Đại Nội Huế - Du Lịch Huế

Tiếng Việt English Địa điểm du lịch Kênh gym Dai Noi Hue
Đại Nội Huế Đại Nội Huế Giới thiệu về Đại Nội Huế (tên thường gọi chung cho Hoàng thành và Tử Cấm thành Huế) là điểm du lịch tham quan nổi tiếng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, với quần thể kiến trúc cung đình vàng son một thuở. Giới thiệu về Hoàng thành Huế Hoàng thành Huế là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành Huế. Lịch sử Hoàng thành Huế được xây dựng từ năm 1804 dưới thời vua Gia Long nhưng đến năm 1833 thời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh. Vòng thành kết cấu bằng gạch, có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, gồm 4 cửa để ra vào, trong đó cửa chính ở phía Nam là Ngọ Môn. Các kiến trúc bên trong thành đều được thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn non bộ và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm, tạo thêm vẻ thanh thoát cho hình ảnh Hoàng thành Huế. Sơ đồ Hoàng thành Huế gồm quần thể công trình được bố trí trên một trục đối xứng, phần trung tâm là các hạng mục chỉ dành riêng cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”, tính từ trong ra. Ngay cả các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian). Vào tham quan Hoàng thành Huế có thể thấy, dù quy mô của mỗi công trình khác nhau nhưng tổng thể đều làm theo kiểu “trùng lương trùng thiềm” tức là kiểu nhà kép hai mái trên một nền đá cao. Các cột được sơn thếp theo mô típ long - vân (rồng - mây). Nội thất đa số được trang trí theo cùng một phong cách “nhất thi nhất họa” (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu hay tứ thời một cách công phu tinh xảo, khiến khách du lịch Hoàng thành Huế không khỏi trầm trồ, thán phục. Bản đồ Hoàng thành Huế có hơn 100 công trình kiến trúc bề thế, nổi bật như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Miếu, Thế Miếu, Triệu Miếu, Hiển Lâm Các, và Cửu Đỉnh... Giới thiệu về Tử Cấm thành Huế Tử Cấm thành Huế là vòng thành thứ 3 trong Kinh thành Huế. Đây là nơi cung cấm chỉ dành riêng cho vua và hoàng gia, được bảo vệ rất nghiêm ngặt, ngay cả quan lại nếu không phận sự hoặc được vua gọi cũng ít khi lai vãng. Diện tích Tử Cấm thành Huế là một hình chữ nhật có chu vi khoảng 1.229m, mặt trước và sau dài 324m, hai mặt bên dài 290m, thành cao hơn 3m, dày gần 1m, được xây hoàn toàn bằng gạch vồ. Xung quanh không có hào và gồm 7 cửa, trong đó mặt thành phía trước chỉ trổ một cửa duy nhất ở ngay giữa gọi là Đại Cung Môn. Hệ thống kiến trúc trên sơ đồ Tử Cấm thành Huế được bố cục chặt chẽ và đăng đối, với hơn 50 công trình phân chia theo chức năng khác nhau. Điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và thiết triều, gian giữa đặt ngai vua, tả hữu treo bản đồ thành trì các tỉnh. Hai bên có nhà Tả Vu, Hữu Vu là nơi các quan đứng đợi và chỉnh đốn quan phục trước khi thiết triều. Đặc biệt, Điện Càn Thành trong Tử Cấm thành ở Huế chính là nơi vua ở, phía trước có sân rộng, ao sen... Cung Khôn Thái là nơi sinh hoạt của Hoàng Quý Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung. Cùng nhiều cung điện, lầu tạ khác phục vụ ăn uống, sức khỏe và giải trí của hoàng gia như: Duyệt Thị Ðường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)... Ngoài ra, còn có một số hạng mục dành cho tín ngưỡng tâm linh. Có thể nói, nơi đây như một tiểu vũ trụ của hoàng gia. Và những bí mật Tử Cấm thành Huế thì luôn có sức hút đặc biệt với giới nghiên cứu cũng như khách du lịch trong và ngoài nước. Đại Nội Huế có gì nữa, đây là nơi thường diễn ra các sự kiện văn hóa đặc trưng, tái hiện nghi thức cung đình, nhất là trong kỳ Festival Huế hay dịp lễ Tết, như: Đêm Hoàng cung, lễ đổi gác, dựng nêu, biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế... * Giờ mở cửa Đại Nội Huế : từ 7h00 - 17h30 hàng ngày (mở cửa về đêm từ 22/4 - 15/9/2017, lúc 19h00 - 22h00) - Địa chỉ Đại Nội Huế ở đâu : cửa chính Ngọ Môn, Kinh thành Huế, ngay trung tâm TP Huế (xem bản đồ Đại Nội Huế) - Giá vé tham quan Đại Nội Huế (bao gồm Bảo tàng cổ vật cung đình Huế) : 120.000 vnđ/người/lượt (tại quầy, bạn có thể hỏi sơ đồ Đại Nội Huế, dịch vụ thuyết minh Đại Nội Huế, thuê xe điện tham quan bởi diện tích Đại Nội Huế khá rộng...).
Đại Nội Huế - cửa Ngọ Môn đón khách tham quanĐại Nội Huế - cửa Ngọ Môn đón khách tham quan
Hình ảnh Đại Nội Huế lung linh dịp lễ hộiHình ảnh Đại Nội Huế lung linh dịp lễ hội
Sơ đồ Đại Nội HuếSơ đồ Đại Nội Huế

Xem thêm

Đại Nội Huế
- Bản đồ đường đi Đại Nội Huế

Tin du lịch Đại Nội Huế

Mar04Đại Nội Huế đón Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản
Feb25Đại Nội Huế sẽ đón khách du lịch về đêm
Jan20Đại Nội Huế dựng nêu ngày Tết
May01Đại Nội Huế, đặc sắc Đêm Hoàng cung
Feb08Đại Nội Huế, hấp dẫn trò chơi cung đình
Mar31Đại Nội Huế, nâng cấp nhà hát Duyệt Thị Đường
Dec24Đại Nội Huế, bất ngờ gặp “Hoàng hậu”
Feb05Đại Nội Huế, khai trương dịch vụ xe điện
Jan22Đại Nội Huế tái hiện Lễ đổi gác

Mục lục

Du lịch Huế
(I) Quần thể di tích Cố đô Huế
(1) Kinh thành Huế
- Đại Nội Huế
- Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
- Quốc Tử Giám Huế
(2) Lăng tẩm Huế
- Lăng Gia Long
- Lăng Minh Mạng
- Lăng Thiệu Trị
- Lăng Tự Đức
- Lăng Khải Định
(3) Di tích khác
- Cung An Định
- Chùa Thiên Mụ
- Đàn Nam Giao
- Điện Hòn Chén
(II) Quanh Huế
- Chợ Đông Ba
- Cầu Trường Tiền
- Bãi biển Thuận An
- Phá Tam Giang
- Bãi biển Lăng Cô
- Vườn quốc gia Bạch Mã
- Làng cổ Phước Tích
Địa điểm du lịch Kênh gym © 2012 - 2024 by Duy Lang

Từ khóa » Sơ đồ Tử Cấm Thành Huế