Đại Tá Đinh Văn Đệ
Có thể bạn quan tâm
Đại Tá Đinh Văn Đệ
- Sinh tháng 3 năm 1928 tại Châu Đốc - Nhập ngũ ngày 16-10-1951 - Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức - Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện - Điệp Viên VC Đinh Văn Đệ sinh năm 1924, theo đạo Cao Đài, mồ côi cha năm 15 tuổi, gia cảnh mẹ góa con côi rất khó khăn nhưng nhờ được bà con giúp đỡ nên đã học hết trung học đệ nhất cấp rồi đi dạy học. Sau tháng 8-1945, Đinh Văn Đệ theo cách mạng được vài tháng thì thực dân Pháp quay trở lại. Tên tỉnh trưởng người Pháp thấy Đinh Văn Đệ nhanh nhẹn, giỏi tiếng Pháp nên lấy làm thư kí riêng. Ít lâu sau, vì quan hệ với bạn bè tham gia kháng chiến, Đinh Văn Đệ bị bọn Pháp bắt giam một tháng. Ra tù, Đinh Văn Đệ lên Sài Gòn mở quán bán sách rồi mở lớp dạy tư. Khi bị bọn Pháp “động viên” đi học trường sĩ quan ngụy ở Thủ Đức, Đinh Văn Đệ đã lo lót để khỏi phải đi song không thoát. Ra trường, Đinh Văn Đệ về làm ở Bộ tổng tham mưu ngụy, sau được Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ tin cậy, giao làm chánh văn phòng, thăng cấp đại úy; giữa năm 1957 được thăng vượt cấp lên trung tá nhưng sau vụ Diệm bị đảo chính hụt lần thứ nhất thì bị nghi ngờ là dính líu với lực lượng đảo chính và bị quản thúc hơn một tháng. Diệm đổ, Đinh Văn Đệ được cử làm Thị trưởng Đà Lạt, sau kiêm Tỉnh trưởng Tuyên Đức, tới năm 1966 thì được thăng cấp đại tá và chuyển sang làm tỉnh trưởng Bình Thuận. Cuối năm 1967 Đinh Văn Đệ từ chức tỉnh trưởng, ứng cử vào Hạ viện ngụy, trúng cử và trở thành Phó chủ tịch Hạ viện. Biết tin tháng nào Đinh Văn Đệ cũng từ thị xã Phan Thiết (tỉnh lỵ của Bình Thuận) về Sài Gòn, ăn nghỉ tại nhà bố vợ trên đường Chu Văn An, Chín Mẫn đã lựa dịp tìm đến thăm với câu chuyện ngụy trang là ông muốn đem lụa Mỹ A ra Phan Thiết bán kiếm lời, nhờ Đinh Văn Đệ thăm dò giá cả, thị trường. Đinh Văn Đệ tỏ ra rất vui mừng vì được ông tới thăm và hứa sẽ tận tình giúp đỡ ông. Ít ngày sau ông nhận được thư của Đinh Văn Đệ, trong đó viết người dân Phan Thiết còn nghèo, ít mua hàng Mỹ A, Đinh Văn Đệ thì sắp từ chức Tỉnh trưởng Bình Thuận để về thành phố Đà Lạt tranh cử vào Hạ viện ngụy. Theo chỉ đạo của cấp trên, Chín Mẫn đã gửi thư tới Đinh Văn Đệ hoan nghênh ý định ra tranh cử vào Hạ viện ngụy và hỏi có cần ông giúp đỡ gì không. Đinh Văn Đệ lập tức có thư cảm ơn ông và mời ông sớm thu xếp đi máy bay lên Đà Lạt phụ giúp. Tại Đà Lạt, Đinh Văn Đệ cho xe ra tận sân bay đón ông về ăn nghỉ trong nhà riêng của mình, tiếp đãi ông rất trọng thị. Những lúc thảo luận với Đinh Văn Đệ về bài vở tranh cử, ông khéo léo lồng ghép các nội dung tiến bộ và tác động tới Đinh Văn Đệ về mặt chính trị. Các bài do ông viết trên thực tế đã giúp Đinh Văn Đệ thu hút thêm được một số lượng lớn cử tri. Hai ngày cuối cùng ở Đà Lạt, thấy sự giúp đỡ của mình đối với Đinh Văn Đệ đã có kết quả tốt, được Đinh Văn Đệ đánh giá cao, ông mới quyết định nói thẳng với Đinh Văn Đệ rằng ông được Mặt trận dân tộc giải phóng cử tới vận động Đinh Văn Đệ tham gia Mặt trận. Sau khi nghiêm túc nghe ông phân tích ai chính ai tà, ai thắng ai thua, chỉ rõ sự tương đồng giữa lập trường, quan điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng với tôn chỉ, mục đích của đạo Cao Đài mà Đinh Văn Đệ là Thiên vương tinh (một chức sắc cao), Đinh Văn Đệ đã thừa nhận Mặt trận có đường lối đúng, đang nắm ngọn cờ chính nghĩa nhưng vẫn chưa đồng ý trở thành thành viên của Mặt trận, đề nghị cho thêm thời gian suy nghĩ vì đang bị phân tâm bởi việc tranh cử... Sau khi đắc cử, Đinh Văn Đệ về Sài Gòn. Chín Mẫn tới chúc mừng. Đinh Văn Đệ chân thành cảm ơn ông và ân cần mời ông thỉnh thoảng lại chơi. Mấy lần gặp sau Đinh Văn Đệ bắt đầu tiết lộ với ông một vài tin tức vụn vặt, coi như để đền ơn ông chứ chưa hẳn là để đóng góp cho Mặt trận dân tộc giải phóng. Rút kinh nghiệm, ông lơi dần việc tiếp xúc Đinh Văn Đệ, khi gặp chỉ nói ngắn gọn, tập trung hỏi về tình hình chung, về hoạt động của Hạ viện ngụy, về cơ bút của đạo Cao Đài... Ông lắng nghe các nội dung đó, cố gắng phát hiện vấn đề mới để đưa ra những câu hỏi phù hợp, trên cơ sở đó mà phát triển thành nội dung vận động cách mạng. Sau một vài lần thì Đinh Văn Đệ đã tỏ ra mừng rỡ khi ông tới, thậm chí còn nói: “Mấy bữa nay tôi cứ mong chú tới” và chủ động cung cấp cho ông một số tin tức. Lấy lí do gặp nhau tại nhà bố vợ Đinh Văn Đệ không tiện, ông đã bố trí một số cuộc gặp ở các nơi khác. Lần nào Đinh Văn Đệ cũng tới đúng hẹn. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của ta, nhận thấy Đinh Văn Đệ có những thay đổi lớn trong nhận thức, tư tưởng, Chín Mẫn đã phân tích sâu về bạo lực cách mạng, tinh thần chủ động tiến công, sự tất thắng của ta, sự thất bại không thể tránh khỏi của Mỹ - ngụy. Ông còn kể những mẩu chuyện về tấm gương phấn đấu, hy sinh vì dân, vì nước của Bác Hồ và các lãnh tụ, anh hùng, liệt sĩ cách mạng. Đinh Văn Đệ lắng nghe, không phản đối. Tới giữa năm 1969, trong một lần ông tới thăm, Đinh Văn Đệ vui vẻ thông báo là đã thu thập được nguyên bản tài liệu kinh tế hậu chiến của địch mà ông yêu cầu, sau đó còn lấy ô tô riêng chở ông và tập tài liệu đó về nơi an toàn. Ít lâu sau Đinh Văn Đệ tự giác tiếp nhận toàn bộ quy ước liên lạc, mực mật, thuốc hiện mực mật, giấy viết mực mật, vật chất ngụy trang, liên lạc viên, giao thông viên... mà ông giao cho. Như vậy là trên thực tế, Đinh Văn Đệ đã trở thành điệp viên của ta. Người xây dựng nên U4 Đinh Văn Đệ kể những chiến công như sau. 1). Kế hoạch oanh kích Lộc Ninh “Sau khi ta (VC) giải phóng Phước Long ngày 6-1-1975, đồng chí Phạm Hùng muốn biết địch (VNCH) có ý định tái chiếm Phước Long hay không? Tôi được giao phó nhiệm vụ trả lời câu hỏi nầy. Trước hết, tôi điện qua Phủ Thủ Tướng, mời Tổng trưởng Quốc Phòng ra điều trần trước Hạ Viện, tại sao thất thủ Phước Long? Trách nhiệm của ai? Tại buổi điều trần, Tổng trưởng QP đổ mồ hôi hột, bối rối vì bị chất vấn sôi nổi, tới tấp. Tôi binh vực và đề nghị, mỗi lần điều trần như thế nầy vất vả lắm, vậy Bộ QP cấp cho tôi cái giấy được tự do ra vào các nơi liên hệ, để hỏi trực tiếp các cấp chỉ huy phần hành. Thế rồi, với tờ giấy trong tay, tôi đến Phòng Hành Quân, thì gặp ngay người quen biết cũ, là một chuẩn tướng, ông ta nói: “Đại ca đừng lo. Ai lại dại gì kéo quân đi lấy lại nơi mà mình phòng thủ đã bị thất bại. Tôi sẽ trả thù bằng cách dội bom cho nát Lộc Ninh”. Tôi báo cáo tin đó. Vài hôm sau, địch (VNCH) đã ném bom Lộc Ninh, nhưng quân ta tránh được thiệt hại. 2). Trung Ương Cục ở đâu? Trung Ương Cục Miền Nam (TWCMN) hay Cục R, B2, “Ông Cụ”, là cơ quan đại diện cho Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, để chỉ đạo chiến trường miền Nam. Ban Anh ninh TWCMN do thiếu tướng Cao Đăng Chiếm phụ trách từ năm 74 đến 75. Ban An Ninh T4 thuộc về Thành Ủy Sài Gòn Gia Định do Mười Hương phụ trách. TWCMN hỏi tôi là địch (VNCH) có biết Cục R ở đâu không? Tôi gọi điện qua Bộ QP/VNCH xin 3 chiếc trực thăng, cho tôi là Chủ tịch Ủy Ban QP/HV, cho Trung tướng Tôn Thất Đính, nghị sĩ, Chủ tịch UB/QP Thượng Viện và cho Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng, mỗi người một chiếc trực thăng, thành lập một phái đoàn đi ủy lạo binh sĩ đang cố thủ tại Pleiku, Đà Nẳng và Bến Cát (SĐ 5 đóng ở Bình Dương). Đi đến đâu tôi cũng hỏi các cấp chỉ huy “Địch nó biết rõ vị trí của ta, vậy ta có biết Cục R ở đâu không? Tôi đúc kết các câu trả lời và báo cáo về Cục R. 3). Xin viện trợ để cắt viện trợ “Tôi tham gia phái đoàn sang Mỹ để xin viện trợ khẩn cấp, vì Thiệu ngoan cố, cố chống giữ. Phái đoàn chia nhau đi “vận động hành lang” với các cơ quan và chính khách Mỹ. Trước khi đi, tôi suy nghĩ, làm thế nào để vận động xin viện trợ mà kết quả là bị cắt viện trợ. Khi sang Mỹ, mỗi dân biểu, nghị sĩ đều có nhân viên của toà đại sứ đi kèm, nếu sơ hở là bị lộ ngay. Với cái chiêu “nói vậy mà không phải vậy”, làm cho các đại biểu trong đoàn thấy tôi là người tận tâm, tha thiết nhất trong việc xin viện trợ để cứu chế độ Sài Gòn. Với mục đích làm cho Mỹ nản chí và bỏ cuộc, tôi đưa ra hình ảnh của người lính VNCH không còn muốn chiến đấu, đã bỏ chạy bằng cách níu càng trực thăng, trốn ra khỏi chiến trường, thì người Mỹ hiểu ngay là họ phải làm gì. Khi tiếp phái đoàn, Tổng thống G. Ford cho biết: “Thôi các bạn cứ yên tâm ra về, tôi sẽ cử một viên tướng qua thị sát tình hình rồi sẽ có quyết định sau”. Nghe vậy, tôi hiểu là Mỹ đã bỏ cuộc”. Theo chỉ thị của trên, Đinh Văn Đệ đã đưa một gián điệp mang bí danh “Số 6” vừa tốt nghiệp cao học nước ngoài vào làm việc trong Ủy Ban QP của Hạ Viện QH/VNCH. Trúc Giang
|
Từ khóa » Chủ Tịch Hạ Viện Vnch
-
-
Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhớ Lại Kỳ Bầu Cử đa đảng Vào Quốc Hội Đệ Nhị VNCH 1971 - BBC
-
Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa - Wikiwand
-
Nhà Tình Báo Đinh Văn Đệ - Người Có Công Lớn Với đất Nước
-
Ba Nhà Tình Báo Có Công Lớn Trong Ngày Toàn Thắng 30.4.1975
-
Nền Dân Chủ Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa - Little Saigon TV
-
Chiến Tranh Việt Nam Tư Liệu Và Sự Thật - Điệp Viên Đinh Văn Đệ (bí ...
-
Đinh Văn Đệ(1924-2020).Chủ Tịch Hạ Viện VNCH. Thượng úy Quân ...
-
Chủ Tịch Hạ Viện Cộng Hòa Ấn Độ Kết Thúc Tốt đẹp Chuyến Thăm Việt ...
-
Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 – Wikisource Tiếng Việt
-
Ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ Tịch Hạ Viện (1971-1975), Thủ Tướng ...
-
Nền Tảng Của Thể Chế Chính Trị VIỆT NAM CỘNG HÒA - Chim Việt