Đái Tháo đường ở Trẻ Em: Bệnh Lý Dễ Bỏ Sót! | Tin Tức

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Dịch vụ
  • Đào tạo-tuyển dụng
  • Hỏi Đáp
  • Khoa học thường thức
  • Thông tin đấu thầu
  • Bạn Cần Biết
  • Góc Yêu Thương
Loading... Chào mừng bạn đến với Website Bệnh Viện Sản nhi Nghệ An

Đái tháo đường ở trẻ em: Bệnh lý dễ bỏ sót!

Vừa qua, ngày 7/4, Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Sản nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi T.V.S(15tuổi), thường trú tại xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nhập viện trong tình trạng đe dọa tử vong do bệnh Đái tháo đường.

Trẻ nhập viện trong tình trạng đe doạ tử vong do bệnh Đái tháo đường

Theo lời kể của gia đình, trẻ bệnh 4 ngày nay với biểu hiện buồn nôn, nôn thức ăn, mệt nhiều, tiểu nhiều nhưng trẻ vẫn ăn uống được,gia đình cho trẻ đến phòng khám tư khám chẩn đoán Viêm ruột kê đơn thuốc về uống, truyền dịch nhưng không đỡ. Sáng cùng ngày, trẻ mệt nhiều, tiểu nhiều, nôn thức ăn nhiều lần, sụt 6 kg trong 4 ngày, thay đổi ý thức nên người nhà lo lắng đưa trẻ cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Tân Kỳ và nhanh chóng được chuyển Bệnh viện Sản nhi Nghệ An điều trị tiếp trong tình trạng lơ mơ, nói sảng, thở nhanh, nông, SpO2: 90%, nhịp tim nhanh, da khô nóng, môi khô.

Tại khoa Cấp cứu,các bác sĩ đã nhanh chóng chẩn đoán trẻ bị Toan ceton đái tháo đường (đường huyết rất cao 77.39 mmol/L, bình thường: 3.4 – 6.2 mmol/L, HbA1C: 9.6%, bình thường < 6.5%)và tiến hành cấp cứu cho trẻ. Trẻ được chỉ định thở oxy qua mask, thiết lậpngay haiđường truyền tĩnh mạchđể bù dịch nhanh, lấy máu xét nghiệm cấp cứu,dùng thuốc kiểm soát đường huyết, ghiđiện tim tại giường, theo dõi huyết động liên tục qua catheter.

Sau khi được cấp cứu, trẻ đã qua cơn nguy kịch,hội chẩn thống nhất phương án điều trị với chuyên khoaNội tiết và đượctiếp tụctheo dõi,điềutrị tại khoa Hồi sức cấp cứu chống độc.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ nội trú Trần Văn Cương- Phó giám đốcBệnh viện, Trưởng khoa Cấp cứu cho biết: Đái tháo đường thường được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe, giaiđoạn đầu các triệu chứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và ở trẻ em các triệu chứng càng khó phát hiện hơn. Chính vì vậy, trẻ nhập viện thường ở giai đoạn nặng, trong tình trạng toan chuyển hóa, tiền hôn mê, hôn mênếu không được cấp cứu kịp thời trẻ có thể nguy kịch, đe dọa tử vong nhanh chóng.

Đái tháo đườnglà bệnh không lây, hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên chủ yếu là type 1(phụ thuộc Insulin), do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ Insulin.

Với đái tháo đường type 2 (kháng Insulin), hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên, bệnh đã tăng lên cùng sự gia tăng tỉ lệ béo phì trẻ em, thường gặp sau tuổi dậy thì.

Ngoài ra, ở trẻ em còn có thể gặp đái tháo đường sơ sinh, đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi (MODY), hoặc đái tháo đường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác gây tổn thương tuyến tụy (đái tháo đường thứ phát).

