Đại Tràng: Cấu Tạo Và Chức Năng - YouMed

Trang chủ / Hiểu Về Cơ Thể Bạn Đại tràng: Cấu tạo và chức năng Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân Chuyên khoa: Phục hồi chức năng Cập nhật: 24 Th9, 2020

Bộ máy tiêu hóa của con người hẳn không còn xa lạ với bạn đọc. Thật vậy, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Đại tràng là một thành phần thiết yếu trong bộ máy đó. Vậy cấu tạo của đại tràng như thế nào? Đại tràng có chức năng gì cho cơ thể của chúng ta?  Hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Vị trí của đại tràng

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, là một bộ phận vô cùng quan trọng nằm trong ổ bụng.

Đại tràng tạo nên một khung hình chữ U ngược, vây quanh tiểu tràng (ruột non). Đi từ phải sang trái, đại tràng gồm những thành phần sau:

  • Manh tràng và ruột thừa: Manh tràng là nơi ruột non đổ vào đại tràng, rất ngắn.
  • Kết tràng, bao gồm:
    •  Kết tràng lên.
    • Góc kết tràng tràng trái.
    • Kết tràng ngang.
    • Góc kết tràng phải.
    • Kết tràng xuống.
    • Kết tràng xích ma.
    • Trực tràng.
    • Ống hậu môn.
Minh họa các thành phần chính của đại tràng.

Xem thêm: Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Kích thước của đại tràng

Trong cơ thể mỗi người và mỗi giới thì đại tràng có kích thước khác nhau. Đại tràng có thể dài từ 1.4 – 1.8 m, tuy nhiên nó chỉ dài bằng ¼ chiều dài của ruột non mà thôi.

Đường kính manh tràng lên đến 7cm. Nhưng sau đó giảm dần đến kết tràng xích ma. Sau đó lại phình to ra ở trực tràng tạo thành bóng trực tràng.

Theo một nghiên cứu thì kích thước ruột già ở người Việt Nam là:

  • Chiều dài 148.2 cm
  • Đường kính manh tràng 5.92 cm
  • Đường kính kết tràng xuống 2.89 cm

Cấu tạo của đại tràng

Đại tràng chia làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng.

Manh tràng và ruột thừa

Hình dạng của manh tràng giống như hình túi cùng. Giữa ruột non và manh tràng có van hồi manh tràng. Van giữ cho các chất trong ruột già không chảy ngược lại lên ruột non

Ruột thừa có hình dạng gióng con giun, dài khoảng 3 – 13 cm, trung bình khoảng 8 cm. Thực tế ruột thừa là di tích còn sót lại của quá trình tiến hóa ở con người và vượn người. Ruột thừa do phần đầu của manh tràng thoái hóa.

Manh tràng và ruột thừa là một khối liên quan chặt chẽ với nhau. Bình thường manh tràng nằm ở góc hố chậu phải. Gốc ruột thừa dính vào mặt sau trong của manh tràng. Cách xác định gốc ruột thừa là nó nằm ở giữa đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên phải. Dựa vào có thể xác định cơn đau bụng có phải là đau ruột thừa hay không.

đại tràng
Minh họa vị trí của manh tràng và ruột thừa trong ổ bụng.

Xem thêm: Đau bụng dưới: Những nguyên nhân thường gặp ở nam và nữ.

Kết tràng

Kết tràng lên đi từ manh tràng đi lên dọc theo bên phải ổ bụng. Cho đến khi gặp gan, nó cong sang trái tạo nên góc kết tràng phải.

Tiếp theo là kết tràng ngang. Kết tràng ngang đi ngang qua ổ bụng. Đi từ góc gan đến phía dưới lách thì cong xuống dưới tạo thành góc kết tràng trái.

Kết tràng xuống chạy thẳng dọc trái ổ bụng đi xuống dưới để nối với kết tràng xích ma.

Kết tràng xích ma có hình chữ S, với hai đầu cố định và phần giữa di động.

Trực tràng

Là một ống thẳng, dài khoảng 15 cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Nhìn từ trước tới thì thẳng nên gọi là trực tràng. Tuy nhiên khi nhìn nghiêng trực tràng cong theo đường cong của xương cùng.

Ống hậu môn

Tiếp nối với trực tràng, ống hậu môn đi xuyên qua hoành chậu hông và tận cùng bởi hậu môn.

Chức năng của đại tràng

Đại tràng có chức năng khác hẳn ruột non. Chức năng chính là nhận thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non. Sau đó hấp thụ nước, các chất điện giải từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Giữ phân cho đến khi đủ lượng, đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng.

