Đại Số 10/Chương I/§2. Tập Hợp - VLOS

Bulbgraph.png Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực - Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông Đại số 10/Chương I/§2. Tập hợp Từ VLOS < Đại số 10 Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mục lục

  • 1 Lí thuyết
    • 1.1 Khái niệm tập hợp
      • 1.1.1 Tập hợp và phần tử
      • 1.1.2 Cách xác định tập hợp
      • 1.1.3 Tập hợp rỗng
    • 1.2 Tập hợp con
    • 1.3 Tập hợp bằng nhau
  • 2 BÀI TẬP
  • 3 Tài liệu tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Lí thuyết[sửa]

Khái niệm tập hợp[sửa]

Tập hợp và phần tử[sửa]

Hoạt động 1 Nêu ví dụ về tập hợp.

Dùng các kí hiệu \in \notin để viết các mệnh đề sau:

a) 3 là một số nguyên tố

b) {\sqrt  {2}} không phải là một số hữu tỉ.

 
Tập hợp (còn gọi là tập) là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa.
 

Giả sử đã cho tập hợp A.

  • Để chỉ a là một phần tử của tập hợp A, ta viết a \in A (đọc là a thuộc A).
  • Để chỉ a không phải là một phần tử của tập hợp A, ta viết a \notin A (đọc là a không thuộc A).

Cách xác định tập hợp[sửa]

Hoạt động 2 Liệt kê các phần tử của tập hợp các ước nguyên dương của 30.
 

Khi liệt kê các phần tử của một tập hợp, ta viết các phần tử của nó trong hai dấu móc {... }, ví dụ A = {1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30}.

Hoạt động 3 Tập hợp B các nghiệm của phương trình 2x^{2}-5x+3=0 được viết là B=\{x\in {\mathbb  {R}}|2x^{2}-5x+3=0\}

Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp B.

 

Một tập hợp có thể được xác định bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.

Một tập hợp có thể xác định bằng một trong hai cách sau:
  1. Liệt kê các phần tử của nó.
  2. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.
 
Hình 1

Người ta thường minh họa tập hợp bằng một hình phẳng được bao quanh bởi một đường kín, gọi là biểu đồ Ven như hình 1.

Tập hợp rỗng[sửa]

Hoạt động 4 Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A=\{x\in {\mathbb  {R}}|x^{2}+x+1=0\}
 

Phương trình x^{2}+x+1=0 không có nghiệm. Ta nói tập hợp các nghiệm của phương trình này là tập hợp rỗng.

Tập hợp rỗng, kí hiệu là \varnothing , là tập hợp không chứa phần tử nào.
 

Nếu A không phải là tập hợp rỗng thì A chứa ít nhất một phần tử:

A\neq \varnothing \Leftrightarrow \exists x:x\in A

Tập hợp con[sửa]

Hoạt động 5 Biểu đồ minh họa trong hình 2 nói gì về quan hệ giữa tập hợp các số nguyên {\mathbb  {Z}} và tập hợp các số hữu tỉ {\mathbb  {Q}} ? Có thể nói mỗi số nguyên là một số hữu tỉ hay không? Hình 2
 
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của B và viết A \subset B (đọc là A chứa trong B).
 

Thay cho A \subset B, ta cũng viết B \supset A (đọc là B chứa A hoặc B bao hàm A) (hình 3.a). Như vậy

A\subset B\Leftrightarrow \forall x(x\in A\Rightarrow x\in B) Hình 3 Hình 4

Nếu A không phải là một tập hợp con của B, ta viết A \not \subset B. (hình 3.b).

Ta có các tính chất sau a) A \subset A với mọi tập hợp A. b) Nếu A \subset B B \subset C thì A \subset C (hình 4) c) \varnothing \subset A với mọi tập hợp A.

Tập hợp bằng nhau[sửa]

Hoạt động 6 Xét hai tập hợp A = \{n\in {\mathbb  {N}}| n là bội của 4 và 6\}\, B = \{n\in {\mathbb  {N}}| n là bội của 12\}\,

Hãy kiểm tra các kết luận sau:

a) A \subset B

b) B \subset A

 
Khi A \subset B B \subset A ta nói tập hợp A bằng tập hợp B và viết A = B.
 

