Đại Lý Cấp 1, Cấp 2 Là Gì? 10 Kinh Nghiệm Mở ... - Kệ Siêu Thị VNT JSC

Trước khi tiến hàng mở đại lý bán hàng, cửa hàng bán lẻ bạn cần tìm hiểu về các kinh nghiệm mở đại lý sao cho phù hợp với khả năng của mình. Lựa chọn đúng hướng đi không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian vốn đầu tư mà còn hạn chế các rủi ro trong tương lai khi đầu tư sai. Nếu bạn đang muốn làm đại lý cấp 1 và đi tìm hiểu về các khái niệm đại lý thì đừng bỏ qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được điều kiện để trở thành đại lý cấp 1 là gì, đại lý cấp 2 là gì và một số kinh nghiệm mở đại lý bán hàng thành công.

Đại lý là gì? Muốn làm đại lý cấp 1, cấp 2 cần có điều kiện gì không?

Đại lý được hiểu là quen hệ thương mại giữa hai bên khi thực hiện các công việc theo sự ủy thác của bên còn lại để hưởng lợi nhuận, thù lao hay chiết khấu, khuyến mại trong thỏa thuận.

Hiện nay luật pháp Việt Nam quy định phân biệt đại lý với đã đại diện, ủy thác. Hầu hết quan hệ đại lý Việt Nam thường gắn với việc mua bán hàng hóa vì vậy đại lý thường được gọi à đại lý mua bán hàng hóa. Quan hệ giữa bên cung cấp và đại lý thì bên đại lý mua bán hàng hóa phải t  iến hành các biện pháp, phương thức bán hàng sao cho đủ chỉ tiêu, yêu cầu để nhận được thù lao tương xứng.

Đại lý là gì?

Thực tế trên thị trường có rất nhiều phương thức để bên cung cấp trả thù lao cho đại lý có thể bằng tiền mặt, hàng hóa, giảm giá trực tiếp, triết khấu, phần quà…Tùy thuộc vào thỏa thuận, quy định giữa hai bên hợp lý và được sự đồng nhất.

Pháp luật Việt Nam quy định hình thức đại lý:

– Căn cứ vào phạm vi quyền hạn chia thành: đại lý độc quyền và tổng đại lý

– Căn cứ vào nội dung quan hệ chia thành: đại lý hoa hồng, đại lý bao tiêu.

Có mặt bằng muốn làm đại lý cần điều kiện gì?

Bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

1.  Phải là thương nhân, có thể là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh).

2.  Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể của bạn phải đăng ký ngành nghề bán buôn, bán lẻ mặt hàng dụng cụ thể thao.

Đây là những điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật, tuy nhiên mỗi một doanh nghiệp thường có những tiêu chuẩn riêng để lựa chọn đại lý cũng như các quy định ràng buộc nhất định đối với đại lý bán hàng, do đó, bạn cần trao đổi chi tiết với phía Doanh nghiệp A trước khi ký Hợp đồng đại lý để tránh rủi ro và tranh chấp sau này.

>> Bạn đọc quan tâm: Những cách tìm đại lý cấp 1, tìm nhà phân phối bán hàng

Đại lý cấp 1 là gì & đại lý cấp 2 là gì?

Đại lý cấp một được hiểu cơ bản đó là hệ thống cửa hàng kinh doanh nhập hàng trực tiếp từ nhà máy mà không phải qua bất cứ nhà phân phối sản phẩm nào. Các công ty thương hiệu tìm kiếm đại lý cấp 1 để phân phối sản phẩm rộng khắp đồng đều tới tay người tiêu dùng. Những cá nhân hoặc tổ chức sẽ trao đổi chính sách và nhận làm đại lý bán hàng cho các công ty này.

Đại lý cấp 1 và cấp 2

Thông thường đại lý cấp 1 được đăng ký độc quyền tại một khu vực, địa phương, tỉnh thành của doanh nghiệp để bảo đảm các chỉ tiêu về doanh số, chất lượng sản phẩm hàng tháng. Khi trở thành đại lý trực tiếp bạn sẽ được nhập hàng với giá gốc hay còn được gọi là giá đại lý. Ngoài ra còn được hưởng chiết khấu cao, thưởng phần trăm, thưởng quý năm…nếu đạt đủ chỉ tiêu đề ra.

Đại lý cấp 2 không nhập hàng từ nhà máy mà phải nhập hàng từ đại lý cấp 1 và chịu sự chi phối quản lý của hệ thống đại lý cấp 1. Đại lý cấp 2 sẽ không được chiết khấu cao như đại lý cấp 1 tuy nhiên lại không bị chịu sức ép về chỉ tiêu, sản phẩm, năng lực mở rộng như đại lý cấp 1. Sau khi phát triển các đại lý cấp 2 có thể mở rộng hệ thống đại lý 3,4,5…

Để trở thành đại lý các cấp chính hãng chủ đầu tư cần có vốn đầu tư lớn, mặt bằng trưng bày hàng hóa, kho bãi dự trữ nhập hàng, có phương tiện vận chuyển, có hệ thống nhân lực và khả năng tiêu thụ hàng hóa chắc chắn ổn định. Dựa vào khả năng kinh doanh và hướng đi bạn có thể lựa chọn hình thức bán lẻ phù hợp nhất với mình ít rủi ro nhất.

