Đại Tá Võ Hữu Hạnh

Đại Tá Võ Hữu Hạnh

- Sinh tháng 11 năm 1933 tại Sài Gòn

- Nhập ngũ ngày 1-11-1951

- Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức Khóa 4

- Tư lệnh Biệt khu 44 Chiến thuật (1969)

- Tư lệnh phó SD 23 BB (1974)

- Giải ngũ tháng 2/1975.

Một trong những Tiểu đoàn trưởng Biệt Động Quân đầu tiên của Việt Nam Cộng Hoà32 Năm Quân Ngũ thăng trầm13 năm tù với 5 năm biệt giamLà Tác giả của 80 bản thánh ca, và hơn 10 tác phẩm văn chương đã xuất bản Võ Hữu Hạnh sinh ra trong một gia đình trong họ đạo Tân Định-Sài gòn , từng học trường dòng Juvenart Huế và Taberd Sài gòn, ông bỏ học sớm và làm ở Bưu Điện Sài gòn, ông được động viên vào Khoá 4 Trừ Bị Thủ Đức, ra trường ông phục vụ trong ngành Thiết Giáp rồi Hỏa xa Quân Đội. Năm 1960, nhu cầu quân đội cần thiết lập binh chủng Biệt Động Quân, ông là một trong 9 sĩ quan đầu tiên của binh chủng này. sau trân Bến Súc, Mật KHu Xà Mát và Bời Lời ,Võ Hữu Hạnh được vinh thăng Đại uý năm 27 tuổi , và là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 20 Biệt Động Quân hoạt động trong vùng Ba Biên Giới . Khi chiến sự Vùng 1 sôi động, Võ hữu Hạnh được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng tiểu đoàn BB, rồi Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1 BB tại Quảng Trị. Trong vòng 4 năm ,ông thăng cấp từ thiếu tá lên Đại Tá. Tuy không phải là nhà văn chuyên nghiệp, qua những kinh nghiệm chiến trường ông đã hoàn thành quyển Buồn Vui Đời Lính dày 570 trang , tái bản nhiều lần.Sau trận Mậu Thân , Đại Tá về giữ chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm CKT Hậu Nghĩa nhưng 8 tháng sau ông được cử đi làm Tư Lệnh Biệt Khu 44. Nhưng rồi con đường hoạn lộ của Võ Hữu Hạnh đi xuống ,ông đến Pleiku nhận chức Phụ Tá Đặc Biệt cho Tư Lệnh Quân Đoàn II. Công danh thụt lùi ,co 1 lúc ông trở lại làm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 45 thuộc Sư Đoàn 23, chúc vụ sau cùng là Tư Lệnh Phó SĐ 23. Cối cùng thì được về Bộ TTM với chức vụ Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nghiên Cứu Chiến Trường.Võ Hữu Hạnh đã đi tù cải tạo 13 năm qua các trại Long Giao , Suối Máu , Yên Báy. Hà Tây , Hà Nam Ninh , Xuân Lộc.Khi Võ Hữu Hạnh ra Bắc '' Tập trung Cải Tạo'', ở Saigon nhà cửa bị tịch thu, vợ con ông đi kinh tế mới Đồng Xoài. Song thân ông đã qua đời trong thời gian này. Sau 13 năm ,ông được '' tha'' về , làm công nhân cho một công trường xây dựng cho đến 1994 thì được Hoa Kỳ chấp thuận cho ôngvà gia đình đi định cư tại Hoa Kỳ .Đến Hoa Kỳ , ông rút lui vào bóng tối và làm công tác thiện nguyện trong Giaó Xứ , coi sóc nhà sách '' Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp''. Ông trở lại trường học thêm về computer và thanh nhạc, sángtác Thánh Ca. Mang nặng ƠN Lành của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp , ông tự đứng ra tổ chức lễ Giỗ Cha tại cac1 nhà thờ Công Giáo . Thành công từ các buổi lễ dẩn dắt ông thành lập HỘI NHỮNG NGƯỜI CON CHA DIỆP tại Hoa Kỳ , ông lại viết sách về CHA DIỆP để giới thiệu NGƯỜI CHA Việt Nam Hiển Linh với tất cả mọi người . Công việc đưa đẩy ông bận rộn thu thập các Ơn Lành của CHA và lại viết sách.Những năm tháng gông cùm biệt giam , ăn đói mặc rách đã bào mòn sức khỏe của ông , ông dần yếu đi và mắc đủ các bệnh. Võ Hữu Hạnh qua đời vào ngày 26 / 6/ 2010 tại Hoa Kỳ , hưởng thọ 77 tuổi.

