Đại Ngu Là Gì? Giải đáp ý Nghĩa Của Quốc Hiệu

Lịch sử đất nước Việt Nam ta từng có thời kỳ được gọi với cái tên là “Đại Ngu”. Đây là một trong nhiều thời kỳ của quá trình dựng nước và giữ nước cha ông để lại. Đối với nhiều người chưa biết, chắc chắn sẽ đặt câu hỏi Đại Ngu là gì? Thời kỳ này đất nước ta do vị vua nào thống trị? Để tìm hiểu và giải đáp ý nghĩa của Quốc hiệu: Đại Ngu, VN24h.info mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nội dung chính

Toggle
  • Đại Ngu là gì?
  • Giải đáp nguồn gốc và ý nghĩa của Quốc hiệu: Đại Ngu
  • Nét tiêu biểu về Hồ Quý Ly thời nhà Hồ

Đại Ngu là gì?

Đại Ngu là Quốc hiệu của đất nước Việt Nam chúng ta thời nhà Hồ, do Hồ Quý Ly đặt ra, tồn tại từ năm 1400 cho đến khi cha con nhà Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt vào năm 1407.

Muốn hiểu Đại Ngu là gì, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu:

  • “Ngu” trong Đại Ngu có nghĩa là hòa bình, yên vui, hạnh phúc.
  • “Đại” trong Đại Ngu có nghĩa là: Sự lớn lao, vĩ đại, to lớn…

Đại Ngu được sử dụng làm Quốc hiệu có thể hiểu là ước ao về một giang sơn yên vui, hòa bình, hạnh phúc, rộng lớn bao phủ khắp mọi nơi.

Đại Ngu là quốc hiệu do Hồ Quý Ly đặt cho triều đại đất nước mà mình đứng đầu
Đại Ngu là quốc hiệu do Hồ Quý Ly đặt cho triều đại đất nước mà mình đứng đầu.

Giải đáp nguồn gốc và ý nghĩa của Quốc hiệu: Đại Ngu

Có một vài thuyết cho rằng, người họ Hồ là con cháu của Ngu Thuấn (1 trong Ngũ Đế nổi tiếng của Trung Hoa thời thượng cổ). Cho đến sau này, Vĩ mẫn (con của Ngu Yên) đã được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong thành Hồ Công Mẫn. Cho đến sau này, dùng luôn chữ Hồ làm tên gọi. Hồ Quý Ly tự nhận mình là con cháu Ngu Thuấn dòng họ Hồ nên đặt Quốc hiệu là Đại Ngu.

Đại Ngu là gì? Giải đáp ý nghĩa của Quốc hiệu: Đại Ngu?
Quốc hiệu Đại Ngu được đặt ra do Hồ Quý Ly nhận mình là con cháu của Ngu Thuấn
  • Hoa Ưu Đàm là gì? Truyền thuyết về loài hoa 3000 năm mới nở 1 lần.
  • Nhân văn là gì? Như thế nào là lối sống nhân văn?

Nét tiêu biểu về Hồ Quý Ly thời nhà Hồ

Đại Ngu là gì chúng ta đã phần nào hiểu được, tuy nhiên về người đứng đầu nhà Hồ – Hồ Quý Ly có tiểu sử như thế nào trước khi lấy được giang sơn thì không phải ai cũng nắm rõ.

Hồ Quý Ly xuất thân từ dòng họ ngoại, có tham vọng và quyền lực lớn. Ông sở hữu tư tưởng cách tân. Sau khi thấy vận nước đang dần suy yếu, Hồ Quý Ly đã chịu trách nhiệm đứng ra thay đổi tình thế.

Khi ông vừa bước chân vào trường chính trị thì điều đầu tiên mà ông quan tâm chính là cải các quốc gia ở mọi phương diện, khía cạnh.

Hồ Quý Ly đã có gần 30 năm tham gia vào chức trách trong triều đình thời nhà Trần và ông có 7 năm đứng đầu đất nước Đại Ngu (1400 – 1407). Trong suốt thời gian này, ông luôn tìm cách bảo vệ vương quyền, xây dựng lực lượng và chấn hưng quốc gia.

Hồ Quý Ly đã đưa ra nhiều phương thức cải tổ cho đất nước
Hồ Quý Ly đã đưa ra nhiều phương thức cải tổ cho đất nước

Hồ Quý Ly đã có những cải cách về chính trị xã hội và thay đổi hệ tư tưởng phong kiến. Những biện pháp cụ thể của ông là: Thay đổi đội ngũ quan lại phong kiến, quan liêu thay thế dần cho phong kiến quý tộc; Giảm thiểu chùa chiền phát triển quá nhiều; Không biệt đãi và đưa tôn thất họ Hồ vào bộ máy nhà nước…

Đối với lĩnh vực kinh tế – xã hội, Hồ Quý Ly cũng có nhiều biện pháp cải tổ như: ban hành chính sách “hạn điền” để hạn chế chiếm hữu đất đai của quý tộc phong kiến. Thực hiện thêm chính sách “hạn nô”, tổ chức chữa bệnh và cứu đói cho dân.

Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục thì Hồ Quý Ly khuyến khích nhân dân sử dụng chữ Nôm, đề có phương thức học thực dụng. Ông cũng phê phán những người học rộng nhưng lại viển vông, nông cạn. Ông đưa ra nhiều chính sách trong thi cử để chọn ra nhiều người tài đức hơn.

Ở khía cạnh quân sự quốc phòng, Hồ Quý Ly cho chế tạo nhiều loại súng mới, bố trí phòng thủ tập trung vào những nơi hiểm yếu, xây dựng kiên cố thành trì.

Có thể nói, Hồ Quý Ly là một người có tư tưởng tiến bộ, tài giỏi và yêu nước. Tuy chỉ thống trị đất nước 7 năm nhưng ông đã góp phần cải cách đất nước ở nhiều phương diện với một bản lĩnh phi thường.

Năm 1407, hào quang của Đại Ngu đã bị dập tắt bởi sự xâm lược của nhà Minh. Quốc hiệu Đại Ngu cũng chấm dứt từ tháng 4/1407.

Di tích thành nhà Hồ vẫn tồn tại đến ngày nay
Di tích thành nhà Hồ vẫn tồn tại đến ngày nay

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp các bạn có thể hiểu tổng quát Đại Ngu là gì, cùng những giải đáp về Quốc hiệu của đất nước ta trong khoảng thời gian dưới sự thống trị của Hồ Quý Ly. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về thời nhà Hồ của nước Việt Nam (1400 – 1407). Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

3/5 - (2 bình chọn)

TagsĐất nước Hồ Quý Ly Phong kiến Quốc hiệu

Từ khóa » đại Ngu Có ý Nghĩa Là Gì