Đại Lục – Wikipedia Tiếng Việt

Về góc nhìn địa chính trị, vui lòng xem bài Châu lục.

Lục địa (tiếng Anh: continent) hay Đại lục là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, có nước vây quanh. Lục địa chiếm tổng diện tích khoảng hơn 148,647 triệu km² hay khoảng 29% diện tích bề mặt Trái Đất (510.065.600 km²). Trên thế giới có tất cả sáu lục địa, bao gồm Lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Úc, lục địa Bắc Mỹ, lục địa Nam Mỹ và lục địa Nam Cực nhưng đây chỉ là cách phân chia tương đối và không mang tính tiêu chuẩn. Sự chuyển động của các lục địa, như va chạm và vỡ ra được giải thích bằng thuyết trôi dạt lục địa và đã trở thành một chủ đề nghiên cứu trong địa chất học.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Lục địa (陸地) hay đại lục (大陸) là từ Hán Việt chỉ vùng đất liền rộng lớn, được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương.[1][2] Trong đó lục địa Á-Âu và lục địa Phi được gọi là cựu đại lục, còn lục địa Úc, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Nam Cực được gọi là tân đại lục. Hiện nay có một sự lộn xộn trong cách hiểu và dùng từ giữa lục địa và châu lục, trong khi lục địa là tổ hợp lớn về đất đai mang tính chất địa lý tự nhiên, thì châu lục lại được phân chia dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa và lịch sử; một châu lục bao gồm nhiều quốc gia với các phần diện tích nằm trong lục địa lẫn các đảo xung quanh. Ví dụ, lục địa Á-Âu được coi là một lục địa chung nhưng lại chia làm hai châu lục riêng biệt là châu Á và châu Âu; còn lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ là hai lục địa riêng biệt nhưng lại được gộp làm một châu lục là Châu Mỹ.

Sáu lục địa thường được phân chia dựa trên diện tích địa lý nên cũng tạo ra nhiều sự phân chia tùy tiện. Ví dụ, lục địa Úc có địa hình giống với đảo Greenland, nhưng lục địa Úc được xếp vào loại "lục địa nhỏ nhất" với diện tích 7,617,930km2 chứ không bị coi là hòn đảo; còn Greenland lại được coi là "hòn đảo lớn nhất" với diện tích 2,166,086km2 mà không được gọi là lục địa, lí giải cho sự phân chia này đến nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

Các cách hiểu về lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghĩa hẹp của từ lục địa là một vùng đất liền liên tục[3], có các đường bờ biển và bất kỳ ranh giới nào tạo thành rìa của lục địa. Trong ngữ cảnh này, thuật ngữ lục địa châu Âu được dùng để ám chỉ phần đất liền của châu Âu, không bao gồm các đảo như Great Britain, Ireland, Malta và Iceland, và thuật ngữ lục địa châu Úc có thể đề cập đến phần đất liền của Úc, không bao gồm Tasmania và New Guinea. Tương tự, Hoa Kỳ lục địa bao gồm 48 tiểu bang liền kề ở trung Bắc Mỹ và có thể bao gồm Alaska ở tây bắc lục địa, không bao gồm Hawaii ở giữa Thái Bình Dương.

Về khía cạnh địa chất học hoặc địa lý tự nhiên, lục địa có thể kéo dài ra liên tục ra bên ngoài đường bờ biển đến khu vực nước nông gần kề (gọi là thềm lục địa)[4] và các đảo trên thềm lục địa, vì chúng là một phần cấu trúc kéo dài của lục địa.[5] Theo cách hiểu này, rìa của thềm lục địa là rìa thực sự của lục địa, do các đường bờ thay đổi khi mực nước biển dâng hay hạ.[6] Trong ngữ cảnh này các đảo như Great Britain và Ireland là một phần của lục địa châu Âu, trong khi Úc và đảo New Guinea là cùng một lục địa.

