Đài Nghiên - Tháp Bút - Biểu Tượng Nền Văn Hiến Của Việt Nam

Đài Nghiên – Tháp Bút là 2 kiến trúc thuộc khu di tích đền Ngọc Sơn. Dù chỉ là 2 công trình nhỏ bé, không nguy nga tráng lệ, nhưng lại mang trong mình những ý nghĩa về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật cao, nơi chất chứa bao nỗi niềm của kẻ tri thức xưa trước thời thế đất nước loạn lạc.

Thăng Long Hà Nội ngàn năm tuổi vốn là điểm đến hấp dẫn với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và công trình kiến trúc độc đáo mang ý nghĩa sâu sắc, trong đó Đài Nghiên – Tháp Bút sừng sững bên hồ Hoàn Kiếm là dấu ấn nổi bật về nền văn hiến lâu đời của dân tộc, thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

Lịch sử Đài Nghiên – Tháp Bút

Hai công trình này được án sát Hà Nội đương nhiệm Đặng Huy Tá và án sát nghỉ hưu Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865 dưới thời vua Tự Đức.

Tháp Bút Hồ Gươm được xây dựng trên nền một ngọn núi có tên là Núi Độc Tôn. Tương truyền khi xưa chúa Trịnh Doanh sau khi đánh thắng giặc đã cho lính đắp núi Độc Tôn và lập đàn tế tại đây. Về sau, Nguyễn Văn Siêu đã cho xây dựng ngọn Tháp trên núi này với nguyện vọng “Núi biểu trưng cho chiến công, tháp tượng trưng cho văn hóa, tháp được nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp mà được truyền mãi”.

tháp bút hồ gươm
Nguồn: travelcoffeehot.com

Nguyễn Văn Siêu (1854 – 1872) là một vị quan, người thầy giáo, và nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19. Ông làm quan từ năm 1838 – 1854, dưới triều đại vua Tự Đức và được người dân gọi với cái tên “Thánh” Siêu.

Ông đã cho tu sửa Đền Ngọc Sơn, bắc cầu Thê Húc và xây dựng Đài Nghiên – Tháp Bút sau khoảng thời gian từ quan và trở về sinh sống tại Hà Nội.

Công trình Tháp Bút ở Hồ Gươm

Tháp Bút ở đâu?

Tháp nằm ở phía ngoài lối vào của Đền Ngọc Sơn. Ngọn núi Độc Tôn nơi dựng tháp là một núi đá xếp có đường kính 12m, cao 4m.

tháp bút ở hồ gươm
Nguồn: wikiwand.com

Tháp được Nguyễn Văn Siêu xây dựng với ý nghĩa tượng trưng cho văn hiến của nước nhà. Có thể thấy được đây là một công trình hiện vật thể hiện sâu sắc tính dân tộc, có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao.

Tháp Bút có bao nhiêu tầng?

Tháp có dạng hình vuông gồm năm tầng. Đỉnh Tháp là một ngòi bút lông dựng ngược chỉ lên trời, cả cán và ngòi bút cao 0.9m. Tổng cộng chiều cao của công trình tháp bút là 28m, tại ba tầng giữa tháp có khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” bằng chữ Hán – có nghĩa là “Viết lên trời xanh”, thể hiện hào khí ngút trời của những bậc sĩ phu thời xưa.

tháp bút có bao nhiêu tầng
Nguồn: hanoimoi.com.vn

Một vài đại điểm du lịch ở gần Tháp Bút – Đài Ngiên:

  • Tháp Rùa
  • Nhà hát lớn Hà Nội
  • Nhà thờ lớn Hà Nội
  • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
  • Bốt Hàng Đậu
  • Tràng Tiền Plaza

Công trình Đài Nghiên

Thật thiếu sót khi nhắc tới Tháp Bút Hồ Gươm mà không có Đài Nghiên. Đài Nghiên nằm ở trên mái của lớp cổng thứ 3 trên đường vào đền Ngọc Sơn. Đã có bút với quy mô của bút dùng để “viết lên trời xanh” thì phải có nghiên với độ lớn tương xứng với bút.

Đài Nghiên được tạc nguyên khối từ một tảng đá xanh, có hình trái đào cắt ngang theo chiều dọc và được khoét lõm vào lòng chảo. Nghiên có bề dài khoảng 0.97m, chiều ngang 0.8m và cao 0.3m. Đội nghiên là ba con thiềm thừ (con cóc), trên thân nghiên có khắc 64 chữ Hán của chính Thần Siêu viết, bài văn có hàm ý rất sâu sắc, với đại thể nghĩa muốn khuyên vua chúa ngày xưa nếu biết dùng người thì sẽ làm được nhiều việc; tuy vậy nhiều nhà sử học đã cho rằng chữ trên đài nghiên đã bị chỉnh sửa và đục bớt nhiều từ so với bản chính của cụ Siêu.

đài nghiên tháp bút
Nguồn: acsantangelo1907.com

Đã có nhiều lời kể cho rằng, có ngày trong năm, du khách tới tham quan du lịch khu di tích đền Ngọc Sơn sẽ được chứng kiến một cảnh tượng vô cùng kỳ diệu khi mặt trời lên cao bóng của Tháp Bút đền Ngọc Sơn đổ đúng vào lòng nghiên.

Có thể thấy rằng trong di tích đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên – Tháp Bút là công trình với ý nghĩa triết lý, thể hiện được văn hóa dân tộc với giá trị nghệ thuật lịch sử cao. Cụ Nguyễn Văn Siêu đã đưa nhiều dụng ý vào 2 công trình này tráng khí của bậc sĩ phu ngày xưa, cũng như tinh thần đề cao giá trị Nho giáo, đề cao nền văn hóa của dân tộc. Hơn 150 năm qua, Đài Nghiên – Tháp Bút vẫn còn đó, vẫn giữ nguyên vẹn được những giá trị văn hóa và lịch sử, vẫn giữ được cái nét cổ kính, trầm lặng giữa một thành phố thủ đô đang ngày một nhộn nhịp, sôi động.

miền bắc

Từ khóa » đài Nghiên Hà Nội