Đại Nhảy Vọt (1958 – 1961): Sự điên Khùng Của Một Bạo Chúa
Có thể bạn quan tâm
Gesa Gottschalk Phan Ba dịch
Năm 1957, Mao ra lệnh thực hiện thêm một cuộc cách mạng nữa: với một cuộc “Đại Nhảy Vọt”, nền nông nghiệp Trung Quốc cần phải được hiện đại hóa và xuất khẩu những lượng ngũ cốc khổng lồ trong thời gian ngắn nhất, nhà máy điện cần phải sản xuất điện và lò luyện kim cần phải nấu chảy thép ở khắp nơi để đất nước qua đó mà trở thành một quốc gia công nghiệp. Thế nhưng kết quả của sự hiện đại hóa bị cưỡng bức này thật là khủng khiếp. Thép được sản xuất ra thường là vô dụng, hồ nước thủy điện bị nghẽn bùn – và hàng triệu người đã trở thành nạn nhân của nạn đói hẳn là lớn nhất trong lịch sử.
Khi Xuân về ở Judong, những người đàn ông trẻ tuổi bỏ đi. Họ bỏ lại đồng ruộng mà trên đó không còn gì mọc nữa, vợ họ, những người không còn mang thai được nữa, con họ, những đứa bé sưng húp lên vì đói, cha mẹ họ, những người quá yếu ớt để mà có thể bỏ trốn. Nhà của họ bị phá tan, nồi nấu của họ bị tịch thu. Dân quân trong vùng săn lùng bất cứ người nào bỏ làng trốn đi, đánh chết hàng ngàn người.
Thế nhưng những người đàn ông từ Judong [Để ngăn ngừa sự đàn áp – ngay cả đến ngày nay – tên làng và tên những người dân của nó đã được thay đổi.] thoát được, họ chạy đến một tuyến đường sắt mà không bị phát hiện, leo lên một con tàu hỏa, bí mật đến được với những con tàu hỏa khác, đi cho đến tận rìa của Cao nguyên Tây Tạng, nơi vẫn còn có thức ăn.
Ở làng quê của họ, những người phụ nữ, trẻ em, người già và người bệnh đã chết trong vòng hai năm sau đó. Họ là nạn nhân của một nạn đói ngay cho Trung Quốc cũng là không tiền khoáng hậu – được gây ra bởi đảng đấy, cái đã nhận lấy quyền lực mười năm trước đó với lời hứa hẹn rằng không bao giờ sẽ có một người Trung Quốc nào chết đói nữa. Được gây ra trước hết là bởi người đứng đầu đảng này, người 16 tháng trước đó đã quyết định phóng đất nước này với một nổ lực vĩ đại vào thời Hiện đại công nghiệp – và đồng thời vào Chủ nghĩa Cộng sản.
Phân nửa người dân của Judong và có lẽ thêm 30 triệu người Trung Quốc nữa đã trả giá bằng mạng sống của mình cho giấc mơ “Đại Nhảy Vọt” này. [Con số nạn nhân dựa trên ước lượng. Nó dao động giữa 15 và 55 triệu. Ý kiến thống trị cho rằng đã có 30 triệu người chết.]
JUDONG TRONG TỈNH HÀ NAM ở giữa Trung Quốc là một ngôi làng nghèo. Nó nằm giữa những cánh đồng trồng khoai lang và lúa mì trong vùng Tín Dương. Hồ nước lóng lánh giữa đồng ruộng.Người dân thường phải chịu đựng, họ quen với chiến tranh và thiên tai. Trong cuộc nội chiến, người nông dân đã đi xin ăn khắp nơi để mà sống qua ngày. Sau khi nắm lấy quyền lực năm 1949, Đảng đã gán cho họ một thể chế giai cấp tùy theo sở hữu của họ cho tới nay, cái đảo ngược trật tự của ngôi làng: “nông dân nghèo” được ưu đãi so với “đại địa chủ”. Ruộng đất của những người giàu nhất được chia lại, để cho tất cả nông dân có thể làm ruộng trên đất có giá trị khoảng như nhau.
Thế nhưng năm 1957, tám năm sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, ĐCS vẫn còn chưa thể lo được cái ăn cho tất cả mọi người Trung Quốc một cách đáng tin cậy. Cho tới năm 1952, tuy sản lượng thu hoạch có tăng lên – nhưng hầu như không đạt được đến mức của những năm 1930. Sau đấy, Đảng tập trung xây dựng công nghiệp.
Thêm vào đó, từ năm 1955, người nông dân phải làm việc trong các hợp tác xã, những cái thường bao gồm nhiều làng và có cho tới 300 hộ dân. Bây giờ họ không còn được phép bán đất đai, trâu bò và dụng cụ nữa, họ không còn được phép quyết định gieo trồng những thứ gì. Họ là một phần của nền kinh tế kế hoạch.
Vẫn còn có lỗ hổng: tuy là người nông dân phải bán mọi ngũ cốc lại cho nhà nước, cái còn lại sau khi trừ đi một phần làm lương thực nhỏ, thức ăn cho gia súc và hạt giống như là “phần dư ra”. Vì giá mua của nhà nước thấp nên phần lớn họ đều giữ lại thu hoạch của họ hay mang chúng ra chợ ở địa phương, nơi có thể bán với giá cao hơn.