Nguồn nangvatuthan

BỐN ĐẠI TÁ TRỐN TRẠI

hững năm dài tháng tận rồi cũng trôi qua trong nhọc nhằn khổ sở cả thể xác lẩn tinh thần . Thắm thoát đã hai năm qua ở mảnh đất tận cùng biên giới phía Bắc Việt Nam này . Hàng ngày chúng tôi phải dậy thật sớm trước khi tiếng kẻng rùng rợn vang lên giữa đêm giá rét O độ của miền Bắc rẻo cao này , để xếp hàng làm vệ sinh cá nhân , vì hể một khi tiếng kèn đã nổi lên rồi thì mình sẽ không còn là mình nữa ,mà là một con trục quay cuồng trong guồng máy luyện thép khổng lồ .

Thời gian đó các cai tù phân công chúng tôi ra từng cặp một trẻ một già , một khoẻ một yếu để vác một cây bồ đề dài khoảng 6 thước , chu vi chừng vài tấc trở lên qua đoạn đường rừng gần 10 cây số , mỗi ngày cặp tù nhân đó phải vác đủ ba chuyến như thế cho đủ chỉ tiêu . Lúc dó khoảng 4 giờ chiều , tôi và một anh bạn trẻ đang khiêng một cây Bồ Đề to lớn , đã cố sức vưọt qua bao nhiêu ngọn đèo ,chỉ còn một đèo chót là đến nơi đang xây dựng bệnh xá được xây thêm cho càng ngày càng có thêm bệnh nhân tù .

Trời mưa tầm tã , dưới chân chúng tôi nước chảy thành dòng như muốn cuốn trôi mọi thứ , chúng tôi phải hết sức kềm chân cho chặt vừa phải oằn vai chịu sức nặng đẫm nước của cây tươi vừa đốn hạ. Bỗng nhiên anh bạn gánh vai sau trợt chân té ngửa , buông rơi cả thân cây to , khiến đầu cây còn lại đập mạnh vào hông phải tôi . Đau đón tôi ngất lịm , chân bị trật cả gân lẫn xương . Tôi vào bệnh xá dể được một ông y sĩ Trường Sơn , mỗi lần chữa bệnh , vừa xem cuốn sách châm cứu do Miền Nam ấn hành , vừa châm vào tôi cây kim dài đã hơ qua ngọn lửa vừa nói :

- Tổ chức châm cứu săn sóc anh đây . Chừng nào anh cảm thấy đau buốt thì cứ la lên , tôi sẽ tìm huyệt khác đúng hơn !

Nhờ mỗi ngày chịu trận cho ông y sĩ dỏm này thực tập vài ba tiếng , tôi mới được ông ký giấy cho ''Miễn lao động '' trong ngày ấy.

Ngày hôm trước ngày tôi bị cây to đè ngang hông , khi tôi khiêng cây dến đoạn đường Nghĩa Lộ, vừa đói vừa khát , kiệt sức tôi ngã vật xuống bên lề đường . Hai cán bộ bảo vệ trẻ thương hại mới đỡ tôi dậy , nhưng ngay lúc đó cán bộ phó trại , ngưòi mập lùn đi ngang qua , không cho đỡ tôi lại còn đay ghiến :

''Các đồng chí không việc gì mà phải đỡ hộ họ !'' Rồi anh cán bộ phó trại quay sang chúng tôi sang sảng : '' Tôi biết rõ ở trong Nam, mỗi tuần các anh hầm thuốc Bắc một đứa trẻ từ một tuổi để bồi dưỡng , đúng là quân man di mọi rợ không có tính người ! Vì thế anh nào cũng béo tốt như ri , lao động một chút không bằng ai mà cũng giả vờ té xỉu ..nhất là mấy anh tỉnh trưởng ! !!"

