Đại Hội III: Những Quyết Sách Mang ý Nghĩa Lịch Sử Trọng đại
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin mới
- Góp ý văn kiện Đại hội
- Gặp gỡ đại biểu
- Bàn tròn trực tuyến
- Hỏi đáp
- Truyền hình
- Multimedia
- Thông tin tư liệu
(ĐHXIII) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III đã họp 25 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có vấn đề nhiệm vụ quốc tế của đảng ta bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, các kế hoạch 3 năm và 5 năm để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Tổng tiến công và chiến thắng đế quốc Mỹ ở miền Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc Đại hội (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
*Giữa lúc công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế ở miền Bắc đang giành được những kết quả to lớn và cách mạng ở miền Nam đã tiến lên một bước phát triển mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã họp tại Hà Nội. Sau những ngày họp nội bộ, Đại hội đã họp công khai từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. Dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước, trong đó 50% số đại biểu là các đảng viên đã tham gia cách mạng từ khi Đảng còn hoạt động bí mật. Tại Đại hội, 47 uỷ viên chính thức được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng khóa III.
* BCHTW họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, và 02 uỷ viên dự khuyết là Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến Dũng. Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng.
* BCHTW họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, và 02 uỷ viên dự khuyết là Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến Dũng. Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng.
Chủ tịch HCM và đ/c Lê Duẩn (Ảnh: hochiminh.vn)
*Tháng 11/1960, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ hai, thảo luận một số vấn đề quốc tế, chuẩn bị cho Đoàn đại biểu Đảng ta do Hồ Chí Minh dẫn đầu đi dự Lễ kỷ niệm lần thứ 43 Cách mạng Tháng Mười Nga và dự Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân thế giới họp ở Mátxcơva (12/1960).
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tuyên bố chung tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Moskva (11/1960). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam sau cao trào Đồng Khởi (1959-1960), tháng 1/1961, Bộ Chính trị BCHTW Đảng đã họp và ra Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Bộ Chính trị nhận định: Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ-Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện mở đầu cho một cao trào cách mạng ngày càng rộng lớn. Do lực lượng so sánh đã thay đổi, phải chuyển phương châm đấu tranh, đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả chính trị và quân sự, tiến hành đấu tranh chống địch trên cả ba vùng chiến lược (vùng rừng núi, vùng đồng bằng, vùng đô thị) thích hợp với lực lượng so sánh giữa ta và địch trên từng vùng. Bộ Chính trị nhấn mạnh sự cần thiết phải ra sức xây dựng mau chóng lực lượng chính trị và quân sự, tăng cường khối đoàn kết nhân dân miền Nam trong Mặt trận dân tộc giải phóng, phát động phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng của ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam.
Dưới ánh sáng của đường lối và phương châm đấu tranh do BCHTW Đảng vạch ra, quân và dân ở miền Nam đã vượt qua những thử thách mới, tiếp tục tiến công địch trên tất cả ba vùng chiến lược cách mạng.
*Miền Bắc chuyển sang thời kỳ lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, đồng thời tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Từ ngày 28/12/1960 đến ngày 6/1/1961, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ ba, kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch nhà nước ba năm (1958-1960), thảo luận và quyết định nhiệm vụ kế hoạch nhà nước năm 1961.
*Tháng 4/1961, Hội nghị lần thứ tư của BCHTW Đảng quyết định các nhiệm vụ và biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu về mặt tổ chức và chỉ đạo thực hiện, mở cuộc vận động xây dựng chi bộ và đảng bộ "bốn tốt". BCHTW Đảng liên tiếp mở các Hội nghị chuyên đề để cụ thể hoá đường lối phát triển kinh tế trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất.
*Hội nghị lần thứ năm (7/1961) của BCHTW Đảng về phát triển nông nghiệp trong những năm 1961-1965, nhằm đẩy nông nghiệp tiến lên một cách nhanh, mạnh, làm cho nông nghiệp trở thành cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp.