Nhưng khẩu phần lương thực, tiền ốm đau, tiền hưu thì chỉ có người dân thành phố là mới nhận được. Nông dân Trung Quốc, người đã đấu tranh cho ĐCS và đã hy sinh nhiều trong cuộc nội chiến, cảm thấy mình bị bỏ rơi. Báo chí tường thuật về sự bất bình ngày một tăng của con người ở nông thôn. Nông dân liên kết lại để ly khai ra khỏi hợp tác xã – về mặt chính thức, sự tham gia là tình nguyện.
Những người khác khinh bỉ các cán bộ trong làng của họ, còn tấn công cả gia đình của những người đó. Cả ở gần Judong, chỉ qua đêm là có những khẩu hiệu chống Cộng sản đã xuất hiện trên tường của một hợp tác xã. Nhiều người biểu quyết chống Cộng sản bằng chân: họ rời bỏ những nhóm sản xuất của họ và tìm những công việc được trả công tốt hơn ở nơi khác. Sản xuất nông nghiệp đình trệ: như sản lượng thu hoạch năm 1957 chỉ tăng có một phần trăm so với năm trước đó. Thêm vào đó, một cuộc điều tra dân số năm 1953 đã cho thấy rằng không phải tròn 475 triệu người như dự đoán mà là 582,6 triệu người dân sống ở nông thôn.
Trung Quốc hướng đến một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế. Do vậy nên Mao cố thử nghiệm một bước đột phá và thề thốt với các đồng chí về một dự án mới: cuộc “Đại Nhảy Vọt”. Chỉ trong vòng ít năm, đất nước đang phát triển này cần phải trở thành một quốc gia công nghiệp; đồng thời, ông ấy muốn cải tạo triệt để nền nông nghiệp.
Người Trung Quốc cần phải tăng sản lượng trên đồng ruộng, sản xuất năng lượng với những đập nước, sản xuất thép, làm việc trong nhà máy, xây đường lộ và đường sắt.
Nếu như mỗi người đều sẵn sàng từ bỏ gia đình và cộng động làng quê và mang mình vào trong một đạo quân sản xuất mới, thì sau một vài năm khó nhọc sẽ thành hình không chỉ một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế mà cả một xã hội mới.
Con người Cộng sản sẽ sống ở trong đó, những người đặt cái “chúng ta” lên trên cái “tôi”: sẵn sàng hy sinh, không có yêu cầu, đầy nhiệt tình cách mạng.
Người chủ tịch muốn tái đánh thức dậy tinh thần hăng hái từ thời của cuộc nội chiến và chính bản thân mình cũng đầy sự thôi thúc muốn hành động, khi ông ấy tin rằng đã cảm nhận được sự nhiệt tình cách mạng mới. Nhưng dấy cũng là niềm tự hào quốc gia và lòng khao khát muốn được công nhận của Mao, những cái đã dẫn đến việc ông ấy quất roi đẩy dân tộc của ông ấy tiến lên phía trước một cách không thương xót.
Vì trong tháng 11 năm 1957 ông ấy đã đứng trên Lăng Lênin ở Moscow như là người khách danh dự và nhìn cuộc duyệt binh kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Mười. Người Xô viết vừa mới đưa chiếc Sputnik thứ hai lên quỹ đạo. Sếp Đảng Cộng sản Khrushchev khoe khoang trước những người khách của ông ấy đến mức Mao cảm thấy bị thách thức và trả lời rằng. “Đồng chí Khrushchev nói với chúng tôi rằng 15 năm nữa Liên bang Xô viết sẽ vượt qua Hoa Kỳ. Tôi có thể nói với các bạn rằng rất có thể là 15 năm nữa chúng tôi sẽ đuổi kịp hay vượt qua Liên hiệp Anh.”
NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN ở Judong biết về dự định to lớn của Mao vài tuần sau đó. Vài người đàn ông được cử đi tham gia xây dựng một con đập nước. Khắp nơi trong Trung Quốc, các dự án xây dựng khổng lồ bắt đầu, những cái cần phải cải thiện việc tưới nước cho đồng ruộng hay cung cấp điện cho công nghiệp. Và Hà Nam đi đầu: chỉ riêng trong vùng giáp ranh với tỉnh An Huy láng giềng đã có hơn 100 con đập và hồ nước được xây cho tới năm 1959.
Người ta làm việc gần như chỉ với đôi bàn tay không. Chính phủ bù đắp sự thiếu thốn máy ủi đất và máy đào với lượng người khổng lồ. Ngay trong tháng 1, cứ sáu người Trung Quốc là có một người đào kênh bằng mai và xẻng, đổ đất xây đập, gánh đất trong giỏ đi nơi khác, với đòn gánh bằng tre, nhiều giờ liền, ngày này qua ngày khác.
Đạo quân lao động này đã dịch chuyển hơn 580 triệu mét khối đất trong hai tháng đầu tiên của chiến dịch tưới nước. Các cán bộ ở địa phương chú tâm đến trước hết là những con số hoành tráng: các chính quyền tỉnh cố vượt qua nhau với các báo cáo thành công về Bắc Kinh – vì một tỉnh có thể dịch chuyển càng nhiều tấn đất thì ảnh hưởng chính trị của họ càng lớn.
Rằng các con số đó không hề có tương quan nào đến lợi ích thật sự, việc này có thể nhìn thấy tại một dự án ở Cam Túc trong miền Tây Bắc Trung Quốc: 160.000 người làm việc ở đó, để chỉnh dòng cho con sông Tao chảy qua núi cao và mang nước uống lại cho các ngôi làng ở cách xa lòng sông của nó. Thế nhưng luôn xảy ra đất lở, lòng sông bị nghẽn bùn. Năm 1962 người ta đã phải hủy bỏ dự án, không có đến một hecta duy nhất được tưới nước.
