 10/2018 được đổi tên thành Khoa Luật. Khoa có 3 Bộ môn: Bộ môn Luật Hiến pháp - Hành chính; Bộ môn Luật Dân sự - Thương mại và Bộ môn Luật Quốc tế. Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, đội ngũ giảng viên của Khoa gồm 17 người (2 PGS. TS, 2 TS, 12 ThS, 1 CN). Đội ngũ giảng viên cơ hữu chất lượng, nhiệt huyết được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước, có uy tín, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn nghề luật góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của chương trình đào tạo cử nhân Luật và cử nhân Luật kinh tế tại Khoa. Bên cạnh đó, Khoa Luật có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đến từ các cơ sở đào tạo lớn trong khu vực phía nam, nhiều chuyên gia, Luật sư có uy tín trong và ngoài nước. Ngành đào tạo (02 ngành): Ngành Luật kinh tế; Ngành Luật học. Mục tiêu đào tạo: đào tạo các cử nhân Luật năng động, có năng lực và nhiệt huyết với nghề. Trong quá trình phát triển của mình khoa Luật chú trọng phát triển đào tạo hệ chính quy, xây dựng và sửa đổi chương trình đào tạo phù hợp với triết lý đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường khả năng ứng dụng. Xây dựng chuẩn đầu ra đảm bảo chất lượng giáo dục, hướng tới công khai hóa chất lượng đào tạo của Khoa với người học, với cộng đồng. 1.3 Khoa Kiến trúc Khoa Kiến trúc, có tiền thân từ khoa Kiến trúc - Xây dựng, được thành lập từ 1995, cùng với năm thành lập Trường đại học Văn Lang. Lịch sử hình thành và phát triển: Khoa Kiến trúc tiền thân là một trong năm ngành của Khoa Khoa học Ứng dụng thành lập vào năm 1995. Tháng 8/1998, khoa Kiến trúc - Xây dựng được thành lập trên cơ sở tách ra 2 ngành Kiến trúc và Xây dựng dân dụng & công nghiệp từ khoa Khoa học Ứng dụng. Tháng 5/2017, khoa Kiến trúc được tách ra từ khoa Kiến trúc - Xây dựng. Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, đội ngũ giảng viên của Khoa gồm 21 người (1 PGS. TS; 4 TS; 15 ThS; 1 KTS). Đội ngũ giảng viên đa dạng, đảm bảo chuyên môn cả trong lĩnh vực nghiên cứu lẫn thực tế. Nhiều thầy cô ngoài thời gian đứng lớp còn tham gia thiết kế nên có thể chia sẻ với sinh viên những kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú và sâu sắc. Cũng chính vì thế, sinh viên có nhiều cơ hội hơn để tham gia thực tập, làm việc cho các dự án, các nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngành đào tạo bậc đại học: Kiến trúc Ngành đào tạo bậc thạc sĩ: Kiến trúc Mục tiêu đào tạo: Đào tạo kiến trúc sư có nhân cách, ý chí và khả năng sáng tạo; có kiến thức vững vàng về chuyên môn ngành kiến trúc, có khả năng nghiên cứu và khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn; hình thành năng lực nhận dạng và giải quyết vấn đề; theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, theo cách thức kết hợp truyền nghề theo kiểu truyền thống và yêu cầu hiện đại hóa và số hóa trong công cụ quản lý thông tin dữ liệu thiết kế, lấy người học làm trọng tâm, hình thành quan điểm xã hội đúng đắn, và gắn với nhu cầu thực tiễn của xã hội. 1.4 Khoa Xây dựng Khoa Xây dựng được thành lập năm 1995. Lịch sử hình thành và phát triển: Khoa Xây dựng tiền thân là một trong năm ngành của Khoa Khoa học Ứng dụng thành lập vào năm 1995. Năm 1998, khoa Kiến trúc-Xây dựng được thành lập, gồm hai ngành: Kiến trúc và Xây dựng dân dụng & công nghiệp. Từ tháng 05/2017, khoa Xây dựng được tách ra trở thành một khoa độc lập. B Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, đội ngũ giảng viên của Khoa gồm 33 người (5 PGS. TS; 4 TS; 21 ThS; 3 ĐH). Đội ngũ giảng viên là những người giàu kinh nghiệm chuyên 2 sâu, những giảng viên trẻ nhiệt huyết và được đào tạo bài bản về chuyên môn. Các ngành đào tạo (03 ngành): Kỹ thuật Xây dựng, Quản lý Xây dựng và Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông. - Mục tiêu đào tạo: đào tạo sinh viên có đạo đức chính trực và hành xử chuyên nghiệp; Hiểu rõ về kết cấu công trình, đặc biệt là kết cấu công trình xây dựng dân dụng, công trình cầu đường; Biết ứng dụng thực tế công nghệ xây dựng; Thành thạo tiếng Anh giao tiếp tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành xây dựng; Nắm vững kiến thức và thành thạo kỹ năng tin học cơ bản và tin học chuyên ngành. 1.5 Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học được thành lập năm 1995. Lịch sử hình thành và phát triển: Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học tiền thân là hai trong năm ngành của Khoa Khoa học Ứng dụng thành lập vào năm 1995. Tháng 11 năm 1997, Khoa Công nghệ Môi trường và Sinh học được thành lập. Tháng 7/2002, Khoa Công nghệ Môi trường và Sinh học được tách thành Khoa Công nghệ môi trường và Khoa Công nghệ sinh học. Tháng 5/2017, Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học được thành lập trên cơ sở sáp nhập khoa Công nghệ môi trường và Khoa Công nghệ sinh học. Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, đội ngũ giảng viên của Khoa gồm có 2 PGS.TS; 8 TS và 9 ThS được đào tạo đúng chuyên ngành. Bên cạnh đó, Khoa còn có 2 PGS.TS có chuyên ngành gần (lý, hoá) với các chuyên ngành đào tạo. Hiện Khoa đang trong giai đoạn đào tạo 4 Tiến sĩ đúng chuyên ngành Khoa học Môi trường (2 NCS tại Hà Lan, 1 NCS tại Nhật Bản và 1 NCS tại Hàn Quốc) và 1 tiến sĩ ngành Sinh học (tại Việt Nam), theo kế hoạch, cả 5 NCS sẽ hoàn tất luận án Tiến sĩ vào năm 2020. Các ngành đào tạo bậc đại học: Công nghệ sinh học, Công nghệ kỹ thuật môi trường. Các ngành đào tạo bậc thạc sĩ: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật môi trường, Quản lý Tài nguyên Môi trường. Mục tiêu đào tạo: trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành và kỹ năng thực hành để có thể triển khai thực hiện các công tác chuyên môn của một kỹ sư môi trường và kỹ sư sinh học theo định hướng ứng dụng. Bên cạnh đó, chương trình tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy, thái độ học tập tự chủ và tích cực, đồng thời trau dồi tư tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, kiến thức pháp luật, quốc phòng và rèn luyện sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Liên kết khu vực: hợp tác với Trường đại học Wageningen (Hà Lan) về nghiên cứu khoa học và đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ; Trường Đại học Thamsat, Thái Lan; Trường ĐH Chulalongkorn, Thái Lan; Viện Công nghệ Châu Á (AIT)- Thái Lan, Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia Nhật Bản,...để triển khai các dự án/đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững, trong đó tập trung vào các giải pháp công nghệ để tái chế chất thải, xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải sau xử lý, phát triển khu công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất và tiêu thụ bền vững. Học bổng: Ngoài các học bổng của nhà trường, Khoa còn có các chính sách dành cho sinh viên, học viên như sau: Học bổng doanh nghiệp; Học bổng học tập và nghiên cứu khoa học; Học bổng các khóa đào tạo ngắn hạn. 1.6 Khoa Y - Dược Khoa Y – Dược được thành lập năm 2017. Năm học 2018 - 2019, Khoa đã tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo cho hơn 200 sinh viên các ngành: Dược học, Kỹ thuật Xét nghiệm y học và Điều dưỡng. Đội ngũ giảng viên: Khoa Y – Dược hiện có 25 giảng viên cơ hữu và 04 Kỹ thuật viên, nhân viên, trong đó có 1 GS. TS, 7 PGS. TS; 9 TS; 8 ThS; 4 CN và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng từ các bệnh viện thực hành, công ty, xí nghiệp dược, Viện nghiên cứu. Khoa đang thí điểm triển khai mô hình đào tạo dựa theo năng lực cho ngành điều dưỡng, tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chuẩn năng lực đầu ra của chương trình đào tạo. Khoa đã xây dựng tốt mối quan hệ với các Bệnh viện trên địa bàn thành phố như: Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện nhân dân Gia Định, Bệnh viện 175, Bệnh viện 30-4, Viện Pasteur; Các xí nghiệp Công ty Dược như: Công Ty CP Dược phẩm dược liệu Pharmedic, Công ty Dược phẩm Roussel Việt nam... và được chọn là những cơ sở thực hành chính. Do đó sinh viên sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hành lâm sàng tại bệnh viện/ thực tập cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Các ngành đào tạo (03 ngành): Dược học; Kỹ thuật Xét nghiệm y học và Điều dưỡng. Mục tiêu đào tạo: đào tạo nguồn nhân lực khối ngành khoa học sức khỏe, đa ngành có chất lượng; nghiên cứu và cung cấp dịch vụ y tế hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Liên kết khu vực: Khoa đang xúc tiến hợp tác với các đối tác là các doanh nghiệp, tập đoàn nhân lực nổi tiếng của Nhật Bản (như ABS KOWA group, Heisei, MBA, ...) nhằm tìm kiếm cơ hội đưa sinh viên sang Nhật thực tập, làm việc. 1.7 Khoa Công nghệ thông tin Khoa Công nghệ thông tin được thành lập năm 1995. Quá trình phát triển: Năm 2001, Khoa tham gia vào hệ thống đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin theo chuẩn Nhật Bản. Năm 2008, bắt đầu đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm theo chương trình do Carnegie Mellon University (CMU) của Mỹ chuyển giao. Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, Khoa có 20 giảng viên, trong đó có 5 TS và 15 ThS. Các ngành đào tạo (02 ngành): Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin. Mục tiêu đào tạo: đào tạo ra những kỹ sư có kiến thức chuyên môn cùng năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm ở Tp. HCM. Hợp tác quốc tế: hợp tác với Carnegie Mellon University (CMU) của Mỹ nhận chuyển giao công nghệ đào tạo bao gồm: chương trình đào tạo, tài liệu, tập huấn giảng viên, công nghệ giảng dạy, cấp chứng chỉ cho học viên ngành Kỹ thuật Phần mềm và Hệ thống Thông tin. nông tin. 1.8 Khoa Kỹ thuật Tiền thân của khoa Kỹ thuật là khoa Điện lạnh, đào tạo ngành Kỹ thuật Điện lạnh, được thành lập vào năm 1995. Quá trình phát triển: Từ năm 1995, khoa đào tạo ngành Kỹ thuật điện lạnh, đến năm 2008, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân lực cho xã hội và với định hướng phát triển mở rộng các ngành về kỹ thuật, khoa Kỹ thuật chính thức thành lập. Kế thừa đội ngũ nhân lực và kinh nghiệm từ trước đó, tuy chỉ với chín năm đào tạo và phát triển, nhưng khoa Kỹ thuật đã dần khẳng định vị trí của mình thông qua việc số lượng sinh viên đăng ký theo học ngày một tăng. Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, Khoa có 6 giảng viên, trong đó có 2 TS và 4 ThS. Đội ngũ giảng viên giỏi, tâm huyết với nghề và luôn cập nhật các kiến thức mới để hoàn thiện công tác giảng dạy. Ngành đào tạo: Kỹ thuật nhiệt Mục tiêu đào tạo: đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn để giải quyết công việc phức tạp trong ngành nhiệt lạnh, có phẩm chất đạo đức, ý thức phục vụ cộng đồng và sức khỏe tốt. 1.9 Khoa Mỹ thuật công nghiệp Khoa Mỹ thuật công nghiệp được thành lập năm 2004. Đội ngũ giảng viên: hiện tại, Khoa có 79 giảng viên, trong đó có 1 GS, 1 PGS, 6 TS, 48 ThS, 23 ĐH. Các ngành đào tạo (04 ngành): Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế nội thất. Mục tiêu đào tạo: đào tạo kiến thức nền tảng về thẩm mỹ nghệ thuật đặc biệt là lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng phục vụ đời sống thường nhật. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật ứng dụng và sáng tạo. Nâng cấp yếu tố thị giác thẩm mỹ cho cộng đồng. Đào tạo các chuyên gia thiết kế trong lĩnh vực nội thất, đồ họa, thời trang và thiết kế công nghiệp. Tham gia thiết kế trong các lĩnh vực của mỹ thuật ứng dụng: giải trí và kinh tế chính trị xã hội...Đội ngũ thiết kế được đào tạo từ Trường Đại học Văn Lang tự tin tham gia các hoạt động của các công ty thiết kế và tư vấn thiết kế, tham gia công tác giảng dạy, huấn luyện các trung tâm thiết kế và các trường có chuyên ngành thiết kế. Liên kết khu vực: Khoa hợp tác với Trường Đại học HanDong và Trường Đại học Kookmin, Hàn Quốc về đào tạo giảng viên, trao đổi sinh viên; hợp tác với các Công ty của Hàn Quốc: DNA Co.Ltd, Goth Design, Eyesel Creative nhận tài trợ các trang thiết bị hiện đại cho sinh viên học tập và thiết kế; Hợp tác với các tổ chức nghiệp đoàn về thiết kế trong và ngoài nước: Hiệp hội nhựa Việt Nam, Hiệp hội Gỗ, Hội Mỹ thuật TP.HCM, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hiệp hội Thiết kế quốc gia Hàn Quốc KIDP, các tổ chức phi chính phủ như Koica, NRF...các công ty trong nước như : Alpha King, PNG, Tập đoàn Thiên Long, Blum, An Cường... 1.10 Khoa Quan hệ công chúng Truyền thông và Nghệ thuật Khoa Quan hệ công chúng Truyền thông và Nghệ thuật được thành lập năm 2007. Quá trình phát triển: Năm 2007, Khoa Quan hệ công chúng Truyền thông được thành lập, đào tạo ngành Quan hệ công chúng. Đến năm 2018, Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông được đổi tên thành Khoa Quan hệ công chúng Truyền thông và Nghệ thuật với 3 ngành đào tạo: Quan hệ công chúng, Piano, Thanh nhạc. Đội ngũ giảng viên: hiện tại, Khoa có 32 giảng viên gồm: 2 PGS. TS, 3 TS, 25 ThS, 2 ĐH. Các ngành đào tạo (03 ngành): Quan hệ công chúng, Piano, Thanh nhạc. Mục tiêu đào tạo: Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông và Nghệ thuật phấn đấu trở thành một đơn vị đào tạo mang tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, đạt chuẩn về nguồn lực, có uy tín trong nước và khu vực. Liên kết khu vực: Liên kết với Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) về Trao đổi học thuật giữa giảng viên và sinh viên, giao lưu văn hóa sinh viên 2 trường đại học, chuyển giao khoa học công nghệ. 1.11 Khoa Xã hội và Nhân văn Khoa Xã hội và Nhân văn được thành lập năm 2018. Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, Khoa có 30 giảng viên gồm 1 GS, 6 PGS, 5 TS, 18 ThS. B Mô hình đào tạo, đặc trưng: Đào tạo đa ngành, thuộc khối tri thức khoa học xã hội & nhân văn. Các ngành học của Khoa đều định hướng đào tạo ứng dụng: gắn tri thức khoa học hàn lâm với tri thức liên ngành và các lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Ngành Văn học ứng dụng định hướng vào ba lĩnh vực nghề nghiệp: Nghệ thuật học, Quan hệ công chúng và Truyền thông. Ngành Đông phương học tập trung phát triển kiến thức, kỹ năng tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc. Ngành Tâm lý học định hướng phát triển 3 chuyên ngành: Trị liệu tâm lý, Tham vấn tâm lý, Quản trị nhân sự. Các ngành đào tạo (03 ngành): Văn học, Đông phương học, Tâm lý học. Mục tiêu chung: đào tạo nguồn nhân lực có phổ rộng kiến thức chuyên ngành và liên ngành, trình độ chuyên môn vững, thuần thục các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, thích ứng môi trường lao động hiện đại, chuyên nghiệp; tư tưởng và lối sống tích cực. Định hướng phát triển: Khoa chú trọng nâng cao chất lượng giảng viên bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên trẻ học nâng cao trình độ, xây dựng môi trường trao đổi học thuật tích cực, rộng mở. Bên cạnh đội ngũ hiện có, trong những năm tới, Khoa tiếp tục tuyển dụng chọn lọc giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp học vị Tiến sĩ từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước giáo dục tiên tiến khác nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. Liên kết, hợp tác: Năm học 2018-2019, Khoa Xã hội & Nhân văn đã ký kết chương trình đào tạo trao đổi sinh viên với 06 trường đại học nước ngoài. Trong đó có: 02 trường đại học Nhật Bản (Đại học Aichi Bunkyo, Đại học Toua); 04 trường đại học Hàn Quốc (Đại học Kwangju, Đại học Nam seoul, Đại học ChungBuk, Đại học Dongguk). Năm học 2019-2020, Khoa tiếp tục xúc tiến ký kết đào tạo với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản (đối với ngành Đông phương học) và Pháp (đối với ngành Văn học ứng dụng). 