*Hội nghị lần thứ sáu của BCHTW Đảng họp từ ngày 30/11 đến ngày 2/12/1961, nghe Báo cáo của Đoàn đại biểu Đảng ta dự Đại hội lần thứ XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu Liên Xô và quốc tế tham dự Đại hội lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô. (Nguồn ảnh: TTXVN) |
"Do chủ trương của địch chống cách mạng miền Nam và do đặc điểm của cuộc đấu tranh của chúng ta, cho nên phương châm chiến lược chung của cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam là chiến đấu lâu dài, dựa vào sức mình là chính; về phương châm đấu tranh thì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt tuỳ theo từng vùng và từng thời kỳ khác nhau"... "Quá trình thực hiện phương châm ấy cũng là quá trình tích cực chuẩn bị để tiến tới bước quyết định đánh đổ toàn bộ nền thống trị của địch ở miền Nam bằng tổng công kích và tổng khởi nghĩa... Quá trình tiến tới tổng công kích và tổng khởi nghĩa cũng là một quá trình tổng công kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giằng co phức tạp, đánh lui địch từng bước, giành thắng lợi từng phần, tiến tới giành thắng lợi toàn bộ".
Nghị quyết còn nhấn mạnh trong lúc kiên trì chiến đấu lâu dài, phương hướng cố gắng của chúng ta là: "Cần tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới".
Hội nghị lần thứ chín của BCHTW Đảng còn thảo luận và thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ quốc tế của Đảng. Nghị quyết phân tích đặc điểm tình hình thế giới, nội dung và tính chất của thời đại, về chiến lược và sách lược, về phương pháp đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và nêu rõ trách nhiệm của Đảng phải bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa biệt phái trong phong trào cộng sản quốc tế, tăng cường đoàn kết quốc tế, kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, ủng hộ mạnh mẽ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới.
*Tháng 12/1964, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ mười bàn về công tác thương nghiệp và giá cả, vì đó là một khâu quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của miền Bắc nước ta. Hội nghị nhấn mạnh: "Trên cơ sở nền kinh tế đang phát triển từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, để tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, ... chúng ta phải đồng thời đẩy mạnh cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá; song phải tập trung sức thực hiện cách mạng kỹ thuật là then chốt".
Bộ đội miền Bắc, trong đó có hàng vạn người con Thủ đô lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam. (Ảnh tư liệu: Báo Hà Nội mới)
*Đến cuối 1964 đầu 1965, cuộc chiến tranh yêu nước ở miền Nam đã giành được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược. Để cứu vãn tình thế có thể bị thất bại hoàn toàn, đế quốc Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam lên đến đỉnh cao và gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trước tình hình đó, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ mười một (đặc biệt), từ ngày 15 đến ngày 27/3/1965, ra Nghị quyết về Tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt.
Nghị quyết nêu rõ đế quốc Mỹ đã đẩy cuộc "Chiến tranh đặc biệt" của chúng ở miền Nam tới mức độ cao, bao gồm một số yếu tố của "Chiến tranh cục bộ", và chiến tranh đã vượt khỏi phạm vi miền Nam lan đến miền Bắc dưới hình thức ném bom, bắn phá bằng không quân. Tình hình cả nước đã có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền. Trong cuộc chiến tranh cách mạng chống Mỹ xâm lược, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Trước tình hình đó, nhiệm vụ cơ bản của chúng ta là tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc "Chiến tranh đặc biệt" ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, nếu địch gây ra; tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch. Nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, ra sức chi viện cho miền Nam...
*Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ phát triển đến mức cao nhất đã căn bản bị thất bại. Chúng liều lĩnh chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc ác liệt hơn. Hội nghị lần thứ mười hai của BCHTW Đảng, họp tháng 12/1965, đã nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện tình hình chiến tranh do Mỹ gây ra, xác định nhiệm vụ phương châm chiến lược và những công tác trước mắt của cuộc kháng chiến.
