Đại Thiên Ma - Thiền Viện Thường Chiếu
Có thể bạn quan tâm
Đại Thiên Ma
- CHÂN KHÔNG VÀ TÔI - 06/04/2011 13:53
- CỐ GẮNG - 22/03/2011 13:30
- CHỦ YẾU LÀ NHẬN ĐƯỢC TÂM - 03/03/2011 13:26
- CÁCH TRỊ PHIỀN NÃO - 14/02/2011 13:40
- NHÌN LẠI MÌNH - 28/12/2010 14:10
- Ma hôn trầm - 08/11/2010 12:54
- Ma bệnh khổ - 26/10/2010 13:53
- Ma khẩu nghiệp - 11/10/2010 12:43
- Ma vọng tưởng - 26/09/2010 13:21
- Ma Tà Kiến - 13/09/2010 13:12
Chánh Văn:
Loại ma này chẳng giống các ma kể trên. Đây là người tu hành chân chánh sắp được chứng đạo. Tâm tinh đã thông hợp, trạm nhiên chẳng động, khiến bọn thiên ma và các quỷ thần thảy đều kinh hoảng, cung điện của chúng sụp đổ, cõi đại địa chấn động. Ma chúa mất hồn, ma dân té hoảng. Các loài ma mị, phần nhiều có ngũ thông, bọn chúng kéo đến não loạn hành nhân, làm cho chẳng vào được vị Thánh. Chúng biến các cảnh quái dị, và các cảnh dục làm rối loạn tâm định của hành giả. Nếu trong tâm hành giả vừa có mảy may niệm thủ xả, thì bọn ma kia nắm được tiện lợi. Hành giả sẽ bị hại, tự phát điên cuồng cho rằng mình thành Phật. Hiện đời không thoát khỏi vương pháp, khi chết sa vào ngục Vô gián.
Vì thế, những kẻ tham thiền, phải chánh niệm phân minh, trí tuệ luôn sáng suốt, một lòng thường chẳng động. Mặc cho bọn ma kia tác uy tác quái, ta như chẳng thấy chẳng nghe. Dùng chánh định hàng ma như thế, tự nhiên loài ma mị tiêu diệt. Các hành giả đời sau, dè dặt mà biện rành đó.
Giảng:
Đây là loại đại thiên ma, tức là ma lớn nhất. Ma này sẽ đến với những vị gần kề quả thánh, tu hành đến giai đoạn gần đạt được đạo quả viên mãn. Đây là cơ hội cuối cùng cho những phiền não, những trở ngại từ bao nhiêu đời kiếp chưa có cơ hội tác động thì bây giờ xuất hiện. Những trở ngại, những phiền não đó là gì ? Tức những cảnh quái dị, những cảnh dục làm rối loạn tâm định của hành giả.
Chúng ta lần lại trang sử của vị giáo chủ ngồi dưới cội Bồ-đề khi sắp chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Trước nhất là bọn ma đầu trâu mặt ngựa, hình thù hung tợn kéo đến thị uy, nhằm làm cho đức Phật sợ hãi mà mất chánh định. Bọn này thất bại. Ma vương Ba tuần bèn sai ma dân hóa ra những người con gái đẹp, rồi đến giả hiện Công chúa Da du đến để quấy nhiễu, khơi dậy lòng dục khiến cho đức Phật mất chánh định. đối trước loại ma này, Bồ-tát Sĩ Đạt Đa vẫn bình thản an nhiên, quở chúng: Các đãi da hôi thối, ta không dùng ngươi. Bọn chúng tự hắn xấu hổ mà rút lui.
Cuối cùng Ma vương Ba tuần hiện ra hỏi:
- Ông có sợ tôi không ?
Bồ-tát nói:
- Ta không sợ.
Ma vương bảo:
- Ông nói gạt. Ông chỉ có một mình, lại không có bất cứ một vũ khí nào, còn bọn tôi trùng trùng điệp điệp, thiên binh vạn tướng, gươm giáo sáng choang, mà ông nói không sợ là ông nói dối.
Bồ-tát trả lời:
- Dù thiên binh vạn tướng nhưng bọn bây là giả, còn ta tuy không thấy một vật nhưng ta có cung thiền định, có kiếm trí tuệ. Các thứ giả kia làm sao sánh nổi với cung thiền định, kiếm trí tuệ của ta.