Trong sự hấp tấp của họ, khởi động càng nhiều dự án càng tốt, càng nhiều dự án lớn càng tốt, các quan chức đã cho xây đập ở những nơi sai lầm, không chú ý đến các kế hoạch của kỹ sư, làm ngơ trước những sự tùy tiện.
Một con đập cao hơn 100 mét, được hàng chục ngàn người nông dân xây dựng ở Hoàng Hà, cái có nhiệm vụ làm sạch trầm tích khỏi nước, thay vì vậy đã dẫn đến việc nó càng bị bùn lầy nhiều hơn nữa. Thêm vào đó, bây giờ nạn lụt đe dọa thành phố Tây An: chỉ khi mực nước của hồ được hạ thấp xuống thì mới có thể ngăn chận được điều đó, thế nhưng qua đấy thì các tuốc bin lại trở nên vô dụng; người ta lại tháo gỡ chúng ra.
Trong khi những người đàn ông phải làm việc ở các công trường xây dựng cách xa làng quê của họ thì những người phụ nữ phải làm đồng. Các cán bộ của ĐCS tìm cách giải phóng phụ nữ nông dân ra khỏi những nhiệm vụ của họ, nấu ăn và chăm sóc người già cũng như nuôi dưỡng trẻ con. Và họ tìm thấy nó: ở tỉnh Hà Nam
Cách Judong không xa lắm, trong tháng 4 năm 1958 quan chức Đảng đã lập từ 27 hợp tác xã và bốn thành phố nhỏ thành một nhóm được biết đến dưới tên Công xã Nhân dân “Sputnik”. Tròn 10.000 hộ dân được gộp lại thành một đơn vị ở đó. Chẳng bao lâu sao đó, cái vào lúc ban đầu không khác một hợp tác xã khổng lồ là bao đã trở thành một dự án cực đoan hơn rất nhiều: sở hữu và tiền lương bị bãi bỏ, lương thực và quần áo được phân phát không mất tiền, những người trong công xã cùng nhau làm việc và ăn uống.
Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh hân hoan vui mừng và mở rộng hợp tác xã trên toàn Trung Quốc. 740.000 hợp tác xã trong nước được liên kết thành 26.000 công xã. Một vài người trong số họ đảm nhận việc chăm sóc cho người già và trẻ con. Người nông dân phải giao ra trâu bò của họ và nồi nấu ăn của họ. Người trưởng nhóm sản xuất của họ quy định thời gian của họ, phân công việc làm cho họ. Họ nhận được điểm cho việc làm, được tính toán theo một hệ thống phức tạp: loại công việc, giới tính và tuổi của người lao động, năng suất trung bình của nhóm sản xuất của họ.
Trên lý thuyết, người nông dân có thể mua ngũ cốc từ nhà nước với những điểm đấy. Nhưng trong thực tế, giá trị của những điểm lao động này chẳng bao lâu sau đó đã giảm đi nhanh chóng, và ngũ cốc không còn được chào bán ở nông thôn nữa.
Và vào lúc ban đầu thì cũng không có lý do để mua thực phẩm. Làng nào cũng có một cái bếp nhân dân mà người nông dân nhận được thức ăn không mất tiền ở đó. Các quan chức dường như muốn hiện thực thật sự viễn tưởng huyền thoại của Karl Marx “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Cả ở Judong cũng bắt đầu “thời của những cái tô to”, như người dân làng gọi.
Wu Tiancheng 23 tuổi tiếp nhận quyền lãnh đạo bếp nấu nhân dân trong làng. Các gia đình vào nhà ăn để ăn, lúc nào cũng tám người ngồi quanh một bàn; ngay sau khi những cái tô to được đặt vào giữa. Những người nông dân được phép chọn từ nhiều món ăn, ai cũng có thể ăn nhiều như người đó muốn.
Đó là thời gian của sự dư thừa, như họ chưa từng trải qua trong làng. Ai đi qua đất nước đều có thể ăn no trong nhà ăn ở tại bất cứ một nơi nào.
Vào khoảng cùng thời gian đó, nhà cửa ở Judong bị phá hủy – có thể là vì những bức tường bằng đất sét trộn với rơm cần phải được rải lên đồng ruộng để làm phân. Ở khắp nơi trong Trung Quốc, các gia dình nông dân bị bắt buộc phải dọn vào ở nhà người khác hay ở trong những ngôi nhà đơn giản nhất, bị nhà của họ bị nghiền nát ra. Cả những đống đổ nát của chuồng nuôi súc vật cũng được ưa thích, vì chúng thấm đầy nước tiểu.
Bất cứ vật liệu hữu cơ nào mà các cán bộ tìm thấy được, họ đều cho mang đến: ở một vài làng, phụ nữ phải cạo trọc đầu nếu như họ muốn tiếp tục được phép ăn ở torng nhà bếp nhân dân – cả tóc cũng được đổ ra đồng. Tất cả là chỉ để làm tăng sản lượng thu hoạch.
Cũng như ở các dự án xây dựng, bắt đầu có một cuộc chạy đua vì các dự đoán thành tích. Đảng tổ chức họp trong mọi làng mạc, và Wu Tiancheng, người lãnh đạo một tổ sản xuất ở Judong, nhanh chóng học được những gì các bộ muốn nghe. Vì thế mà ông ấy trả lời cho câu hỏi, tổ của ông ấy sẽ thu hoạch bao nhiêu: rất nhiều.