Nghị quyết nêu rõ: "Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước hiện nay rõ ràng là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, của nhân dân ta từ Nam chí Bắc... Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở cả hai miền phải giữ vững và nêu cao quyết tâm đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, kiên quyết chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng".
"Phương châm chiến lược chung của chúng ta trong cuộc chiến tranh giải phóng chống Mỹ, cứu nước là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính... Trên cơ sở tiếp tục quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, chúng ta cần phải cố gắng đến cao độ, tập trung lực lượng của cả hai miền để tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam". Song vì đế quốc Mỹ là một kẻ địch hung bạo và ngoan cố, cho nên trong khi nỗ lực theo phương hướng đó, chúng ta vẫn phải ra sức chuẩn bị để thắng địch trong trường hợp chiến tranh kéo dài và mở rộng ra cả nước".
"Về phương châm đấu tranh, chúng ta tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công... Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng". Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng này của dân tộc, BCHTW Đảng kêu gọi:
"Chúng ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà, một cuộc chiến tranh cách mạng vừa để giải phóng dân tộc, vừa để bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cống hiến vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội... Trong giai đoạn lịch sử vinh quang này của Tổ quốc, mỗi cán bộ, đảng viên cũng như toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải có tinh thần chiến đấu cao, dũng cảm phi thường, phải có chí khí anh hùng và quyết tâm dời non lấp biển, đạp bằng bất cứ trở lực nào, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào, đánh bại bất cứ kẻ thù nào".
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị lần thứ mười một và mười hai của BCHTW Đảng, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn về mọi mặt.
*Tháng 1/1967, Hội nghị lần thứ mười ba của BCHTW Đảng đã ra Nghị quyết Về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Trung ương Đảng chủ trương:
"Đi đôi với đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam, ta cần tiến công địch về mặt ngoại giao, phối hợp với hai mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa".
"Đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động".*Theo dõi và chỉ đạo cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở miền Nam, sự chuyển biến to lớn của tương quan lực lượng so sánh giữa ta và địch, Hội nghị lần thứ mười bốn của BCHTW Đảng, tháng 1/1968, nhận định: "Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn... Ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn. Tình hình ấy cho phép ta chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định"(1).
Trong thời kỳ mới này, Đảng chủ trương đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định với các mục tiêu:
- Tiêu diệt và làm tan rã tuyệt đại bộ phận quân nguỵ, đánh đổ nguỵ quyền các cấp, giành chính quyền về tay nhân dân.
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thực hiện được các nhiệm vụ quân sự, chính trị của chúng ở Việt Nam.
- Trên cơ sở đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, còn ta thì bảo vệ được miền Bắc và đạt được những mục tiêu trước mắt của cách mạng miền Nam là độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà. Cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa sẽ là một giai đoạn, một quá trình tiến công chiến lược rất mãnh liệt và phức tạp.
Hội nghị vạch ra những nhiệm vụ cụ thể về công tác quân sự, chính trị về nguỵ và địch vận, về hoạt động quốc tế, về nhiệm vụ của miền Bắc để thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa.
Bộ đội hành quân trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. (Ảnh tư liệu/tintuc.vn)
Quân giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. (Ảnh tư liệu: tintuc.vn)
Chủ trương chiến lược của Hội nghị lần thứ mười bốn của BCHTW Đảng đã được triển khai, mở đầu bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của ta như một đòn sấm sét đối với bọn trùm xâm lược Mỹ, làm choáng váng cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới.
Bằng cuộc tổng tiến công chiến lược này, ta đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, buộc chúng dù rất ngoan cố và dù còn gây cho ta nhiều khó khăn, vẫn phải bắt đầu quá trình xuống thang chiến tranh, phải chuyển sang chiến lược "phi Mỹ hoá chiến tranh" rồi "Việt Nam hoá chiến tranh", phải bắt đầu rút dần quân Mỹ về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, phải cử người đàm phán với Chính phủ ta ở Hội nghị Pari.