Nói xong, hào quang của đức Phật rực sáng. Chúa tể Ba tuần và bọn ma sợ hãi rút lui.
Đó là trường hợp của Phật. Cho nên tùy theo công phu tu hành mà có các thứ ma khác nhau, đến nhiễu loạn quấy rối người tu. Còn hạng phàm phu như chúng ta thì ma Ba tuần không cần đến, chỉ sai ma dân quấy phá thôi là ta đã mệt rồi. Nên biết những cảnh vui buồn khi ta thiền định đều là ma chướng, cần phải gia tâm, gắng gỗ công phu. Tâm được yên lắng thì những cảnh duyên bên ngoài bị khắc phục, ta bình yên.
Hoặc những cảnh tượng kỳ lạ trong lúc ngồi thiền, thân tâm nghe như rỗng rang sáng suốt, nhẹ nhàng bay bổng khiến cho ta cảm thấy phấn khởi, thích thú muốn cười vang. Nếu lúc đó ta cười thành tiếng thì thưa quí vị, sau đó tai họa sẽ đến với chúng ta. Chừng đó cứ cười hoài, gặp cái gì cũng cười được. Đó là ma hoan hỷ đã nhập tâm chúng ta rồi. Đã là ma thì không phải chánh đạo. Người tu được an lạc, cười nói có chừng mực, khoan thai, đúng thời đúng chỗ, chứ đâu được đụng đâu cười đó, đụng đâu nói đó. các hình thức cười khan một mình hoặc cười ha hả không ngừng được, đều là bị ma nhập cả.
Hoặc có những hành giả do công phu đắc lực, thể nhận được nỗi đau khổ vô vàn của chúng sanh từ muôn đời muôn kiếp về trước, không dằn được, bật khóc. Khóc thành tiếng rồi thì nước mắt dầm dề. Từ đó về sau cứ khóc hoài, gặp chuyện gì cũng khóc. Chúng ta tu hành phải có tâm từ bi, có tình thương. Nhưng có lòng từ không có nghĩa là bi lụy. Thương và cứu giúp chúng sanh bị đau khổ mà vẫn tỉnh táo sáng suốt, chứ đâu phải đụng đâu khóc đó. Có người đụng đâu khóc đó mà chẳng làm được gì. Đây là ma sầu bi đã nhập tâm, càng làm chướng đạo, trọn chẳng có lợi ích cho mình.
Hai hiện tượng hoan hỷ và sầu bi này, người tu chúng ta thường gặp lắm. Ngoài ra ma sự thì muôn vàn thứ, ở đây chỉ đơn cử tiêu biểu như vậy thôi để chúng ta biết mà ngăn ngừa. Người tu mà bi và trí không quân bình thì tu không tiến, dễ lạc tà mị. Cho nên từ bi phải đi đôi với trí tuệ. Bi trí viên dung, quân bình thì làm việc gí cũng có kết quả tốt. Đây là điều quan trọng chúng ta cần phải thực tập.
Ngay bây giờ có những thiền sinh mặt mày lúc nào cũng ủ dột, trái lại có những vị lúc nào cũng cười toe toét. Cả hai trạng thái này đều không được. Làm sao bi trí song hành trong sinh hoạt tu học của chúng ta. Cái đáng cười đáng vui thì cười vui phấn khởi trong tỉnh sáng, trong đạo lý. Ví dụ như đọc kinh, tu tập nhận được những yếu lý, của kinh điển, phấn phát có niềm vui. Niềm vui này thanh thoát sâu lắng bên trong, chứ không ồ ạt cạn cợt, dễ đến dễ đi.
Với niềm vui đạo lý, ta đã nhận thì phải sống và hằng sống được với niềm vui đó. Được vậy những phiền toái, vướng mắc, ngược xuôi từ vô lượng kiếp mới có thể tan biến hết. Giống như sao mai vừa mọc thì trí tuệ của Bồ-tát tròn đầy. Ngài chứng biết thông suốt tất cả, và tuyên bố ta đã chứng được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó là niềm vui lớn, niềm vui như thật, niềm vui chánh pháp.
Trở lại chuyện tu hành của chúng ta, không phải đợi đến những lúc lớn lao như vậy mà ngay trong hiện thời, nếu mình không biết kiểm nghiệm lại mình, cảnh tỉnh các phiền não, các cảnh giới như huyễn thì ma chướng đã ngăn chặn lối tiến của chúng ta rồi. Không khéo, ta sẽ thoái tâm Bồ-đề tâm từ lúc ban đầu, làm gì được gần với Thánh quả để gặp ma Ba tuần.