Người lãnh đạo công xã nhân dân là cấp trên của Wu tô hồng cho dự đoán đó thêm một ít, trước khi ông ấy báo cáo lên huyện – và cho tới khi các con số cuối cùng đến được với chính phủ tỉnh thì chúng đã được chỉnh sửa thêm nhiều lần cho tới mức mà các con số thu hoạch cho Hà Nam được báo lên đến Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch chẳng còn có liên quan gì đến thực tế nữa cả.
Ở Bắc Kinh, các mục đích thu hoạch được đưa ra với những con số đó – và trong lúc đó, dự đoán còn được nâng cao lên thêm một lần nữa.
Dưới ấn tượng của các báo cáo tuyệt vời từ các công xã, huyện, tỉnh khác, trong thời gian sau đấy, các cán bộ Trung Quốc ngày càng thổi phồng các dự đoán của họ: trước khi công xã mô hình Sputnik được thành lập, người ta dự tính ở đấy trong tháng 2 năm 1958 với hơn bốn tấn lúa mì trên một hecta, cho tới mùa Đông, con số đấy được bơm lên đến 37,5 tấn (50 năm sau đấy, một nông dân người Đức sẽ thu hoạch trung bình tám tấn lúa mì mùa Đông.)
Vì thế mà những người nông dân quẳng mọi thứ lên đồng ruộng, để có thể đạt được những dự đoán điên khùng đó. Nghĩa địa bị cải tạo thành đồng ruộng và ở một số nơi, những phần xác chết còn lại cũng được nấu thành phân bón.
THÊM VÀO ĐÓ, người dân phải thực hiện nhiều ý tưởng mới từ Bắc Kinh, những cái thường trái ngược với kiến thức của họ. “Cày sâu” là một trong những yêu cầu đó, vì rễ mạnh, trên lý thuyết, sẽ cho cây sung túc hơn.
Và bây giờ người nông dân phải trồng sát lại với nhau, vì người ta cho rằng cả cây cỏ cũng chia nhau chất dinh dưỡng, ánh sáng và nước một cách chan hòa. “Trong tập thể, chúng dễ tăng trưởng hơn”, Mao quả quyết, “với tập thể chúng sống dễ dàng hơn.”
Và cũng như người Cộng Sản phải đề phòng các thế lực khuynh hữu và phản cách mạng, cây cỏ cũng có một kẻ thù tự nhiên: chim sẻ.
Vì người ta cho rằng những con chim đó ăn hết hạt giống nên Đảng đã đưa ra một chiến dịch chống chim sẻ. Trẻ em cầm quay gỗ đi vòng quanh, hay đập vào xoong nồi, để liên tục xua chim bay đi, cho đến khi chúng rơi xuống đất vì kiệt sức.
KHÔNG CHỈ TRÊN ĐỒNG RUỘNG là xảy ra cuộc đấu tranh vì tương lai của Trung Quốc. Ai muốn so mình với các quốc gia công nghiệp đều phải cần đến thép. Trong vòng 15 năm, sản xuất cần phải tăng lên gấp tám lần; trong đó, trước hết là giới nông dân phải làm sao cho ý muốn của Mao được thỏa mãn.
Những ai trong số đàn ông của Judong mà không làm việc ở đập nước thì phải đi lên núi để thu nhặt đá cho một lò thô sơ dùng luyện thép, những cái bây giờ thành hình ở khắp nơi trong Trung Quốc. Ở những nơi không có mỏ sắt, nông dân quẳng tất cả những gì mà họ tìm được vào trong lò như là nguyên liệu: xoong nồi, cày, xe đạp, sắt phế liệu. Năm 1958, tổng cộng có 140.000 tấn dụng cụ nông nghiệp đã bị nấu chảy ra trong tỉnh Hà Nam. Để giữ được ngọn lửa, người nông dân đốt cả bàn ghế và kèo nhà. Rừng rậm cũng trở thành nạn nhân của chiến dịch thép, từ đấy đất không còn gì để bảo vệ trước mưa gió nữa.
Nhưng trong nhiều tỉnh, hơn hai phần ba lượng thép được sản xuất như thế lại có chất lượng thấp: không thể sản xuất cả xe máy cày lẫn máy bơm hay cái cày từ đó.
Trong mùa Thu năm 1958, một năm của những chiến dịch không ngừng nghỉ mới chấm dứt. Bây giờ, các dự đoán phải được thực hiện. Thế nhưng nhiều thiết bị đã bị nấu chảy, nhiều người đàn ông vẫn còn ở trên các công trình xây dựng. Cây trồng đã chết vì chúng được trồng quá sâu hay quá gần nhau. Côn trùng tấn công đồng ruộng, vì những kẻ thù tự nhiên của chúng, chim sẻ, đã bị xua đuổi cho tới chết.
Thế nhưng Đảng cứ cương quyết buộc phải thực hiện những con số trong kế hoạch đã báo cáo. Và chính người nông dân Hà Nam thì lại hầu như không thể hy vọng được nhân nhượng.
Cả mùa Hè qua, họ đã nghe tuyên truyền chống lại người cựu lãnh đạo tỉnh Pan Fusheng. Người này ngay từ năm 1957 đã phê bình việc tập thể hóa là quá vội vã và yêu cầu trừng phạt những cán bộ nào đánh chết nông dân. Ông ấy cũng chỉ thực hiện có giới hạn một “Chiến dịch chống khuynh hữu”, vì ông ấy lo ngại cho mùa màng.