Nhìn vẻ mặt anh ta đỏ gay , gân cổ lên mà nói to ra vẻ rất hiểu biết , để gây thêm căm thù , chúng tôi bổng thấy thương hại sự ấu trĩ của họ hơn là oán ghét . Còn lạ gì một anh chăn trâu suốt đời không được học hành giáo dục , chỉ biết lặp lại nhai lại y khuôn những gì Đảng nói và nhồi sọ cho họ , gây căm thù giai cấp càng nhiều càng tốt . Họ có biết đâu lúc đó tại các thành phố lớn Hà Nội,, Sài Gòn , hàng ngày các bác sĩ cán bộ được lệnh "Kế Hoạch Hóa Gia Đình'', để hợp pháp giết non hàng ngàn thai nhi vô tội .

Chúng tôi vẫn tiếp tục lê gót sống những ngày tù khoắc khoải, thì một hôm nọ , trời vừa hửng sáng là trại bị bọn cán bộ , lính bảo vệ trang bị súng ống chĩa vào các lán trạì tù . Ngày hôm đó họ kiểm soát rất gắt gao, nhân dịp tịch thu tất cả những gì chúng tôi có thể để dành ăn chống đói như đường ,sữa , bánh ngọt khô .

- Dzõ dzàng nà các anh ngoan cố phản động không chịu học tập cải tạo tốt để sớm lên ngườì công dân xã hội chủ nghĩa tốt, nhất là mấy bọn đại tá các anh đã phụ nòng tin tưởng khoan hồng của Bác , Đảng và Chính phủ , các anh có biết chuyện gì xảy ra sáng nay không ?

Ai nấy đều rõ nhưng vẫn im lặng như không . Các lán trại đã tung tin rất nhanh về việc 4 ông đại tá đã trốn trại làm nức lòng nhũng trại viên còn lại . Họ vừa mừng vừa lo và van vái thầm cầu xin cho các vị đó được mau thoát đến đất Lào và biết đâu đến bờ Tự Do đất Thái .

- Đại Tá Thành ,trung đoàn trưởng , trưởng toán trốn trại , mở đường .

- Kế đó là Đại tá Nguyễn văn Thi , binh chủng Pháo Binh , người giữ địa bàn định hướng .

- Người đi giữa mang thực phẩm cho toán là Đại tá Đỗ Trọng Huề, cựu giám đốc QuốcGia Nghĩa Tử , cố vấn văn hóa cho tổng thống Thiệu .

- Và người giữ mặt hậu là Đại tá Quế , chỉ huy trưởng căn cứ không quân Pleiku.

Mỗi ngày trôi qua là thêm một ngày củng cố lòng tin cho mọi người Các cán bộ điên cuồng như ác thú lùng sục tất cả núi đồi . các đội tù đi lấy cát , đá , vôi ở Bến Phà Ô Lâu cũng như các đội lao động nặng lên rừng đốn gỗ đều được lệnh tạm đình chỉ . Chỉ riêng 4 đội tăng gia và hái chè là còn hoạt động cầm chừng dưới sự giám sát gấp đôi của những chú bộ đội phúng phính trong bộ đồ '' Cứt Ngựa " . Các giờ giài lao 10 phút thưòng lệ đều bị cắt bỏ , chỉ tiêu tăng gấp đôi để mọi người mệt nhoài không còn thời giờ nghỉ ngơi dù là một phút giây nào . Vài anh tù '' nông cạn'' vội chưởi rủa bốn anh trốn trại , vì họ mà cả bọn chịu cực khổ thêm . Còn lại đa số đều '' phấn khởi hồ hởi '' vì họ thêm một ngày hi vọng cho những ai chuẩn bị trốn trại sau đó .

Trại cho thay đổi ngay những người '' anh nuôi ''. Những người nầy bị an ninh điều tra thô bạo . Anh đại tá Võ An bị gọi lên xuống mấy chục bận mỗi ngày để điều tra manh mối xem ai là người xếp đặt hậu cần cho các anh trốn một cách bí mật chu đáo mà không ai hay biết .

Bốn anh Đại tá trong đội " Cơ Động " hàng ngày đưọc phân công dùng xe cải tiến đến Bến Phà Ô Lâu chở vật liệu nặng về xây cất cho trại . Các anh lợi dụng những chuyến đưọc xuất trại xa như thế đã ngấm ngầm cấu kết với nhau âm mưu trốn trại qua Lào , với sự giúp đỡ của anh Võ Ân , phụ trách nhà bếp trại .