Cho nên người tu phải giữ tâm bình thường, phải là người bất động nhưng tỉnh táo. Tỉnh biết trong trạng thái an nhiên là quý nhất. Ví dụ chiều nay mình biết trong nhà bếp hết gạo nên mình không có bát cơm. Biết nhưng không bị động. Hết cơm thì hết, hết gạo thì hết mà đạo lực của mình không hết. Đó là trạng thái an nhiên thông thường. Được vậy chính là đã chiến thắng một loại ma rồi đó.
Nói tóm lại, người tu là người bất động. Bất động trước vui buồn, được mất, khen chê… người như vậy thì bọn ma còn làm gì được nữa. Trong nhà thiền dạy người được thiền định là người tám gió thổi không động. Chúng ta chỉ cần một ngọn thôi là đủ bay rồi, chứ nói gì tám gió. Ví dụ người ta chửi mình, mình nổi tam bành lục tặc lên, tức là tham sân si có đủ. Gió sân thì thổi vào địa ngục, gió tham thì thổi vào ngạ quỉ, gió si thì thổi vào loài súc sanh. Ngay cuộc sống này mà mình đã bị rơi vào các loài như thế.
Bồ-tát thường nói nếu ta không vào địa ngục để cứu chúng sanh thì ai vào. Gông cùm trong địa ngục ta không mang thì ai mang Nhưng vì sao Bồ-tát lại nguyện như thế ? Vì muốn thấy tận nguồn tâm, vì muốn tự tại vào ra trong sanh tử. Bởi tự tại như vậy cho nên đường của các Ngài đi là con đường tự tại viên dung.
Bồ-tát Quán Thế Âm thường thị hiện trong tất cả các nẻo khổ đau của vô lượng chúng sanh. Bồ-tát Địa Tạng nguyện vào trong địa ngục để cứu khổ chúng sanh. Vô lượng các vị đại Bồ-tát thệ nguyện trước đức Thế Tôn, trong đời ác ngũ trược, chúng sanh khổ nhất thì các Ngài nguyện vào đó để độ. Các Ngài không hề run sợ bởi những ma chướng đó, các Ngài không hề tìm chỗ an ổn riêng cho mình.
Vậy mà chúng ta cứ muốn yên ổn thôi. Muốn gạo lúc nào cũng đầy kho, quần áo lúc nào cũng đầy đủ. Muốn khỏi làm gì hết mà được thành Phật. Nếu thành Phật như thế, tôi e rằng vị Phật đó sẽ thiếu kinh nghiệm khi gặp những chúng sanh rắc rối tới hỏi đạo lý.
Không có kinh nghiệm khổ đau làm sao biết chúng sanh đau khổ để cứu giúp. Không thấy được lẽ thực, làm sao biết được cái giả để loại trừ. Mình chưa xong mà muốn sung sướng, muốn cứu khổ chúng sanh, thì lấy gì để cứu ? Thiếu một bữa không được, nói một lời trái tai chịu không nổi, làm sao chịu nổi chúng sanh ngang tàng, chọc trời khuấy nước? Nếu ai có tâm trạng như vậy, xin đọc lại bài thơ của Hòa thượng Viện trưởng:
Chiếc thân tứ đại khói,
Sinh hoạt thế gian mây,
Thành công khối nước đá
Thất bại chùm bọt tan…
Cho nên chúng ta phải biết làm sao để công phu được tăng tiến. Có khi trong những thời thiền, vừa mới được yên lắng thì vọng tưởng lại dấy khởi luông tuồng, không biết đâu mà dừng. Công phu chợt hiện chợt mất như vậy thì không có gì bảo đảm cả. Tu kiểu đó thì nghiệp báo sẽ tấn công thôi. Mà nghiệp báo tấn công thì không tự tại được. Thành ra với người tu, không được dễ duôi để ngày tháng trôi qua suông, tới lúc vô thường đến nhanh chóng lắm, chúng ma vây phủ thì không làm gì được nữa. Chừng đó bọn ma nắm đầu lôi đi là chuyện dĩ nhiên thôi. Trách lấy ai ?