Tuy nhiên, qua thực tiễn của cuộc chiến đấu cho thấy ta cũng mắc một số khuyết điểm như "chủ quan trong việc đánh giá tình hình, cho nên ta đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó; nhất là sau đợt tiến công Tết Mậu Thân ta đã không kịp thời kiểm điểm và rút kinh nghiệm ngay nhằm đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời; ta chậm thấy những cố gắng mới của địch, những khó khăn lúc đó của ta,... cho nên ta đã gặp khó khăn trong một thời gian".
Bác Hồ cùng Bộ Chính trị họp bàn mở Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 (Ảnh: TTXVN)
*Từ ngày 28 đến ngày 31/8/1968, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ mười lăm để đánh giá tình hình trên chiến trường miền Nam, quyết định tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích tiến lên giành thắng lợi quan trọng hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
*Tháng 5/1969, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ mười sáu bàn về tình hình và nhiệm vụ đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
Trong ảnh: Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng đọc điếu văn tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9/9/1969 (Nguồn ảnh: TTXVN) |
*Tháng 4/1972, Hội nghị lần thứ hai mươi của BCHTW Đảng bàn về quản lý kinh tế, một trong những công tác cấp bách và quan trọng của Đảng và Nhà nước. Phương hướng cơ bản của việc cải tiến quản lý kinh tế là xoá bỏ quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, khắc phục cách tổ chức quản lý thủ công, phân tán, xây dựng cách tổ chức quản lý của nền công nghiệp lớn nhằm thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi về quân sự, chính trị và ngoại giao của ta đã dẫn đến việc ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Song, ở miền Nam, đế quốc Mỹ và tay sai vẫn không chịu từ bỏ dã tâm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của chúng.
*Trước tình hình đó, tháng 7/1973, Hội nghị lần thứ hai mươi mốt của BCHTW Đảng đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ trước mắt là đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt chính trị, quân sự và ngoại giao một cách chủ động, linh hoạt tuỳ từng lúc từng nơi để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh hiệp định đã ký, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, thắng địch từng bước và chủ động trong mọi tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên.
*Tháng 12/1973, Đảng họp Hội nghị lần thứ hai mươi hai, xác định nhiệm vụ của miền Bắc là đoàn kết toàn dân, đấu tranh giữ vững hoà bình, ra sức tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh ba cuộc cách mạng, xây dựng miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp kinh tế với quốc phòng, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, ra sức làm tròn nghĩa vụ của mình trong cuộc đấu tranh nhằm hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia, Hội nghị đã thông qua Kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế của miền Bắc trong hai năm (1974-1975) và nêu lên những biện pháp chỉ đạo các ngành, các địa phương ra sức thực hiện kế hoạch này.
Trong ảnh: Ban Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, Hà Nội, tháng 4/1975 (Nguồn: baotanglichsu.vn) |
*Song song với sự lãnh đạo và tổ chức cuộc chiến đấu ở miền Nam và xây dựng ở miền Bắc, Trung ương Đảng rất coi trọng công tác xây dựng Đảng. Tháng 12/1974, Hội nghị lần thứ hai mươi ba của BCHTW Đảng đã ra Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
Nghị quyết nêu rõ: "Sự tiến triển mạnh mẽ của cách mạng nước ta, sự trưởng thành của chế độ và của nhân dân ta, yêu cầu ngày càng cao và tính chất phức tạp của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, của cuộc đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà, tác động hàng ngày của cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng phản cách mạng trên thế giới vào nước ta - đó là những nhân tố khách quan đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao sức chiến đấu của Đảng". "Để Đảng ta tiếp tục làm tròn nhiệm vụ trước dân tộc và trước phong trào cộng sản quốc tế, phải tăng cường công tác xây dựng Đảng, đảm bảo cho Đảng ta luôn luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện mới của cách mạng nước ta, có đường lối, chính sách đúng, có tư tưởng cách mạng triệt để, có tổ chức vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện đầy đủ, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân".
