Đại Hội đồng LHQ Sẽ Bỏ Phiếu Xem Xét Hạn Chế Quyền Phủ Quyết ...
Có thể bạn quan tâm
Theo hãng tin AFP, Liechtenstein - quốc gia nói tiếng Đức nhỏ nhất thế giới với diện tích 160 km², nằm ở Trung Âu, xen giữa Thụy Sĩ và Áo - hôm 19-4 (giờ địa phương) triệu tập một cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) để tranh luận và xem xét về dự thảo nghị quyết yêu cầu 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (HĐBA) phải biện minh cho việc sử dụng quyền phủ quyết của họ.
Ý tưởng hạn chế quyền sử dụng quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực của HĐBA, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ, từng nhiều lần được đề cập trong quá khứ đã xuất hiện trở lại sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24-2.
Quyền phủ quyết của Moscow đã cho phép nước này làm tê liệt các dự thảo nghị quyết mà nhiều nước đề ra trong HĐBA để can thiệp vào cuộc xung đột với tư cách là người bảo đảm cho hòa bình toàn cầu, theo quy định của Hiến chương LHQ.
Đề xuất lần này của Liechtenstein được khoảng 50 quốc gia khác hỗ trợ, bao gồm cả Mỹ, nhưng lại không có sự ủng hộ của 4 thành viên thường trực còn lại, sẽ là chủ đề chính cho cuộc bỏ phiếu sắp tới của Đại hội đồng.
Quang cảnh phòng họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 9-2017. Ảnh: AFP |
Theo nghị quyết đề xuất, Liechtenstein triệu tập 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ "trong vòng 10 ngày làm việc tổ chức một cuộc tranh luận về tình hình quyền phủ quyết của các thành viên thường trực HĐBA".
Trong số các quốc gia ủng hộ đề xuất này và cam kết sẽ bỏ phiếu thuận có Ukraine, Nhật và Đức, là 2 quốc gia hy vọng nhờ vào ảnh hưởng kinh tế và chính trị trên toàn cầu của họ, cả 2 sẽ có được một ghế thành viên thường trực trong HĐBA nếu mở rộng.
Theo một nhà ngoại giao, ngay cả khi không lên tiếng ủng hộ nghị quyết của Liechtenstein, Pháp vẫn sẽ bỏ phiếu ủng hộ.
Quyết định bỏ phiếu của Anh, Trung Quốc và Nga, những nước có vai trò quan trọng đối với một sáng kiến gây tranh cãi như vậy, vẫn chưa rõ ràng.
Kể từ lần phủ quyết đầu tiên được Liên Xô sử dụng vào năm 1946, Moscow đã sử dụng quyền này 143 lần, bỏ xa Mỹ (86 lần), Anh (30 lần) hay Trung Quốc và Pháp (18 lần).
“Chúng tôi đặc biệt lo ngại về hành vi đáng xấu hổ của Nga khi lạm dụng đặc quyền phủ quyết của họ trong suốt hai thập kỷ qua” - Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield nói.
Theo bà Thomas-Greenfield, việc thông qua nghị quyết của Liechtenstein "sẽ là một bước quan trọng đối với trách nhiệm giải trình tính minh bạch" của các thành viên thường trực HĐBA.
Trước đó vào năm 2013, Pháp, quốc gia sử dụng quyền phủ quyết lần cuối vào năm 1989, đã đưa ra nghị quyết đề xuất rằng các thành viên thường trực nên cùng nhau dùng chung quyền phủ quyết và tự nguyện hạn chế việc sử dụng quyền này riêng lẻ trong trường hợp có hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
Được sự ủng hộ của 100 quốc gia, đề xuất này cho đến nay vẫn chưa đạt được quyết định cuối cùng, theo AFP.
Ông Macron: Đã tạm ngừng điện đàm với ông Putin sau khi phát hiện các vụ thảm sát ở Ukraine
KHÔI CHƯƠNGTừ khóa » Thành Viên Thường Trực Lhq
-
Thành Viên Thường Trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc - Wikipedia
-
Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thành Viên Thường Trực Hội đồng Bảo An Phải Giải Trình Khi Sử Dụng ...
-
VIỆT NAM CHÍNH THỨC LÀ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN ...
-
Việt Nam Lần Thứ Hai Trúng Cử Làm Ủy Viên Không Thường Trực Hội ...
-
LHQ Bàn Việc Hạn Chế Quyền Phủ Quyết Của 5 Thành Viên ... - YouTube
-
LHQ "quyết" 5 Uỷ Viên Thường Trực Phải Nêu Lý Do Khi Phủ Quyết Tại ...
-
LHQ Bàn Việc Hạn Chế Quyền Phủ Quyết Của 5 Thành ... - Tiền Phong
-
Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc Có Thêm 5 Thành Viên - Hànộimới
-
Đại Hội đồng LHQ Nhất Trí Thông Qua Nghị Quyết Về Quyền Phủ Quyết ...
-
Thông Tin Cơ Bản Về Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc
-
Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc Hiện Nay Có Bao Nhiêu Nước Thành ...
-
Hội đồng Bảo An LHQ Có 5 Thành Viên Không Thường Trực Mới