Về khía cạnh văn hóa, khái niệm lục địa có thể vượt ra khỏi ranh giới thềm lục địa, bao gồm các đảo trong đại dương và các mảnh vỡ của luc địa. Theo cách hiểu này, Iceland được xem là một phần của lục địa châu Âu và Madagascar là một phần của lục địa châu Phi. Vượt ra ngoài khái niệm này, các nhà địa lý xếp mảng lục địa Á-Úc cùng với các quần đảo khác trong Thái Bình Dương thành một lục địa gọi là Oceania. Cách định nghĩa này chia toàn bộ phần đất trên bề mặt Trái Đất thành các lục địa hoặc bán lục địa.[7]

Số lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều cách phân biệt các lục địa như: (nguồn địa lý)

Mô hình
Bản đồ màu thể hiện các lục địa khác nhau. Các khu vực mờ hơn thể hiện phân chia của các lục địa.
4 lục địa[8]           Á-Âu-Phi        Mỹ     Nam Cực     Úc
5 lục địa[9][10][11]     Phi        Á-Âu        Mỹ     Nam Cực     Úc
6 lục địa[12]     Phi     Âu     Á        Mỹ     Nam Cực     Úc/Đại Dương
6 lục địa[9][13]     Phi        Á-Âu     Bắc Mỹ     Nam Mỹ     Nam Cực     Úc/Đại Dương
7 lục địa[13][14][15][16][17][18]     Phi     Âu     Á     Bắc Mỹ     Nam Mỹ     Nam Cực     Úc/Đại Dương
  • Mô hình 7 lục địa được dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ, một vài phần ở Tây Âu và hầu hết các nước nói tiếng Anh[cần dẫn nguồn], bao gồm cả Australia[19] và Anh[20].
  • Mô hình 6 lục địa với Châu Á-Âu kết hợp được dùng ở Nga, Đông Âu, và Nhật Bản.
  • Mô hình 6 lục địa với Châu Mỹ kết hợp được dùng ở Việt Nam, Pháp, các quốc gia từng chịu ảnh hưởng của Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha[21], Hy Lạp và các quốc gia thuộc Mỹ Latin.[12]

Thuật ngữ Châu Đại Dương hoặc Australasia để chỉ một vùng bao gồm lục địa Úc và các quần đảo trên Thái Bình Dương, trừ những đảo nằm gần lục địa Á hoặc Mỹ thì được gồm vào Châu Á và Châu Mỹ. Châu Đại Dương thường được dùng thay cho Châu Úc. Ví dụ, Atlas of Canada sử dụng Châu Đại Dương,[15].

Đặc trưng địa chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc trưng của lục địa là có cấu trúc vỏ lục địa (quyển sial) với bề dày 20 – 70 km và có giới hạn dưới là ranh giới Moho. Lớp vỏ lục địa chủ yếu chứa các loại đá nhẹ như granit với tỷ trọng trung bình khoảng 2,7-2,8 g/cm³. Kiến tạo mảng là tiến trình địa chất chính trong việc gây ra chuyển động, va chạm và phân chia của các khối lục địa.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Châu lục
  • Đảo
  • Đại dương và biển
  • Đất liền