Chúng biến các cảnh quái dị, và các cảnh dục làm rối loạn tâm định của hành giả. Nếu trong tâm hành giả vừa có mảy may niệm thủ xả, thì bọn ma kia nắm được tiện lợi. Ở đây lời nói ngắn gọn nhưng sâu sắc lạ thường. Từng lời, từng điều là pháp tu của chúng ta. Quí vị đừng nghĩ tu thiền là phải chứng tầng thiền định thứ mấy… Nghĩ như vậy không được. Tu là để chuyển nghiệp, thắng được nghiệp và làm chủ nghiệp. Muốn thế cần có thiền định và trí tuệ. Mục đích của chúng ta là giác ngộ giải thoát, dứt nghiệp. Chưa được thiền định thì bị nghiệp dẫn, rõ ràng như vậy. Cho nên để chúng ma trá hình các cảnh dục, cha mẹ, vợ con… làm loạn tâm định là phá vỡ công phu tu hành của mình rồi vậy.
Vì thế, những kẻ tham thiền, phải chánh niệm phân minh, trí tuệ luôn sáng suốt, một lòng thường chẳng động. Nghĩa là người tu thiền thì phải sáng suốt đừng bị động bởi bất cứ những cảnh duyên đó. Mặc cho bọn ma kia tác uy tác quái, ta như chẳng thấy chẳng nghe. Nghĩa là nghe thấy mà như chẳng nghe thấy, chứ không phải lúc đó mình không nghe thấy. Như chẳng nghe thấy để làm gì ? Để tâm bình ổn mà tăng tiến công phu, chứ không phải ngu ngơ không biết gì.
Dùng chánh định hàng ma như thế, tự nhiên loài ma mị tiêu diệt. Các hành giả đời sau, dè dặt mà biện rành đó. Chú :
Ma cũng tự tâm, không ma cũng tự tâm. Ma không ma gì cũng tự tâm, còn mống tâm dấy niệm là còn tâm ma. Từ trên mười thứ ma chướng, chẳng ngoài tâm ta mà có ra. Tâm ta nếu lặng yên chẳng động, ngàn Thánh còn chẳng biết, huống loài ma mị làm gì biết được. Tuy nhiên,
Các hành giả trong Tông môn, là người tu hành chân chánh, phải luôn luôn phòng bị tâm mình cho cẩn mật, chớ để bọn ma mị bên ngoài có cơ hội thuận tiện. Công phu càng đắc lực, hành giả càng cẩn mật hơn. Bởi tâm càng tịnh, ma lực càng mãnh liệt. Giai đoạn này, chánh niệm phải tỏ rõ, trí tuệ luôn chiếu suốt, tâm an trụ chẳng động. Đã vậy, thì mặc cho loài ma quái kia quấy phá, khác nào bọn chúng nắm bắt hư không.
Để đúc kết những điều trình bày trên, các hành giả sơ cơ nên nhận rằng : “Tâm là gốc, ma không ma gì, cũng tự tâm ta. Tâm động ma loạn, tâm bất động là chỗ không thể nghĩ bàn, cảnh giới này ngàn thánh xuất thế cũng chẳng biết huống nữa là ma”. Như vậy,
- Muốn ngồi yên trị ma phải thế nào ?
- Chỉ có bất động. Tâm bất động thì đất nước yên lành, các bóng dáng ma mị dứt bặt. Người xưa nói : “Một tâm chẳng sanh, muôn pháp đều bặt”. Hoặc nói : “Mê ngủ nếu không, các mộng tự trừ”. Còn nói mớ, nói mộng làm gì ?
Thế thôi !
Loại ma thứ mười này là ma gì ? Ma không ma cũng tự tâm ta mà thôi. Trở lại gốc mà Hòa thượng Viện trưởng đã dạy chúng ta, nếu còn dấy niệm lăng xăng, nếu không dừng được mà lao theo những niệm đó thì bị ma kéo lôi. Còn có những tâm lăng xăng điên đảo ngược xuôi theo cảnh duyên bên ngoài thì bị lọt vào trong rọ ma. Trái lại bất động, sáng suốt, bình thản, an nhiên thì giải thoát.
Muốn bình thản, an nhiên trong mọi thời mọi cảnh, trong bất cứ sinh hoạt nào, người đó định tuệ phải hiện tiền. Thiếu định thì bị động, thiếu tuệ thì không sáng suốt. Không sáng suốt, lầm nhận thì bị cảnh duyên kéo lôi. Thiếu định tỉnh thì chao đảo, những cảnh duyên đó ập tới, mình bị trôi giạt cũng giống như sóng mòi chụp bắt mình vậy.