Giờ đây, Pan đã bị cho thôi chức vụ – và người kế nghiệp ông ấy Wu Zhipu muốn chứng tỏ lòng trung thành của mình, bằng cách thực hiện cuộc Đại Nhảy Vọt một cách hết sức cực đoan tại Hà Nam. Ông ấy hăm hở theo dõi những người được cho là “hữu khuynh” trong tỉnh của mình, qua đó dấy lên một bầu không khí của sự sợ hãi. Không ai còn dám nói đến việc cung cấp không tốt hay về các dự đoán quá mức. Trong lúc đó, không ai dối trá các thành tích sản xuất táo tợn như Wu Zhipu.
Qua đó, Hà Nam trở thành tỉnh gương mẫu, được báo chí ca ngợi, và chính quyền của nó được Mao ưa thích. Wu gắn kết số phận của mình với cuộc Đại Nhảy Vọt – với những hậu quả chết người cho nông dân tỉnh Hà Nam.
Vào cuối mùa Hè 1958, Mao dự định rằng Trung Quốc sẽ có được một vụ thu hoạch kỷ lục. Trong những chuyến đi xuyên qua đất nước, ông ấy đã nhìn thấy những đống ngũ cốc ở cạnh đường, những cánh đồng lúa xanh tươi, xa ngút tầm mắt. Có lẽ ông ấy đã không nhận ra, rằng nông dân đã tuân theo mệnh lệnh của cán bộ mà trồng lại cây dọc theo tuyến đường đi của ông ấy, rằng vì ông mà họ đã đổ đống lúa mì ở ven đường – chứ không phải vì kho chứa đã đầy. Ông chủ tịch dường như hạnh phúc. Ông ấy phấn khởi khuyên nông dân nên ăn năm lần trong ngày và trong tương lai nên trồng trọt ít đi. Giới lãnh đạo Đảng đã thật sự bỏ hoang đồng ruộng trong những năm sau đó ở khắp nơi, để giảm tải cho các kho dự trữ.
Thế nhưng vụ thu hoạch kỷ lục đã không đến.
Người nông dân phải đưa cho nhà nước phần ngũ cốc thừa. Nhưng Đảng đã tính toán phần thừa này dựa trên những con số sai lầm. Và không nơi nào khác trong Trung Quốc mà chúng lại không đúng nhiều như ở Hà Nam, thay vì 35 triệu tấn ngũ cốc theo dự đoán chỉ thu hoạch được có 12,5 triệu tấn.
Judong không thể hoàn thành kế hoạch. Hầu như không còn ngũ cốc trong làng nữa. Người nông dân phải tự bào chữa hàng giờ liền trước các cán bộ trong những buổi “họp kiểm điểm”, ngày này qua ngày khác. Họ bị trói lại và bị đe dọa. Có lần Wu Tiancheng đã phải đứng bảy ngày liên tục, cho tới khi ông ấy nhận rằng có ngũ cốc được dấu ở trong làng của ông ấy. Thế nhưng những cái bây giờ được giao đi từ Judong như là “phần thừa” lại là hạt giống cũng như lương thực cho người dân làng.
Người nông dân học cách thuật lại cho các cán bộ những lời nói dối mà họ muốn nghe: chúng tôi sống tốt, chúng tôi có đủ ăn và đủ uống. Thật sự thì Wu Tiancheng phải hạn chế phần ăn trong căn bếp nhân dân. Những ngày dư thừa đã qua rồi. Chẳng bao lâu sau đó, nhà ăn chỉ còn phát cháo – nếu như nói chung là còn chia cái gì đấy – với một cục bột hấp bé tí ở trong đấy.
Để nuôi dưỡng gia đình mình, Wu lấy cắp từ kho dự trữ hay lén ra đồng, đào khoai lang, đốt lửa trong một cái lỗ, nướng những thứ có được và ăn chúng ngay tại chỗ. Những người khác lấy đậu chưa chín từ đồng ruộng, giã nát chúng ra và nấu chúng thành một món xúp bột.
Họ chỉ bí mật nấu những bữa ăn đó: vì khi cán bộ phát hiện ra khói ở đâu đó thì họ sẽ xông vào ngôi nhà đó và tịch thu tất cả những thứ có thể ăn được.
Trong khi nạn đói lan ra trong các làng mạc, giới lãnh đạo Đảng nhìn các con số thu hoạch không đạt được như là một vấn đề về ý thức hệ: người nông dân dấu ngũ cốc vì họ sợ nhận được quá ít lương thực. Sau đấy, tuy Mao đã phê bình những cán bộ quá sốt sắng và ca ngợi tính tinh khôn của nông dân. Nhưng đồng thời ông ấy cũng yêu cầu các cán bộ phải trưng thu cho đến một phần ba vụ mùa. Lại chính là bây giờ, lúc họ ít khi có ít như thế này thì những người nông dân phải giao ra nhiều như chưa từng có. Mao muốn nuôi dưỡng con người trong thành phố và làm tròn các hợp đồng quốc tế của Trung Quốc.
