Đài Móng Là Gì? Kích Thước Chuẩn Của đài Móng

Đài móng là gì? Kích thước chuẩn của đài móng

Một trong các bộ phận giúp móng nhà thêm vững chắc chính là đài móng. Vậy bạn đã biết đài móng là gì chưa? Kích thước chuẩn của đài cọc cũng như quy trình thi công đài móng cọc ép là gì? Câu trả lời sẽ được Kiến Tạo Việt giải đáp ngay sau đây.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Đài móng là gì?
  • Kích thước chuẩn của đài móng
  • Quy trình thi công đài móng cọc ép

Đài móng là gì?

Là một bộ phận có chức năng liên kết các cọc lại với nhau. Đài móng giúp phân bổ lực để đảm bảo tối ưu lực cân bằng cho toàn bộ bề mặt và toàn bộ diện tích phần nền móng.

Đài móng được phân làm đài cứng và đài mềm hoặc phân theo kích thước sẽ là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao. Với nhiều hình dáng như: tròn, tam giác, hình côn… Hình dáng của đài cũng ảnh hưởng tới kết cấu công trình. Nếu đài không hợp với các cọc thì sẽ làm giảm sức bền của nền móng.

Kích thước chuẩn của đài móng
Đài móng

Kích thước chuẩn của đài móng

– Từ trung tâm của cột biên tới mép đài không nhỏ hơn đường kính của cột hoặc chiều dài cạnh bình quân của cọc. Khoảng cách tính từ cọc tới mép đài không nhỏ hơn 150mm. – Bề rộng bản đáy của đài hai hàng hoặc đài cọc một hàng không nhỏ hơn 2 lần chiều dài cạnh cọc. Chiều rộng của đài móng cũng không nên nhỏ dưới 600mm. Từ mép cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm thì mới đạt chuẩn.

– Độ dày của đài móng cọc phải căn cứ vào yêu cầu của kết cấu bên trên để xác định. Độ dày này tính từ mặt lớp đệm nên không được nhỏ hơn 300mm. Nếu đài có dạng hình côn thì độ dày của mép đài cũng không được nhỏ hơn 300mm.

– Hình dáng, kích thước của đài móng cũng cần phụ thuộc vào diện tích cần thiết để bố trí số cọc; Theo quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các cọc.

– Chiều sâu chôn đài phụ thuộc vào điều kiện địa chất, đặc tính cấu tạo của công trình như: có tầng hầm, kho chứa…

– Chiều cao phụ thuộc vào việc tính toán nhưng phải có trị số cần thiết đệ đảm bỏ độ ngầm của các cọc trong đài.

– Đài cọc thường bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Nên chọn mác bê tông trên 200

– Nếu đập đầu cọc để ngầm cốt thép vào trong đài thì phải đảm bảo chiều dài neo > 20 đối với thép có gờ; Và > 30 với thép không gờ.

– Khoảng cách từ mép đài tới mép hàng cọc ngoài cùng > 10cm đối với công trình nhà dân dụng.

– Khoảng cách giữa các tim cọc gần nhau trong đài >= 3d đối với cọ ma sát và >=2d với các chống. Cốt thép cấu tạo trong đài có thể dùng thép.

Quy trình thi công đài móng cọc ép

Thi công cốt thép đài móng
Thi công cốt thép đài móng

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công

Khảo sát địa hình, địa chất của nơi thi công. Tiếp đến là phân tích và tính toán móng cọc ép sao cho việc thi công được đảm bảo. Sắp xếp khu vực để xếp cọc, loại bỏ những cọc không đảm bỏ yêu cầu kĩ thuật. Đồng thời định vị và giác móng công trình.

Bước 2: Ép cọc bê tông móng nhà

Bước 2.1: Ép đoạn cọc đầu tiên, cẩu dựng cọc và giá ép. Điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí thiết kế và điều chỉnh trục dọc thẳng đứng Bước 2.2: Ép đoạn cọc trung gian: Sau khi ép đoạn cọc đầu tiên đến độ sâu như thiết kế; Tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian vào đoạn cọc đầu tiên. Căn chỉnh đường trục của cột trung gian trùng với đường trục đầu tiên và tiến hành ép. Bước 2.3: Thực hiện ép âm: Khi đoạn cọc cuối cùng đến mặt đất thì tiến hành cẩu dựng lõi cọc chụp vào đầu cọc. Tiếp tục ép cọc đến độ sâu như thiết lế. Khi ép xong một cọc thì trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí để ép cọc thứ 2.

Bước 3: Gia công cốt thép: sửa thẳng và đánh gỉ, cắt và uốn, nối cốt thép

Bước 4: Hàn, buộc cốt thép thành lưới, thành khung

Bước 5: Đổ bê tông móng

Từ khóa » Thép đài Móng Cọc Khoan Nhồi