Sau cả tháng mỗi ngày giấu một ít thực phẩm khô , ngày N ,giờ G , thừa lúc mấy anh bảo vệ lơ là , các anh ĐT nhà ta lần lượt biến mất sau mỗi quả đồi , hẹn nhau tại một điểm tập trung và ... chạy trốn !

Các anh đã đi suông sẻ suốt ngày đầu tiên mà không ai hay biết cho đến chiều tối lúc điểm danh . Đội cơ động bị phát hiện thiếu mất bốn người khiến cán bộ quản giáo , bộ đội canh gác bấn lọan , bắn súng loạn xạ . Lúc đó cả trại mới hay có bốn ông '' Bò Lục '' trốn thoát , ít nữa là ngày đầu tiên , ai nấy vừa lo vừa mừng cho các anh .

Chúng tôi lo lắng vì noi miền rẻo cao này , mỗi người dân đều là Cộng Sản , là cán bộ tình báo của chúng để quan sát theo dõi chúng tôi sít sao , vi 2thế mà họ không ngại '' thả '' chúng tôi ra ngoài để lao động khổ sai vì vùng này họ cho là an toàn nhất ,một con ruồi còn khó qua mắt họ .

Nhóm anh Huề , anh Thành , AnhThi và anh Quế vớí sự trợ giúp hậu cầncủa anh Võ Ân , tưởng đã trốn trại được đến gần biên giới Lào vẫn bị chúng nó phát hiện sau năm ngày sát biên giới, mà theo lời kể của các anh là '' chỉ cần qua bên kia con sông đang chảy xiết là đến đất Lào rồi '', kể thì các anh quá giỏi đã vạch kế hoạch , đi đúng hướng chính xác mục tiêu , thất bại chẳng qua là .. số mệnh dun rủi mà thôi !

Chúng họ theo đuổi lùng sục các anh tận biên giới , nơi chắc chắn các anh sẽ đến , quả thật bọn chúng đánh giá không thấp trình độ của các sĩ quan ta . Khi giải các anh về bọn chúng như bầy quỷ dữ khát máu hung hăng , tha hồ đánh đập hành hạ các anh chết đi sống lại cho hả cơn giận của chúng . Riêng anhThành , trưởng nhóm vượt ngục , bị nhốt riêng rồi thay nhau đánh đập tra khảo anh từ suốt đêm đến sáng . Càng bị hành hạ , anh càng lớn tiếng chưởi bới , cho đến khi gà gáy sáng thì anh không còn có thể la mằng gì được nữa vì chúng nó đã treo cổ anh rồi .

Sau này khi tôi bị biệt giam với các anh Huề , Thi , Võ Ân , Tâm , Huy , Bình , Đức ở khu F , phòng 7 , trại Hà Tây , Tỉnh Hà Sơn Bình , mỗi khi nhắc đến anh Thành là mọi người yên lặng rơi lệ, thành kính tưởng niệm một anh hùng bất khuất , nhất là anh Huề , Thi ,Võ Ân .

Theo lời anh Huề , sau khi chuẩnbị kỷ lưỡng cà mấy tháng trời những địa điểm tiếp tế các anh đã lần lượt chôn dấu thực phẩm cho những ngày đầu còn ở gần trại thì các anh bắt đầu đi suốt ngày đêm , tránh gặp dânchúng . Đến ngày thứ ba và thứ tư qua , bốn anh emmừng rỡ tưởng gần như thoát nạn rồi . Đdường càng xa Yên Bái thì nuí non càng cao dần lên , nhiều nơi dốc như thẳng đứng khiến anh em khốn khổ vô cùng . Đến sớm ngày thứ tư thì anh Thành thoáng thấy từ xa một buôn làng có nhũng cuộn khói bốc lên từ các mái tranh . Tuy mừng rỡ nhưng anh em bảo nhau đề cao cảnh giác đi bọc vòng xa ngôi làng .