Vì nước Cộng hòa Nhân dân đã mua, trước hết là từ nước ngoài xã hội chủ nghĩa: cần cẩu, xe tải, động cơ, máy bơm, máy gặt đập, cả toàn bộ nhà máy thép, nhà máy xi măng, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện,
Thế nhưng những người Cộng sản hầu như không có ngoại tệ để trả tiền cho hàng hóa. Thay vào đó, họ tiến hành kinh doanh trao đổi – trước hết là với lương thực thực phẩm: như thịt cho Liên bang Xô viết, gạo và dầu ăn cho Đông Đức.
Giới lãnh đạo quanh Mao cương quyết thực hiện các cam kết của họ, ngay cả khi người dân của chính họ phải trả giá. Nhận định tình hình hoàn toàn sai lầm, các quan chức cao cấp trong Đảng đề nghị giải quyết vấn đề xuất khẩu bằng cách mỗi một người Trung Quốc từ bỏ một vài quả trứng, nửa cân thịt và một ít ngũ cốc.
Bây giờ, có hàng triệu người từ các ngôi làng của những người đang đói ăn ở khắp nơi trong nước bỏ vào thành phố bất chấp lệnh cấm, nhiều người cố gắng bỏ trốn qua biên giới với Miến Điện hay Việt Nam hay chạy đến những tỉnh hẻo lánh. Nông dân vùng Tín Dương nhận được thư từ của họ hàng và bạn bè từ Thanh Hải và Cam Túc. Họ nhận được tiền và những chỉ dẫn cụ thể cho một chuyến bỏ trốn.
Có lẽ là một lá thư như thế đã khiến cho Wu Tiancheng quyết định bỏ Judong ra đi.
Bằng mưu mẹo và trộm cắp, người nông dân trẻ tuổi đó đã mang gia đình của anh ấy qua được mùa Đông. Nhưng anh ấy nhìn thấy sự khốn khó xung quanh mình ngày càng lớn hơn. Anh ấy cần phải làm gì?
Anh ấy có quen biết ở trong tỉnh Thanh Hải tương đối thưa thớt dân cư. Ai làm việc ở đấy sẽ nhận được phần ăn đều đặn. Tin tức đấy chắc hẳn phải giống như những tín hiệu cứu thoát cho Wu. Anh ấy bàn bạc với bạn bè của anh ấy. Thế rồi, trong mùa Xuân 1959, anh ấy dẫn những người đàn ông trẻ thuộc nhóm sản xuất của mình đến tuyến đường sắt.
BÂY GIỜ KHẮP NƠI Ở NÔNG THÔN Đảng đã thành lập hàng trăm trạm dân quân mà người chạy trốn bị chặn lại ở đấy, bị bắt giam và rồi thường là lại được chở trở về. Ở Tín Dương, người nông dân đặc biệt chịu nhiều rủi ro: họ gọi dân quân trong vùng cực đoan nhất của tỉnh cực đoan Hà Nam là “đội đánh đập”. Vào lúc nạn đói bắt đầu, giới lãnh đạo đã cho phong tỏa Tín Dương và để cho đánh đập hàng chục ngàn người tỵ nạn cho tới chết.
Nhưng những người đàn ông từ Judong đã thoát qua được và đến được một cao nguyên trong tỉnh Thanh Hải cách đó hơn 1000 kilômét. Ở đó, người ta cần dùng sức lao động của họ, họ khai khẩn đất hoang trong một nông trại nhà nước và nhận được 360 gram ngũ cốc trong ngày cho việc đó.
Nông dân từ khắp nơi trong Trung Quốc kéo đến đây. Ở dưới bầu trời bao la của vùng cao nguyên, họ trao đổi những câu chuyện, không cần phải sợ có cán bộ nghe lén. Wu Tiancheng nghe về nạn đói và sự khốn khó trong tất cả các miền của đất nước: về những người cha người mẹ đã nấu thịt các đứa con đã chết đói của họ, để mà có thể sống sót được.
Cùng lúc đó, giới lãnh đạo Cộng sản của vùng Tín Dương bắt đầu một chiến dịch tàn bạo: họ cho rằng các thành viên công xã đã dấu đi vụ thu hoạch thành công thật sự của họ, để có thể phân phát ngũ cốc nhiều hơn cho chính người của họ. Vì thế, nhiều làng đã đưa ra hạt giống cũng như những phần ngũ cốc cuối cùng của người nông dân.
Người dân ở Hà Nam bây giờ xay nát cùi bắp và làm từ đấy một “viên bột Đại Nhảy Vọt”. Họ ăn vỏ cây và lá cây. Ở một bờ sông, họ dùng đất sét và nghiền nát đá ra để làm “mì sợi” từ đấy.
Chẳng bao lâu sau đó, phần lớn người dân trong Judong đã yếu sức đến mức không thể ra đồng ruộng được nữa. Cơ thể của họ phù lên vì đói. Họ chết, vì đã nuốt những thứ không thể ăn được. Người thân dấu xác chết trong nhà, để nhận khẩu phần của người chết: một cục bột hấp, một cái bánh bằng đậu.
Người nông dân đã biết nạn đói từ những thời trước. Nhưng lần này thì họ không có lối thoát: không ai có dự trữ hay tiết kiệm, họ đã phải đưa ra tất cả cho các công xã nhân dân. Họ không có đất để bán. Họ hầu như không được phép trồng củ cải và khoai, vì ở Bắc Kinh chỉ lượng ngũ cốc là quan trọng. Đảng cấm đi ăn xin cũng như bỏ trốn. Người dân ở Judong chết vì yếu sức: họ quỵ xuống mà không kêu lên được một tiếng. Và đã có nhiều người chết: năm đứa con của bà Liu Xinghong, chồng của bà ấy đã chết vì hậu quả của một cuộc họp kiểm điểm, chết đói. Cả người vợ góa của một “đại địa chủ” cũng chết vì thiếu dinh dưỡng.