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Định nghĩa lục địa”.
  2. ^ “Định nghĩa đại lục”.
  3. ^ "continent n. 5. a." (1989) Oxford English Dictionary, 2nd edition. Oxford University Press; "continent1 n." (2006) The Concise Oxford English Dictionary, 11th edition revised. (Ed.) Catherine Soanes and Angus Stevenson. Oxford University Press; "continent1 n." (2005) The New Oxford American Dictionary, 2nd edition. (Ed.) Erin McKean. Oxford University Press; "continent [2, n] 4 a" (1996) Webster's Third New International Dictionary, Unabridged. ProQuest Information and Learning; "continent" (2007) Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2007, from Encyclopædia Britannica Online.
  4. ^ "continent [2, n] 6" (1996) Webster's Third New International Dictionary, Unabridged. ProQuest Information and Learning. "a large segment of the earth's outer shell including a terrestrial continent and the adjacent continental shelf"
  5. ^ Monkhouse, F. J.; John Small (1978). A Dictionary of the Natural Environment. London: Edward Arnold. tr. 67–68. structurally it includes shallowly submerged adjacent areas (continental shelf) and neighbouring islands
  6. ^ Ollier, Cliff D. (1996). Planet Earth. In Ian Douglas (Ed.), Companion Encyclopedia of Geography: The Environment and Humankind. London: Routledge, p. 30. "Ocean waters extend onto continental rocks at continental shelves, and the true edges of the continents are the steeper continental slopes. The actual shorelines are rather accidental, depending on the height of sea-level on the sloping shelves."
  7. ^ Lewis, Martin W.; Kären E. Wigen (1997). The Myth of Continents: a Critique of Metageography. Berkeley: University of California Press. tr. 40. ISBN 0-520-20742-4, ISBN 0-520-20743-2. The joining of Australia with various Pacific islands to form the quasi continent of Oceania...
  8. ^ R. W. McColl biên tập (2005, Golson Books Ltd.). 'continents' - Encyclopedia of World Geography, Volume 1. tr. 215. ISBN 9780816072293. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012. And since Africa and Asia are connected at the Suez Peninsula, Europe, Africa, and Asia are sometimes combined as Afro-Eurasia or Eurafrasia. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  9. ^ a b "Continent Lưu trữ 2007-02-02 tại Wayback Machine". The Columbia Encyclopedia Lưu trữ 2002-02-05 tại Wayback Machine. 2001. New York: Columbia University Press - Bartleby.
  10. ^ Océano Uno, Diccionario Enciclopédico y Atlas Mundial, "Continente", page 392, 1730. ISBN 84-494-0188-7
  11. ^ Los Cinco Continentes (The Five Continents), Planeta-De Agostini Editions, 1997. ISBN 84-395-6054-0
  12. ^ a b [1] Older/previous official Greek Paedagogical Institute 6th grade Geography textbook (at the Wayback Machine), 5+1 continents combined-America model; Pankosmios Enyklopaidikos Atlas, CIL Hellas Publications, ISBN 84-407-0470-4, page 30, 5+1 combined-America continents model; Neos Eikonographemenos Geographikos Atlas, Siola-Alexiou, sáu continents combined-America model; Lexico tes Hellenikes Glossas, Papyros Publications, ISBN 978-960-6715-47-1, lemma continent (epeiros), năm continents model; Lexico Triantaphyllide online dictionary, Greek Language Center (Kentro Hellenikes Glossas), lemma continent (epeiros), sáu continents combined-America model; Lexico tes Neas Hellenikes Glossas, G.Babiniotes, Kentro Lexikologias (Legicology Center) LTD Publications, ISBN 960-86190-1-7, lemma continent (epeiros), sáu continents combined-America model.
  13. ^ a b "Continent". Encyclopædia Britannica. 2006. Chicago: Encyclopædia Britannica, Inc.
  14. ^ World, National Geographic - Xpeditions Atlas. 2006. Washington, DC: National Geographic Society.
  15. ^ a b The World - Continents Lưu trữ 2006-02-21 tại Wayback Machine, Atlas of Canada
  16. ^ The New Oxford Dictionary of English. 2001. New York: Oxford University Press.
  17. ^ "Continent Lưu trữ 2009-10-28 tại Wayback Machine". MSN Encarta Online Encyclopedia 2006.. ngày 31 tháng 10 năm 2009.
  18. ^ "Continent". McArthur, Tom, ed. 1992. The Oxford Companion to the English Language. New York: Oxford University Press; p. 260.
  19. ^ “F-10 Curriculum Geograph”. Australian Curriculum, Assessment, and Reporting Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2014.
  20. ^ “National curriculum in England: geography programmes of study”. British Department of Education.
  21. ^ “Real Academia Española”. Lema.rae.es. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lục địa.
  • Cổng thông tin Bắc Mỹ/Tổng quan
  • Lục địa tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Continent tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb119817987 (data)
  • GND: 4165153-4
  • LCCN: sh85031556
Cổng thông tin:
  • icon Địa lý
  • flag Trung Quốc
  • map Châu Âu
  • flag Úc
  • Quân sự
  • Hệ Mặt Trời
  • x
  • t
  • s
Các lục địa trên thế giới
   

Châu Phi

Châu Nam Cực

Châu Á

Châu Đại Dương

Châu Âu

Bắc Mỹ

Nam Mỹ

   

Lục địa Á-Âu-Phi

Châu Mỹ

Lục địa Á-Âu

Châu Đại Dương

   
  • Siêu lục địa địa chấtGondwana
  • Laurasia
  • Pangaea
  • Pannotia
  • Rodinia
  • Columbia
  • Kenorland
  • Nena
  • Ur
  • Vaalbara
  • Lục địa lịch sửAmazonia
  • Bắc Cực
  • Asiamerica
  • Atlantica
  • Avalonia
  • Baltica
  • Cimmeria
  • Congo
  • Âu-Mỹ
  • Kalaharia
  • Kazakhstania
  • Laurentia
  • Hoa Bắc
  • Siberia
  • Hoa Nam
  • Đông Antarctic
  • Ấn Độ
   
