Đại Từ Là Gì? Phân Loại Và Cho Ví Dụ đại Từ Trong Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Đại từ là một khái niệm cơ bản trong tiếng Việt cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Hôm nay hãy cùng Palada.vn tìm hiểu đại từ xưng hô là gì hay đại từ là gì trong tiếng Việt để củng cố kiến thức này nhé.
Tóm tắt
- 1 Đại từ là gì?
- 2 Phân loại đại từ
- 3 Vai trò của đại từ trong câu
- 4 Ví dụ về cách sử dụng đại từ
- 5 Bài tập về đại từ
Đại từ là gì?
Về khái niệm đại từ là gì lớp 7 các em học sinh đã được học về loại từ vựng này. Đại từ là các từ được sử dụng để xưng hô hay là dùng để thay thế các danh từ, động, tính từ hoặc ngay cả các cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ trong câu, với mục đích là để tránh bị lặp lại các từ ngữ nhiều lần.
Phân loại đại từ
– Đại từ xưng hô là gì: còn gọi là đại từ nhân xưng, đây là loại từ dùng để chỉ ngôi, đại diện hay là để thay thế cho danh từ. Gồm có ba ngôi:
+ Trong ngôi thứ nhất (người nói) có: tôi, tớ, ta, tao, chúng tôi, chúng tao, chúng ta…
+ Trong ngôi thứ hai (người nghe): bạn, các bạn, cậu, các cậu…
+ Trong ngôi thứ ba (chỉ người không xuất hiện trong cuộc giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp): họ, hắn, anh ấy, cô ấy, nó, bọn nó, chúng nó…
Danh từ là gì?
Ngoài các đại từ xưng hô phổ biến này còn có các danh từ khác làm từ xưng hô ví dụ như trong mối quan hệ gia đình như ông, bà, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em, con, cháu… hoặc trong các nghề nghiệp, chức vụ riêng như thầy giáo, bộ trưởng, bác sĩ, luật sư,…
– Đại từ được sử dụng với mục đích hỏi (câu nghi vấn). Ví dụ như đại từ hỏi về người, vật (ai, cái gì,…), hỏi về nơi chốn, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về thời gian, hỏi về số lượng…
– Đại từ phiếm chỉ là gì: đây là những đại từ với mục đích thay thế các từ khác nhằm tránh việc bị lặp từ hoặc người nói không muốn đề cập trực tiếp ví dụ như ai kia, đâu…
Căn cứ vào chức năng thay thế thì cũng có thể chia đại từ thành:
– Đại từ dùng với chức năng thay thế cho danh từ. Ví dụ: chúng tôi, họ, chúng mày, chúng…
– Đại từ dùng để thay thế cho động từ, tính từ. Ví dụ: vậy, như vậy, thế, như thế…
– Đại từ dùng với chức năng thay thế cho số từ. Ví dụ như: bao, bao nhiêu…
Trong sách giáo khoa môn ngữ văn lớp 7 thì đại từ sẽ chia làm 2 loại:
– Đại từ dùng để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật, trỏ số lượng, trỏ hoạt động, trỏ tính chất, sự việc…
– Đại từ dùng để hỏi: hỏi về người hoặc hỏi về sự vật ví dụ như hỏi về số lượng, hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc…
Hoán dụ là gì?
Vai trò của đại từ trong câu
Các đại từ trong câu vừa có thể đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ hoặc làm định ngữ, bổ ngữ của cả danh từ, động từ và tính từ.
Đại từ cũng có thể là thành phần chính trong câu chứ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ sẽ có chức năng trỏ và mang mục đích thay thế.
Điệp ngữ là gì?
Ví dụ về cách sử dụng đại từ
Đại từ để trỏ người: Chúng nó đã về chưa ?
Đại từ để trỏ số lượng: Chúng mình nên bắt đầu làm việc nghiêm túc.
Đại từ để hỏi số lượng: Có tất cả bao nhiêu người tham gia đại hội?
Đại từ để hỏi về hoạt động tính chất của sự việc: Diễn biến của câu chuyện đó ra sao rồi?
Bài tập về đại từ
Sau khi tìm hiểu về lý thuyết đại từ là gì trong tiếng Việt, mời các em học sinh tham khảo một số bài tập để củng cố hơn về kiến thức này nhé:
Bài 1:
Xác định đại từ “tôi” trong câu dưới đây đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì?
- a) Tôi đang chuẩn bị học bài ở nhà thì bạn Tú đến.
- b) Người được toàn trường biểu dương là tôi.
- c) Cả gia đình của người bạn trai đều vô cùng yêu mến tôi.
- d) Các anh chị nhà tôi đều học rất giỏi.
- e) Trong lòng tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Bài 2:
Tìm đại từ có xuất hiện trong đoạn văn sau:
Trong giờ ra chơi, Long hỏi Ngọc:
– Ngọc ơi, hôm qua bạn được bao nhiêu điểm môn Tiếng Anh? (câu 1)
– Tớ đạt điểm 9, còn cậu được bao nhiêu điểm ? Ngọc nói (câu 2)
– Tớ cũng thế Ngọc ạ. (câu 3)
Bài 3:
Thay thế những từ hoặc cụm từ trong câu bên dưới bằng đại từ thích hợp.
- a) Một con sói đang cảm thấy khát nước, con sói chợt tìm thấy một dòng suối.
- b) Nam vừa đi qua cây cầu, Nam vô ý đánh rơi chiếc dép.
c)
– Trung ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn Hóa?
– Tớ được 9 điểm. Còn cậu được mấy điểm?
– Tớ cũng đạt 9 điểm.
Câu đơn là gì? Câu ghép là gì?
Gợi ý đáp án:
Bài 1:
- a) Tôi là Chủ ngữ trong câu.
- b) Tôi là vị ngữ trong câu.
- c) Tôi là Bổ ngữ trong câu.
- d) Tôi là Định ngữ trong câu.
- e) Tôi là Trạng ngữ trong câu.
Bài 2:
– Trong câu 1 từ bạn thay thế cho từ Ngọc.
– Trong câu 2 “tớ” thay thế cho Ngọc, “cậu” thay thế cho Long.
– Trong câu 3 “tớ” thay thế cho Long, còn “thế” thay thế cho đạt điểm 9.
Bài 3:
- a) Thay từ con sói trong vế thứ 2 bằng từ “nó”. Ta có câu: Một con sói đang cảm thấy khát nước, nó chợt tìm thấy một dòng suối.
- b) Thay từ Nam trong vế thứ 2 thành từ cậu ấy hoặc anh ấy. Ta có câu: Nam đi qua cây cầu, cậu ấy/anh ấy vô ý đánh rơi một chiếc dép.
- c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng từ “thì sao”; cụm từ “được 9 điểm” phía dưới thành “cũng như vậy”. Ta có:
– Trung ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn Hóa?
– Tớ được 9 điểm. Còn cậu thì sao?
– Tớ cũng như vậy.
Vậy là Palada.vn vừa cùng các em củng cố khái niệm về đại từ xưng hô là gì, đại từ là gì trong tiếng Việt, phân loại và cho ví dụ minh họa cùng bài tập thực hành về loại từ này. Chúng mình hi vọng qua bài viết này các em học sinh sẽ dễ hiểu bài hơn và chúc các em học tốt môn ngữ văn.
Từ khóa » đại Từ Vd
-
Đại Từ Là Gì? Phân Loại đại Từ, Ví Dụ đại Từ - Luật Hoàng Phi
-
Đại Từ Là Gì? Phân Loại, Ví Dụ Chi Tiết - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Phân Loại Và Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Đại Từ Là Gì? Nêu Ví Dụ? - Selfomy Hỏi Đáp
-
Đại Từ Là Gì? Tác Dụng, Phân Loại Và Cho Ví Dụ Về đại Từ - IIE Việt Nam
-
Đại Từ Trong Tiếng Việt Là Gì? Cách Phân Loại Và Ví Dụ
-
Đại Từ Là Gì? Phân Loại Đại Từ, Một Số Ví Dụ Về Đại Từ
-
Đại Từ Là Gì? Tác Dụng, Phân Loại Và Ví Dụ Cho Từng Loại đại Từ
-
Đại Từ Nhân Xưng Chủ Ngữ Và Tân Ngữ - Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
Đại Từ - Ngữ Văn 7 - HOC247
-
Top 15 đại Từ Vd
-
Đại Từ Là Gì? Có Mấy Loại? Ví Dụ Về đại Từ Trong Tiếng Việt
-
Đặc điểm Của đại Từ - Thư Viện Học Liệu Mở Việt Nam
-
Đại Từ Là Gì? Các Loại đại Từ Phổ Biến? Vai Trò Của đại Từ Trong Câu