Và mặc dù vậy, năm 1959 tỉnh Hà Nam đã cung cấp cho Bắc Kinh hơn 400.000 tấn ngũ cốc. Hơn 1,2 triệu người có thể sống nhờ vào đấy cả một năm trời.
Tháng 7 năm 1959 giới lãnh đạo Đảng họp lại. Vào thời điểm này đã có một triệu người Trung Quốc chết đói. Bây giờ thật ra là cơ hội để chấm dứt xuất khẩu và yêu cầu trợ giúp. Thế nhưng Mao không để cho người khác làm cho mình lúng túng: “Hoàn cảnh hết sức tốt đẹp. Còn nhiều vấn đề, nhưng tương lai của chúng ta xán lạn.”
Bây giờ, sai lầm đáng sợ của Mao trở thành tội phạm lớn nhất của ông ấy.
Chỉ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bành Đức Hoài, được những người thân cận hỗ trợ, là dám nói chống lại người chủ tịch trong một bức thư – với hậu quả tai hại cho ông ấy và cho toàn Trung Quốc. Bành mất chức vụ bộ trưởng của ông ấy, các lãnh đạo ĐCS khác đi theo ý của Mao: ngoại trừ một vài khó khăn, cuộc Đại Nhảy Vọt là một thành công. Trong một nghị quyết, giới lãnh đạo Đảng lên án những người phê bình Mao như là những kẻ hữu khuynh.
Trong những tháng sau đó, hàng ngàn người Cộng sản bị khai trừ ra khỏi Đảng hay bị bắt giam như những “tiểu Bành Đức Hoài”. Cán bộ không còn dám báo cáo nạn đói và số thu hoạch thật sự lên cấp trên.
Đồng thời, dân quân kéo qua làng mạc, đập phá tường, đào hầm lên, đập nát sàn nhà để tìm những dự trữ cuối cùng. Bất cứ những gì tìm thấy được ở nông thôn đều được mang về Bắc Kinh hay Thượng Hải hay về tỉnh Liêu Ninh, trung tâm của công nghiệp nặng. Cán bộ nhận được thêm khẩu phần riêng.
ĐCS, tự gọi mình là đảng cho người nông dân, bảo vệ quyền lực của mình bằng cái chết của hàng triệu người ở nông thôn.
Mãi đến tháng 10 năm 1960, giới lãnh đạo Đảng mới biết đến cách tiến hành dã man của giới lãnh đạo ở Tín Dương và quy mô của nạn đói ở đó. Chỉ riêng trong huyện của công xã mẫu Sputnik, cứ mười người thì có một người chết. Trong toàn vùng có lẽ đã có hơn 2,4 triệu người chết kể từ 1959 – phần lớn chết đói, hàng chục ngàn người bị đánh chết.
Mao gửi 30.000 lính đến Tín Dương, để cho chiếm đóng vùng này, bắt giam giới lãnh đạo, cung cấp lương thực và thuốc men cho người nông dân. Thế nhưng ông ấy vẫn bám chặt vào cuộc Đại Nhảy Vọt: ông ấy quy các diễn tiến trong Tín Dương về cho các thế lực phong kiến, những cái, đầy căm thù Chủ nghĩa Xã hội, đã thâm nhập vào trong Đảng. Và vì thế mà cuộc hành quân của những người lính cũng không mang tên cứu hộ thảm họa mà là “giáo dục cách mạng dân chủ”.
TẠI SAO người Chủ tịch lại cứ khăng khăng giữ lấy chiến lược của ông ấy, khi nạn đói trong nước từ lâu đã quá rõ ràng? Cho tới chừng nào mà tài liệu lưu trữ của ĐCS vẫn còn khép kín thì sẽ không có câu trả lời thỏa đáng. Có lẽ ông ấy sợ bị lật đổ. Có lẽ ông ấy lo ngại cho chỗ đứng của ông ấy trong lịch sử Trung Quốc, năm 1956 ông ấy đã theo dõi việc những người Cộng sản Xô viết lên án đường lối của Stalin sau khi người này qua đời như thế nào.
Có lẽ ông ấy vẫn còn tin rằng những hy sinh đấy sẽ mang lại thành quả, rằng Trung Quốc thật sự đứng trước ngưỡng của một quốc gia công nghiệp. Cả một thời gian dài, ông ấy không muốn thừa nhận toàn bộ quy mô của nạn đói.
Chắc chắn rằng: chậm nhất là trong mùa Hè năm 1961, ông ấy cũng không còn có thể nhắm mắt trước thảm họa đấy được nữa. Thành viên của giới lãnh đạo Đảng đã đi xuyên qua đất nước và đã tự mình nhìn thấy lần chết hàng loạt đó. Họ báo cáo tỉ mỉ cho ông. Thêm vào đó, các dự trữ ở Thượng Hải và Bắc Kinh cũng hết dần. Đại Nhảy Vọt đã thất bại – ngay cả khi nó không bao giờ được chính thức tuyên bố chấm dứt.
Sau đấy, Mao lui về phía sau và để cho những người lãnh đạo khác cứu lấy người dân của ông ấy.
