Đại Hội 13: Đảng CSVN Có Bước đi 'khác Với điều Lệ Và Thông Lệ'?

Đại hội 13: Đảng CSVN có bước đi 'khác với điều lệ và thông lệ'?17 tháng 1 2021
Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được cho là có tên trong một danh sách đề cử cho hai trường hợp đặc biệt quá 65 tuổi ở lại trong Tứ trụ thêm một nhiệm kỳ nữa

Nhà phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp mô tả các quyết định về "nhân sự tứ trụ" và những thay đổi về thể chế được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 sẽ có những tác động quan trọng đối với ĐCSVN và triển vọng chính trị Việt Nam trong những năm tới.

"Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước.

"Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội," Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp viết trong bài 'Lộ diện 'Tứ trụ' và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam' vào 17/01, cùng ngày Hội nghị Trung ương 15 bế mạc.

GS Carl Thayer: ‘Tôi muốn Thủ tướng Phúc làm tiếp nhiệm kỳ hai’

Hội nghị TƯ15 của ĐCSVN và thực chất nội dung

Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng và hình ảnh 'người cộng sản cuối cùng'

'Phá vỡ chuẩn tắc'

Tiến sỹ Hiệp nói hầu hết các nhà quan sát chính trị Việt Nam tỏ ra "bất ngờ" đối với việc Trung ương Đảng chấp thuận để Tổng Bí thư Trọng, hiện 77 tuổi, ở lại dù "tuổi cao, sức yếu" và đã hết giới hạn nhiệm kỳ.

Tiến sỹ Hiệp dẫn chiếu tới Điều lệ của Đảng theo đó quy định rằng "Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp" và nhận định sẽ có việc sửa đổi điều lệ ngay tại Đại hội 13 để "mở đường" cho ông Trọng tiếp tục ở lại.

Bàn về "trường hợp đặc biệt" thứ hai liên quan tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hiện 67 tuổi, đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để tái cử vào Bộ Chính trị và được cho là ở lại đảm nhiệm chức chủ tịch nước, tác giả bài viết nói "thông lệ là chỉ có một trường hợp đặc biệt được áp dụng cho vị trí tổng bí thư".

Trong khi việc "sắp xếp" hai vị trí còn lại là thủ tướng và chủ tịch quốc hội được mô tả là "ít gây ngạc nhiên hơn", Tiến sỹ Hiệp nhận định việc ông Phạm Minh Chính được đề bạt nắm giữ chức thủ tướng cũng là một "sự phá vỡ truyền thống" bởi vị trí này luôn được dành cho một trong các phó thủ tướng của nhiệm kỳ trước.

Sự thiếu vắng chính trị gia miền Nam trong bốn vị trí cao nhất, theo tác giả, có nghĩa là Đảng cũng đã quyết định "gạt qua một bên" một thông lệ quan trọng khác.

Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Tuổi trẻ Online

Chụp lại hình ảnh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chúc mừng tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trong buổi lễ nhận quyết định hôm 07/02/2020.

Nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore mô tả những thay đổi kể trên là "chưa có tiền lệ".

"Quyết định của các nhà lãnh đạo Đảng chấp nhận phá vỡ các chuẩn tắc đã được thiết lập để thực hiện những thay đổi này cho thấy rằng họ đã có những mặc cả, thỏa hiệp đáng kể với nhau để biến những giải pháp dường như là không thể trở thành hiện thực.

"Mục tiêu cuối cùng của họ là đưa ra được một cơ cấu lãnh đạo mới được tất cả các phe nhóm chấp nhận. Trong quá trình này, việc thể chế hóa "chính trị kế nhiệm" của Đảng có thể tạm thời bị bỏ qua một bên," Tiến sỹ Hiệp viết.

Tác giả kết thúc bài viết bằng việc đặt câu hỏi rằng "liệu các quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 15 có được thông qua bởi 1.590 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng hay không?

"Mặc dù khả năng một số quyết định này bị đảo ngược ở đại hội là rất thấp, chúng ta không nên hoàn toàn bác bỏ khả năng này. Rốt cuộc, các chính trị gia Việt Nam đã chứng minh họ là bậc thầy về "nghệ thuật của những điều có thể".

"Vì vậy, những thay đổi vào phút chót, cho dù có xác suất thấp đến mức nào, vẫn có thể xảy ra một lần nữa," Tiến sỹ Hiệp kết luận

Ngày 17/1, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 15, cũng là hội nghị cuối cùng trước khi Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng khóa 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về việc biểu quyết thông qua danh sách nhân sự trong đó có các "trường hợp đặc biệt" vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước với "số phiếu tập trung rất cao".

Ngoài ra, ông Trọng cũng nói sẽ có một số người là "lần đầu thuộc trường hợp đặc biệt tham gia Uỷ viên Trung ương chính thức".

Hôm 30/12/2020, Chính phủ Việt Nam ban hành một danh mục được xếp hạng các "bí mật nhà nước", trong đó có các thông tin liên quan nhân sự và nội bộ của đảng, vào theo truyền thông nhà nước thì "phương án nhân sự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là tuyệt mật".

Chủ đề liên quan

  • Đại hội Đảng 13
  • Việt Nam
  • Chính trị Việt Nam

Tin liên quan

  • Nguyễn Phú Trọng

    Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng và hình ảnh 'người cộng sản cuối cùng'

    13 tháng 1 năm 2021
  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

    Giáo sư Carl Thayer: ‘Tôi muốn Thủ tướng Phúc làm tiếp nhiệm kỳ hai’

    14 tháng 1 năm 2021
  • Việt Nam

    Hội nghị TƯ15 của ĐCSVN và thực chất nội dung

    16 tháng 1 năm 2021
  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

    Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’

    9 tháng 1 năm 2021
  • Getty Images

    Kinh tế VN 'tăng trưởng tốt trong 2020' ở mức 2,91%

    27 tháng 12 năm 2020
  • Gần 200 năm tù cho nhóm Triều Đại Việt trong phiên sơ thẩm ngày 22/9/2020

    VN: Nhóm Triều đại Việt bị bộ Công an nói là tổ chức 'khủng bố'

    6 tháng 1 năm 2021
  • NBT

    'Lò vẫn cháy' trong một tháng TBT Nguyễn Phú Trọng vắng mặt

    16 tháng 5 năm 2019
  • Các lãnh đạo Việt Nam dự hội nghị Asean ở Hà Nội ngày 12/11

    Sát Đại hội 13, vẫn chưa biết ai là ‘người đặc biệt’ được chọn ở lại

    4 tháng 1 năm 2021
  • Getty Images

    Kinh tế VN: Từ 1970 VNCH dùng lạm phát để hỗ trợ tài chính công

    4 tháng 1 năm 2021

Tin chính

  • Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?

    một giờ trước
  • Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ

    9 giờ trước
  • Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella

    2 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
  2. 2Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt
  3. 3Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ
  4. 4Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella
  5. 5Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
  6. 6Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?
  7. 7‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  8. 8Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
  9. 9Ông Biden có thể bị loại khỏi vị trí ứng viên đại diện Đảng Dân chủ trong trường hợp nào?
  10. 10Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'

Từ khóa » Nhân Sự đại Hội 13 Của đảng Csvn