Đại Thắng 30 4 1975 – Đỉnh Cao Chói Lọi Của Sự Nghiệp Giải Phóng ...
Có thể bạn quan tâm
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của quân Giải phóng đã tiến vào dinh Tổng thống, sào huyệt cuối cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước. Ảnh: TTXVN |
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn. Để đi đến thắng lợi cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã phải đối phó lần lượt với các kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ, chính quyền ngụy Sài Gòn và qua 5 giai đoạn. Giai đoạn 1 - Từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960, ta tập trung đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công, làm thất bại bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Giai đoạn 2 - Từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965, ta giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Giai đoạn 3 - Từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968, Đảng phát động toàn dân chống Mỹ cứu nước, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc. Giai đoạn 4 - Từ năm 1969 đến năm 1973, quân và dân ta phát huy sức mạnh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, làm thất bại một bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ hai ở miền Bắc, tạo thế mạnh trong đàm phán. Giai đoạn 5 - Từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975 là giai đoạn tạo thế và lực mới, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau khi ký Hiệp định Paris (27/1/1973), mặc dù phải rút quân về nước nhưng Mỹ tiếp tục nuôi âm mưu dùng chính quyền ngụy Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Mỹ tăng cường viện trợ cho chính quyền ngụy Sài Gòn để lấn đất, giành dân, thực hiện các hoạt động ngoại giao xảo quyệt để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đến tháng 5/1973, xu thế chống phá Hiệp định Paris của địch ngày càng tăng. Quân đội Sài Gòn điên cuồng đánh phá hòng xóa bỏ vùng giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách mạng. Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định, cách mạng miền Nam muốn giành được thắng lợi vẫn là con đường bạo lực để giành chính quyền. Nửa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành những thắng lợi cơ bản. Ta càng mạnh lên, ngụy càng suy yếu rõ rệt. Tháng 7/1974, Trung ương Đảng chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng trong năm 1975. Với những thắng lợi trên toàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu của chính quyền ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó có thể quay trở lại miền Nam. Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến và quyết định đẩy nhanh thực hiện kế hoạch đã đề ra. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 4/3/1975 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30/4/1975. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo, quân và dân ta đã toàn thắng, thu non sông về một mối.
Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc; đánh dấu bước ngoặt quyết định, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi đó cũng là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên, khích lệ các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.
Nguyên nhân của thắng lợi vĩ đại này, trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hai là, nhân dân và các lực lượng vũ trang đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bền bỉ; lao động quên mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Ba là, cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp, đánh Mỹ và thắng Mỹ. Năm là, phát huy tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và Campuchia; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước phe xã hội chủ nghĩa, của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng giúp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đúc kết những kinh nghiệm quý báu. Đó là các bài học: Xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam; phát huy sức mạnh thời đại; vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh toàn dân và nghệ thuật quân sự chiến tranh toàn dân, xây dựng và phát triển lý luận chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam; chủ động, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh cách mạng và nghệ thuật tạo, nắm bắt thời cơ giành những thắng lợi quyết định. Đồng thời, phải luôn luôn chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong mọi hoàn cảnh, nâng cao sức chiến đấu và phát huy năng lực lãnh đạo của Đảng. Trải qua 46 năm, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng tiếp tục được thể hiện sinh động trên tất cả các lĩnh vực, như: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc và an ninh chính trị; lao động sản xuất, nghiên cứu, học tập, tận dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; trợ giúp kịp thời người dân trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; đoàn kết dân tộc, tương thân, tương ái; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng ta lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không chịu tụt hậu, từng bước tiến kịp thời đại, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, có vị thế xứng đáng trên thế giới. Khát vọng đó của dân tộc, cũng thiêng liêng và mãnh liệt như ý chí giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Phát huy tinh thần chiến thắng 30/4, chúng ta cũng phát huy chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trên tinh thần đó, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy nội lực của đất nước, tận dụng triệt để các nguồn lực trong và ngoài nước, giải quyết hài hòa các nhiệm vụ đối nội và đối ngoại. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trên tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Năm nay, chúng ta kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang chung sức, đồng lòng chống “giặc Covid-19”. Hiện nay đại dịch này đã bùng phát trên toàn cầu, hơn 148 triệu người mắc bệnh và hơn 3,1 triệu người tử vong. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhận định: Đại dịch Covid-19 là kẻ thù chung của nhân loại. Ở Việt Nam, phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động đề ra phương châm “Chống dịch như chống giặc”, “coi trọng sức khỏe và tính mạng con người là trên hết”, “mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch”, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, cho đến nay vẫn kiểm soát có hiệu quả, nước ta mới có 2.852 ca mắc, trong đó có 2.516 ca khỏi bệnh, 35 người tử vong. Dư luận thế giới đánh giá cao kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy tinh thần của đại thắng 30/4/1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng để xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, cường thịnh, thực hiện khát vọng chính đáng và cao cả của dân tộc./.
Từ khóa » Tóm Tắt Ngày 30/4
-
Ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất đất Nước 30/4 Và ...
-
Tìm Hiểu Về Lịch Sử, ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất ...
-
Sự Kiện 30 Tháng 4 Năm 1975 – Wikipedia Tiếng Việt
-
30.4 Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Lịch Sử Của Ngày Này - MediaMart
-
30/4/1975 - Lịch Sử Và Ý Nghĩa Ngày Giải Phóng Miền Nam
-
Giải Phóng Miền Nam 30/4 Năm 1975 | Tóm Tắt Lịch Sử Việt Nam - EZ ...
-
Chiến Thắng 30/4 Mở Trang Mới Trong Sự Nghiệp Xây Dựng Và Bảo Vệ ...
-
Ý Nghĩa Lịch Sử Ngày Giải Phóng Miền Nam 30/4 Và Quốc Tế Lao ...
-
Lịch Sử Và ý Nghĩa Của Ngày Giải Phóng Miền Nam (30/4/1975
-
Ngày 30-4-1975, Ngày Giải Phóng Hoàn Toàn Miền Nam Thống Nhất ...
-
Ngày 30-4-1975, Chiến Dịch Hồ Chí Minh Lịch Sử Toàn Thắng
-
CẢM NHẬN VỀ NGÀY 30/4, NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG ...
-
Bài Tuyên Truyền Ngày 30/4 - 1/5 Năm 2022