Hoạt động hấp thu

Chức năng chính hấp thu chất dinh dưỡng là ruột non, không phải ruột già. Nhưng có một số chất sẽ phải đợi đến khi đi xuống ruột già thì mới có thể được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng được.

Sự hấp thu xảy ra ở nửa đầu ruột già. Nhờ có những nếp gấp niêm mạc nên khả năng hấp thu của niêm mạc ruột già rất lớn.

Hấp thu ion Na+

Na+ được hấp thu vào máu, kéo theo Cl– để trung hòa điện. Dung dịch NaCl sau đó tạo ra áp lực thẩm thấu đưa nước từ ruột vào máu.

Hấp thu nước

Bạn biết không, 1 lít nước từ ruột non được chuyển xuống ruột già và sau đó hấp thu. Khi thải ra ngoài môi trường theo đường phân thì chúng chỉ còn lại  khoảng 80 – 150 ml. Phân ở lại càng lâu trong ruột già thì sự hấp thu nước càng tăng lên. Chính vì thế mà chúng ta thường bị táo bón khi nhịn đi cầu.

Hấp thu thuốc

Một số loại thuốc như an thần, hạ sốt, giảm đau,.. có thể được hấp thụ tại ruột già. Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em được chỉ định đưa thuốc từ đường này để chữa bệnh dưới dạng thuốc đạn.

đại tràng
Một số loại thuốc có thể được hấp thu tại đại tràng.

Hấp thu muối

Đây là một trong những nguyên tố cần thiết cho cơ thể, được hấp thụ ở đoạn đầu ruột già.

Hấp thu NH3

Một số vi khuẩn trong ruột già sẽ hấp thu NH3 vào máu. Để tránh lượng NH3 được hấp thu quá lớn gây hôn mê gan thi nên tránh táo bón và viêm đại tràng. Thụt rửa đại tràng và dùng thuốc kháng sinh dành cho đường ruột là một lựa chọn phù hợp những trường hợp này.

Hoạt động bài tiết

Chất nhầy

Niêm mạc ruột già có chức năng bài tiết chất nhầy. Chất nhầy có vai trò làm trơn và bảo vệ thành ruột khỏi bị trầy xước. Cũng như khỏi tác hại của vi khuẩn có rất nhiều trong phân và làm cho phân dính với nhau.

Chất tồn dư

Ngoài ra ở đường tiêu hóa cũng là nơi bài tiết những chất tồn dư của cơ thể và các loại thuốc sau khi uống.

Bài tiết K+

K+ được bài tiết, làm tăng nồng độ K+ tại đây. Sự bài tiết K+ tại ruột già do aldeosterone điều khiển.

Tống thoát phân

Trong phần lớn thời gian, trực tràng không chứa phân. Sau khi phân đã được tạo hình và đảm bảo được độ mềm cần thiết, cũng như đủ lượng thì sẽ được bài tiết. Nếu có đầy đủ các điều kiện, thuận tiện cho việc đại tiện tốt, vỏ não chủ động thực hiện động tác rặn đẩy phân ra ngoài.

Bình thường, phân gồm ¾ nước và ¼ chất rắn. Trong đó 30 % là xác vi khuẩn, 10 – 20 % là chất vô cơ, 2 – 3 % protein, 30 % là chất bã từ thức ăn và dịch tiêu hóa. Mùi của phân là do các sản phẩm tiêu hóa của vi khuẩn.

Hơi trong ruột già là do khí hít vào, do vi khuẩn tạo ra và do khuếch tán từ máu vào. Hơi được sản xuất trong ruột già lên đến 7 – 10 lít/ngày. Chủ yếu do sự chuyenr hóa thức ăn không được tiêu hóa. Một số thức ăn làm tăng sự sinh hơi bao gồm: các loại đậu, bắp cải, bông cải, bắp, giấm.

Xem thêm: Kê nội kim: Dũng sĩ hỗ trợ tiêu hóa

Vi khuẩn ruột già

Lúc mới sinh ra, ống tiêu hóa của chúng ta hoàn toàn vô khuẩn. Tuy nhiên trong vòng 3 – 4 tuần, dân số vi khuẩn bình thường trong ruột sẽ được thiết lập. Hầu hết chúng là vi khuẩn yếm khí.

Trong đại trường chứa rất nhiều vi khuẩn thường trú, chủ yếu là vi khuẩn yếm khí.

Vi khuẩn trong ruột có vai trò chuyển hóa muối mật, tổng hợp vitamin K và các vitamin B. Vitamin K đặc biệt quan trọng vì lượng vitamin K trong thức ăn không đủ để duy trì một quá trình đông máu thích hợp.