Khoảnh khắc lịch sử xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975, đánh dấu thắng lợi trọn vẹn của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đỉnh cao của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Non sông thu về một mối. Tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ hai mươi bốn của BCHTW Đảng đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết nhấn mạnh: Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của nhân dân cả nước vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ nay, Tổ quốc ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ đất liền đến hải đảo vĩnh viễn độc lập, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa xã hội. Thống nhất đất nước tạo ra sức mạnh mới, thuận lợi mới để phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng và tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế, vì vậy, thống nhất càng sớm, thì càng phát huy nhanh sức mạnh toàn diện của Tổ quốc. Nghị quyết cũng nêu lên các nhiệm vụ đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và các nhiệm vụ trước mắt ở miền Nam để nhanh chóng ổn định tình hình, sớm cùng miền Bắc đi vào quỹ đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá VI đã thành công. Tại kỳ họp đầu tiên tháng 6/1976 (trong ảnh), Quốc hội khoá VI đã long trọng tuyên bố hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước và quyết định lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
*Từ ngày 24/9 đến ngày 24/10/1976, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ hai mươi lăm để thảo luận Dự thảo các văn kiện và tổ chức nhân sự chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng.
. Theo: Văn kiện Đảng Toàn tập
Phản hồi
Ý kiến của bạn:(Không quá 1000 ký tự) Còn lại: 1000 ký tựThông tin người gửi phản hồi
Họ và tên* Email* Mã bảo vệ* RefreshCác tin khác
Các kỳ Hội nghị Trung ương Đảng khóa II: Dẫn dắt cách mạng vượt qua khó khăn Các kỳ hội nghị nhiệm kỳ Đại hội I của Đảng: Xây dựng chính quyền non trẻ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG © 2020 Bản quyền thuộc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Địa chỉ: 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 08 048161 / 08 048160 / 08 048458 - Fax: 08 044175 Email: daihoi13@dangcongsan.vn Chỉ đạo nội dung: Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Trần Doãn Tiến - Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Giấy phép số: 373/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông Thiết kế bởi AcommTừ khóa » Tia Phản ánh Không đúng âm Mưu Và Thủ đoạn Của Mỹ Trong Chiến Lược Chiến Tranh Cục Bộ ở Miền Nam Là
-
“Ý Nào Phản ánh Không đúng âm Mưu Và Thủ đoạn Của Mỹ Trong ...
-
Ý Nào Sau đây Không Phản ánh đúng âm Mưu Và Thủ ... - TopLoigiai
-
Ý Nào Sau đây Không Phản ánh đúng âm Mưu Và Thủ đoạn Của Mĩ ...
-
Ý Nào Sau đây Không Phản ánh đúng âm Mưu Và Thủ đoạn Của Mĩ ...
-
Nội Dung Nào Không Phản ánh đúng âm Mưu Và Thủ ... - Khóa Học
-
Nội Dung Nào Không Phản ánh đúng âm Mưu Và Thủ đoạn - Khóa Học
-
Nối đúng Nào Không Phản ánh đúng âm Mưu Và Thủ đoạn Của Mỹ ...
-
Nội Dung Nào Không Phản ánh đúng âm Mưu Và Thủ đoạn ... - Hoc24
-
Âm Mưu Cùng Thủ đoạn Và Hành động Của đế Quốc Mỹ
-
Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Tết Mậu Thân 1968, đánh Thắng ...
-
Chiến Tranh Cục Bộ (Chiến Tranh Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nội Dung Nào Không Phản ánh đúng âm Mưu Và Thủ ...
-
Hiệp định Paris Về Chấm Dứt Chiến Tranh, Lập Lại Hòa Bình ở Việt Nam
-
Thắng Lợi Vĩ đại Của Sự Nghiệp Chống Mỹ, Cứu Nước Là Thắng Lợi Của ...