Bổng đâu có tiếng rào rào như giông to sắp đến nơi , anh Thi , người định hướng đi trong rừng giỏi nhất vì anh là cấp chỉ huy pháo binh , kể chuyện tiếp :

'' Lúc đó mọi người đều rã rời vì cơn khát nung nấu dày vò ,nhưng tiếng động lạ càng lúc càng to dần ,mọi người dều thủ dao sẳn bên mình , sẳn sàng chiến đấu một mất một còn với bất cứ ai khám phá ra bọn người đang quyết tâm đi tìm tự do với bất cứ giá nào . Tiếng rì rào càng ph1ut càng to dần trên đầu , bọn ngươì núp vào kẻ đá trong lùm cây chờ đợi . Thật bất ngờ ! Mọi người há hốc mồm nhìn lên ... đó là một con kỳ đà khổng lồ rất dài đang le chiếc lưõi đôi nhìn bọn người trốn trại nhỏ bé đang ép mình vào kẹt đá .

Ngươì ta thuờng nói '' Ra đường gặp kỳ đà cản mũi , ắt việc không thành tựu được ! ''. Nhưng lúc đó đối với các anh tù vượt ngục đói khát suy nhược thì con kỳ đà này là món quà trời thương ban , giúp các anh có thêm sức lực .

Họ đã thấy xa xa con sông to dài tung lên những bọt trắng xóa chứng tỏ nước chảy rất mạnh . theo bản đồ và la bàn thì con sông đó co 1thể là sông Mekong chảy xuyên qua Trung Cộng , Lào, Kampuchia và Việt Nam , vì từ trên đỉnh núi cây lá dày đặc nhìn xuống thì nó rất rộng và dài vô tận uốn khúc như con rắn khổng lồ .

Gần bờ sông các làng mạc mọc nhiều , dân cư hay lên rừng đốn củi , săn thú nên anh em quyết định ngày ngủ dêm đi , di chuyễn dần lên phía Bắc nơi con sông hẹp hơn để vượt qua . Ai cũng mừng vì sắp thành công cuộc vượt ngục hi hữu này , cố làm sao đủ sức vượt sông đến khu rừng tre dày đặc bên kia xứ Lào .

Khi con người cố gắng hết sức để đạt mục tiêu , cơ thể có khả năng siêu việt vượt qua tất cả , để một khi đạt hay gần khi gần tới mục tiêu , cơ thể rũ liệt kiệt sức ,các anh em vượt trạimấy ngày đêm nay thấy gần thành công thì bỗng dưng bao mệt mõi đổ ụp xuống , tuy nhiên anh em cũng cố gắng thay phiên nhau trực canh , tìm mọi phuơng cách để vượt sông an toàn .

Bổng nhiên có tiếng chó sủa càng lúc càng gần càng rộ lên . Thì ra , dân bản xứ đi rừng khám phá dâu chân lạ trên con đường mòn , gần bờ suối cây lá bị đạp ngã , họ thả chó đánh hơi và báo đồn công an , nghi ngở có bọn thổ phỉ buôn lậu thuốc phiện xuyên biên giới .

Tiếng chó sủa dữ dội cùng tiếng súng bao vây các anh , nhữngtiếng quát tháo rợn người vang lên :

Rồi những gương mặt dữ dẳn của bầy lang sói độc ác xuất hiện kèm theo những trận mưa đòn tàn bạo , gậy gộc báng súng đánh tới tấp trên đầu cổ mặt mũi mình mẩy những nạn nhân tù đày ốm đói run rẩy không chút tự vệ .

Giữa trận mưa mu , có tiếng một cụ già :

- Thôi cho tôi xin các ông ! Tưởng là bọn thổ phỉ buôn lậu biên giới , hóa ra là tù cải tạo Miền Nam . Họ không thể chống cự , hà tất phải đánh đập họ dến chết như thế !

Bốn anh em ngất lịm đi trong cơn mưa đòn khủng khiếp nhất trên đời. Mặt mũi mình mẩy họ không còn là con ngườii nữa mà là những con vật hình thù méo mó tả toi dươí những trận đòn từ những ác quỷ đầy hận thù đội lốt người thắng trận !

Chiều hôm đó tại lán trại , sau khi nhận điện báo khẩn , trại trưởng huy động hai đội lao công khẩn trương đục hang vào sưòn núi sâu , không ai biết để làm gì , tưởng là nơi để họ cất giấu vũ khí hay chứa thực phẩm lưong khô , đến khi có những tấm vĩ sắt dựng thành cửa ngục lên thì ai nấy đều hiểu ra đó là nơi để giam giữ tù vượt trại . Chúng tôi hoài nghi có lẽ bốn '' Bò Lục '' đã bị bắt và đang trên đường trở về .