Những phương pháp bảo vệ sức khỏe cho đại tràng

Bằng việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh bạn có thể có được một đại tràng khỏe mạnh. Bao gồm:

Chế độ ăn hợp lý, khoa học

  • Xây dựng khẩu phần ăn cân đối, hài hòa giữa đạm, đường, chất béo. Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, củ quả giàu chất xơ, khoai lang, chuối đu đủ giàu Kali…. Uống đủ nước hàng ngày, tránh tình trạng táo bón.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm còn tươi sống như nem chua, tiết canh, rau sống, gỏi các loại, lòng heo… tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Tránh ăn những loại thịt đã chế biến sẵn, chẳng hạn như xúc xích, thịt hun khói, thịt nguội. Nếu bạn ăn thường xuyên và trong một thời gian dài các loại thịt này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng, hoặc ung thư dạ dày và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Hạn chế ăn các chất gây kích thích đường ruột như cà phê, rượu bia, thuốc lá, những đồ ăn chiên nóng khó tiêu.
  • Nên ăn thức ăn dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít vào buổi tối để giảm gánh nặng cho đường ruột.
  • Không nên mua thức ăn dự trữ và để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh. Vì chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ về sức khoẻ mà nhiều người không biết. Bạn cần thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, không nên coi tủ lạnh như vật toàn năng có thể ngăn chặn mọi virus, vi khuẩn…
  • Có thể xoa bóp nhẹ vùng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích tăng nhu động ruột.

    đại tràng
    Xây dựng chế độ ăn uống cân đối khoa học không những tăng cường sức khỏe mà còn kéo dài tuổi thọ.

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Kiểm soát stress, căng thẳng, lo lắng. Bởi điều này kéo dài gây trầm cảm hay giảm nhu động ruột, đảm bảo tinh thần vui vẻ, thoải mái, lành mạnh.

Đồng thời, khi tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày

Ngoài ra, tăng cường vận động thể dục thể thao tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Luyện tập hàng ngày, phù hợp với sức khỏe mỗi người.

Khám sức khỏe định kỳ

Hãy cố gắng duy trì thói quen khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh nguy hiểm.

Xem thêm: Ung thư đại tràng: Tìm hiểu nguyên nhân và lí do tại sao nên tầm soát?

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về hình thể cũng như cấu tạo của đại tràng. Đại tràng giữ nhiều vai trò quan trọng cho cơ thể. Vì vậy khi đại tràng bị rối loạn đều gây nên những vấn đề sức khỏe đáng kể. Ngay từ bây giờ, bạn hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho cơ thể cũng như đại tràng nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề sức khỏe đừng ngần ngại chia sẻ cùng chúng tôi. Cảm ơn bạn luôn đồng hành cùng YouMed nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện +700 Bác sĩ +89 Phòng khám Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Đặt khám không chờ đợi Đặt khám không chờ đợi Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Nguyễn Quang Quyền (2012. Bụng, Bài giảng giải phẫu học, Tập 2. Nhà xuất bản Y học. Trang 168 – 178.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

Độ pH: Yếu tố quan trọng với cơ thể sống

Độ pH: Yếu tố quan trọng với cơ thể sống

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang· Cập nhật: 05 Th3, 2021 Xương quay: cấu tạo, giải phẫu và bệnh lý liên quan

Xương quay: cấu tạo, giải phẫu và bệnh lý liên quan

Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Thanh Thiên· Ngày đăng: 26 Th3, 2021 Tuyến thượng thận: Cấu tạo và chức năng

Tuyến thượng thận: Cấu tạo và chức năng

ThS.BS Vũ Thành Đô· Cập nhật: 04 Th5, 2021 Gai rau: Đặc điểm cấu trúc và chức năng

Gai rau: Đặc điểm cấu trúc và chức năng

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang· Cập nhật: 24 Th9, 2020 Cùng tìm hiểu về chất điện giải và giá trị của chất điện giải

Cùng tìm hiểu về chất điện giải và giá trị của chất điện giải

Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân· Cập nhật: 29 Th4, 2022 Xương mác: Vị trí, cấu tạo và chức năng

Xương mác: Vị trí, cấu tạo và chức năng

Bác sĩ Hồ Đức Việt· Cập nhật: 26 Th7, 2022

Tin Tưởng Nội Dung Từ Chúng Tôi

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM  “Viết vì người bệnh”

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM “Viết vì người bệnh”

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

Từ khóa » Giai Phau O Bung Con Nguoi