Biểu hiện của bệnh liên quan đến tăng glucose máu, ban đầu của bệnh thường không triệu chứng. Triệu chứng kinh điển của bệnh tiểu nhiều, gầy nhiều, ăn nhiều, uống nhiều. Càng lâu dần, trẻ mệt mỏi, thị lực nhìn mờ, buồn nôn , nôn, hôn mê ( do nhiễm toan), đe dọa tính mạng. Chẩn đoán bằng định lượng glucose huyết tương (là tình trạng đường máu tăng cao: đường máu lúc đói > 7 mmol/l hoặc sau ăn trên 11 mmol/l). Việc điều trị tùy thuộc vào thể bệnh nhưng bao gồm các thuốc làm giảm lượng đường trong máu, chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng và tập thể dục.

Việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường thường đơn giảnthông qua xét nghiệm máu. Tuy nhiên, phát hiện và sống chung với bệnh đái tháo đường không dễ dàng. Theo dõi đái tháo đường ở trẻ em đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực của trẻ và gia đình, đặc biệt là trong thời gian đầu. Nếu trẻ đang có những dấu hiệu và triệu chứng nghingờ của bệnh đái tháo đường, nên đưa trẻ đi tới các cơ sở y tế để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

Các tin liên quan

  • Điều trị Suy giảm miễn dịch bẩm sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • Điều trị răng cho trẻ bằng phương pháp gây mê
  • Ứng dụng nội soi ống mềm trong chẩn đoán bệnh lý tai mũi họng thanh quản ở trẻ em tại khoa TMH
  • Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
  • Chụp đại tràng có thuốc cản quang hỗ trợ chẩn đoán phình đại tràng bẩm sinh
  • Tìm hiểu về căn bệnh viêm não tự miễn
  • Nội soi gây mê gắp dị vật dạ dày thành công cho bệnh nhi 20 tháng tuổi
  • Hơn 200 trẻ đã được chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia khám, tư vấn tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • Đại hội đại biểu đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khoá IX, nhiệm kỳ 2022 - 2027
  • "Chú Hổ" IUI chào đời


CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

GIÁ DỊCH VỤ KCB BHYT

BIỂU ĐỒ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

DANH MỤC KỸ THUẬT

KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Video
  • 1. Giới thiệu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • 2. Nhật ký của mẹ
  • 3. Hành trình sinh tử trở về vòng tay mẹ của những chiến binh "0 tuổi"
  • 4. 🎞Video toàn cảnh Hội nghị khoa học Sàng lọc Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh, khu vực Bắc Trung Bộ.
  • 5. Trung tâm Sàng lọc Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • 6. Hình ảnh Hội nghị Khoa học
  • 7. Rộn ràng “Trung thu yêu thương” tới hơn 1.000 bệnh nhi
  • 8. Thay máu toàn phần, kịp thời cứu trẻ sơ sinh 6 ngày tuổi
  • 9. Hướng dẫn quy trình tắm cho trẻ sơ sinh
  • 10. Đại hội Công đoàn cơ sở Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028
Quảng cáo Video
  • 1. Giới thiệu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • 2. Nhật ký của mẹ
  • 3. Hành trình sinh tử trở về vòng tay mẹ của những chiến binh "0 tuổi"
  • 4. 🎞Video toàn cảnh Hội nghị khoa học Sàng lọc Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh, khu vực Bắc Trung Bộ.
  • 5. Trung tâm Sàng lọc Chẩn đoán Trước sinh và Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • 6. Hình ảnh Hội nghị Khoa học
  • 7. Rộn ràng “Trung thu yêu thương” tới hơn 1.000 bệnh nhi
  • 8. Thay máu toàn phần, kịp thời cứu trẻ sơ sinh 6 ngày tuổi
  • 9. Hướng dẫn quy trình tắm cho trẻ sơ sinh
  • 10. Đại hội Công đoàn cơ sở Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028
Thống kê truy cập Người đang truy cập: 166 Tổng số lượt truy cập: 6506078

Từ khóa » Toan Ceton ở Trẻ Em