>> Tham khảo: Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi

10 kinh nghiệm mở đại lý bán hàng hiệu quả thu lời

  • Lựa chọn địa điểm phù hợp

Yếu tố quan trọng mà chúng tôi luôn tư vấn cho khách hàng khi được hỏi về kinh nghiệm mở đại lý đó chính là lựa chọn địa điểm kinh doanh. Bạn cần lựa chọn mặt bằng đủ rộng để trưng bày hàng hóa tạo không gian mua sắm thông thoáng, thoải mái cho khách hàng. Chọn mặt bằng tại khu vực đông dân cư, ngã ba ngã tư, cạnh đường lớn…để tăng tối đa khả năng tiếp thị hàng hóa.

  • Tìm hiểu phân tích thị trường kinh doanh, nên mở đại lý gì?

Trước khi tiến hành vào việc xây dựng cửa hàng bạn cần đầu tư thời gian và công sức vào việc khảo sát tìm hiểu thị trường, khách hàng khu vực định kinh doanh. Càng tìm hiểu kỹ thì bạn sẽ càng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm kinh doanh chính xác hạn chế tối đa khả năng thua lỗ. Điều này cũng giúp bạn xác định nên làm đại lý gì thích hợp.

  • Lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa

Tìm hiểu kỹ càng các nguồn hàng về chất lượng, giá thành, chiết khấu, thời gian đổi trả…Cung cấp đa dạng hàng hóa, lựa chọn sản phẩm được nhiều khách hàng sử dụng và thường xuyên cập nhật các mặt hàng mới để tăng tính cạnh tranh cho cửa hàng của mình.

>> Hướng dẫn: Tìm nguồn hàng sỉ tạp hóa

  • Nhập hàng từ đầu buôn siêu thị

Nhập hàng hóa từ các đại siêu thị cũng là một kênh lấy hàng tối ưu. Lấy hàng từ siêu thị bạn sẽ yên tâm về chất lượng, xuất xứ của hàng hóa. Bạn nên yêu cầu mua hàng hóa có hạn dài và thương lượng về hình thức đổi trả về hàng hóa tồn kho.

  • Tìm kiếm hàng hóa nhập từ chợ đầu mối

Chợ đầu mối cũng là một kênh nhập hàng được nhiều chủ đầu tư tư vấn khi được hỏi về kinh nghiệm mở đại lý. Tại các chợ đầu mối bạn sẽ nhập được rất nhiều hàng hóa đa dạng mẫu mã và đặc biệt là có giá thành rẻ. Chính vì giá thành rẻ nên bạn cũng cần phải tìm hiểu thông tin hàng hóa rõ ràng trước khi chọn nhập hàng.

  • Đăng ký làm đại lý cho các công ty lớn

Như đã nói ở phần trên việc trở thành đại lý các cấp cho công ty, thương hiệu lớn bạn sẽ được hưởng nhiều chế độ ưu đãi tốt như nhập hàng với giá rẻ, chiết khấu cao, thường xuyên nhận thưởng theo tháng- quý- năm…Tuy nhiên bạn cũng cần phải chấp nhận các quy định về trưng bày, kinh doanh, chỉ tiêu mà công ty đề ra.

  • Nhập hàng từ nước ngoài

Hiện nay nhiều khách hàng tìm mua mặt hàng có xuất xứ từ nước ngoài vì chất lượng sản phẩm hay các sản phẩm đó chưa sản xuất tại Việt Nam. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế bạn có thể đầu tư vốn nhập hàng từ nước ngoài để đa hàng hàng hóa phục vụ khách hàng.

  • Đầu tư quảng cáo tiếp thị

Một trong những kinh nghiệm mở đại lý thành công đó là đầu tư quảng cáo tiếp thị thương hiệu cũng như sản phẩm. Quảng cáo không chỉ giúp mở rộng tệp khách hàng mà còn giúp khẳng định thương hiệu cho cửa hàng của bạn.

  • Hướng dẫn đào tạo hệ thống nhân viên

Thái độ phục vụ sẽ quyết định rất lớn vào độ hài lòng của khách hàng. Đối với các cửa hàng, siêu thị lớn bạn không thể tự mình quản lý hết hàng ngày vì vậy cần đào tạo nhân viên bán hàng về phương thức, thái độ phục vụ chuyên nghiệp nhất.

  • Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể theo từng thời điểm

Lên kế hoạch cho cửa hàng từ chiến dịch quảng cáo, giá bán, hàng hóa nhập xuất…để bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng ổn định cho cửa hàng của bạn.

Nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng bán lẻ và đang tìm hiểu về các kinh nghiệm mở đại lý nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bạn có thể liên hệ với Kệ siêu thị VNT JSC để nhận tư vấn về các bước setup mở siêu thị, cửa hàng hiệu quả. Chúng tôi là đơn vị chuyên hỗ trợ lắp đặt, setup siêu thị, cửa hàng, làm giá kệ, kệ sắt v lỗ, kệ siêu thị với 10 năm hoạt động. Chắc chắn sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Vũ Văn Có VNT JSCKỹ thuật viên - Vũ Văn Có

Tôi là một kỹ thuật viên chuyên lắp đặt giá kệ cho khách hàng của công ty Kệ siêu thị VNT JSC. Trong 5 năm làm việc tôi đã lắp đặt hàng trăm dự án lớn nhỏ. Nếu cần tư vấn giá kệ hãy liên hệ với tôi hoặc để lại bình luận bên dưới.

Từ khóa » đại Lý C1 Là Gì