  • Lục địa chìmCao nguyên Kerguelen
  • Zealandia
  • Siêu lục địa có thể có trong tương laiPangaea Ultima
  • Á-Mỹ
  • Novopangaea
  • Lục địa thần thoại/giả thuyếtAtlantis
  • Kumari Kandam
  • Lemuria
  • Meropis
  • Mu
  • Terra Australis
  • Xem thêm Các khu vực trên thế giới
  • Mảng lục địa
  • Sách Wikipedia Sách
  • Thể loại Thể loại
  • x
  • t
  • s
Trái Đất
Lục địa
  • Châu Phi
  • Châu Nam Cực
  • Châu Á
  • Lục địa Úc
  • Châu Âu
  • Bắc Mỹ
  • Nam Mỹ
Đại dương
  • Bắc Băng Dương
  • Đại Tây Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Thái Bình Dương
  • Nam Đại Dương
Địa chất,địa lý
  • Tuổi Trái Đất
  • Địa chất học
  • Khoa học Trái Đất
  • Xói mòn
  • Extremes on Earth
  • Tương lai Trái Đất
  • Lịch sử địa chất Trái Đất (thang đo thời gian)
  • Geologic record
  • Trọng trường Trái Đất
  • Lịch sử Trái Đất
  • Từ trường
  • Kiến tạo mảng
  • Cấu trúc Trái Đất
  • Động đất
  • Địa vật lý
  • Bướu xích đạo
  • Châu lục
  • Địa lý các hành tinh đá Hệ Mặt Trời
  • Định lý Clairaut
  • Lục địa
  • Múi giờ
  • Những cực trị trên Trái Đất
Khí quyển
  • Khí quyển Trái Đất
  • Khí hậu
  • Ấm lên toàn cầu
  • Thời tiết
Môi trường
  • Khu sinh học
  • Sinh quyển
  • Sinh thái học
  • Hệ sinh thái
  • Ảnh hưởng do con người lên môi trường
  • Lịch sử tiến hóa sự sống
  • Tự nhiên
  • Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ
  • Triết lý Gaia
Bản đồ
  • Bản đồ kỹ thuật số
  • Hình ảnh vệ tinh
  • Địa cầu ảo
  • Bản đồ thế giới
  • Viễn thám
Lịch sử
  • Giả thuyết Gaia
  • Lịch sử Hệ Mặt Trời
  • Lịch sử Trái Đất
  • Lịch sử địa chất Trái Đất
  • Tiến hóa sự sống
  • Lịch trình tiến hóa sự sống
  • Niên đại địa chất
  • Tuổi Trái Đất
  • Tương lai Trái Đất
  • Nghịch lý Mặt trời trẻ mờ nhạt
Văn hóa,nghệ thuậtvà xã hội
  • Danh sách quốc gia có chủ quyền
    • lãnh thổ phụ thuộc
  • Trái Đất trong văn hóa
  • Ngày Trái Đất
  • Kinh tế thế giới
  • Tên gọi
  • Lịch sử thế giới
  • Múi giờ
  • Thế giới
  • Luật quốc tế
  • Nghệ thuật phong cảnh
  • Trái Đất phẳng và Trái Đất rỗng
  • Trái Đất trong viễn tưởng
Tâm linh,mục đích luận
  • Bí ẩn sáng tạo
  • Chủ nghĩa Gaia New Age
  • Chủ nghĩa sáng thế
  • Thần ngôn hành tinh (thuyết thần trí)
  • Gaia (Hy Lạp cổ đại)
  • Mẹ Trái Đất
  • Tellus Mater (La Mã cổ đại)
Khoa học hành tinh
  • Quỹ đạo Trái Đất
  • Sự tiến hóa của Hệ Mặt Trời
  • Geology of solar terrestrial planets
  • Vị trí trong Vũ Trụ
  • Mặt Trăng
  • Hệ Mặt Trời
Khác
  • Hoàng đạo
  • Hành tinh đôi
  • Mây Kordylewski
  • Terra
  • Theia
  • Thể loại Thể loại
  • Outline of Earth
  • Cổng thông tin Cổng thông tin Trái Đất
  • Cổng thông tin Cổng thông tin Hệ Mặt Trời
  • Trang Commons Hình ảnh
  • Mặt Trời
  • Sao Thủy
  • Sao Kim
  • Trái Đất
  • Sao Hỏa
  • Sao Mộc
  • Sao Thổ
  • Thiên Vương
  • Hải Vương

Từ khóa » đại Lục Nằm ở đâu