Người tu ngay trong mọi phong ba bão táp, lúc nào cũng bình thản an nhiên, lúc nào cũng thấy được thực chất tất cả các pháp. Thực chất của tất cả các pháp là gì ? Là không. Dù cho hiện tượng núi non hùng vĩ hay cây cỏ nhỏ nhoi, thể của nó là không. Chúng ta nhận được tới nơi thì rỗng rang sáng suốt. Mọi công phu, mọi hình thức tất cả những khó khổ, những phương tiện dàn trải ngày hôm nay đều nhằm cho ta thể nhập cái không đó.
Từ đó mình tăng tiến công phu để rồi cuối cùng mình hoàn toàn không bị động bởi bất cứ một cảnh duyên nào hết. Lời này nói thì dễ, nghe thì giản dị mà sâu sắc vô cùng. Nó là thành quả của một quá trình tu tập nhiều đời nhiều kiếp. Bởi vì nhiều đời chúng ta không tỉnh để nhập không, cho nên mình dong ruổi ngược xuôi. Tạo nghiệp rồi bị quả báo trả vai khóc lóc, cười vui lên xuống vô lương vô lượng kiếp. Đã từng ở trong địa ngục, đã từng ở trên thiên giới, đã từng tạo không biết bao nhiêu những nghiệp tập, để rồi bị trả vai mãi mãi trong vòng luân hồi.
Bây giờ ngang đây mình nhận được, giống như mối manh trong mười hai vòng xích, mình khui được một khoanh thì tất cả các khoanh khác đều rã hết. Từ những sinh hoạt bình thường trong đời sống, mong các huynh đệ đi vào thể nhận yếu lý độc đáo đó. Để cuộc sống chúng ta ngay đây, bây giờ được thanh tịnh giải thoát, Niết bàn tự tánh thanh tịnh tự mình thể nhận được. Chừng ấy, tám gió lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc làm gì lay động được ta.
Lợi là lợi lộc, suy là suy hao, hủy là hủy nhục, dự là đề cao, xưng là ca tụng, cơ là chê bai, khổ là đau khổ, vui là thích thú. Trong mọi thời mọi cảnh, nghiệm cho kỹ tám tên ma này có còn tác động mình nổi hay không ? Mình làm chủ được bao nhiêu tên và thời gian làm chủ dài hay ngắn, nhiều hay ít. Hành giả ngay bây giờ làm được như thế, công phu như thế, thể nghiệm như thế, đó là Thiền sư.
Mong mỏi của người hướng dẫn và làm ra tập này là làm sao huynh đệ chúng ta nhận được ông chủ của mình để không còn bị tác động bởi bất cứ cảnh duyên nào. Dù là mười, hai mươi hay một trăm loại ma cũng không làm gì được chúng ta cả. Mong thay !
Tin mới
Các tin khác
Từ khóa » Cõi Thiên Ma
-
Thiên Ma Là Loại Ma Gì - Theo Phật Pháp Là Loại Có Quyền Năng Siêu ...
-
Thiên Ma Ba Tuần Là Ai? - .vn
-
Thiên Ma Ba Tuần Tu Phước Nghiệp Gì Mà được Sinh Về Cõi Trời?
-
Thiên Ma Ba Tuần Là Ai? Tại Sao Thiên Ma Ba Tuần Lại Phá Phật ...
-
Ma Ba-tuần Phá Phật Sao Vẫn Làm Vua Cõi Trời?
-
Hiểu Về Thiên Ma Ba Tuần Trong Tu Hành - Adidaphat's JimdoPage!
-
SỰ THẬT Về MA BA TUẦN Hay THIÊN MA | TT. Thích Nhật Từ
-
Thiên Ma Ba Tuần Tu Phước Gì Mà được Sinh Về Cõi Trời ... - YouTube
-
Đức Phật Và Thiên Ma - Thư Viện Hoa Sen
-
Hiểu Về Thiên Ma Ba Tuần - ( Giải Thích Thêm Tại Sao Người Tu Khá ...
-
THIÊN MA - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Sáu Cõi Luân Hồi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chương 26: Thiên Ma Dâng Ngọc Nữ - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Thiên Ma Ba Tuần Tu Phước Gì Mà được ... - Thầy Thích Trúc Thái Minh