1.12 Khoa Kế toán - Kiểm toán Khoa Kế toán - Kiểm toán được thành lập từ năm 1995. Lịch sử hình thành và phát triển: khoa Kế toán - Kiểm toán tiền thân là một trong hai ngành của khoa Tài chính - Kế toán được thành lập vào năm 1995. Năm 2008, khoa Kế toán - Kiểm toán được tách ra từ khoa Tài chính - Kế toán thành một khoa độc lập. Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, Khoa có 28 giảng viên, trong đó có 5 TS; 23 ThS. Ngành đào tạo: Kế toán Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo phản ảnh các tiêu chuẩn cao về lý thuyết và thực tiễn. Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế sẽ được thu hẹp thông qua các chương trình mô phỏng về tài chính, kế toán. Chương trình đào tạo được quốc tế hoá phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp từ khoa Kế toán - Kiểm toán sẽ trở thành mục tiêu tìm kiếm nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của các tổ chức, doanh nghiệp và đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Liên kết, hợp tác: ký hợp tác với Hiệp hội Thương mại công nghiệp Luân Đôn (LCCI) và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (the Association of Chartered Certified Accountants) - ACCA trong việc tích hợp các kiến thức vào chương trình đào tạo, sử dụng tài liệu trong giảng dạy và từ đó tạo điều kiện cho sinh viên ngành Kế toán lấy chứng chỉ quốc tế. 1.13 Khoa Tài chính – Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng được thành lập từ năm 1995. Lịch sử hình thành và phát triển: khoa Tài chính – Ngân hàng tiền thân là một trong | hai ngành của khoa Tài chính - Kế toán được thành lập vào năm 1995. Năm 2008, khoa Tài chính – Ngân hàng được tách ra từ khoa Tài chính - Kế toán thành một khoa độc lập. Đội ngũ giảng viên hiện tại, Khoa có 40 giảng viên, trong đó có 1 PGS, 6 TS, 33 ThS. Ngành đào tạo bậc đại học: Tài chính - Ngân hàng Ngành đào tạo bậc thạc sĩ: Tài chính – Ngân hàng Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo phản ảnh các tiêu chuẩn cao về lý thuyết và thực tiễn. Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế sẽ được thu hẹp thông qua các chương trình mô phỏng về tài chính, kế toán. Chương trình đào tạo được quốc tế hoá phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp từ khoa Tài chính – Ngân hàng sẽ trở thành mục tiêu tìm kiếm nhân lực trong lĩnh vực tài chính, kế toán của các | tổ chức, doanh nghiệp và đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. 1.14 Khoa Du lịch Khoa Du lịch được thành lập năm 1995. Đội ngũ giảng viên: hiện tại, Khoa có 23 giảng viên, trong đó có 2 TS, 21 ThS. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo tại Pháp, Canada, Đài Loan, Thuỵ Sĩ. Các ngành đào tạo (02 ngành): Quản trị Khách sạn; Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành. Mục tiêu đào tạo: Khoa Du lịch trường ĐH Văn Lang phấn đấu vào top 5 (về quy mô và chất lượng) cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và khu vực. Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang sẽ được xã hội công nhận về chất lượng đào tạo, các công trình nghiên cứu và đóng góp cho cộng đồng trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn tầm quốc gia và khu vực. Liên kết khu vực: - Chương trình Hai văn bằng liên kết với ĐH Perpignan (Pháp): Sinh viên có 7 học kỳ tại Trường ĐH Văn Lang và 1 học kỳ tại ĐH Perpignan. Hoàn thành chương trình, SV sẽ được cấp bằng cử nhân của trường ĐH Văn Lang và bằng Thạc sĩ 1 của ĐH Perpignan. - Chương trình Anh văn tăng cường kết hợp với Elite Hospitality Group (EHG): sinh viên được tăng cường tiếng Anh để có thể tiếp cận việc học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh được đảm trách bởi các giảng viên là đại diện doanh nghiệp được AHLEI (American Hotel & Lodging Educational Institute), Sinh viên được thực hành các nghiệp vụ nghề nghiệp tại khách sạn từ 3 sao tại Tp. HCM. Hoàn thành chương trình, ngoài bằng cử nhân được cấp bởi Trường Đại học Văn Lang, sinh viên còn được cấp chứng chỉ chuyên nghiệp có giá trị quốc tế bởi AHLEI. 1.15 Khoa Kinh doanh thương mại Khoa Kinh doanh thương mại được thành lập năm 1995 (tên gọi trước đây là khoa Thương mại). Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, Khoa có 32 giảng viên, trong đó có 1 PGS, 7 TS, 24 ThS. Ngành đào tạo bậc đại học: Kinh doanh thương mại Ngành đào tạo bậc thạc sĩ: Kinh doanh thương mại. Mục tiêu đào tạo: trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh và chuyên sâu về kinh doanh thương mại. Ngành Kinh doanh thương mại gồm 3 chuyên ngành chuyên sâu chính: Logistics, Marketing và Thương mại quốc tế. Với nền tảng kiến thức căn bản, sinh viên ra trường có khả năng tự học, tự nâng cao trình độ suốt đời để thích ứng với sự biến động không ngừng của thị trường lao động; có khả năng phân tích, xử lý thông tin liên quan đến kinh doanh thương mại, từ đó có thể đề xuất hoặc tổ chức thực hiện các chiến lược tài chính, marketing, nhân sự...cũng như quản trị và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp; có ý thức trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ tốt; có đủ năng lực đảm nhận công tác tại mọi loại hình doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại với quy mô và trình độ khác nhau, đặc biệt phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. | Liên kết khu vực: Khoa hợp tác với Trường Đại học Victoria, Úc để đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ và liên kết đào tạo chương trình (212). 1.16 Khoa Quản trị kinh doanh Khoa Quản trị kinh doanh được thành lập năm 1995. Đội ngũ giảng viên: hiện tại, Khoa có 39 giảng viên, trong đó có 1 PGS. TS, 8 TS và 30 Ths. Ngành đào tạo bậc đại học: Quản trị kinh doanh. Ngành đào tạo bậc thạc sĩ: Quản trị kinh doanh. Mục tiêu đào tạo: đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức và kỹ năng để có thể thực hiện các công việc chuyên môn, thực hiện công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành tại một doanh nghiệp, kể cả tham gia công tác quản lý tại các tổ chức kinh tế xã hội khác. Liên kết khu vực: Khoa hợp tác với Trường Đại học Victoria, Úc để đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ và liên kết đào tạo chương trình. 1.17 Khoa Công nghệ Ô tô Khoa Công nghệ Ô tô được thành lập năm 2019. Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, Khoa có 10 giảng viên, trong đó có 1 PGS. TS, 1 TS, 8 ThS. Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật Ô tô Mục tiêu đào tạo: đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư công nghệ kỹ thuật ô tô chất lượng cao, có kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khoẻ; có ý thức phục vụ nhân dân, có trách nhiệm nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; có khả năng tham gia hữu ích vào xã hội, thành công trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật Ô tô và phát triển các giá trị cá nhân để góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Liên kết, hợp tác quốc tế: Khoa Công nghệ ô tô Trường Đại học Văn Lang liên kết chặt chẽ với các Trường Đại học trong nước trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng giảng viên như: Trường ĐH Giao thông vận tải Tp. HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp. HCM, Trường ĐH Bách khoa Tp. HCM, ... Ngoài ra, Khoa cũng đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Chính sách học bổng: Khoa Công nghệ ô tô có chính sách học bổng cho thủ khoa đầu vào, học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn biết vượt khó để học tập, học bổng cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học, ... Bên cạnh đó, Khoa cũng đang tìm các nguồn tài trợ để mở rộng hơn nguồn học bổng cho sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện tốt. 2 Thông tin về từng Ngành Các ngành đào tạo bậc đại học 2.1 Ngành Điều dưỡng Thời lượng đào tạo: 4 năm, tổng số tín chỉ: 131 tín chỉ. Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: - Trường xác định mục tiêu đào tạo điều dưỡng đa khoa trình độ đại học. Sinh viên ngành điều dưỡng sẽ được học: - Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học cơ sở khối ngành khoa học sức khoẻ và ngành điều dưỡng; các nguyên tắc thực hành điều dưỡng, kiến thức vững vàng về sự tác động qua lại giữa môi trường và sức khỏe con người; - Kiến thức cơ sở: Tâm lý y học – Đạo đức nghề nghiệp, Sinh học phân tử, Vật lý -Lý sinh, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Giải phẫu học, Sinh lý học, Miễn dịch, Kiểm soát nhiễm khuẩn, ...; - Kiến thức chuyên ngành: Chăm sóc sức khỏe người lớn nội/ngoại khoa, CSSK phụ nữ, bà mẹ, gia đình; CSSK trẻ em, CSSK người bệnh truyền nhiễm, Chăm sóc người bệnh cấp cứu và hồi sức tích cực, CSSK người cao tuổi, Y học cổ truyền – phục hồi chức năng, ...; - Kỹ năng: Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh; Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, đơn vị hành chính sự nghiệp ngành y tế; Y tế cơ quan của công ty, xí nghiệp, cơ quan, trường học; Công ty trang thiết bị y tế; Tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học; Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu sau đại học như: chuyên khoa cấp 1, Thạc sỹ, Tiến sỹ ở trong nước và nước ngoài, có thể tham gia các chương trình hợp tác lao động được ký kết giữa Chính phủ Việt nam và các nước như: Đức, Nhật Bản, ... và cơ hội làm việc tại các quốc gia trong khối ASEAN. Mô hình liên kết: Trường xác định mục tiêu ngay từ ban đầu là đào tạo sinh viên ra trường có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn, vì vậy Trường đã lựa chọn mô hình kết hợp Trường - Bệnh viện – Trung tâm y tế - Trạm y tế Hợp tác quốc tế: Khoa Y - Dược của trường đang xúc tiến hợp tác với các đối tác là các doanh nghiệp, tập đoàn nhân lực nổi tiếng của Nhật Bản (như ABS KOWA group, | Heisei, MBA, ...) nhằm tìm kiếm cơ hội đưa sinh viên sang Nhật Bản thực tập, làm việc Email: k.yduoc@vanlanguni.edu.vn. 2.2 Ngành Dược học Thời lượng đào tạo: 5 năm, tổng số tín chỉ: 168 tín chỉ. Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Định hướng mục tiêu: trường Đại học Văn Lang đào tạo Dược sĩ theo 2 định hướng: Định hướng chuyên ngành Quản lý - Cung ứng thuốc: - Tổ chức và điều hành hoạt động quản lý và cung ứng thuốc tại Khoa Dược bệnh viện, công ty bán buôn dược phẩm, nhà thuốc và cộng đồng một cách có hiệu quả, an toàn và kinh tế, theo đúng quy định pháp luật, các thể chế chính sách, đạo đức, xã hội, kinh tế và nghề nghiệp; - Nghiên cứu khoa học liên quan đến tổ chức - quản lý dược, kinh tế dược, dược xã hội học... - Kỹ năng: Thực hiện được các phương pháp, các chức năng quản lý và kinh tế dược trong lựa chọn, mua sớm, phân phối, sử dụng thuốc và các dịch vụ y tế phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Định hướng chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng: - Hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người Dược sĩ – Dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện, tại các nhà thuốc cộng đồng; - Thực hiện các yêu cầu của hoạt động ADR (phản ứng có hại của thuốc) tại đơn - Nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn để sử dụng thuốc an toàn – hợp lý, vấn đề sử dụng thuốc trên lâm sàng, nâng cao hiệu quả công tác dược lâm sàng tại bệnh viện...; - Kỹ năng: Phân tích được cách dùng thuốc trong một số ca lâm sàng, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý cho nhân viên y tế và bệnh nhân; thực hiện được quy trình thông tin thuốc. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên ngành Dược học sau tốt nghiệp sẽ trở thành Dược sĩ và có thể làm việc tại nhiều vị trí: Các dược sĩ tốt nghiệp theo định hướng chuyên ngành Quản lý - Cung ứng thuốc có thể: bán lẻ, tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn để điều trị các bệnh thông thường và hướng dẫn sử dụng thuốc kê đơn (các nhà thuốc); cung ứng và phân phối thuốc (công ty dược, văn phòng đại diện); công tác tại các bệnh viên (khoa Dược). Các dược sĩ tốt nghiệp theo định hướng chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng có thể tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh, thực hiện thông tin thuốc đến các cán bộ y tế trong bệnh viện (dược sĩ dược lâm sàng tại các bệnh viện); tư vấn sử dụng thuốc cho người mua thuốc tại các nhà thuốc cộng đồng; Ngoài ra, tùy khả năng, các dược sĩ tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Dược (Cục Quản lý Dược, Vụ Khoa học & Đào tạo, phòng nghiệp vụ Dược, phòng quản lý ngành nghề Y dược tư nhân, trung tâm y tế...) hoặc làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu (Viện Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm, Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Y học cổ truyền, các trường đại học, trung học y dược, công ty, xí nghiệp dược phẩm...). Mô hình liên kết: Trường xác định mục tiêu ngay từ ban đầu là đào tạo sinh viên ra trường có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn, vì vậy Trường đã lựa chọn mô hình kết hợp Trường - Bệnh viện – Xí nghiệp Dược – Công ty Dược – Hệ thống phân phối thuốc. Email: k.yduoc@vanlanguni.edu.vn. 2.3 Ngành Xét nghiệm y học Thời lượng đào tạo: 4 năm, tổng số tín chỉ: 131 tín chỉ. Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Định hướng mục tiêu: Đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm y học trình độ đại học. Sinh viên được đào tạo kiến thức khoa học cơ bản, nguyên lý kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực xét nghiệm hiện đại. Mục tiêu của Văn Lang là đào tạo cử nhân Xét nghiệm y học có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu. Nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và kiến thức khoa học chuyên môn để giải quyết các vấn đề thuộc ngành học nhằm phục vụ yêu cầu chẩn đoán và điều trị. Có sự hiểu biết các nguyên lý, quy tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại trang thiết bị phục vụ cho công việc. Bên cạnh trang bị kiến thức và kỹ năng, Trường Đại học Văn Lang luôn nhắc nhở sinh viên đề cao thái độ của người làm nghề y: - Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh. - Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập vươn lên Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Xét nghiệm Y học có thể làm việc tại các bệnh viện, viện nghiên cứu, các trung tâm y tế (kiểm nghiệm, y tế dự phòng, giám sát an toàn thực phẩm), các cơ sở đào tạo y dược, các trung tâm chẩn đoán và phục hồi chức năng; Tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học; Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu sau đại học như: chuyên khoa cấp 1; Thạc sỹ, Tiến sỹ ở trong nước và nước ngoài Mô hình kết hợp Trường - Bệnh viện – Viện Nghiên cứu Email: k.yduoc@vanlanguni.edu.vn. 2.4 Ngành Kỹ thuật xây dựng Thời lượng đào tạo: 4,5 năm. Số tín chỉ: 144 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Mục tiêu: Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Văn Lang theo định hướng ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng vào thực tế, nhằm trang bị cho người học những tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực để triển khai thực hiện công tác chuyên môn về lĩnh vực xây dựng; đồng thời đạt yêu cầu về giáo dục quốc phòng, sức khỏe, phẩm chất đạo đức và kiến thức nền tảng để phục vụ xã hội và có khả năng tự nâng cao trình độ hoặc tham gia các bậc học cao hơn. Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng sau tốt nghiệp sẽ trở thành Kỹ sư Xây dựng dân dụng và công nghiệp, có thể làm việc tại nhiều vị trí: - Kỹ sư làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế, Sở xây dựng, Ban quản lý dự án, các công ty xây dựng nhà nước hoặc tư nhân. - Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế cho các công ty tư vấn xây dựng - Giảng dạy và nghiên cứu. Email: k.xaydung@vanlanguni.edu.vn 2.5 Ngành Quản lý Xây dựng Thời lượng đào tạo: 4 năm. Số tín chỉ: 133 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương Mục tiêu: Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Quản lý xây dựng, Trường ĐH Văn Lang theo định hướng ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng vào thực tế, nhằm trang bị cho người học những tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực để triển khai thực hiện công tác chuyên môn về lĩnh vực Quản lý xây dựng; đồng thời đạt yêu cầu về giáo dục quốc phòng, sức khỏe, phẩm chất đạo đức và kiến thức nền tảng để phục vụ xã hội và có khả năng tự nâng cao trình độ hoặc tham gia các bậc học cao hơn. Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên ngành Quản lý Xây dựng sau tốt nghiệp sẽ trở thành Kỹ sư Quản lý xây dựng và có thể làm việc tại nhiều vị trí: - Kỹ sư Quản lý xây dựng tại các sở, ban, ngành, công ty - đơn vị chủ đầu tư); - Kỹ sư kỹ thuật, tư vấn, thiết kế tại các công ty tư vấn đầu tư và xây dựng; - Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế và quản lý xây dựng. Email: k.xaydung@vanlanguni.edu.vn 2.6 Kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông Thời lượng đào tạo: 4 năm. Số tín chỉ: 134 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Mục tiêu: Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, Trường ĐH Văn Lang theo định hướng ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng vào thực tế, nhằm trang bị cho người học những tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực để triển khai thực hiện công tác chuyên môn về lĩnh vực xây dựng; đồng thời đạt yêu cầu về giáo dục quốc phòng, sức khỏe, phẩm chất đạo đức và kiến thức nền tảng để phục vụ xã hội và có khả năng tự nâng cao trình độ hoặc tham gia các bậc học cao hơn. Triển vọng nghề nghiệp: Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông sau tốt nghiệp sẽ trở thành Kỹ sư Xây dựng Công trình giao thông, có thể làm việc tại nhiều vị trí: - Kỹ sư cầu đường có khả năng thiết kế, thi công các công trình cầu và đường các cấp khác nhau; - Kỹ sư cầu đường có khả năng tư vấn giám sát, thẩm định và đánh giá chất lượng công trình; - Kỹ sư thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định và nghiệm thu công trình tại các công ty tư vấn thiết kế xây dựng cầu đường, metro cầu cảng, dân dụng và công nghiệp, dự án xây dựng; - Chuyên viên quản lý, điều hành, tư vấn, phản biện về kỹ thuật xây dựng tại công ty, tập đoàn xây dựng trong và ngoài nước; - Công tác tại cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng, các cơ quan, công ty có bộ phận quản lý xây dựng; - Nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng. Email: k.xaydung@vanlanguni.edu.vn 2.7 Ngành Luật Kinh tế Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 128 tín chỉ, trong đó: - Kiến thức giáo dục đại cương (28 tín chỉ). - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (100 tín chỉ), gồm: + Kiến thức cơ sở ngành – 11 tín chỉ: Kinh tế vi mô, Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Kinh tế vĩ mô, Luật học So sánh. + Kiến thức ngành - 38 tín chỉ: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Công pháp quốc tế, Tư pháp Quốc tế, Xây dựng văn bản pháp luật... + Kiến thức chuyên ngành - 35 tín chỉ: Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Lao động, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Thương mại quốc tế, Pháp luật về thương mại điện tử, Pháp luật về tài chính doanh nghiệp, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Anh văn chuyên ngành, ... + Kiến thức bổ trợ - 06 tín chỉ: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng làm việc nhóm, Luật sư và thực hành nghề Luật, Lễ tân ngoại giao... + Thực tập và khóa luận tốt nghiệp - 10 tín chỉ. Yêu cầu về tiếng Anh: Có khả năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp bằng ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc TOEIC 450; Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo. Định hướng mục tiêu: - Đào tạo Cử nhân Luật Kinh tế có kiến thức khoa học cơ bản và cơ sở liên quan đến lĩnh vực pháp luật về kinh tế. - Sinh viên có kiến thức chuyên môn vững chắc và năng lực thực hành nghề nghiệp để giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, nhất là về lĩnh vực quản lý kinh tế và các hoạt động kinh doanh. - Sinh viên có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, thích ứng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước. - Sinh viên nhiệt tình, gắn bó với nghề nghiệp, trung thực và mẫn cán trong công việc được giao. - Sinh viên có phương pháp nghiên cứu khoa học, có tư duy phản biện, có khả năng học tập để đạt trình độ học vấn cao hơn. - Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề Luật, Khoa Luật cũng chú trọng tới việc đào tạo đạo đức và thái độ của các Cử nhân Luật Kinh tế tương lai đối với xã hội, tổ chức các hoạt động công tác xã hội như “Noel yêu thương”, “Trung thu cho em” để các sinh viên tham gia... Ngoài ra, Đoàn Khoa Luật cũng tổ chức các buổi Team Building để cho các sinh viên có giờ giải trí sau giờ học căng thẳng ở giảng đường và gắn kết các thành viên trong Khoa lại thành một khối đại đoàn kết vững chắc. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Do nhu cầu cán bộ pháp lý trong lĩnh vực kinh tế tăng cao, khi nền kinh tế Việt Nam tăng cường hội nhập nên cơ hội việc làm của Cử nhân Luật Kinh tế hiện tại đang mở rộng. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc trong các nhóm ngành sau đây: Nhóm 1: Làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (FDI), doanh nghiệp dân doanh cả trong và ngoài nước; Nhóm 2: Hành nghề Luật sư, Công chứng, Thi hành án, Thừa phát lại, Thẩm định giá, Đấu giá; làm việc trong các công ty luật, các đơn vị dịch vụ, tư vấn pháp luật; Nhóm 3: Làm việc trong hệ thống tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các tổ chức trọng tài thương mại; Nhóm 4: Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, nghề nghiệp; các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Nhóm 5: Nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện, trung tâm nghiên cứu, làm giảng viên ở các trường cao đẳng, dạy nghề. Email: k.luat@vanlanguni.edu.vn 2.8 Ngành Luật Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 126 tín chỉ, trong đó: - Kiến thức giáo dục đại cương (30 tín chỉ). - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (96 tín chỉ), gồm: + Kiến thức cơ sở – 11 tín chỉ: Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Những vấn đề chung về Luật Dân sự, tài sản và quyền thừa kế. + Kiến thức ngành - 75 tín chỉ: Trong đó, kiến thức chung là 65 tín chỉ (Luật Dân sự, Luật Ngân hàng, Luật Lao động, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hình sự, Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Luật Cạnh tranh, Xây dựng văn bản pháp luật, Công pháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế, Tư pháp quốc tế...); kiến thức chuyên ngành là 10 tín chỉ (chuyên ngành Luật Dân sự hoặc chuyên ngành Luật Hình sự...). + Thực tập và khóa luận tốt nghiệp là 10 tín chỉ. Yêu cầu về tiếng Anh: Sử dụng được tiếng Anh đạt trình độ bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương B1 khung năng lực ngoại ngữ chuẩn Châu Âu) theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Định hướng mục tiêu Trường Đại học Văn Lang xác định rõ triết lý đào tạo cử nhân Luật gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường khả năng ứng dụng cho sinh viên khi tốt nghiệp, hướng tới mục tiêu đào tạo các cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có đầy đủ kiến thức lý luận và thực tiễn về pháp luật; kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành, có thể giải quyết được một số vấn đề pháp luật trong nước và hội nhập quốc tế, nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, có tư duy phản biện, độc lập sáng tạo, có năng lực tự học và học tập ở các bậc học cao hơn; trung thực, nhiệt tình, gắn bó với công việc được giao nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với triết lý đào tạo và mục tiêu chung nói trên, chương trình đào tạo cử nhân Luật của Trường Đại học Văn Lang được xây dựng trên cơ sở tiếp thu các thành quả của giáo dục đại học tiên tiến thế giới, kết hợp với đặc thù của giáo dục Việt Nam nhằm mang lại giá trị và sự khác biệt cho sinh viên ở cả 5 lĩnh vực: kiến thức, tư duy, kỹ năng, hành vi và thái độ. Đặc biệt là nâng cao kỹ năng ứng dụng. Do đó, chương trình đào tạo cử nhân Luật của Đại học Văn Lang được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chương trình đào tạo chuyên ngành Luật của các trường đại học có uy tín trên thế giới như Trường Đại học Bristol (Anh) - Top 13 về đào tạo Luật của Anh và top 50 về đào tạo Luật của thế giới (năm 2018), Trường Đại học Monash (Úc)-Top 31 về đào tạo Luật của thế giới (Qs Subject Ranking 2019); Chương trình đào tạo ngành Luật của các trường có uy tín tại Việt Nam như: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội và chương trình đào tạo ngành Luật của Đại học Cần Thơ. Chương trình đào tạo Luật của Đại học Văn Lang được thiết kế đơn ngành; đào tạo theo hình thức tập trung; quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có triển vọng nghề nghiệp lớn. Cụ thể, sinh viên có thể làm việc trong các nhóm ngành sau đây: Nhóm 1: Làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm: Các cơ quan bảo vệ pháp luật (như Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, Cơ quan thi hành án, Cơ quan Điều tra, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp...) và các cơ quan nhà nước khác từ địa phương đến trung ương; hoặc, làm việc tại các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhóm 2: Làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như: Luật sư, chuyên viên pháp lý trong các tổ chức hành nghề luật sư trong nước và nước ngoài; công chứng viên, chuyên viên trong các tổ chức hành nghề công chứng, chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật. Nhóm 3: Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật. Nhóm 4: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính - chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan. Email: k.luat@vanlanguni.edu.vn 2.9 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 127 tín chỉ (không bao gồm GDTC và GDQP) Yêu cầu về Tiếng Anh: trình độ B1 theo khung ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Định hướng mục tiêu: Trong thời gian 4 năm học tại trường, sinh viên được đào tạo để hiểu, vận dụng kiến thức kỹ thuật cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ ô tô; vận dụng kiến thức về tổ chức và quản lý trong điều hành sản xuất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, chế tạo, sửa chữa và khai thác ô tô. Từ đó, sinh viên tốt nghiệp sẽ thành thạo những kỹ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với lĩnh vực công nghệ ô tô hiện đại: thiết lập quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô; tính toán, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp, tư vấn về vận hành, khai thác, chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô và các thiết bị động lực; nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp ô tô, cơ khí. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp: - Kỹ sư trưởng chỉ đạo, thực hiện các công việc thiết kế, sửa chữa, vận hành bảo trì và các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh ôtô, thiết bị động lực trong các doanh nghiệp, trạm bảo hành ôtô; - Làm việc trong phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm... của các doanh nghiệp; - Chuyên viên làm việc trong các Viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ ô tô. - Giáo viên giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; - Có khả năng học tiếp chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí động lực. Email liên lạc: k.cnoto@vanlanguni.edu.vn 2.10 Ngành Quản trị kinh doanh Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 126 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: trình độ B1 theo khung ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Định hướng mục tiêu: Sinh viên ra trường có khả năng phân tích, xử lý các thông tin chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và các thông tin riêng của các tổ chức, từ đó có thể tổ chức thực hiện các chiến lược về tài chính, marketing, nhân sự, và quản trị các hoạt động khác trong một tổ chức. Ngoài ra, sinh viên còn được giáo dục về đạo đức, về ý thức trách nhiệm với bản thân và xã hội, và các kỹ năng mềm khác nhằm đảm bảo sinh viên ra trường có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể: - Về kiến thức: trang bị cho sinh viên các kiến thức căn bản về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, đặc biệt là được trang bị kiến thức chuyên sâu về quản trị như quản trị nguồn nhân lực, tài chính, marketing, ... phục vụ cho quá trình điều hành các loại hình doanh nghiệp hay tổ chức trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, cử nhân QTKD còn được trang bị các kiến thức và kỹ năng về hệ thống phương pháp và công cụ định tính, định lượng có thể áp dụng trong quản trị kinh doanh. - Về kỹ năng: + Kỹ năng chuyên môn: có kỹ năng sử dụng các công cụ, phương pháp thu thập dữ liệu phân tích, nhận định thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế và cả những kỹ năng quản trị rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. + Kỹ năng mềm: có kỹ năng làm việc độc lập hoặc phối hợp hoạt động theo nhóm với phong cách chuyên nghiệp, linh hoạt xử lý các vấn đề khó khăn trong công việc hay cuộc sống. - Về thái độ: ý thức tôn trọng, chấp hành luật pháp, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo, nâng cao trình độ bản thân để thích nghi với điều kiện làm việc trong môi trường áp lực và cạnh tranh. Thể hiện được tinh thần yêu nước và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước; tinh thần cầu tiến, cập nhật kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ trong quá trình công tác. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi ra trường, cử nhân ngành QTKD có thể: Tham gia công tác quản lý, điều hành, thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước; tự thành lập, tham gia thành lập, làm chủ, lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp; tham gia các công tác nghiên cứu, tư vấn trong kinh doanh. Email liên lạc: k.qtkd@vanlanguni.edu.vn Ngành Quản trị kinh doanh – Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (Information Systems Management - ISM) Ngành QTKD chuyên ngành Quản trị Hệ thống thông tin là ngành đào tạo mới với sự khác biệt và nổi bật, kết hợp giữa quản trị và kỹ thuật. Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị Hệ thống thông tin là chương trình của Carnegie Mellon University (Mỹ) được triển khai tại Khoa Quản trị kinh doanh từ năm 2012, đào tạo nhà quản trị có hiểu biết về công nghệ thông tin. Cụ thể, với chương trình được đào tạo tăng cường về tiếng Anh, và kiến thức chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin, sinh viên chuyên ngành ISM có lợi thế về trình độ chuyên môn chuẩn quốc tế, khả năng tiếng Anh tốt, có chứng chỉ môn học từ CMU tương tự ngành Kỹ thuật Phần mềm. Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 125 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: trình độ B1 theo khung ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Định hướng mục tiêu: Sinh viên ra trường có khả năng phân tích, xử lý các thông tin chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và các thông tin riêng của các tổ chức, từ đó có thể tổ chức thực hiện các chiến lược về tài chính, marketing, nhân sự, và quản trị các hoạt động khác trong một tổ chức. Có đạo đức và ý thức trách nhiệm với bản thân và xã hội, và các kỹ năng mềm khác nhằm đảm bảo sinh viên ra trường có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành ISM còn được bổ sung các năng lực liên quan đến Quản trị hệ thống thông tin như: cơ sở dữ liệu, quản lý dự án hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu doanh nghiệp,... Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Cử nhân chuyên ngành ISM sau khi ra trường, ngoài có thể đảm nhận các công việc tương tự cử nhân ngành QTKD còn có thể có đảm nhiệm các vị trí: - Tham gia công tác quản lý, điều hành, thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước; - Tự thành lập, tham gia thành lập, làm chủ, lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp; - Tham gia các công tác nghiên cứu, tư vấn trong kinh doanh. Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức; - Thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin cho một tổ chức; - Tư vấn giải pháp quản lý hệ thống thông tin. Email liên lạc: k.qtkd@vanlanguni.edu.vn 2.11 Ngành Ngôn ngữ Anh Thời lượng đào tạo: Chương trình học được thực hiện trong 4 năm (8 học kỳ chính và 3 học kỳ hè) với tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ. Khoa Ngoại ngữ đào tạo tiếng Anh chuyên ngữ, hệ chính quy tập trung và các sinh ngữ phụ bắt buộc như Pháp- Trung- Nhật cho các cử nhân tiếng Anh. Mục tiêu của Khoa xuyên suốt với chỉ đạo của trường Đại học Văn Lang ngay từ ban đầu đã chú trọng 2 công cụ ngoại ngữ và tin học là 2 mũi nhọn để phấn đấu. Trên cơ sở này, mục tiêu đào tạo trong giai đoạn 1995 -2015 của Khoa là nhằm đào tạo nguồn nhân lực ngành ngôn ngữ Anh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng với 2 chuyên ngành chính: Tiếng Anh thương mại và Tiếng Anh giảng dạy. Trong giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh: đào tạo ra những nhà chuyên môn có kỹ năng tiếng Anh cao cấp, kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Anh tốt, có các kỹ năng thành thạo về công nghệ máy tính và kỹ thuật số, có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng tư duy đáp ứng được yêu cầu của xã hội sau khi tốt nghiệp, mở thêm các ngành: Tiếng Anh biên - phiên dịch, Tiếng Anh du lịch và Tiếng Hoa thương mại, công khai với xã hội và người học về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của Trường, Khoa; tạo cơ hội tăng cường hợp tác gắn kết giữa nhà trường, doanh nghiệp và trường học trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao động. Mô hình liên kết, hợp tác với các trường đại học quốc tế: + Đại học City University of Seattle (Mỹ) để đào tạo thạc sĩ giáo dục và cấp chứng chi TESOL. + Đại học Wellington (New Zealand) để đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh. Email: k.ngoaingu@vanlanguni.edu.vn 2.12 Ngành Quan hệ công chúng Thời gian đào tạo: 4 năm Thời lượng chương trình toàn khóa học: 127 tín chỉ. Yêu cầu về Tiếng Anh: TOEIC 500 hoặc tương đương. Trong quá trình học tập, hai năm cuối sinh viên sẽ được bổ sung thêm kiến thức tiếng Anh chuyên ngành. Định hướng mục tiêu: Trong quá trình học tại trường sinh viên được trang bị và thực hành thành thạo các kiến thức sau: - Kiến thức và kỹ năng về hoạt động báo chí, truyền thông hiện đại, gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo trực tuyến; kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp vấn đề báo chí, truyền thông; viết, biên tập; tổ chức tòa soạn. - Tổ chức sự kiện, hội nghị, họp báo; phát ngôn, thuyết trình, tư vấn chiến lược... - Viết báo cáo, bài PR, thông cáo báo chí, văn kiện PR; tổ chức tập san nội bộ, sản xuất chương trình video, tổ chức điều tra dư luận xã hội... - Kỹ năng phán đoán, xử lý tình huống, làm việc nhóm. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sinh viên ngành Quan hệ công chúng khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí sau: - Chuyên viên Tổ chức sự kiện - Chuyên viên Quan hệ khách hàng - Chuyên viên Quan hệ báo chí - Chuyên viên Truyền thông nội bộ - Chuyên viên Truyền thông doanh nghiệp - Chuyên viên Sáng tạo nội dung - Copywriter - Phóng viên, Biên tập viên - MC, Phát ngôn viên Email: k.qhcctt@vanlanguni.edu.vn 2.13 Ngành Piano Thời gian đào tạo: 4 năm Thời lượng chương trình toàn khóa học: 123 tín chỉ. Yêu cầu về tiếng Anh: TOEIC 500 hoặc tương đương. Trong quá trình học tập, hai năm cuối sinh viên sẽ được bổ sung thêm kiến thức tiếng Anh chuyên ngành. Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Piano tại Văn Lang theo hướng ứng dụng, thực nghiệm. Trong quá trình học tại trường sinh viên được trang bị và thực hành thành thạo các kiến thức sau: - Kiến thức: hòa âm, phân tích tác phẩm, ký xướng âm, lịch sử Âm nhạc ... - Định hướng chuyên ngành theo dòng nhạc sở trường: hàn lâm, thính phòng, đương đại, Pop, Rock, Jazz; - Kỹ năng biểu diễn Piano, bản lĩnh sân khấu, nhạy bén xử lý tình huống trong biểu diễn; - Kỹ năng tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngành Piano; - Kỹ năng sư phạm để giảng dạy Piano tại các cơ sở đào tạo. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên ngành Piano sau tốt nghiệp không chỉ trở thành một nghệ sĩ Piano mà một cử nhân Piano được đào tạo chuyên nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí: - Nghệ sĩ biểu diễn độc lập, nghệ sĩ chuyên nghiệp trong các đoàn nghệ thuật, các nhà hát; - Giảng viên, giáo viên âm nhạc trong các Nhạc viện, Học viện, trường đại học, cao đẳng, trường phổ thông...; - Chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các trung tâm, sở ban ngành và các thiết chế văn hóa nghệ thuật của tỉnh thành; biên tập viên các chương trình âm nhạc... - Cơ hội du học giao lưu biểu diễn trong và ngoài nước. - Piano là một chuyên ngành giúp sinh viên có việc làm sớm, thậm chí khi mới học năm nhất. Việc “chạy show” piano hay show ca nhạc tại các phòng trà, cà phê, khách sạn, sự kiện... sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm, không bỡ ngỡ với thực tế sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Piano là một trong những ngành học có chi phí đào tạo phù hợp với những bạn có cá tính và đam mê nghệ thuật. Email: k.qhcctt@vanlanguni.edu.vn 2.14 Ngành Thanh nhạc Thời gian đào tạo: 4 năm (123 tín chỉ) Thời lượng chương trình toàn khóa học: 123 tín chỉ. Yêu cầu về Tiếng Anh: TOEIC 500 hoặc tương đương. Trong quá trình học tập, hai năm cuối sinh viên sẽ được bổ sung thêm kiến thức tiếng Anh chuyên ngành. Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc tại Văn Lang theo hướng ứng dụng, thực nghiệm. Trong quá trình học tại trường sinh viên được trang bị và thực hành thành thạo các kiến thức sau: - Định hướng chọn lựa dòng nhạc sở trường: Nhạc kịch, Thính phòng, Đương đại Pop, Rock, Jazz, ... - Thực tập nghề nghiệp, biểu diễn thực tế trong quá trình học thông qua trung tâm hỗ trợ và tổ chức biểu diễn của Khoa và Viện Đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật & Truyền thông, Nhát hát Truyền hình, Trường Đại học Văn Lang. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên ngành Thanh nhạc sau tốt nghiệp không chỉ trở thành một ca sĩ mà một cử nhân Thanh nhạc được đào tạo chuyên nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí: - Ca sĩ hoạt động độc lập - Ca sĩ nhà hát, đoàn nghệ thuật - Giảng viên, giáo viên âm nhạc - Quản lý văn hóa nghệ thuật - Biên tập viên âm nhạc - Tham gia cuộc thi hát chuyên nghiệp trong và ngoài nước - Du học, giao lưu biểu diễn Email: k.qhcctt@vanlanguni.edu.vn 2.15 Ngành Văn học (ứng dụng) Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 126 tín chỉ Yêu cầu tiếng Anh: sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học ứng dụng) phải đạt trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 500. Mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực nắm vững tri thức văn học, văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới; có năng lực ứng dụng tri thức, tư duy văn học và văn hóa vào các lĩnh vực liên quan như: nghệ thuật, truyền thông, quan hệ công chúng; có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện đại; có tư tưởng và thái độ sống tích cực. Triển vọng nghề nghiệp: Cử nhân Văn học ứng dụng) có thể đảm nhiệm đa dạng các vị trí công việc, đặc biệt thích hợp phát huy năng lực trong các lĩnh vực ứng dụng văn học như: nghệ thuật học, truyền thông và quan hệ công chúng. Cụ thể: biên kịch sân khấu và điện ảnh, trợ lý đạo diễn, chuyên viên quản lý và tổ chức quảng bá nghệ thuật, nhà phê bình nghệ thuật; biên tập viên (nhà xuất bản, tòa soạn, đài truyền hình), phóng viên, người dẫn chương trình (MC); chuyên viên PR, chuyên viên xây dựng ý tưởng (copywriter) quảng cáo, chuyên viên quản trị nội dung (content),... Hợp tác quốc tế: Ngành Văn học ứng dụng) đang xúc tiến hợp tác trao đổi chương trình đào tạo với các trường Pháp thông qua bộ phận hợp tác đại học của Lãnh sự quán Pháp tại Việt Nam. Email: k.xhnv@vanlanguni.edu.vn 2.16 Ngành Đông phương học Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng tín chỉ: 130 tín chỉ Ngành Đông phương học gồm 03 chuyên ngành: Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Trung Quốc học Yêu cầu ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp ngành Đông phương học phải đạt một trong ba yêu cầu ngoại ngữ sau: - Tiếng Hàn: Chứng chỉ năng lực tiếng Hàn (viết tắt là TOPIK) cấp 3 trở lên do Viện Quốc gia Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc (NIIED) cấp. - Tiếng Nhật: Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (viết tắt là N3) cấp 3 trở lên do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) cấp. - Tiếng Trung Quốc: Chứng chỉ năng lực tiếng Trung (viết tắt là HSK) cấp 4 trở lên do HANBAN thuộc Bộ giáo dục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cấp. Mục tiêu: Đào tạo nhân lực nắm vững tri thức văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, địa lý, tộc người, kinh tế, chính sách đối ngoại, ngôn ngữ,... của Việt Nam và các nước khu vực phương Đông, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành Đông phương học còn chú trọng trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, sẵn sàng cho người học thích nghi mọi điều kiện lao động. Triển vọng nghề nghiệp: Cử nhân Đông phương học có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong cơ quan, công ty, ban ngành ở Việt Nam và quốc tế, với vai trò: biên – phiên dịch; nhân viên tư vấn, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour, nhân viên sale tour thị trường Nhật Hàn/Trung; nhân viên hành chính nhân sự, nhân viên xuất nhập khẩu, thư ký, trợ lý giám đốc, quản lý cấp cao, phóng viên quốc tế, biên tập viên, nhân viên hải quan, nhân viên Sở ngoại vụ, Bộ ngoại giao, giảng dạy ngoại ngữ tại các cấp học, nghiên cứu ngôn ngữ học và văn hóa học, vv... Hợp tác quốc tế: Ngành Đông phương học hợp tác trao đổi du học sinh và chương trình 2+2 với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Sinh viên tham gia chương trình trao đổi phải trải qua kì thi sát hạch ngoại ngữ và được phỏng vấn trực tiếp bởi đối tác. Email: k.xhnv@vanlanguni.edu.vn 2.17 Ngành Tâm lý học Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng tín chỉ: 131 tín chỉ. Ngành Tâm lý học có 03 chuyên ngành (Tham vấn tâm lý, Trị liệu tâm lý, Quản lý nhân sự). Yêu cầu ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học ứng dụng phải đạt trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 500. Mục tiêu: Đào tạo chuyên viên Tham vấn tâm lý học đường, Trị liệu tâm lý trẻ khuyết tật và Quản lý nhân sự có kiến thức cơ bản, chuyên sâu về tâm lý người, kỹ năng đánh giá tâm lý, tư duy sáng tạo, có đạo đức và sức khỏe tốt để giải quyết những vấn đề liên quan đến tham vấn, trị liệu tâm lý và quản lý nhân sự tại các trung tâm tham vấn, bệnh viện, doanh nghiệp, trường học và trung tâm nghiên cứu. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp ở các bậc học cao hơn trong ngành Tâm lý học. Triển vọng nghề nghiệp: Tùy theo chuyên ngành lựa chọn, Cử nhân Tâm lý học có thể làm ở những vị trí sau đây: - Với chức danh “Chuyên viên Tham vấn tâm lý”: có thể tham vấn tâm lý học đường trong các trường học, tham vấn tâm lý tại các trung tâm tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình, các trung tâm/cơ sở xã hội... - Với chức danh “Chuyên viên trị liệu tâm lý”: có thể làm việc tại các khoa tâm lý của bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi, bệnh viện đa khoa, các trung tâm/cơ sở xã hội... - Với chức danh Chuyên viên tâm lý”: có thể làm chuyên viên nhân sự trong các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, kinh tế... - Ngoài ra, người học có thể làm giáo viên giảng viên các môn tâm lý học tại các trường trung cấp, cao đẳng. Email: k.xhnv@vanlanguni.edu.vn 2.18 Ngành Kỹ thuật Phần mềm Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 123 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, cụ thể: - Có các kiến thức cơ bản về toán học, vật lý đủ để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn. . - Có các kiến thức cơ sở về công nghệ thông tin và kiến thức chuyên ngành kỹ thuật phần mềm đủ để đảm bảo nghề nghiệp; khả năng tự học nhằm đáp ứng với sự thay đổi nhanh của ngành nghề. - Có kỹ năng cần thiết để tham gia phát triển sản phẩm phần mềm, đó là khảo sát yêu cầu, phân tích thiết kế hệ thống, phát triển sản phẩm, triển khai ứng dụng và quản trị dự án phần mềm. - Có kiến thức và cái nhìn toàn cảnh về vòng đời phát triển sản phẩm phần mềm, khả năng chủ động trong định hướng phát triển nghề nghiệp. - Có năng lực làm việc nhóm tốt, cũng như khả năng đáp ứng, thích nghi cao với sự thay đổi. - Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; tuân thủ pháp luật, chính sách của nhà nước. - Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm, hợp tác với đồng nghiệp. Nội dung đào tạo: - Đào tạo theo chương trình của Carnegie Mellon University (CMU, Mỹ)- trường đại học hàng đầu ở Mỹ trong lĩnh vực Khoa học Máy tính. Trường Văn Lang là cơ sở giáo dục duy nhất ở phía Nam đào tạo theo chương trình này. - Trong chương trình, sinh viên được học từ 16 môn chuyên ngành trở lên, theo chương trình CMU. Các môn học này (do giảng viên Văn Lang được CMU cấp chứng chỉ giảng dạy) đứng lớp. - Chú trọng thực hành (practical series), phương pháp học Learning by Doing, bài tập kỹ năng mềm, đồ án thực tế (capstone project, thực hiện vào năm cuối, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp). - Giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Anh, được chuyển giao trực tiếp từ CMU. Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: tùy theo lựa chọn phối hợp các môn học, người học có kiến thức và năng lực chuyên sâu đủ để thực hiện các công việc sau: - Kỹ sư kiểm thử phần mềm – tester - Kỹ sư đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm – quality assurance - Lập trình viên phát triển phần mềm – developer (font-end, back-end, mobile, desktop, ...) - Lập trình viên phát triển phần mềm độc lập – full stack developer Hợp tác quốc tế: hợp tác với Carnegie Mellon University (Mỹ) nhận chuyển giao công nghệ đào tạo bao gồm: chương trình đào tạo, tài liệu, tập huấn giảng viên, công nghệ giảng dạy, cấp chứng chỉ cho học viên ngành Kỹ thuật Phần mềm và Hệ thống Thông tin. Email: k.cntt@vanlanguni.edu.vn 2.19 Ngành Công nghệ Thông tin Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 124 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, cụ thể: - Có khả năng ứng dụng lý thuyết khoa học máy tính và phương pháp phát triển phần mềm để xây dựng phần mềm giải quyết các vấn đề thực tế. - Có khả năng ứng dụng các giải pháp tin học hóa tiên tiến trong quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh, thương mại, tài chính điện tử, cung cấp các dịch vụ thông minh. - Có khả năng ứng dụng và phát triển các công cụ phân tích và xử lý dữ liệu tiên tiến, đặc biệt các hệ thống liên quan tới dữ liệu lớn, dữ liệu mạng xã hội, dữ liệu cảm biến từ mạng kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo. - Đào tạo nhân lực có kỹ năng sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giao tiếp trong công việc - Có kỹ năng tổng hợp các yêu cầu từ người dùng để phục vụ công tác phân tích, thiết kế sản phẩm phần mềm. - Có kỹ năng phân tích các bài toán phức tạp và ứng dụng nguyên tắc cơ bản của máy tính kết hợp những nguyên tắc khác liên quan để giải quyết bài toán. - Có kỹ năng thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thống thông tin cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp. - Có kỹ năng quản lý, phân tích, khai thác, dữ liệu trong các hệ thống thông tin doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ra quyết định, nâng cao hiệu suất kinh doanh. - Có kỹ năng tự đổi mới, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. - Có các kỹ thuật thu thập, biến đổi, truyền, lưu trữ dữ liệu và thông tin trên mạng máy tính mạng nội bộ, mạng diện rộng, mạng công cộng, mạng kết nối vạn vật). - Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; tuân thủ pháp luật, chính sách của nhà nước. - Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm, hợp tác với đồng nghiệp. - Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong ngành CNTT, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo. Nội dung đào tạo: - Đào tạo các kỹ sư Công nghệ thông tin có kiến thức nền tảng vững chắc, có hiểu biết chuyên sâu về Công nghệ thông tin và một trong hai lĩnh vực chính của Công nghệ thông tin là ứng dụng phần mềm và xử lý dữ liệu, nhằm đáp ứng sát hơn nhu cầu thị trường nhân lực hiện nay. - Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin chú trọng công tác hướng nghiệp thực hành) thông qua liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, có phương án đào tạo trên giảng đường kết hợp với thực hành trong các phòng Lab, các doanh nghiệp, trên môi trường mạng... một cách hợp lý, để trong một thời gian ngắn có thể giúp sinh viên trang bị được các kỹ năng làm việc cần thiết, cùng với khả năng ngoại ngữ tốt. Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Tùy theo lựa chọn phối hợp các môn học, người học có kiến thức và năng lực chuyên sâu đủ để thực hiện các công việc sau: - Kỹ sư dữ liệu - Lập trình viên phát triển phần mềm (font-end, back-end, mobile,...) - Lập trình viên phát triển phần mềm IoT Email: k.cntt@vanlanguni.edu.vn 2.20 Ngành Kế toán Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: Với phương châm “lấy sinh viên làm trung tâm”, “học đi đối với hành”, bằng các phương pháp thuyết trình, tranh luận, thảo luận nhóm, làm bài tập lớn thực hành bằng tay và bằng phần mềm máy tính, viết tiểu luận, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tất cả đều hướng đến mục đích giúp các bạn lĩnh hội tốt kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào thực tế, đảm bảo sinh viên ra trường làm việc được ngay. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Kế toán có thể đảm nhận các vị trí sau: - Cơ hội việc làm tại doanh nghiệp: nhân viên kế toán, chuyên viên phân tích kế hoạch tài chính kế toán, kiểm toán nội bộ. - Tại các công ty kiểm toán: chuyên viên kiểm toán, chuyên viên phân tích kế toán, chuyên gia tư vấn ngân hàng - tín dụng. - Sự phát triển: CFO, chủ doanh nghiệp kiểm toán, CEO. Hợp tác quốc tế: ngành Kế toán ký hợp tác với Hiệp hội thương mại công nghiệp Luân Đôn (LCCI) và Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (the Association of Chartered Certified Accountants) - ACCA trong việc tích hợp các kiến thức vào chương trình đào tạo, sử dụng tài liệu trong giảng dạy và từ đó tạo điều kiện cho sinh viên ngành Kế toán lấy chứng chỉ Quốc tế. Email: k.ktkt@vanlanguni.edu.vn 2.21 Ngành Tài chính Ngân hàng Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng có nền tảng kiến thức vững chắc mang tính ứng dụng cao trong bối cảnh kinh doanh đa dạng hóa, có kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thành công trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán và phát triển các giá trị cá nhân. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tài chính ngân hàng sẽ đảm nhận những vị trí: - Nhân viên quản lý rủi ro – tham gia phân tích, thẩm định, xây dựng các tiêu chuẩn chính sách để rà soát các rủi ro tài chính. - Nhân viên thanh toán quốc tế - chuyên phụ trách xử lý các hoạt động tài chính thanh toán quốc tế. - Chuyên viên tư vấn đầu tư – tham gia tư vấn, tham mưu, và cung cấp các giải pháp cho lãnh đạo trong các hoạt động tài chính. - Giao dịch viên tại ngân hàng - chuyên phụ trách các hoạt động giao dịch tại các ngân hàng như : tín dụng, quản lý quỹ, quản lý tiền mặt ATM, ... Email: k.tcnh@vanlanguni.edu.vn 2.22 Ngành Kiến trúc Thời gian đào tạo: 5 năm Tổng số tín chỉ: 160 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: Mục tiêu chung: Đào tạo kiến trúc sư có nhân cách, ý chí và khả năng sáng tạo; có | kiến thức vững vàng về chuyên môn ngành kiến trúc, có khả năng nghiên cứu và khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn; hình thành năng lực nhận dạng B và giải quyết vấn đề; theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, theo cách thức kết hợp truyền nghề theo kiểu truyền thống và yêu cầu hiện đại hóa và số hóa trong công cụ quản lý thông tin dữ liệu thiết kế, lấy người học làm trọng tâm, hình thành quan điểm xã hội đúng đắn, và gắn với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Mục tiêu cụ thể: Về kiến thức - Có kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. - Có kiến thức căn bản về cơ sở ngành thuộc các lĩnh vực, bố cục kiến trúc, nghệ thuật, xã hội & nhân văn vv... có liên quan đến hoạt động hành nghề. - Có kiến thức căn bản về khoa học xây dựng, công nghệ và vật liệu, vật lý và môi trường có liên quan đến thiết kế kiến trúc. - Có kiến thức về chuyên ngành thiết kế kiến trúc công trình dân dụng, công nghiệp; thiết kế nội ngoại thất công trình. - Có hiểu biết nhất định về quy hoạch khu ở và kỹ thuật hạ tầng đô thị để vận dụng cho việc thiết kế công trình; - Có thể tham gia trong quá trình lập và quản lý dự án, cấp phép xây dựng và các công việc có liên quan đến chuyên ngành Kiến trúc; - Có kiến thức về yêu cầu và công cụ quản lý thông tin thiết kế và xây dựng trong thời đại công nghệ và số hóa. Về Kỹ năng Kỹ năng chuyên môn - Có khả năng tư duy sáng tác, nắm vững phương pháp và triển khai hồ sơ thiết kế kiến trúc. - Có kỹ năng phối hợp làm việc nhóm với các ngành kỹ thuật xây dựng, kết cấu, điện nước, cơ điện lạnh, cơ khí công trình, và các ngành có liên quan trong thiết kế kiến trúc và xây dựng, kiến trúc cảnh quan và quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị; - Có năng lực nắm bắt các xu hướng, trào lưu, kiến trúc mới, hiện đại của thế giới. - Có khả năng tiếp cận các giá trị văn hóa, nghệ thuật của thế giới trong hoạt động nghề nghiệp làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở bậc cao hơn. - Có khả năng tiếp cận với các công nghệ thiết kế và quản lý thông tin thiết kế trong thời đại công nghệ hóa và số hóa thông tin. Kỹ năng mềm - Có năng lực tư duy nhận định vấn đề và năng lực phản biện, đồng thời diễn đạt bằng ngôn ngữ hình ảnh thông qua bản vẽ diễn họa và bản vẽ kỹ thuật kiến trúc, và khả năng diễn đạt qua lời nói và văn viết về những kiến thức và những giải pháp chuyên môn liên quan đến kiến trúc công trình. - Có năng lực và phương pháp nghiên cứu lịch sử kiến trúc và nguyên lý kiến trúc, các giải pháp kết cấu và giải pháp thiết kế kiến trúc. Thái độ - Có thái độ tôn trọng và bảo vệ các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, có ý thức bảo vệ môi trường; - Có ý thức và trách nhiệm xã hội trong công tác thiết kế kiến trúc; - Có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp; - Có tinh thần ham học hỏi và cầu tiến. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: - Tư vấn, thiết kế kiến trúc - Xây dựng; - Giám sát xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp; - Có thể tham gia trong các dự án, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Quản lý vận hành và khai thác sử dụng các công trình kiến trúc; - Tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ kiến trúc - Xây dựng; - Tiếp tục học sau đại học, nâng cao trình độ để tham gia công tác giảng dạy; - Tham gia quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trên. Liên kết khu vực và hợp tác quốc tế: - Liên kết với các trường đại học: Liên kết với các trường đại học Việt Nam và một số các đại học nước ngoài; - Liên kết với các Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng; tổ chức các workshop với sinh viên Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng trong một số workshop thiết kế kiến trúc dành cho sinh viên; liên kết với Trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM và với các kiến trúc sư Venise-Italia tổ chức workshop cho sinh viên hai trường. Lập kế hoạch cộng tác với Đại học Quốc gia Singapore –NUS trong tương lai gần, với buổi gặp đầu tiên với giáo sư Nikhil, chuyên gia về di sản văn hóa và kiến trúc thế giới, dự kiến vào ngày 03/9/2019 sắp tới; Liên kết với các tổ chức chính quyền: Có kế hoạch hợp tác với khoa kiến trúc và khoa quy hoạch Trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM cùng với Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp. HCM, trước mắt tham gia đề thi do sở Quy hoạch Kiến trúc Tp. HCM ra đề, dành cho sinh viên về giải pháp cảnh quan kênh rạch cho thành phố; Liên kết với các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước: | Lập kế hoạch mời kiến trúc sư Olivier Souquet - công ty DE-SO của Pháp tham gia nói chuyện chuyên đề với sinh viên trong học kỳ 1, năm học 2019-2020; liên hệ với khoa Xây dựng nhằm kết hợp sinh viên hai khoa Xây dựng và Kiến trúc tham quan kiến trúc công nghiệp nhà xưởng và dây chuyền thiết bị công nghệ chống thấm của công ty INTOC. Lập kế hoạch liên hệ với công ty Thiết Thạch (có tham dự hội thảo AUF ngày 27/8/19 tại trường; công ty này có nhã ý tìm hiểu để trong tương lai có thể hỗ trợ sinh viên với các học bổng, cũng như các hoạt động thực tập tham quan hoặc thực tập tốt nghiệp. Học bổng: Trong mỗi học kỳ Nhà trường cấp học bổng cho những sinh viên có thành tích cao trong học tập, và các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần vượt khó, đạt thành tích cao trong học tập; Chọn sinh viên nhận học bổng theo Biên bản ghi nhớ giữa nhà trường và công ty LIXIL Việt Nam trong năm 2019; Các học bổng thường niên – học bổng Huỳnh Tấn Phát. Email: k.kientruc@vanlanguni.edu.vn 2.23 Ngành Kinh doanh thương mại Tên ngành: Kinh doanh thương mại Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: ngành Kinh doanh thương mại đã và đang đẩy mạnh phát triển sâu về kỹ năng cho sinh viên, đảm bảo đủ chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu của xã hội, như: - Kỹ năng cứng: + Quản trị các hoạt động kinh doanh thương mại; + Hoạch định các chiến lược tài chính, marketing, chính sách kinh doanh trong kinh doanh thương mại; + Phân tích hoạt động, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh; + Xử lý các tình huống phát sinh, tổ chức phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh; + Phát triển quan hệ quốc tế trong kinh doanh; +Quản trị, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ có hiệu quả hoạt động kinh doanh; + Quản trị tài sản, tài chính doanh nghiệp,... - Kỹ năng mềm: + Có kỹ năng thăm dò, tiếp xúc, thu hút, thương lượng với các đối tượng khách hàng; + Có kỹ năng tổ chức làm việc theo nhóm (team-work) để đạt hiệu quả tốt trong công tác; + Có kỹ năng trình bày, thuyết phục trước đám đông và theo từng đối tượng khách hàng về mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; hợp tác triển khai thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh;... Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh Thương mại, sinh viên đủ khả năng đáp ứng và đảm nhiệm những vị trí: Tại các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại các cấp như: Bộ phận hoạch định, tổ chức và kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại vĩ mô; Bộ phận hoạch định, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát và phân tích, đánh giá thực thi chính sách, pháp luật về thương mại; Bộ phận tổ chức triển khai, theo dõi và thực thi hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế; Bộ phận nghiên cứu, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại vĩ mô và dự án đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, chính sách phát triển thị trường; Bộ phận đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, theo dõi và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp theo địa bàn và ngành hàng. Hay tại các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế: Bộ phận hoạch định chiến lược, kế hoạch, chương trình hoạt động, chính sách thương mại và thị trường của doanh nghiệp; Bộ phận triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; Bộ phận phân tích các hoạt động kinh tế, quản lý sử dụng các nguồn lực và thông tin, tư vấn quản lý doanh nghiệp. Điện thoại: 028.7106 0808 – Ext: 5321 Email: k.kdtm@vanlanguni.edu.vn 2.24 Ngành Công nghệ Sinh học Tên ngành: Công nghệ Sinh học Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 132 tín chỉ. Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục đại học ngành CNSH, Trường ĐH Văn Lang nhằm đào tạo kỹ sư có hệ thống kiến thức cơ bản, chuyên sâu và kỹ năng về CNSH theo định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học y - dược. Bên cạnh đó, chương trình tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy, thái độ học tập tự chủ và tích cực, đồng thời trau dồi tư tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, kiến thức pháp luật, quốc phòng và rèn luyện sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Mục tiêu cụ thể: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học, hiểu biết và nắm vững các kiến thức cơ sở và chuyên ngành công nghệ sinh học để ứng dụng vào thực tiễn. Kỹ năng chuyên môn: Biết lập kế hoạch và quản lý kỹ thuật cho cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học thuộc các lĩnh vực công nghệ vi sinh và công nghiệp thực phẩm; có các kỹ năng cơ bản làm việc trong phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, kiểm nghiệm, xét nghiệm và đánh giá được chất lượng sản phẩm và ứng dụng tin học trong công nghệ sinh học. Kỹ năng mềm: - Làm việc nhóm: Các bài thực hành trong phòng thí nghiệm, đồ án môn học, báo cáo tham quan thực tế, tiểu luận, bài tập lớn thường được tổ chức theo nhóm. Sinh viên tự chọn các thành viên trong nhóm theo số lượng quy định, tự phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm sao cho có thể hoàn tất được nhiệm vụ môn học được tốt nhất. Nhờ đó, khi ra trường, các em có khả năng tổ chức và phối hợp tốt với các thành viên khác tại nơi làm việc để giải quyết công việc. - Giao tiếp: Yêu cầu trình bày vấn đề trước lớp (thuyết trình tiểu luận môn học), thuyết trình kết quả thí nghiệm, bảo vệ đồ án môn học, thi vấn đáp, bảo vệ kết quả thực tập tốt nghiệp, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp sẽ rèn luyện cho sinh viên kỹ năng trình bày, thuyết phục, bảo vệ luận điểm, phân tích vấn đề, giải thích những phương án... B Thái độ: Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên xây dựng được cho mình ý thức trách nhiệm công dân, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, thái độ phục vụ tốt, tinh thần cầu tiến, đoàn kết và giúp đỡ đồng nghiệp. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: - Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất liên quan đến 2 hướng ứng dụng công nghệ sinh học công nghiệp thực phẩm và công nghệ sinh học y dược. - Chuyên viên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các các nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất liên quan đến 2 hướng ứng dụng công nghệ sinh học công nghiệp thực phẩm và công nghệ sinh học y dược. - Tư vấn xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm và y dược tại các các nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất. - Kỹ thuật viên tại các phòng xét nghiệm của các Bệnh viện, phòng khám, phòng phân tích hóa sinh, vi sinh, lý sinh. - Chuyên viên tại các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng. - Nghiên cứu viên tại các Trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, bệnh viện liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học. Hợp tác quốc tế: hợp tác với Công ty OLECO Việt Nam, Israel đưa sinh viên đi thực tập tại Israel. Email: k.mtsh@vanlanguni.edu.vn 2.25 Ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Tên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 131 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Văn Lang nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành và kỹ năng thực hành để có thể triển khai thực hiện các công tác chuyên môn của một kỹ sư môi trường theo định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ xử lý chất thải, quản lý môi trường và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chương trình tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy, thái độ học tập tự chủ và tích cực, đồng thời trau dồi tư tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, kiến thức pháp luật, quốc phòng và rèn luyện sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Mục tiêu cụ thể: Về kiến thức: Sinh viên tham gia chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Văn Lang được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương (kiến thức cơ bản), kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành làm nền tảng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. - Kiến thức cơ bản: bao gồm các kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, sinh nhằm giúp sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và nâng cao trình độ học tập. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị đầy đủ các kiến thức về tư tưởng chính trị, đạo đức và pháp luật thông qua các môn học như: Pháp luật đại cương; Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Kiến thức cơ sở ngành bao gồm: (1) kiến thức của các lĩnh vực liên quan đến ngành môi trường và các ứng dụng trong quản lý và thiết kế; (2) kiến thức về các quá trình biến đổi vật lý, hóa học và sinh học của chất ô nhiễm, sự lan truyền và chuyển hóa của chúng trong môi trường đất, nước và không khí; (3) kiến thức cơ sở về kỹ thuật phân tích các thông số đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí và chất thải rắn và (4) thể hiện bản vẽ kỹ thuật. Những kiến thức cơ sở ngành này là nền tảng để sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức chuyên ngành. - Kiến thức chuyên ngành: bao gồm các môn học cung cấp các kiến thức về: (1) các kỹ thuật xử lý nước cấp, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, khí thải, đất ô nhiễm và bùn, công nghệ sạch; (2) tính toán thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn (đô thị, công nghiệp, chất thải rắn y tế), hệ thống quản lý chất thải nguy hại, hệ thống xử lý khí thải. Những kiến thức này giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng tính toán thiết kế, vận hành từng công trình đơn vị hay toàn bộ trạm xử lý nước cấp, nước thải, chất thải rắn, khí thải; (3) các kiến thức về quản lý chất lượng môi trường, chính sách môi trường, hệ thống quản lý môi trường trong công nghiệp, phân tích hệ thống, quản lý môi trường đô thị, đánh giá tác động môi trường và biến đổi khí hậu. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: - Cố vấn môi trường cho Chuỗi nhà hàng khách sạn, khu nghỉ mát; Bệnh viện; Toà nhà xanh, khu dân cư sinh thái; Khu công nghiệp/nhà máy công nghiệp/tập đoàn công nghiệp; - Chuyên viên tư vấn môi trường của các Công ty Tư vấn Môi trường, Tập đoàn đa quốc gia về Môi trường; - Kỹ sư thiết kế cải tạo thi công các công trình xử lý môi trường của các Công ty Xử lý & Tư vấn Môi Trường, Công ty/Tập đoàn nước ngoài về thiết kế thi công Xây dựng công trình; - Kỹ sư vận hành các công trình xử lý môi trường của tất cả các Nhà Máy, Công ty, Khu Công nghiệp, Ban quản lý các Khu dân cư, Khu đô thị, các nhà máy xử lý môi trường cấp Thành phố, cấp Tỉnh; - Chuyên viên quan trắc môi trường của các Cơ quan quản lý nhà nước (như Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, Trung tâm Quan trắc...) và của các Trung tâm/Công ty tư vấn môi trường; - Chuyên viên nghiên cứu của các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực môi trường và các tổ chức quốc tế nghiên cứu về môi trường hoặc các dự án quốc tế về môi trường. Hợp tác quốc tế: thực hiện được nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, tập huấn và nghiên cứu khoa học với Trường ĐH Kytakyosu Nhật Bản, Viện Môi trường Nhật Bản, Công ty Hitachi Zosen và KK Satifactory International Nhật Bản, Đại học Wageningen Hà Lan, Viện Môi trường Hoàng Gia Melbourne Úc,... Ngoài các dự án trên, Khoa còn hợp tác và thực hiện trao đổi học thuật với các Trường ĐH California Berkely (Mỹ – năm 1998; Trường ĐH Bauhaus Weirma - (Đức) từ năm 1999 đến nay; Trường ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) năm 1999-2001; Viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourn (Royal Melborn Institute of Technology - RMIT (Úc) từ năm 1997 đến nay, Hiệp Hội Môi trường Mỹ Á (US AEP) năm 1999-2001, ĐH Công nghệ New Zealand, Anza College (Mỹ), chủ yếu là trao đổi cán bộ giảng dạy - sinh viên và tổ chức Hội thảo, Hội nghị. Email: k.mtsh@vanlanguni.edu.vn 2.26 Ngành Quản trị Khách sạn Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: - Chương trình tiếng Việt – 130 tín chỉ - Chương trình Pháp - Việt và tiếng Anh tăng cường - 134 tín chỉ. Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 3 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương Định hướng mục tiêu: vào top 5 (về quy mô và chất lượng) cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và khu vực. Các công trình nghiên cứu và đóng góp cho cộng đồng trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn ở tầm quốc gia và khu vực. Triển vọng nghề nghiệp tương lai: Cử nhân ngành Quản trị Khách sạn sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm tốt các công việc như: Chuyên viên hoặc Quản lý các bộ phận lễ tân tiền sảnh, phòng, ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, nhân sự, tài chính - Kế toán, kinh doanh - tiếp thị, hành chính, nhân lực, marketing... tại các resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch...; Cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước; Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về nhà hàng - khách sạn tại các cơ sở giáo dục. Hợp tác quốc tế: - Chương trình hai văn bằng liên kết với Đại học Perpignan (Pháp): Sinh viên có 7 học kỳ tại trường Đại học Văn Lang và 1 học kỳ tại Đại học Perpignan. Hoàn thành chương trình, SV sẽ được cấp bằng cử nhân của Trường Đại học Văn Lang và bằng Thạc sĩ 1 của Đại học Perpignan. - Chương trình Anh văn tăng cường kết hợp với Elite Hospitality Group (EHG): Sinh viên được tăng cường tiếng Anh để có thể tiếp cận việc học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh được đảm trách bởi các giảng viên là đại diện doanh nghiệp AHLEI (American Hotel & Lodging Educational Institute), SV được thực hành các nghiệp vụ nghề nghiệp tại khách sạn từ 3 sao tại Tp.HCM. Hoàn thành chương trình, ngoài bằng cử nhân được cấp bởi Trưởng Đại học Văn Lang, sinh viên còn được cấp chứng chỉ chuyên nghiệp có giá trị quốc tế bởi AHLEI. Email: k.dulich@vanlanguni.edu.vn 2.27 Ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 130 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 3 (B1) theo Khung năng | lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: vào top 5 (về quy mô và chất lượng cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và khu vực. Các công trình nghiên cứu và đóng góp cho cộng đồng trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn ở tầm quốc gia và khu vực. Triển vọng nghề nghiệp tương lai: sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí sau: Nhân viên thiết kế sản phẩm du lịch; Nhân viên điều hành tour du lịch tại các công ty du lịch; Nhân viên kinh doanh – marketing tại các công ty du lịch; Nhân viên thiết kế, tổ chức sự kiện tại các công ty du lịch hoặc công ty sự kiện; Chuyên viên nghiên cứu thị trường, quảng bá, xúc tiến du lịch tại các điểm du lịch, các cơ quan/đoàn thể/tổ chức xã hội về du lịch; Hướng dẫn viên du lịch (nội địa, quốc tế), trưởng đoàn du lịch tại các công ty lữ hành; Thuyết minh viên tại các điểm tham quan; Cán bộ quản lý tại các điểm du lịch, công ty du lịch, cơ quan nhà nước về du lịch; Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về nhà hàng - khách sạn tại các cơ sở giáo dục; Tiếp tục nghiên cứu và học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ). Hợp tác quốc tế: - Chương trình hai văn bằng liên kết với Đại học Perpignan (Pháp): Sinh viên có 7 học kỳ tại trường Đại học Văn Lang và 1 học kỳ tại Đại học Perpignan. Hoàn thành chương trình, SV sẽ được cấp bằng cử nhân của Trường Đại học Văn Lang và bằng Thạc sĩ 1 của Đại học Perpignan. - Chương trình Anh văn tăng cường kết hợp với Elite Hospitality Group (EHG): Sinh viên được tăng cường tiếng Anh để có thể tiếp cận việc học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh được đảm trách bởi các giảng viên là đại diện doanh nghiệp được AHLEI (American Hotel & Lodging Educational Institute), sinh viên được thực hành các nghiệp vụ nghề nghiệp tại khách sạn từ 3 sao tại Tp.HCM. Hoàn thành chương trình, ngoài bằng cử nhân được cấp bởi Đại học Văn Lang, sinh viên còn được cấp chứng chỉ chuyên nghiệp có giá trị quốc tế bởi AHLEI. Email: k.dulich@vanlanguni.edu.vn 2.28 Ngành Kỹ thuật nhiệt Thời gian đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 133 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt trình độ TOEIC 450. Định hướng mục tiêu: Đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn để giải quyết công việc phức tạp trong ngành nhiệt lạnh, có phẩm chất đạo đức, ý thức phục vụ cộng đồng và sức khỏe tốt. Triển vọng nghề nghiệp: sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư nhiệt có thể làm việc tại các vị trí: - Kỹ sư nhiệt - lạnh mảng nhiệt nóng chuyên về lò hơi, sấy, làm việc trong nhà máy nhiệt điện, dầu khí, nhà máy sản xuất. - Kỹ sự nhiệt – lạnh mảng nhiệt lạnh chuyên về lạnh công nghiệp làm việc trong nhà máy có hệ thống kho lạnh, cấp đông; chuyên về lạnh dân dụng làm ở các tòa nhà, cao ốc văn phòng.... - Chuyên viên nhiệt – lạnh quản lý dự án, quản lý sản xuất, cung cấp dịch vụ nhiệt – lạnh. B - Nghiên cứu, giảng dạy. - Đặc biệt, Trường Đại học Văn Lang cam kết 100% sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt có việc làm trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập cao. Sinh viên thực tập có lượng tại các công ty Nhiệt – Lạnh hàng đầu Việt Nam (REE M&E, Aurecon, Indochine, ...) Email: k.kythuat@vanlanguni.edu.vn 2.29 Ngành Thiết kế Đồ họa Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ:121 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: đáp ứng được nhu cầu cao của ngành thiết kế đồ họa, đặc biệt trong lĩnh vực đồ họa quảng cáo in ấn, kỹ thuật số, truyền thông hiện nay. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Thị trường lao động lĩnh vực thiết kế sáng tạo truyền thông đang sôi nổi và bùng nổ về nhu cầu, các vị trí họa sỹ thiết kế trong các lĩnh vực minh họa, quảng cáo, truyền thông kỹ thuật số...ngày một cần thiết, nhu cầu về dịch vụ thiết kế xây dựng hình ảnh cho sản phẩm, cho doanh nghiệp...xây dựng thương hiệu và quảng bá là một trong những nhu cầu cao. Các vị trí sinh viên ra trường có thể đảm nhiệm: họa sỹ thiết kế đồ họa, họa sỹ thiết kế truyền thông, họa sỹ tư vấn hình ảnh, họa sỹ thiết kế và tư vấn xây dựng thương hiệu, họa sỹ minh họa sách báo tập chí, các sản phẩm in ấn chất lượng cao.... Mô hình liên kết: các doanh nghiệp thương mại sản xuất, doanh nghiệp quảng cáo, các đơn vị truyền thông media, ..., công ty Lịch Xuân Phương Nam, Doanh nghiệp thực phẩm sạch BaKa, RD Saigon Coop. Hợp tác quốc tế: trường Đại học HanDong và KookMin ... Hàn Quốc về lĩnh vực đào tạo giảng viên và sinh viên. Email: k.mtcn@vanlanguni.edu.vn. 2.30 Ngành Thiết kế Thời trang Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 121 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: Ngành thời trang Trường ĐH Văn Lang theo đuổi 2 mục tiêu chính: sáng tạo tốt, kỹ thuật vững, ... Lĩnh vực sáng tạo theo kịp xu hướng các nước trong khu vực và trên thế giới về thời trang trình diễn và ứng dụng. Lĩnh vực kỹ thuật cập nhật các kỹ thuật mới, chất liệu mới, công nghệ mới ... Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên - trở thành họa sỹ thiết kế thời trang trong các công ty thời trang, stylist trình diễn và stylist ứng dụng cho các tổ chức cá nhân, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn giải pháp cho các sản phẩm thiết kế thời trang, có khả năng am hiểu thị trường và kinh doanh tốt trong lĩnh vực thời trang. Mô hình liên kết: Các công ty trình diễn thời trang, các nhãn hàng thời trang nổi tiếng trong nước. Stylist riêng cho các chương trình trình diễn. Các xưởng may công nghiệp sản xuất trang phục ứng dụng... Hợp tác quốc tế: hợp tác với Đại học LASALLE College of the Arts Singapore, Đại học GangNueng –Hàn Quốc. ... về đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên và nghiên cứu khoa học Email: k.mtcn@vanlanguni.edu.vn. 2.31 Ngành Thiết kế Nội thất Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 122 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: Ngành Thiết kế nội thất Văn Lang chú trọng: - Kiến thức tổ chức không gian, hình khối; vật liệu nội thất, cấu tạo kiến trúc; vật | lý kiến trúc (nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, ...); lịch sử văn hóa, văn minh nhân loại (phong cách Lotus, Modern Art, ...) và xu hướng thiết kế thế giới (thiết kế nội thất theo mùa ...) - Rèn kỹ năng thực hành đồ án môn học. - Kỹ thuật thực hành tạo hình tại xưởng chế tác với hệ thống máy CNC, laser. - Kỹ năng hợp tác trong hoạt động ngoại khóa (trại sáng tác, Lễ hội Hòa Sắc); phẩm chất để làm việc tương tác (cùng bộ phận kiến trúc, kỹ thuật, nhà cung ứng...); kỹ năng tổ chức, triển khai công việc; phân tích, xử lý thông tin; thuyết phục đối tác qua các đồ án chuyên ngành. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, những vị trí sau đây mà cử nhân ngành Thiết kế Nội thất có thể đảm nhiệm trong tương lai: - Họa sĩ thiết kế không gian nội thất, sản phẩm nội thất - Họa sĩ tư vấn, giám sát TK nội thất - Tư vấn viên về thiết kế và trang trí nội thất cho các công trình dân dụng, công nghiệp - Tư vấn về đào tạo hoặc giảng dạy - Freelancer - Tự khởi nghiệp. Mô hình liên kết: các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, bất động sản: AlphaKing, Blum, Hafele, Hiệp hội gỗ HAWA, Hợp tác quốc tế: ĐH KookMin Hàn Quốc, Beckman College – Thụy Điển... về đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên và nghiên cứu khoa học. Email: k.mtcn@vanlanguni.edu.vn. 2.32 Ngành Thiết kế Công nghiệp Thời lượng đào tạo: 4 năm Tổng số tín chỉ: 127 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương. Định hướng mục tiêu: sinh viên tốt nghiệp có thể sáng tạo tốt, kỹ thuật vững. Lĩnh vực sáng tạo theo kịp xu hướng các nước trong khu vực và trên thế giới về mẫu mã và ứng dụng đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong nước, khu vực và quốc tế. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Cử nhân ngành Thiết kế Công nghiệp có thể đảm nhận các vị trí: - Chuyên viên thiết kế sản phẩm thủ công và công nghiệp - Giám đốc quản lý thiết kế sáng tạo - Chuyên viên làm việc tại phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm - Chuyên viên tư vấn sáng tạo và trình bày sản phẩm - Người làm công tác giảng dạy liên quan đến thiết kế và mỹ thuật - Trang trí không gian - Thiết kế tương tác (thiết kế giao diện cho sản phẩm) - Thiết kế quảng bá sản phẩm... Mô hình liên kết: Liên kết các doanh nghiệp: PNJ, Tập đoàn Thiên Long, Hiệp hội nhựa Tp.HCM, tập đoàn THACO, Hiệp gỗ HAWA, Hợp tác quốc tế: ĐH KookMin Hàn Quốc, Beckman College – Thụy Điển... về trao đổi giảng viên, sinh viên và nghiên cứu khoa học Email: k.mten@vanlanguni.edu.vn. Các ngành đào tạo bậc thạc sĩ 2.1 Ngành Kỹ thuật môi trường Thời lượng đào tạo: 1,5 – 2,5 năm Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: Bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Định hướng mục tiêu: Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ Môi trường nhằm mục tiêu đào tạo những chuyên gia nắm vững kiến thức lý thuyết chuyên môn về công nghệ môi trường, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề môi trường bằng các giải pháp kỹ thuật công nghệ cũng như có khả năng tổ chức và thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học và tham gia giảng dạy ở các bậc học. Mục tiêu cụ thể: Học viên sau khi tốt nghiệp: - Có các kiến thức chuyên môn sâu về công nghệ môi trường và kỹ năng tốt để thực hiện các công việc chuyên môn về công nghệ môi trường; - Có khả năng giảng dạy lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực kỹ thuật/công nghệ môi trường ở các bậc học; - Có khả năng giải quyết một cách độc lập và nhận định một cách khoa học về các vấn đề môi trường cần giải quyết cũng như đề xuất các giải pháp công nghệ môi trường hợp lý; - Có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học có thể tiếp tục nghiên cứu trình độ cao hơn hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ở các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm môi trường; - Có thể làm việc ở vị trí then chốt trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường ở các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Có đạo đức tốt để làm việc và có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: - Cố vấn môi trường cho chuỗi nhà hàng khách sạn, khu nghỉ mát; Bệnh viện; Toà nhà xanh, khu dân cư sinh thái; Khu công nghiệp/nhà máy công nghiệp/tập đoàn công nghiệp; - Chuyên viên tư vấn môi trường của các Công ty Tư vấn Môi trường, Tập đoàn đa quốc gia về Môi trường; - Chuyên viên quan trắc môi trường của các Cơ quan quản lý nhà nước (như Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, Trung tâm Quan trắc...) và của các Trung tâm/Công ty tư vấn môi trường; - Chuyên viên nghiên cứu của các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực môi trường và các tổ chức quốc tế nghiên cứu về môi trường hoặc các dự án quốc tế về môi trường; Hợp tác quốc tế: Trong những năm qua, Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học đã thực hiện được nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, tập huấn và nghiên cứu khoa học với Trường ĐH Kytakyosu Nhật Bản, Viện Môi trường Nhật Bản, Công ty Hitachi Zosen và KK Satifactory International Nhật Bản, Đại học Wageningen Hà Lan, Viện Môi trường Hoàng Gia Melbourne Úc,... Ngoài các dự án trên, Khoa còn hợp tác và thực hiện trao đổi học thuật với các Trường ĐH California Berkely (Mỹ – năm 1998; Trường ĐH Bauhaus Weirma-(Đức) từ năm 1999 đến nay, Trường ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) năm 1999-2001; Viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourn (Royal Melborn Institute of Technology - RMIT (Úc) từ năm 1997 đến nay, Hiệp Hội Môi trường Mỹ Á (US AEP) năm 1999-2001, ĐH Công nghệ New Zealand, Anza College (Mỹ), chủ yếu là trao đổi cán bộ giảng dạy – sinh viên và tổ chức Hội thảo, Hội nghị. Email: k.mtsh@vanlanguni.edu.vn 2.2 Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Thời lượng đào tạo: 1,5 – 2,5 năm Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: Bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Định hướng mục tiêu: Mục tiêu chung: Với chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu, người học được cung cấp kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới, có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Mục tiêu cụ thể: Học viên sau khi tốt nghiệp: - Có các kiến thức chuyên môn sâu về quản lý tài nguyên, môi trường và kỹ năng tốt để thực hiện các công việc chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Có khả năng giảng dạy lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường ở các bậc học thấp hơn trình độ đào tạo; - Có khả năng nhận định một cách khoa học và giải quyết một cách độc lập các vấn đề liên quan đến tài nguyên, môi trường, cũng như đề xuất các giải pháp hợp lý; - Có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục nghiên cứu ở trình độ cao hơn hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ở các Viện nghiên cứu, Trường đại học, Trung tâm Môi trường hoặc các Doanh nghiệp cần nhân lực trình độ cao; - Có thể làm việc ở vị trí then chốt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức bảo vệ môi trường nói chung; - Có kỹ năng giao tiếp tốt; trình độ ngoại ngữ để có thể đọc, nghe, nói và viết về những tình huống chuyên môn thông thường thuộc lĩnh vực được đào tạo; - Có đạo đức tốt để làm việc và có tinh thần trách nhiệm cao với kết quả công việc của mình và với cộng đồng. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: - Chuyên viên quản lý môi trường tại các Cơ quan quản lý Nhà nước như: Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố và các Tỉnh, Phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường của tất cả các Quận/Huyện, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc... - Cán bộ chuyên trách quản lý về môi trường tại tất cả các Công ty, Doanh nghiệp, Khu công nghiệp. Hợp tác quốc tế: Trong những năm qua, Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học đã thực hiện được nhiều dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, tập huấn và nghiên cứu khoa học với Trường ĐH Kytakyosu Nhật Bản, Viện Môi trường Nhật Bản, Công ty Hitachi Zosen và KK Satifactory International Nhật Bản, Đại học Wageningen Hà Lan, Viện Môi trường Hoàng Gia Melbourne Úc,... Ngoài các dự án trên, Khoa còn hợp tác và thực hiện trao đổi học thuật với các Trường ĐH California Berkely (Mỹ – năm 1998; Trường ĐH Bauhaus Weirma - (Đức) từ năm 1999 đến nay; Trường ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) năm 1999-2001; Viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourn (Royal Melborn Institute of Technology - RMIT (Úc) từ năm 1997 đến nay, Hiệp Hội Môi trường Mỹ Á (US AEP) năm 1999-2001, ĐH Công nghệ New Zealand, Anza College (Mỹ), chủ yếu là trao đổi cán bộ giảng dạy – sinh viên và tổ chức Hội thảo, Hội nghị. Email: k.mtsh@vanlanguni.edu.vn 2.3 Ngành Công nghệ sinh học Thời lượng đào tạo: 1,5 – 2,5 năm Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: Bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Định hướng mục tiêu: Mục tiêu đào tạo Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngành CNSH gồm các lĩnh vực chính CNSH nông nghiệp, thực phẩm, môi trường và y dược, đạt các yêu cầu về năng lực như sau: Mục tiêu cụ thể: - Về kiến thức: Có trình độ lý luận cách mạng, phẩm chất đạo đức và trung thành với tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; có kiến thức chuyên môn sâu, có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành của ngành CNSH để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có khả năng hoạch định, đề xuất và đánh giá các đề án chuyên môn; có năng lực quản lý sản xuất và hoạt động nghiên cứu khoa học; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực CNSH. - Về kỹ năng: Có trình độ cao về lý thuyết, kiến thức chuyên sâu một cách hệ thống về CNSH để hoàn thành công việc phức tạp; có khả năng tư duy logic, nghiên cứu độc lập, sáng tạo, song song với khả năng hội nhập và làm việc nhóm để phát triển phương pháp mới và công nghệ mới của ngành CNSH; có kỹ năng ngoại ngữ để có thể nghe hiểu, nói, viết báo cáo, trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện về các lĩnh vực chuyên môn CNSH. - Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Có khả năng vận dụng kiến thức vào công tác nghiên cứu và hướng dẫn NCKH, phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học công nghệ; có năng lực quản lý và định hướng phát triển ngành CNSH; có khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế; có khả năng định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc áp lực cao, bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng dẫn dắt tập thể nhóm về chuyên môn để xử lý những vấn đề gai góc thuộc lĩnh vực CNSH. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: - Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các nhà máy, công ty, cơ sở sản công nghệ sinh học y dược. - Chuyên viên kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các các nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất liên quan đến 2 hướng ứng dụng công nghệ sinh học công nghiệp thực phẩm và công nghệ sinh học y dược. - Tư vấn xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm và y dược tại các nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất. - Kỹ thuật viên tại các phòng xét nghiệm của các Bệnh viện, phòng khám, phòng phân tích hóa sinh, vi sinh, lý sinh. - Chuyên viên tại các Cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng. - Nghiên cứu viên tại các Trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, bệnh viện liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học. Email: k.mtsh@vanlanguni.edu.vn 2.4 Ngành Quản trị kinh doanh Thời lượng đào tạo: 1,5 – 2,5 năm Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: Bậc 3/6 (B1) Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Định hướng mục tiêu: Mục tiêu chung: Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh giúp học viên có phẩm chất chính trị vững vàng; nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo, có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh; có đủ trình độ tiếng Anh để sử dụng khi nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Mục tiêu cụ thể: - Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Có phẩm chất chính trị vững vàng, nắm vững những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có phương pháp luận và tư duy khoa học, sáng tạo. - Về năng lực: Học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng: + Tư duy tổng hợp về kinh tế, nắm vững kiến thức về quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, các nghiệp vụ kinh doanh; + Năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh; + Kỹ năng thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực nhân sự, nguồn nhân lực trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới; + Nghiên cứu, hoạch định chính sách và chiến lược nguồn nhân lực, tài chính, sản xuất ở các viện nghiên cứu, các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước và tham gia lập dự án, thẩm định các dự án tài chính và ngân hàng của các tổ chức kinh tế quốc tế; +Xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hay trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động nhân sự, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế; + Đảm nhận được trọng trách về quản trị nhân sự, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, trong khu vực và quốc tế; + Giảng dạy chuyên sâu về quản trị kinh doanh ở bậc đại học tại các trường trong và ngoài nước; + Tiếp tục nghiên cứu, học tập lên bậc tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước về lĩnh vực quản trị kinh doanh. - Về kiến thức: Chương trình trang bị cho học viên những kiến thức nâng cao, chuyên sâu thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh, bao gồm các lý thuyết, mô hình hiện đại trong kinh tế học và quản trị nguồn nhân lực, sản xuất và những ứng dụng của chúng; những công cụ tài chính mới được sử dụng trong kinh doanh và quản lý rủi ro; các xu hướng phát triển của khu vực kinh doanh trên thế giới và tác động của chúng đến Việt Nam. Bên cạnh đó học viên còn có kiến thức về nghiên cứu khoa học để nâng cao khả năng nghiên cứu trong quản trị kinh doanh. - Về kỹ năng: Học viên có thể ứng dụng những lý thuyết hiện đại để giải quyết các vấn đề của thực tế Việt Nam, cụ thể là phân tích và dự báo được động thái của các thị trường lao động; tính toán được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp; thiết kế được các kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường, học viên sẽ được đào tạo để có khả năng nghiên cứu phân tích và khuyến nghị các chính sách ở tầm vĩ mô. Nắm vững các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu, năng lực quản lý điều hành, quản trị sản xuất, kinh doanh, khả năng thực hiện công tác và giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn. - Về nghiên cứu: Học viên được hướng theo các lĩnh vực nghiên cứu mà đơn vị đang theo đuổi, bao gồm: thuộc các lĩnh vực kinh doanh – sản xuất – thương mại và dịch vụ, quản trị nhân sự, quản trị nguồn nhân lực, hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng chiến lược marketing và thương hiệu tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, học viên có đủ trình độ lý thuyết và năng lực thực hành, có thể tham gia vào các dự án của các công ty, doanh nghiệp; ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước hoặc nước ngoài, có thể nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc làm cán bộ nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu. Email: k.qtkd@vanlanguni.edu.vn 2.5 Ngành Tài chính Ngân hàng Thời lượng đào tạo: 1,5 năm Tổng số tín chỉ: 61 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: Bậc 3/6 (B1) Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Mục tiêu đào tạo Mục tiêu chung: Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng giúp học viên có phẩm chất chính trị vững vàng; nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo, có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính ngân hàng, có đủ trình độ tiếng Anh để sử dụng khi nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Mục tiêu cụ thể: - Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: + Có phẩm chất chính trị vững vàng, nắm vững những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; + Có phương pháp luận và tư duy khoa học, sáng tạo. - Về năng lực: + Tư duy tổng hợp về kinh tế, nắm vững kiến thức về quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, các nghiệp vụ kinh doanh; + Năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng: + Kỹ năng thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực nhân sự, nguồn nhân lực trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới; + Nghiên cứu, hoạch định chính sách và chiến lược nguồn nhân lực, tài chính, sản xuất ở các viện nghiên cứu, các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước và tham gia lập dự án, thẩm định các dự án tài chính và ngân hàng của các tổ chức kinh tế quốc tế; +Xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hay trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động nhân sự, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế; + Đảm nhận được trọng trách về quản trị nhân sự, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, trong khu vực và quốc tế; + Giảng dạy chuyên sâu về Tài chính Ngân hàng ở bậc đại học tại các trường trong và ngoài nước; + Tiếp tục nghiên cứu, học tập lên bậc tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp, học viên có đủ trình độ lý thuyết và năng lực thực hành, có thể làm việc tại các vị trí: + Chuyên viên quản lý trung và cao cấp để làm việc ở các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài ra, còn có thể làm việc như là chuyên viên quản lý tài chính ở các các công ty sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công ty cổ phần và các công ty quy mô lớn. + Làm chuyên viên quản lý ở các bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro trong các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý quỹ, và các quỹ đầu tư. + Đảm nhận công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học hoặc vị trí tư vấn và hoạch định chiến lược, chính sách ở các viện nghiên cứu hoặc các vị trí chuyên viên nghiên cứu về các lĩnh vực tài chính và ngân hàng. + Đủ trình độ và đáp ứng được yêu cầu tiếp tục học lên chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. + Tự tạo lập doanh nghiệp tư vấn tài chính, hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng trong môi trường kinh doanh hội nhập và thách thức. Email: k.tenh@vanlanguni.edu.vn 2.6 Ngành Kinh doanh thương mại Thời lượng đào tạo: 1,5 năm Tổng số tín chỉ: 61 tín chỉ Yêu cầu về tiếng Anh: Bậc 3/6 (B1) Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Mục tiêu đào tạo: - Đào tạo ra các thạc sĩ Kinh doanh thương mại có kiến thức và kỹ năng trình độ cao tương đương với các thạc sĩ tốt nghiệp từ các chương trình trong nước liên kết với nước ngoài, các nước trong khu vực và trên thế giới. - Các thạc sĩ tốt nghiệp từ chương trình này có khả năng nghiên cứu sâu và phát triển tốt năng lực chuyên môn của bản thân để giải quyết những vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa nhanh chóng. - Các học viên sẽ phát triển được khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và có năng lực phát hiện, sáng tạo, giải quyết những vấn đề thuộc ngành Kinh doanh thương mại, định hướng chuyên sâu về marketing, đồng thời có thái độ tích cực và trách nhiệm nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại. Mục tiêu cụ thể: - Về kiến thức: + Thực hiện được nghiên cứu thị trường, phân tích, đánh giá được về môi trường kinh doanh và tác động của chúng đối với các hoạt động của doanh nghiệp để từ đó hoạch định và thực thi các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. + Nắm vững kiến thức để phân tích, đánh giá và đo lường hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, marketing ở cấp độ chiến lược, cũng như ở cấp chức năng hoạt động của doanh nghiệp để hoạch định, thực thi và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. + Có khả năng tự học hỏi, sáng tạo trong quá trình phân tích và ra quyết định quản lý điều hành hoạt động marketing và kinh doanh của doanh nghiệp. Có khả năng sử dụng những lý thuyết nền tảng, mô hình quản trị hiện đại và ứng dụng được công nghệ mới trong thực thi công việc. + Giao tiếp và nghiên cứu chuyên môn bằng các tài liệu tiếng Anh (chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). - Về kỹ năng: + Có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thị trường, các yếu tố môi trường để đưa ra các giải pháp kinh doanh – tiếp thị hiệu quả. + Có kỹ năng hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch điều hành thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả các hoạt động kinh doanh và marketing ở cấp doanh nghiệp cũng như ở cấp chức năng + Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: các học viên tốt nghiệp có đủ năng lực thực hiện các công việc thuộc các lĩnh vực sau: + Nghiên cứu thị trường, quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, phát triển thương hiệu, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý bán hàng, phát triển thị trường, quản lý bán lẻ, truyền thông... tại doanh nghiệp trong và ngoài nước (doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...) hoặc tự lập nghiệp. + Xuất nhập khẩu, ngoại thương, hải quan, thanh toán quốc tế, ngân hàng, kinh doanh quốc tế, bảo hiểm hàng hải, vận tải đường biển và hàng không, hoặc tự lập nghiệp. + Nhận, xử lý, và quản lý đơn đặt hàng: dàn xếp vận tải hàng không, xe tải, hoặc xe lửa, hay đường biển); dàn xếp hợp đồng kho bãi, sắp xếp kho bãi, kiểm soát luồng vào và luồng ra, và kiểm soát tồn kho, giao nhận hàng hóa; hoàn thành các bộ chứng từ vận tải và giao nhận, thu mua và ký hợp đồng thu mua; kiểm tra các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng, thanh toán xuất nhập khẩu; bảo hiểm, ... Email: k.kdtm@vanlanguni.edu.vn 2.7 Ngành Kiến trúc Thời lượng đào tạo: 1,5 năm Tổng số tín chỉ: 45 tín chỉ Yêu cầu về Tiếng Anh: Đạt chuẩn trình độ Tiếng Anh bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương (IELT4.5/ TOEFL ITP 450/ TOEIC 450) trong thời hạn hai (02) năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ. Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kiến trúc của Trường Đại học Văn Lang nhằm đào tạo nâng cao làm cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận và hành nghề kiến trúc trong bối cảnh Việt Nam hội nhập các nước trong khu vực và quốc tế. Thạc sĩ Kiến trúc của Trường Đại học Văn Lang có kiến thức và kỹ năng trình độ cao tương đương với các Thạc sĩ tốt nghiệp từ các chương trình trong nước liên kết với nước ngoài và các nước trong khu vực. Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: các học viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các công việc sau: - Thiết kế kiến trúc; - Thiết kế đô thị; - Quản lý đô thị; - Quy hoạch xây dựng đô thị, vật liệu, môi trường; - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực kiến trúc; - Giảng dạy tại các trường Đại học về lĩnh vực kiến trúc; - Có thể tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ. Email: k.kientruc@vanlanguni.edu.vn CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ SINH VIÊN Hằng năm, Nhà trường tổ chức ngày Hội việc làm cho sinh viên. Năm 2019, Nhà Trường tổ chức ngày hội việc làm với sự tham gia của 29 doanh nghiệp với 2.200 đầu việc (1.000 chính thức, 800 bán thời gian, 400 thực tập sinh); hơn 2.000 lượt sinh viên tham gia phỏng vấn, tiếp cận 30 gian hàng. Liên tục trong năm Nhà trường phối hợp 204 lượt doanh nghiệp, công ty cung cấp hơn 4.583 thông tin đầu việc cho sinh viên với 1.883 tin việc làm toàn thời gian cho sinh viên tốt nghiệp, 1.602 vị trí việc làm part time và 1.098 vị trí thực tập sinh. Từ tháng 3/2019, nhà trường xây dựng trang Ejob để kết nối doanh nghiệp và sinh viên. Hiện tại, với hơn 117 doanh nghiệp, công ty đăng tải và cập thông tin việc làm. Nhà trường thành lập và duy trì Hội cựu sinh viên để kết nối doanh nghiệp cựu sinh viên tạo cơ hội việc làm cho sinh viên. Ngoài vai trò cấp trường, các khoa đã tạo các hợp tác liên kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ cho sinh viên phù hợp với các ngành nghề đặc thù của mình. Năm 2019, Nhà trường tổ chức Cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp cho sinh viên Văn Lang Triển khai hoạt động ứng dụng app mobile dành cho sinh viên để hỗ trợ thông tin việc làm, thông tin hướng nghiệp dành cho sinh viên. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên cùng Đoàn - Hội đã làm Clip tinh thần khởi nghiệp từ cựu sinh viên Văn Lang đã khởi nghiệp thành công để chia sẽ kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho sinh viên. Chia sẻĐại học Văn Lang
Van Lang UniversityThông tin chung
- 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, Tp. HCM
- 028.7109.9233
- 028.3836.9716
- vanlang@vanlanguni.edu.vn
- www.vanlanguni.edu.vn
Từ khóa » Giới Thiệu Cơ Sở 3 Trường đại Học Văn Lang
-
Cơ Sở 3 - - Trường Đại Học Văn Lang
-
Cơ Sở Vật Chất - Van Lang University
-
Cơ Sở 3 Đại Học Văn Lang
-
[VLU] CƠ SỞ 3 ĐẠI HỌC VĂN LANG | "ĐẠI HỌC TRONG MƠ"
-
Môi Trường Học Tập - Khoa Kiến Trúc - Đại Học Văn Lang
-
Trường Đại Học Văn Lang – Wikipedia Tiếng Việt
-
ĐẠI HỌC VĂN LANG - VLU - Hướng Nghiệp GPO
-
Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Văn Lang
-
CƠ SỞ 1 VĂN LANG, CHỜ NHÉ! ... - Trường Đại Học ... - Facebook
-
Đại Học Văn Lang: Một Trong Những Trường Dân Lập Tốt Nhất TPHCM
-
Trường Đại Học Văn Lang - Trang Tuyển Sinh
-
Học Phí đại Học Văn Lang Là Bao Nhiêu? - THPT Sóc Trăng
-
Các Ngành Đại Học Văn Lang đang đào Tạo Là Gì? - Tổng Hợp News
-
Giới Thiệu Đại Học Văn Lang Cơ Sở 3 - Vinhomes Royal City