Đại Lý Là Gì? Các Loại Hình đại Lý Và đặc điểm Của Chúng

Đại lý là đơn vị được doanh nghiệp ủy quyền để bán sản phẩm cho khách hàng. Bạn muốn hiểu rõ hơn khái niệm đại lý là gì thì đọc tiếp nhé!

  • Thị trường mục tiêu là gì: Khái niệm và tầm quan trọng
  • Cổ phần là gì? Các loại cổ phần và đặc điểm của chúng
  1. Đại lý là gì?
    1. Khái niệm đại lý
    2. Đặc điểm của hình thức đại lý
  2. Các loại hình đại lý hiện nay
    1. Đại lý bao tiêu
    2. Đại lý độc quyền
    3. Tổng đại lý
    4. Các hình thức khác

Đại lý là gì?

Khái niệm đại lý

Hiểu một cách đơn giản thì đại lý, tiếng Anh là agency, là đại diện bán hàng cho doanh nghiệp. Họ là cầu nối, là người trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ thỏa thuận và cho phép đại lý nhân danh mình để bán các mặt hàng cho người tiêu dùng. Các đại lý sẽ được phía doanh nghiệp trả thù lao thích đáng.

Đại lý là gì? Các loại hình đại lý và đặc điểm của chúng - Ảnh 1
Đại lý là gì?

Ví dụ: Honda cho phép một cá nhân/đơn vị trở thành đại lý phân phối các dòng xe của hãng ở 1 số khu vực như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.

Hoặc Vietnam Airlines cho phép một số cá nhân trở thành đại lý của mình, họ có nhiệm vụ bán vé máy bay cho các khách hàng.

Tạo ngay 30+ mẫu cv xin việc online tại đây

Đặc điểm của hình thức đại lý

Thứ nhất, hoạt động đại lý là hoạt động diễn ra giữa bên giao đại lý và bên đại lý.

Trong đó, thương nhân/doanh nghiệp giao hàng hóa, hoặc đơn vị được ủy quyền, được gọi là bên giao đại lý. Bên đại lý là cá nhân hoặc tổ chức đứng ra nhận hàng hóa, dịch vụ để làm đại lý bán, hoặc đứng ra nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua, hoặc là đơn vị được ủy quyền.

Điều 167 Luật thương mại quy định: Cả bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, tức các tổ chức kinh tế hợp pháp, có đăng ký giấy phép kinh doanh.

Thứ hai, quan hệ đại lý thương mại xác lập trên quan hệ hợp đồng.

Điều 168 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Trong đó, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng cần có sự đồng thuận rõ ràng về các điều khoản như:

  • quyền và nghĩa vụ các bên,
  • thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý,
  • thù lao đại lý,
  • hình thức đại lý,
  • hàng hóa và dịch vụ đại lý…

Thứ ba, trong hoạt động đại lý thương mại thì bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.

Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba.

►►► Tìm hiểu: Khách hàng tiềm năng là gì? Bí quyết hút khách hàng tiềm năng

Các loại hình đại lý hiện nay

Sau khi đã nắm được đại lý là gì, bạn hãy cùng chúng tôi đào sâu tìm hiểu về các loại hình đại lý và đặc điểm của từng loại nhé! Theo sự quy định của pháp luật Việt Nam, hiện tại có 3 loại hình đại lý được chính thức công nhận, đó là: Đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền và tổng đại lý.

Đại lý là gì? Các loại hình đại lý và đặc điểm của chúng - Ảnh 2
Các loại hình đại lý

Đại lý bao tiêu

Đây là hình thức đại lý mà phía đại lý phải thực hiện mua/bán trọn vẹn 1 khối lượng hàng hóa nhất định hoặc cung ứng 1 loại dịch vụ theo đúng như phía doanh nghiệp yêu cầu.

Với loại hình đại lý bao tiêu, phía doanh nghiệp cung ứng hàng hóa sẽ ấn định mức giá giao hàng cho đại lý nhưng đại lý lại có quyền quyết định mức giá bán hàng hóa/dịch vụ. Bên cạnh đó, quyền quyết định giá bán hàng hóa/dịch vụ có thể thuộc về phía doanh nghiệp hoặc phía đại lý, tùy theo sự thỏa thuận của 2 bên.

Lợi nhuận dành cho đại lý chính là khoản tiền ăn chênh lệch giữa giá mua/bán trong thực tế và giá mà phía doanh nghiệp quy định.

Không lo thất nghiệp – Tìm Việc Làm ngay !

Đại lý độc quyền

Là loại đại lý độc nhất vô nhị tại 1 khu vực địa lý nhất định. Họ là đơn vị duy nhất ở khu vực ấy, được phía doanh nghiệp trao cho quyền mua/bán hoặc cung ứng 1 hoặc 1 vài loại hàng hóa/dịch vụ nhất định.

Đại lý độc quyền là đơn vị duy nhất trong cả 1 khu vực địa lý cung ứng 1 số loại mặt hàng nhất định, vì vậy họ bị giới hạn về mặt phạm vi kinh doanh. Họ chỉ có thể mua/bán hoặc cung ứng 1 vài loại hàng hóa/dịch vụ nhất định và họ cũng là đơn vị duy nhất được phép phân phối hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp đã ủy quyền cho họ.

►►► Khám phá: Kinh doanh là gì? Tất tần tật những kiến thức cần biết về kinh doanh

Đại lý là gì? Các loại hình đại lý và đặc điểm của chúng - Ảnh 3
Đặc điểm của từng loại hình đại lý

Tổng đại lý

Với hình thức này, phía đại lý sẽ tạo dựng lên 1 hệ thống đại lý trực thuộc tổng đại lý để phục vụ cho mục đích mua/bán hoặc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho phía doanh nghiệp.

Tổng đại lý 1 tổ hợp bao gồm nhiều đại lý nhỏ trực thuộc. Cả tổng đại lý và các đại lý trực thuộc đều sẽ thực hiện nhiệm vụ mua/bán hoặc cung ứng hàng hóa/dịch vụ. Tổng đại lý có tư cách pháp nhân và sẽ là người đại diện về mặt pháp lý cho các đại lý trực thuộc.

Các hình thức khác

Ngoài các hình thức đại lý phía trên, pháp luật Việt Nam còn cho phép các cá nhân/đơn vị tạo ra một số hình thức đại lý khác nữa như: đại lý hoa hồng hay đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, đại lý cấp 3 theo sự phân định và thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý.

►►► Xem thêm: Hoa hồng là gì? Cách doanh nghiệp tính hoa hồng cho nhân viên

Trên đây là những thông tin cần thiết mà người đọc nên nắm rõ khi tìm hiểu “Đại lý là gì?”. Với đặc điểm của từng loại hình đại lý được Nhà nước cấp phép, hy vọng những đơn vị kinh doanh sẽ nắm được quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong quá trình hợp tác với doanh nghiệp.

Từ khóa » đại Lý Bao Tiêu Là Gì