Thật đúng như vậy ! Một buổi chiều u ám , từ chân trời có tiếng vó ngựa tung bụi mờ , giữa bầy quỷ dữ đang hò hét trên lưng ngựa cho chiến thắng vĩ đại là bốn người tù bị lôi xểnh theo sau lưng ngựa , hứng chịu những trận đòn , họ té khụy xuống rồi lại bị lôi dậy lúp xúp chạy theo vó ngựa , rồi loạng choạng té xuống mặc cho những sợi dây trói chặt quấn lấy thân thể rách bươm lôi kéo họ như những thanh gổ vô tri giác !

Chúng tôi chết điếng lặng ngưòi nép bên đường nhìn họ đi qua sau giờ chúng tôi lao động cải tạo vể , vô tình hay cố ý họ cho chúng tôi thấy hình phạt khủng khiếp của những ai có ý định trốn trại . Chúng tô iđể mặc cho giòng lệ tuôn trào từ những đôi mắt trũng sâu , lăn dài trên đôi gò má hốc hác khắc khổ . Anh em chúng tôi đó ! Những NGƯỜI HÙNG sau cuộc chiến ! Không thành công đã thành NHÂN ! Dù không còn ai có thể nhận ra các anh , vì các gương mặt đã bị bầm dập tan nát sau trận mưa đòn thù .

Sáng hôm sau , anhThành đã chết cách anh dũng bất khuất ! Xin dâng anh một nén hương lòng !

Vài hôm sau đó , có lẽ để xoa dịu lòng căm phẫn nhem nhúm trong tù trại Yên Bái trại 2 , hoặc gây chia rẽ nghi ngờ giữa các anh em tù , hoặc muốn tỏ ra rằng Đảng ta luôn khoan hồng nhân đạo ,nên trong một buổi học tập chính trị toàn trại , người ta đem anh Quế trình diện mọi người , đề cao anh là ''thành phần tiến bộ '', biết '' tội lỗi mình làm '', xin tập thể trại viên nhận anh lại vào hàng ngũ những người cải tạo tốt . Còn hai anh Huề và Thi hãy còn ngoan cố ,chưa xứng đáng được nhân dân tha thứ , còn phải chờ lâu dài . Mọi người khẽ thở dài , không ai có ý kiến gì , bởi vì không ai đoán bọn CS thâm độc mưu mô này sẽ còn dùng chiêu thức gì nữa .

Ít lâu sau đó , ngày 19/07/1977, hàng ngũ tù đại tá chúng tôi được lệnh chuyển sang trại Tám ở thâm sơn cùng cốc đầy ao tù nước vàng đặc , nếu lỡ đạp chân xuống đó sẽ bị nhiễm sốt rét hoặc sốt rét rừng kinh niên . Ngay ngày đầu tiên khai hoang vùng hoang địa này dể trồng trọt , tôi là bệnh nhân sốt rét rừng đầu tiên . Cứ khoàng 4, 5 giờ chiều cơn rét kéo tới hành hạ tôi run lập cập , đắp bao nhiêu mền vẫn không đủ ấm , cái lạnh từ trong xương lạnh ra , rồi đến 12 giò đêm thì nóng sốt như lủa đốt như có muôn ngàn ngọn lửa châm vào đầu ngón chân mình mẩy . Thế mà sáng ra không được nghỉ ngơi , họ cho là tôi bệnh vờ nên tôi vẫn phải lao động như thường . Như chưa đủ khốn khổ , người phát thuốc ở trạm xá , vốn là người '' của ta '', nhưng nhờ ''quen biết '' cán bộ , nên bắt chẹt anh em , mỗi lần anh ta bố thí cho vài viên Quinine , đã bị anh ta liếm hết chất ngọt bọc đường bao quanh , là đổi lại chúng tôi phải biếu hắn thuốc lào ba số hoặc đồ thăm nuôi . Thuốc men gia đình chúng tôi gửi nuôi đều bị trại cất giữ hộ , họ phát ''Xuyên Tâm Liên '' để trị bá bệnh !

Võ Hữu Hạnh

Từ khóa » Chuyển Buồn Vui đời Lính Nguyễn Hữu Hạnh