Bây giờ, Trung Quốc nhập khẩu ngũ cốc để cung cấp cho những người đang đói ăn. Một đạo luật khẩn cấp lại cho phép người nông dân mướn đất và có việc làm phụ. Được phép họp chợ ở địa phương. Hàng ngàn dự án công nghiệp không hiệu quả được đình chỉ. Bếp nhân dân được bãi bỏ, công xã được thu hẹp lại. Khoảng 25 triệu người Trung Quốc, những người đã trốn vào thành phố, phải trở về làng của họ.
Các chỉ thị mới lan truyền đi nhanh chóng. Trong tỉnh Thanh Hải, Wu Tiancheng và bạn bè của anh ấy nghe nói rằng đất đai được chia lại ở quê hương. Hai năm sau chuyến đi trốn, họ trở về Judong.
Họ về một ngôi làng không còn dân cư. Hẳn phân nửa người dân đã chết. Chỉ một ít trẻ em là sống sót qua cuộc Đại Nhảy Vọt. Và chết chóc vẫn còn chưa chấm dứt. Cứ hai người Trung Quốc chết năm 1963 thì có một người dưới mười tuổi: suy yếu vì đói ăn nhiều năm liền.
Trong tháng 1 năm 1962, 7000 cán bộ họp ở Bắc Kinh. Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, người từng thân cận với Mao, đã dũng cảm nói về sự thất bại của giới lãnh đạo Đảng: “Phải nói rõ rằng trách nhiệm chính cho các khó khăn và lỗi lầm trong công việc của chúng ta trong những năm vừa qua là nằm tại Trung ương Đảng.”
Ông ấy đã tận mắt nhìn thấy sự khốn khó của người nông dân, và ông ấy không đồng ý với đánh giá của Mao, rằng tỷ lệ giữa thất bại và thành công tương ứng với “chỉ một của mười ngón tay.”
“Nói chung thì chắc đấy là ba”, Lưu nói, “và trong vài vùng còn nhiều hơn thế nữa, như trong vùng Tín Dương.” Nhưng Đảng giữ kín quy mô thật sự của nạn đói. Đảng gọi thời gian của cuộc Đại Nhảy Vọt là “ba năm cay đắng”, đổ lỗi, ngoài những điều khác, cho hạn hán và Liên bang Xô viết, nước được cho là cứ khăng khăng buộc Trung Quốc phải thực hiện các hợp đồng của mình ngay cả trong nạn đói.
Nhưng thật sự thì thảm họa này là do con người gây ra: bởi Mao, người đã đích thân quyết định về chiến lược của cuộc Đại Nhảy Vọt, và bởi những cán bộ khác mà trong số đó có nhiều người – từ những thành viên nhiều quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho tới cán bộ Đảng đơn giản trong làng – sẵn sàng hy sinh con người cho viễn cảnh của một Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc.
Với lời hứa, không để cho người Trung Quốc nào còn phải đói nữa và dẫn dắt đất nước đến một tương lai xán lại, Đảng đã gửi không biết bao nhiêu là người Trung Quốc đi đến cái chết. Phần lớn không được nước ngoài Phương Tây nhận biết, trong vòng ba năm có lẽ đã có 30 triệu người chết trong các làng mạc Trung Quốc. Và không phải tất cả đều chết đói: hàng triệu người bị đánh chết, đâm chết, bắn chết. Không phải bởi một đạo quân thù địch, mà bởi chính người của họ.
Đại Nhảy Vọt là sai lầm lớn nhất của Mao Trạch Đông, tội phạm lớn nhất của ông ấy. Và ông ấy sẽ không quên rằng ai đã dám nói lên sự thật về thảm họa này: Lưu Thiếu Kỳ.
Người đấy, người mà cả một thời gian dài được xem là người thừa kế Mao, sẽ phải trả giá bằng mạng sống của mình cho những lời nói công khai đấy một vài năm sau này. Ông ấy là nạn nhân cuối cùng của 30 triệu nạn nhân mà nhân dân Trung Quốc phải gánh chịu vì sự điên rồ của mỗi một người: vì ý tưởng, rằng người ta có thể quất roi thúc một đất nước đang phát triển nhanh chóng đi vào hiện đại.
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Nguồn bài đăng
Chia sẻ:
- Thêm
Có liên quan
Từ khóa » đại Nhảy Lùi
-
Đại Nhảy Vọt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đại Nhảy Vọt - Sai Lầm Lớn Nhất Của Trung Quốc Dưới Thời Mao ...
-
Bước Đại Nhảy Lùi. - YouTube
-
Đại Nhảy Vọt: Cuộc Thảm Sát Tồi Tệ Nhất Trong Lịch Sử Nhân Loại
-
Thời Kỳ Đại Nhảy Vọt ở Trung Quốc Năm 1958-1962
-
By Battlecry - Lịch Sử Thế Giới | CÁCH MẠNG ĐẠI NHẢY VỌT HAY ...
-
Truyện Đại Nhảy Lùi - _ooooo_ooooo Online Hay Nhất - WatTruyen
-
Mỹ-Trung : Bước đại Nhảy Lùi Trong Quan Hệ Song Phương - RFI
-
Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Bước Nhảy Lùi Vĩ đại Của Trung Quốc
-
Đại Nhảy Vọt - Wiki Là Gì
-
CẢ NƯỚC CHUNG TAY ỦNG HỘ ĐỂ QUYẾT TÂM ĐẨY LÙI COVID ...
-
Việt Nam đá Với Malaysia Hôm Nay-bongda Truc Tuyen - Graciemag