Như vậy

A=B\Leftrightarrow \forall x(x\in A\Leftrightarrow x\in B)

BÀI TẬP[sửa]

1. Cho A = \{x\in {\mathbb  {N}}| x < 20 và x chia hết cho 3\}\, và B = {2, 6, 12, 20, 30}

a) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.

b) Hãy xác định tập hợp B bằng cách chỉ ra một tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.

c) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp các học sinh lớp em cao dưới 1m60.

2. Trong hai tập hợp A B dưới đây, tập hợp nào là tập con của tập hợp còn lại? Hai tập A B có bằng nhau không?

a) A là tập hợp các hình vuông

   B là tập hợp các hình thoi.

b) A = \{n\in {\mathbb  {N}}| n là một ước chung của 24 và 30\}\,

   B = \{n\in {\mathbb  {N}}| n là một ước của 6\}\,

3. Tìm tất cả các tập con của tập hợp sau:

a) A = {a, b}

b) B = {0, 1, 2}

Tài liệu tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

  • Tập hợp trên My PC
  • Bài giảng về Lý thuyết tập hợp ở Trường Đại học Cần Thơ
  • Tập hợp trên Wikipedia
  • Cơ bản về lý thuyết tập hợp
  • Tập hợp trên MathWorld
  • Notes on set theory

<<< Đại số 10

Liên kết đến đây

  • Đại số 10
  • Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Đang viết
  • Phân phối chương trình môn Toán lớp 10, Trung học phổ thông, Năm học 2006 - 2007
Lấy từ “https://tusach.thuvienkhoahoc.com/index.php?title=Đại_số_10/Chương_I/§2._Tập_hợp&oldid=44161” Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này Thể loại:
  • Đại số 10
  • 2006
  • Nguyễn Thế Phúc
  • Bài viết có bản quyền
  • Sách trực tuyến
Hoạt động gần đây
  • Làm núi lửasửa đổi 1 tuần trước
  • Bài 10: Liên Xô xây dựng CNXH (…sửa đổi 3 tuần trước
  • Giáo trình Điện tử cơ bản/C…sửa đổi 1 tháng trước
  • Mẫu câu hỏi theo các mức đ…sửa đổi 3 tháng trước
  • Mẫu câu hỏi theo chức năngsửa đổi 3 tháng trước
xem toàn bộLike fanpage để cập nhật tri thứcĐăng ký nhận bài viết mới qua email

Nhập email của bạn:

Cung cấp bởi Google

Trình đơn chuyển hướng

Công cụ cá nhân

  • Mở tài khoản
  • Đăng nhập

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Biến thể

Tìm kiếm

Xem nhanh

  • Trang Chính
  • Tin tức Khoa học
  • Tủ sách VLOS
  • Giới thiệu Sách
  • Quy trình Công nghệ
  • Giáo án Điện tử
  • Bài giảng Trực tuyến
  • Ngân hàng Ý tưởng
  • Ghi chú Khoa học

Cộng đồng

  • Hỏi - Đáp
  • Thảo luận mới
  • Bài viết mới nhất
  • Bài nhiều người đọc
  • Hoạt động thành viên
  • Thay đổi gần đây

Các đề án

  • Sách giáo khoa mở
  • Điện từ Sinh học
  • Từ điển Thuốc
  • Công nghệ Ưu tiên
  • Văn hóa Khoa học
  • Ngôn ngữ học
  • Từ điển Hàn lâm
  • Thần kinh & tư duy
  • Các câu lạc bộ
  • Sinh học đại cương
  • Rùa Hồ Gươm
  • Khái niệm Sinh học

Hướng dẫn để

  • sơ cứu cấp cứu
  • chăm sóc sức khỏe
  • cân bằng tâm lý
  • phát triển kỹ năng
  • thay đổi lối sống
  • giao tiếp xã hội
  • phát triển tình yêu
  • thủ thuật internet
  • làm đẹp
  • vệ sinh cá nhân
  • ăn kiêng
  • nấu ăn ngon
  • làm mẹ chăm con
  • làm vườn trồng cây
  • hạnh phúc gia đình

Công cụ

  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Các trang đặc biệt
  • Bản để in
  • Thông tin trang

Từ khóa » Ví Dụ Về Tập Hợp Bằng Nhau